Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đảng bộ huyện an phú tỉnh an giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc chăm trên địa bàn huyện an phú từ năm 2006 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ MỸ LINH
LỚP DH8CT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐẢNG BỘ HUYỆN AN PHÚ – TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn:
Th.s. Nguyễn Văn Trang

Long Xuyên, tháng 5/2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang, các thầy cô trong khoa Lý
Luận Chính Trị đã truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện khóa luận này.
- Thầy Nguyễn Văn Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc và Ban dân tộc huyện An Phú – tỉnh An
Giang đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, số liệu thiết thực trong q trình em thực
hiện khóa luận.
- Gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cỗ vũ và giúp đỡ em trong thời
gian vừa qua.


Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của q thầy cơ để khóa luận được
hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Long Xuyên, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Nguyễn Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
5. Đóng góp của khóa luận ................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận....................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................. 6
Chương I: Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát
huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số và chủ trương
của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống
của dân tộc Chăm từ năm 2006 đến nay ................................................... 6
1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy
văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số............................ 6
1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số................................................... 6
1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn,
phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.......................................... 10

1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số .................................................................. 14
1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy
văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ................................................ 15
1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm........................................................ 15
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn
hóa truyền thống của dân tộc Chăm ............................................................ 17
1.2.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của
dân tộc Chăm............................................................................................... 21


Chương II: Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và
phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn
huyện từ năm 2006 đến nay...................................................................... 22
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc
Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006 ..................... 22
2.1.1 Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện An Phú
tỉnh An Giang .............................................................................................. 22
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm huyện
An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006.................................................... 25
2.2 Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và
phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn
huyện từ năm 2006 đến nay...................................................................... 35
2.2.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện An Phú –
tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân
tộc Chăm .................................................................................................... 35
2.2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chủ trương, chính sách về giữ
gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm............... 41
2.2.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn
hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong

giai đoạn hiện nay........................................................................................ 47

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 52


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nối tiếp không ngừng trong
lịch sử phát triển nhân loại. Nó góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân
tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Mỗi quốc gia trên
thế giới đều mang một sắc thái văn hóa đậm đà pha lẫn sự hài hịa nhưng rất
riêng biệt, tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa nhân loại. Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, nó khơng chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đều mang một niềm tự hào về nền văn hóa của
mình và ln ra sức giữ gìn và phát huy nền văn hóa ấy qua từng thế hệ.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc là một loài hoa rực rỡ
sắc màu trong rừng hoa văn hóa Việt Nam. Tất cả dân tộc anh em cùng sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam ln thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
trong mọi hoàn cảnh. Nét đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Việt Nam là sự
thống nhất nhưng rất đa dạng bởi mỗi thành phần dân tộc đều có nét đẹp
truyền thống và bản sắc riêng biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng. Chính nhờ
nền văn hóa đậm màu sắc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân
tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và khơng ngừng
phát triển. Góp phần vào sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam,

tất yếu phải kể đến sự đóng góp của nền văn hóa Chăm.
Dân tộc Chăm có bề dày lịch sử lâu đời, từng có Nhà nước, có quốc gia và
có nền văn hóa độc đáo ở khu vực. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, người
Chăm đã là thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, gắn kết với đồng
bào cả nước góp phần vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Hiện nay, người
Chăm sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Thuận, An
Giang và Thành phố Hồ Chí Minh,… Tại An Giang, người Chăm tập trung
nhiều nhất ở huyện An Phú chiếm khoảng một nửa cộng đồng người Chăm
của tỉnh. Trong quá trình cộng cư lâu dài, văn hóa người Việt có tác động và
ảnh hưởng nhất định nhưng người Chăm vẫn giữ được nét riêng và độc đáo
về nếp sống văn hóa của dân tộc mình. Họ sống hịa đồng, hịa nhịp cùng đời
sống tiến bộ với các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer. Trong nhiều năm
qua, văn hóa Chăm đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu:
Phạm Xuân Biên với cuốn “Văn hóa Chăm” (năm 1991); Inrasara với cuốn
“Văn hóa – xã hội Chăm” (năm 2003)…

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Nền văn hóa Chăm là một nền văn hóa rất độc đáo đối với vùng sơng
nước An Giang nói riêng cũng như cả đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.
Giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc Chăm trong đại gia
đình dân tộc anh em là góp phần vào sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa
trong tiến trình hội nhập của vùng đất biên giới Tây Nam Tổ quốc. Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển, hội nhập như hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát
huy nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc là vơ cùng cần thiết. Làm sao để

văn hóa Chăm khơng bị hịa tan mà có thể hịa mình vào cái chung của nền
văn hóa Việt Nam, vẫn giữ được màu sắc văn hóa riêng của dân tộc mình,
đây được xem là thách thức là vấn đề cấp thiết đối với người Chăm hiện nay.
Tuy không là người Chăm nhưng bản thân tơi ln dành một tình cảm
chân thành, ngưỡng mộ và tự hào về văn hóa Chăm. Tơi ln mong muốn
nền văn hóa ấy vẫn sống mãi qua từng thế hệ và từng thời đại, vẫn giữ được
nét riêng và độc đáo của bản sắc dân tộc mình để kịp hịa nhịp vào tiến trình
phát triển nền văn hóa Việt Nam nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói
chung. Trước tình hình hiện nay, nghiên cứu Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh
An Giang đã lãnh đạo như thế nào để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực
trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
Chăm trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết. Với những tâm tư, tình
cảm thiết tha của bản thân đối với cộng đồng dân tộc Chăm, tôi quyết định
chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Đảng bộ huyện An Phú –
tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và
phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện
từ năm 2006 đến nay.
- Khóa luận đề xuất một số giải pháp cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy
nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An
Giang trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm


Nguyễn Thị Mỹ Linh

- Nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An
Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc
Chăm từ năm 2006 đến nay.
- Tìm hiểu về một số nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở
huyện An Phú – tỉnh An Giang từ năm 2006 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn
hóa của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong sự phát triển
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu nghiên cứu về những chủ trương, chính sách và giải
pháp thiết thực nhằm làm nổi bật vai trò của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh
An Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp nghiên cứu.
- Khóa luận cịn sử dụng những phương pháp phổ biến và đặc thù của
chuyên ngành như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử lơgic, quy nạp, diễn dịch,…
5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận góp phần làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện An
Phú – tỉnh An Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền
thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu cho việc tham
khảo trong nghiên cứu giảng dạy, học tập về văn hóa, văn hóa dân tộc Chăm
ở An Giang.
6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung khóa luận gồm 2 chương:
CHƯƠNG I: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG TRONG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

BỘ TỈNH AN GIANG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa
truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số
1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn, phát
huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số
1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong
đồng bào dân tộc thiểu số
1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa
truyền thống của dân tộc Chăm
1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn
hóa truyền thống của dân tộc Chăm
1.2.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân
tộc Chăm
CHƯƠNG II: ĐẢNG BỘ HUYỆN AN PHÚ – TỈNH AN GIANG
LÃNH ĐẠO GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ NĂM
2006 ĐẾN NAY
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm ở
huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006
2.1.1 Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện An Phú –
tỉnh An Giang
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm huyện An
Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006
2.2 Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy
nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm
2006 đến nay
2.2.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh
An Giang về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
Chăm

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

2.2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chủ trương, chính sách về giữ gìn và
phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm
2.2.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong giai
đoạn hiện nay

Trang 5



Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG TRONG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
AN GIANG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC CHĂM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn
hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có 85.846.997
người. Trong đó, dân tộc Kinh có 73,594 triệu người (chiếm 85,7%); 53 dân
tộc thiểu số có 12,252 triệu người (chiếm 14,3%). Trong các dân tộc thiểu số,
quy mơ dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể, 5 dân tộc có số dân trên 1
triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Mơng); 3 dân tộc có số dân từ 70 vạn
đến dưới 1 triệu người (Hoa, Nùng, Dao)… nhưng lại có 5 dân tộc thiểu số có
số dân dưới 1000 người, đó là các dân tộc: Si La (709 người), Pu Péo (687
người), Rơ Măm (436 người), Brâu (397 người), Ơ Đu (376 người).[14,
tr.12]
Tất cả dân tộc anh em cùng sinh sống chung dưới mái nhà đại gia đình
các dân tộc Việt Nam ln có những yếu tố liên kết tạo nên tính cộng đồng
chung – cộng đồng quốc gia – đã đạt tới mức độ bền vững. Tính cộng đồng
đó được hình thành, củng cố trong một quá trình lịch sử lâu dài. Dân cư các
dân tộc đều có ý thức sâu sắc về một cội nguồn chung trong giao tiếp, dân cư
các dân tộc dễ nhận ra ở nhau những nét tương đồng (tuy rằng khác “giống”
nhưng chung một “giàn”). Người thuộc dân tộc nào cũng hiểu rằng mình là

người Việt Nam với một lịng tự hào rất chính đáng. Non sơng, đất nước đã
từ lâu trở thành một dải, là lãnh thổ chung, trên đó sớm hình thành một nhà
nước trung ương tập quyền (khoảng thế kỷ X) và được ghi nhận sâu sắc
không chỉ trong nhận thức mà trong cả tình cảm dân cư các dân tộc với biểu
tượng thiêng liêng là Tổ Quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc nước
ta luôn luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhân
dân các dân tộc đều tự hào có một truyền thống chung mà dân tộc nào cũng
nâng niu giữ gìn – truyền thống đồn kết. Chính điều này đã tạo nên một chất
keo vơ hình đã kết dính các thành viên của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

thành một khối vững chắc, như khí thiêng sơng núi bao bọc lấy giang sơn Tổ
Quốc [4, tr.332].
Phần lớn các dân tộc thiểu số nước ta cư trú ở vùng miền núi, trung du
chiếm 3/4 diện tích cả nước, một số ở đồng bằng và hải đảo. Ở nhiều tỉnh như
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu…, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số; trong đó, Cao Bằng
khoảng 92%, đây là nơi có nguồn tài nguyên giàu có của đất nước đồng thời
cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Đồng
bào các dân tộc nước ta theo phân bố tự nhiên sống xen kẽ nhau trên các địa
bàn dân cư, khơng có lãnh thổ riêng biệt cho một dân tộc như một số nước
trên thế giới. Trong mỗi địa bàn sinh sống, các dân tộc ln tơn trọng lẫn
nhau về tiếng nói, chữ viết và phong tục tập. Tình trạng cư trú xen kẽ là một
trong những nét nổi bật trong tình hình dân tộc ở nước ta, nhiều tỉnh có tới

trên 20 dân tộc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,… Riêng tỉnh Đắc
Lắc có 44 dân tộc anh em, phần lớn các huyện miền núi có từ 5 dân tộc trở
lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3 hoặc 4 dân tộc cùng sinh sống. Điều này đã
đem lại nhiều thuận lợi trong quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng
cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc, cùng nhau tiến bộ và
phát triển để tạo nên nhịp điệu hài hòa ở mỗi dân tộc.
Đa số đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa cịn
thấp kém và chênh lệch nhau. Từ khi thực dân Pháp chiếm nước ta, chúng
cấu kết với bọn phong kiến địa phương, thẳng tay áp bức bóc lột đồng bào
thiểu số. Chính sách của chúng là đánh sưu cao, thuế nặng, duy trì những
hình thức bóc lột phong kiến, chia rẽ dân tộc thiểu số này với dân tộc thiểu số
khác, chia rẽ các dân tộc thiểu số với người Kinh. Đầu độc các dân tộc thiểu
số bằng thuốc phiện, rượu, cồn,… Nhiều lần các dân tộc thiểu số đã cùng
người Kinh nổi dậy chống bọn cướp nước. Trong chiến tranh thế giới lần thứ
hai nhân dân miền núi đã đoàn kết với nhân dân miền xi chống phát-xít
Nhật – Pháp và tháng 08 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và
của Đảng Cộng Sản Đơng Dương, đã khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.[7, tr.38]
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tiếp tục
đè nén và đầu độc các dân tộc thiểu số bằng chính sách chia để trị đã tuyên
bố thành lập “xứ Nam kỳ tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”, “Hồng
triều cương thổ ở Tây Ngun” mục đích thật sự là chia cắt đất nước ta, chia
rẽ nhân dân các dân tộc, đàn áp, hăm dọa để từ đó phá hoại khối đại đoàn kết

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh


của dân tộc nhằm tước bỏ quyền độc lập của nước ta, kìm kẹp nhân dân ta
trong vịng nơ lệ lâu dài. Chúng dùng chính sách mua chuộc bọn bù nhìn
thiểu số để bịn rút, vơ vét nhân lực, vật lực của các dân tộc miền núi. Cùng
với nhân dân cả nước các dân tộc thiểu số đã đoàn kết, gắn bó chặt chẽ hơn,
một lịng sát cánh cùng nhau dựng làng và giữ nước, góp phần xứng đáng
trong lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Khi đất nước được độc lập và thống nhất, Đảng và Nhà nước ta rất coi
trọng vấn đề dân tộc, giải quyết thỏa đáng chính sách dân tộc và khơng
ngừng phát huy, nâng cao bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Chính sách dân
tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo
những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế,
văn hóa giữa dân tộc ít người và dân tộc đơng người; đưa miền núi tiến kịp
miền xuôi; làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và
hạnh phúc, đoàn kết, giúp nhau tiến bộ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng lần thứ X năm 2006 đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc về việc thực
hiện chính sách dân tộc. Trong đó nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc và đồn kết
các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa” [8, tr.42]. Phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và an ninh - quốc phịng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng
trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân
tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Trong thời kỳ thực hiện đổi mới đất nước, Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (năm 1991) của Đảng chỉ rõ:

“Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo
mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ,
gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Tơn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngơn ngữ, tập qn, tín
ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ
thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc
thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”.[6, tr.16]

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Các dân tộc Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mình. Mỗi dân tộc đều có những điểm khác nhau về văn hóa ăn, mặc,
sản xuất, kiến trúc… và đặc biệt là các phong tục, tập quán, lối sống… Sự
phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của
cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta đảm bảo tăng cường tính cộng đồng,
tính thống nhất, đồng thời khơng mâu thuẫn, khơng bài trừ tính đa dạng, tính
độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc. Để giữ gìn và phát triển văn hóa của
dân tộc trong hệ thống các giá trị văn hóa, mỗi dân tộc bên cạnh sự hội nhập
văn hóa phải có cách giữ gìn các truyền thống mang bản sắc văn hóa của
mình. Các dân tộc Việt Nam đều mang một sắc thái văn hóa riêng, góp phần
tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Trong q trình mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa, các dân
tộc Việt Nam cần phải biết kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế
giới để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên hiện nay, một số phong

tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển, một số bản sắc
tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, mức hưởng
thụ văn hóa của đồng bào cịn thấp. Ở một số nơi tơn giáo phát triển khơng
bình thường, tại các vùng đồng bào dân tộc đang nổi lên hoạt động truyền
đạo trái phép, đặc biệt là đạo Tin lành. Thủ đoạn truyền đạo trái phép rất đa
dạng, bằng sự lừa bịp, xuyên tạc, bằng lợi ích vật chất và tinh thần để lôi kéo
bà con theo đạo, bỏ dần những truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong quan
hệ giữa các dân tộc đôi khi xảy ra những va chạm, mặc cảm, thành kiến dân
tộc điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch và kẻ xấu có cơ
hội lợi dụng, kích động, lơi kéo các dân tộc thiểu số vào các hoạt động gây
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó địi hỏi Đảng và Nhà nước xã hội
chủ nghĩa phải tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập
tan mọi âm mưu, hành động chia rẽ, kỳ thị dân tộc; ngăn chặn và đấu tranh
chống sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa độc hại, phản giá trị và đặc
biệt hơn hết là phải có chính sách bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các
dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Nhận thức
được tầm quan trọng của văn hóa, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII (năm 1998) Đảng đã xác định năm quan điểm cơ bản
về chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Trong đó nhiều nội dung cụ thể được xác định về bảo tồn,
phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; về coi trọng và bảo tồn,

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

phát huy những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc

thiểu số; về ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng
tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi; về đào tạo đội ngũ trí thức
thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân
tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương, phát huy tài năng các nghệ nhân…
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về giữ gìn và phát
huy văn hóa truyền thống của các dân tộc mà đặc biệt đối với đồng bào các
dân tộc thiểu số và miền núi, một mặt đảm bảo xây dựng, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, mặt khác nhằm góp phần tạo nên sự phong phú và đa
dạng nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn và
phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
Văn hóa của các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành nền văn hóa
Việt Nam thống nhất và đa dạng. Văn hóa của các dân tộc thiểu số khơng chỉ
làm nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam mà nó cịn tiếp biến lẫn nhau làm
cho văn hóa Việt Nam phát triển rực rỡ. Do vậy, xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không thể không bảo tồn,
phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Sau hơn 15 năm thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW,
ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về
phát triển kinh tế - xã hội miền núi, việc kế thừa và phát triển văn hóa các
đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều bước chuyển biến lớn. Có thể nói chưa
bao giờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lại có tác động
mạnh và ảnh hưởng sâu sắc đến mức hưởng thụ văn hóa của những đồng bào
dân tộc thiểu số.
Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là nền tảng bền vững mang
bản sắc riêng biệt và niềm tự hào để nuôi dưỡng đời sống tinh thần của dân
tộc. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận thông qua người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc thiểu số, động viên giữ
gìn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp, phát huy
bản sắc truyền thống của mỗi dân tộc; tuyên truyền việc sử dụng tiếng nói,

chữ viết dân tộc; động viên con em đồng bào dân tộc tới trường học tập, nhất
là trong hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp, vận động đưa
chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục giám sát chính
sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường
đại học và cao đẳng. Qua đó, vận động đồng bào tiếp thu văn minh khoa học,

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, những sinh hoạt mê tín, dị đoan, lãng phí, xây
dựng nếp sống hợp vệ sinh, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái của cả
nước. Mặt trận phối hợp cùng Bộ văn hóa – thông tin nghiên cứu và giúp đỡ
đồng bào dân tộc khôi phục những điệu múa, nhạc cụ dân tộc độc đáo, duy trì
những sinh hoạt văn hóa văn nghệ của đồng bào ở khu dân cư, tạo nên khơng
khí vui tươi, phấn khởi, tin tưởng trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặt trận phối hợp với chính quyền vận động giữ gìn, tu trì các cơng trình
kiến trúc truyền thống của mỗi dân tộc: Tây Nguyên với nhà Rông, bến nước,
Cồng Chiêng và những điệu múa cổ truyền của đồng bào dân tộc; Việt Bắc,
Tây Bắc với các loại nhạc cụ: đàn Tính, khèn, sáo, các điệu múa “khắp”, xòe
Thái, các điệu hát Si, Lượn…; người Chăm với tháp Chàm và các điệu múa
cổ truyền của dân tộc, các sinh hoạt văn hóa trong lễ hội Ramadan; người
Khmer Tây Nam bộ gắn với kiến trúc chùa Nam tông và lễ hội Chol Chnam
Thmay…, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể của mỗi dân tộc, làm giàu tài sản văn hóa chung dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn đồng bào tổ chức lễ hội dân tộc truyền thống, sinh hoạt tín
ngưỡng, tơn giáo theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thực hành tiết

kiệm, trật tự an toàn, vệ sinh sức khỏe, khuyến khích đồng bào trồng và sử
dụng các loại thuốc gia truyền dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng đời
sống mọi mặt của đồng bào.[14, tr.63]
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 124/2003/QĐ-TTg ngày
17/6/2003 về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số Việt Nam” với những nội dung chủ yếu: Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những
giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; phát hiện, bồi
dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học – nghệ thuật là người các dân
tộc thiểu số. Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình
văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc; sáng tạo những giá trị mới về
văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc
đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số; tổ chức và hướng dẫn những biện
pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống,
phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số; lựa chọn một số địa
chỉ (thôn, bản, buôn, phum, sóc, plây) tập trung phong phú, đặc sắc về văn
hóa truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát triển. Đẩy mạnh các
hình thức xã hội hóa thích hợp trong các hoạt động văn hóa, thơng tin ở vùng
dân tộc thiểu số, miền núi nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

phương, các ngành, các lực lượng và của người dân để nâng cao mức hưởng
thụ về đời sống tinh thần của đồng bào; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền, giới thiệu những mơ hình, phổ biến những kinh nghiệm, những điển

hình tốt trong các hoạt động văn hóa, thơng tin để khích lệ và học tập lẫn
nhau.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cịn phải chú
trọng tới chính sách đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục của mỗi dân tộc, nhất
là các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục cũng như tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát huy các giá trị văn
hóa của dân tộc mình bằng khả năng sẵn có. Thực hiện và bảo đảm về mặt
pháp lý quyền bình đẳng về ngơn ngữ trong các dân tộc thiểu số, thể hiện ở
chỗ các dân tộc thiểu số được quyền sử dụng ngơn ngữ của mình trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống, các phạm vi giao tiếp, từ nội bộ các dân tộc đến
ngoài xã hội, trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước
tịa án, trên các giấy tờ hành chính cũng như thư tín cá nhân…; đồng thời có
chính sách tích cực để phổ biến nhanh chóng và sâu rộng ở trình độ cao ngơn
ngữ phổ thơng – tiếng Việt – trong tất cả các dân tộc thiểu số ở nước ta. Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm
2001) tại Điều 5 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các
dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
Thực hiện hiệu quả chính sách xóa mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa
cho thanh niên và cán bộ cơ sở. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục
trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thơng dân tộc nội
trú các cấp. Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng,
dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc
nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em
các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị
đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức hệ

thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc
thiểu số. Đồng thời có cơ chế, chính sách quy định cán bộ dân tộc Kinh công
tác tại vùng dân tộc học tiếng dân tộc để làm tốt hơn cho công tác dân tộc.

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Thực hiện miễn giảm học phí cho con em người dân tộc thiểu số học trong
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực
hiện tốt chính sách, chế độ khuyến khích đối với các cán bộ dân tộc thiểu số,
cán bộ công tác ở miền núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao và thu
hút các chuyên gia, các nhà khoa học phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát
triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách ưu đãi động
viên về tinh thần và vật chất với các già làng, trưởng bản và những người có
uy tín trong các dân tộc.
Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như
gạo, muối, dầu thắp sáng, giấy viết, thuốc chữa bệnh, dịch vụ văn hóa, văn
nghệ phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân thuộc vùng các xã
đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 1998 của chính phủ. Đồng thời tăng cường cơ sở khám, chữa
bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng
cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết nhanh
chóng nhu cầu nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Xây dựng thế trận
quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ
để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng
cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở
vùng dân tộc và miền núi. Đảng lãnh đạo tăng cường quản lý nhà nước trên
địa bàn, kiên quyết ngăn chặn những hành vi lợi dụng các hoạt động kinh tế,
xã hội, từ thiện… để truyền đạo trái phép; đồng thời có hình thức xử lý phù
hợp từng vụ việc vi phạm, vạch rõ những hành động sai trái, vi phạm pháp
luật trước quần chúng nhân dân để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân mà đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số; vạch trần thủ đoạn lợi dụng
chính sách tự do tơn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đảng vận động bà con thuộc dân tộc thiểu số quán triệt chính sách
văn hóa, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, cùng với
những chủ trương, chính sách kịp thời trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong việc phát triển nền văn hóa của đất nước hướng tới mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự
cố gắng của Đảng bộ, chính quyền cùng Mặt trận, đoàn thể các cấp và đồng
bào các dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển về mọi
mặt, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phịng.

Hoạt động văn hóa, thơng tin phát triển đa dạng hơn góp phần nâng cao
đời sống văn hóa của các đồng bào dân tộc, làm tăng hiệu quả công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn. Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền
hình được phát triển mạnh và nâng cao chất lượng đổi mới về nội dung, tăng
cường quy mô, mở rộng phạm vi tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Hầu hết đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở
vùng dân tộc. Sóng phát thanh đã phủ tới trên 90% và sóng truyền hình trên
75% lãnh thổ quốc gia. Đài Trung ương và địa phương miền núi đã có
chương trình tiếng dân tộc thiểu số, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển. Trường phổ thông đã được
xây dựng đều khắp ở tất cả các xã, nhiều xã đã có trường tiểu học hồn chỉnh.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú phát triển với 43 trường tỉnh, 190
trường huyện với trường lớp khang trang đón hàng vạn con em dân tộc thiểu
số đến học do Nhà nước lo hoàn toàn; 100% số xã miền núi và vùng dân tộc
đã có trạm y tế, trong đó 83,2% đã được xây kiên cố, 69% số trạm có đủ
trang thiết bị. Hầu hết các xã, kể các vùng sâu, vùng xa đã có Bưu điện văn
hóa xã, Sơn La là tỉnh miền núi đầu tiên đạt 100% số xã có điện thoại [13].
Cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn, nhiều địa phương
đã có những giải pháp tốt phịng chống ma túy, tệ nạn mại dâm và ngăn chặn
các hoạt động văn hóa khơng lành mạnh ở các dân tộc thiểu số.
Văn hóa ở các đồng bào dân tộc phát triển ngày một phong phú hơn; đời
sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước. Các cơ quan và phương
tiện thông tin đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối đổi mới của
Đảng, động viên và cỗ vũ các nhân tố tích cực và các tệ nạn xã hội, khơi dậy
và phát huy truyền thống nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những khi hoạn
nạn, thiên tai. Nhiều cơ chế quản lý văn hóa, thơng tin đã được đổi mới theo
hướng xã hội hóa, huy động được thêm nhiều nguồn lực cho các hoạt động
này. Đồng bào trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ chăm


Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

sóc, chữa bệnh ở các cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền theo quy định
tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ.
Về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào
các dân tộc. Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ bản khơng cịn
hộ đói; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm dần khoảng cách chênh lệch
mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh
hoạt; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ơ tơ đến
trung tâm xã, hồn thành cơ bản cơng tác định canh định cư; chấm dứt tình
trạng di cư tự do, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn
đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây
Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ; ngăn chặn tình
trạng suy thối mơi trường sinh thái.[14, tr.125]
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc
thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc được thực hiện tốt. Công tác dân vận ở
vùng đồng bào dân tộc được đổi mới về nội dung và phương pháp, quán triệt
phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử
dụng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa
phương. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi được quán triệt và thực
hiện tốt phong cách công tác dân vận: “Trọng dân, gần dân, hiếu dân, học
dân, có trách nhiệm với dân”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được Đảng và Nhà Nước tơn trọng.
Những hoạt động mê tín, dị đoan đã từng bước được đẩy lùi; những hoạt

động gây chia rẽ trong cộng đồng, tuyên truyền chống phá chủ chương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đều được ngăn chặn kịp thời.
Vấn đề nêu trên là những kết quả minh chứng cho sự đúng đắn về những
chủ trương, chính sách giữ gìn và phát huy văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, tạo điều kiện để thực hiện tốt
quan điểm “bình đẳng, đồn kết và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”.
1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy văn
hóa truyền thống của dân tộc Chăm
1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm
Dân tộc Chăm là thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam, cịn có
tên gọi là: Chàm, Chà, Chiêm Thành, Chămpa,… Hiện nay người Chăm sống

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

rãi rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia và một số ít
nước khác, chủ yếu di cư từ khi vương quốc Chămpa tan rã.
Theo kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc ngày 1/4/1999, người Chăm
tại Việt Nam là 132.873 người, có mặt hầu hết các địa phương trong cả nước.
Theo tài liệu của Uỷ ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng
145.235 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Người Chăm trước đây đã từng có một vương quốc riêng, một nhà
nước riêng tồn tại khá lâu dài trong lịch sử với một truyền thống văn hóa rất
phong phú và có trình độ kinh tế phát triển cao. Họ ln tự hào về những di
tích Tháp Chămpa cổ, trên đó có nhiều hoa văn và lối kiến trúc độc đáo mà

cho đến nay con người chưa khám phá hết những bí ẩn của kỹ thuật trong xây
dựng. Ở Việt Nam người Chăm có quan hệ gần gũi với nhóm dân tộc như Ê
Đê, Gia Rai, Chu Ru. Người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng
đồng chính là: Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và Chăm Nam
Bộ.
Nhóm Chăm Hroi bao gồm những người Chăm hiện đang sống rải rác từ
Nha Trang trở ra, chủ yếu là Phú Yên và Bình Định, tổng số khoảng 20.500
người. Người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận gồm những người Chăm cư
trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga, tổng số khoảng
98.000 người. Người Chăm Nam Bộ bao gồm những người Chăm sinh sống
chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam bộ,
tổng số khoảng 26.700 người, cư trú ở các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang,… trong đó tập trung chủ yếu ở An
Giang và thành phố Hồ Chí Minh.
Người Chăm An Giang có số lượng cao nhất trong cả cộng đồng Chăm
Nam bộ. Theo thống kê năm 1936, người Chăm Hồi giáo ở Châu Đốc là 6000
người, Tây Ninh là 1000 người; năm 1963 con số tương ứng đã là 12.700
người. Theo số liệu tập hợp của Ban Dân tộc tỉnh An Giang, hiện nay người
Chăm ở An Giang là 13.722 nhân khẩu, khoảng 2.810 hộ, 7404 nữ, 6.318
nam sống tập trung thành những ấp (Puk) hay liên ấp xen kẽ trong những xã
(Pơ lây) của người Kinh, từ biên giới Việt Nam – Campuchia rãi rác chạy dài
theo sơng Hậu và sơng Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (Châu Đốc) rồi đỗ
xuống xã Khánh Hòa huyện Châu Phú và xã Vĩnh Hanh huyện Châu Thành.
Phần lớn đồng bào Chăm sống dọc theo sông Hậu ở các xã Vĩnh Trường,
Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước thuộc huyện An Phú và các xã

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm


Nguyễn Thị Mỹ Linh

thuộc các huyện khác như Châu Phong, Phú Hiệp và phường Mỹ Long (thành
phố Long Xuyên).
Lịch sử phát triển của người Chăm trong vài thế kỷ qua cho thấy xu
hướng tách cộng đồng Chăm thành từng nhóm riêng biệt diễn ra ngày càng rõ
rệt. Sự tác động chủ yếu và mạnh nhất vào q trình phân chia này là tơn
giáo. Tơn giáo đã đóng một vai trị quan trọng, chi phối đời sống của đồng
bào Chăm. Ở những vùng khác nhau thì tơn giáo của dân tộc Chăm cũng
khác nhau. Một bộ phận sống tập trung ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận theo
đạo Bàlamơn và đạo Hồi Bàni. Cịn một bộ phận người Chăm theo đạo Hồi
chính thống (đạo Islam) cư trú ở An Giang và một số tỉnh khác như Đồng
Nai, Bình Dương,…
Người Chăm ở từng vùng khác nhau đều có nét văn hóa đặc thù mang
tính địa phương. Người Chăm Hroi là bộ phận người Chăm có nét văn hóa
gắn với núi rừng, nương rẫy và nét văn hóa gần với các dân tộc Tây Nguyên
hơn. Người Chăm ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận gắn với ruộng lúa nước
ở đồng bằng và gắn chặt với những sinh hoạt thần linh, với các tháp Champa.
Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ thì gắn với nét văn hóa Islam. Các ngành
nghề chính của người Chăm là làm ruộng, dệt vải, chài lưới, chăn ni… Dân
tộc Chăm cũng có truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh để bảo
vệ mảnh đất thiêng liêng, thành quả lao động của dân tộc mình. Chính trong
q trình đấu tranh khắc phục thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm làm
cho ý thức dân tộc Chăm được hình thành và phát triển. Đặc biệt dân tộc
Chăm rất đồn kết, họ có tinh thần tương trợ, hay giúp đỡ lẫn nhau, không
sống riêng lẻ, tính cách ơn hịa, sống thu mình trong phạm vi làng xóm, ít
giao tiếp, ít bị ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi. Người Chăm cũng có
nhiều tập tục phù hợp với lối sống lành mạnh như: không uống rượu, khơng
được làm những điều xấu, khơng đua địi, vụ lợi, xa hoa lãng phí …

1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy
văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm
An Giang là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có đường biên giới giáp
Campuchia dài 100 km. An Giang có 4 dân tộc (Việt, Hoa, Khmer và Chăm).
Chăm lo sự phát triển của đồng bào dân tộc, nhất là trong lĩnh vực văn hóa xã
hội là một chủ trương luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đời sống văn
hóa xã hội của các cộng đồng dân tộc được ổn định và nâng cao sẽ là động

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

lực to lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cộng đồng Chăm An Giang là tộc người sống lâu đời, tập trung nhất ở
miền Tây Nam bộ và Nam bộ. Họ có một vị trí rất riêng, bản sắc rất riêng, rất
độc đáo trong nền văn hóa đa dạng mà thống nhất của Tổ quốc Việt Nam.
Bản sắc đó đã hòa quyện và phát triển theo dòng lịch sử tranh đấu hào hùng
cùng cộng đồng các dân tộc anh em ở đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang hôm nay đang cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, một thời kỳ phát triển mới, cuộc sống của các dân tộc trong
tỉnh, trong đó có dân tộc Chăm đã có nhiều thay đổi. Ở góc độ văn hóa truyền
thống đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Do vậy,
trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh An Giang đã tập trung triển khai nhiều
chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển về mọi mặt, trong đó việc bảo
tồn và phát huy văn hóa dân tộc Chăm giữ một vị trí vơ cùng quan trọng.
Dân tộc Chăm đã nổi tiếng từ lâu đời với những sản phẩm truyền thống

mang đậm nét văn hóa dân gian như: thổ cẩm, trang phục Hồi giáo, thêu áo,
khăn thuôl, đồ cúng Bakana… Hoạt động của làng nghề người dân tộc Chăm
mang tính tự phát, bán lại cho các thương lái người dân tộc chuyên đi bán các
nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả Campuchia, thị trường tiêu thụ khơng ổn định,
việc mua bán gặp khó khăn. Chính sách Đảng bộ tỉnh An Giang là khôi phục
và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho người dân tộc
Chăm; nâng cao chất lượng hàng thủ công, hàng truyền thống; xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chú trọng đến việc cải tiến mẫu mã phù hợp
thị trường, sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch và có khả năng xuất khẩu,
giới thiệu nét đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc đối với các sản phẩm tiểu thủ
cơng nghiệp; duy trì bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống tại làng nghề và
cộng đồng dân tộc. Triển khai các ngành nghề mới phù hợp với địa phương;
sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị, giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống góp phần
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tập trung công tác vận động phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, có
chính sách hỗ trợ để 100% con em người dân tộc nghèo được đi học thấp
nhất hết bậc trung học cơ sở. Đẩy mạnh công tác y tế trong vùng đồng bào
Chăm, vận động đồng bào thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh, củng cố
hệ thống y tế để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và thực hiện chế độ bảo

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

hiểm y tế, miễn viện phí cho đồng bào nghèo và trong diện chính sách theo
quy định; vận động thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình; có

chính sách khen thưởng thích đáng cho cá nhân tập thể thực hiện tốt các hoạt
động phong trào. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và có chính sách phù
hợp với đội ngũ cán bộ y tế là người Chăm.
Đảng bộ tỉnh An Giang có chính sách duy trì và đẩy mạnh các hình thức
hoạt động như: sinh hoạt “ngày hội văn hóa Chăm” giao lưu văn hóa nghệ
thuật với các vùng các dân tộc khác, khuyến khích phong trào văn nghệ quần
chúng xây dựng củng cố các đoàn văn nghệ Chăm; có chính sách hỗ trợ tạo
điều kiện cho văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân người Chăm phát huy tài năng
góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Chăm trong giai đoạn mới. Vận động
phong trào xây dựng nhà văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa mới
văn minh gắn liền với bài trừ mê tín dị đoan xóa bỏ những hủ tục cản trở sự
phát triển của xã hội. Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch ở huyện An Phú
năm 2005, 2006, 2007 và ở huyện Tân Châu năm 2008, được cơ quan ban
ngành, các địa phương và tỉnh hỗ trợ tổ chức chu đáo, gây ấn tượng tốt trong
lòng người Chăm. Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ đón mừng
tháng Ramadan; Lễ sinh nhật Nabi Muhammad, người Chăm ở các thánh
đường An Giang được chính quyền và đoàn thể tỉnh, huyện, xã đến thăm,
chung vui, tặng quà, tạo niềm cảm thông sâu sắc giữa đồng bào Chăm và
chính quyền, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong xóm ấp và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh về định
hướng phát triển sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp cho dân tộc Chăm, trong đó
chính sách cụ thể của Đảng bộ tỉnh An Giang ở các huyện:
Huyện Tân Châu: Đầu tư phát triển các sản phẩm dệt thổ cẩm, hàng lưu
niệm, phục vụ khách du lịch, phát triển ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm
Chăm, giữ gìn bản sắc dân tộc và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho cộng
đồng. Xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng ở làng nghề dệt thổ cẩm, người
dân tộc Chăm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong. Tạo việc làm ổn định cho
trên 200 lao động nhất là lao động nữ dân tộc Chăm tập trung tại ấp Phũm
Soài, thu hút khách du lịch, tăng ngoại tệ cho địa phương.

Huyện An Phú: Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như: đan,
móc, dệt xà-rơng, khăn chồng tắm; thêu rua khăn Mattơra; may trang phục
dân tộc; giải quyết việc làm, thu hút lao động nữ dân tộc nghèo và nâng cao

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

tay nghề, tăng thu nhập, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Tổ chức 12
lớp dạy nghề cho 300 học viên, trang bị 50 khung dệt thổ cẩm và 50 máy
thêu may cho hoạt động sản xuất và mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và
bán sản phẩm tại các khu du lịch trong tỉnh dành cho khách du lịch tham
quan làng nghề.
Huyện Phú Tân: Phát triển nghề thêu máy cho cộng đồng dân tộc Chăm
tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động, giải quyết nạn thất
nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phân cơng lại lao động trong nông nghiệp và
nông thôn. Tổ chức 12 lớp dạy nghề thêu máy, cho 300 học viên là người dân
tộc Chăm và phát triển 4 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại
các khu du lịch trong tỉnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có các hình thức cho vay: có thế chấp
tài sản hình thức từ vay vốn, ưu đãi về lãi suất theo quy định, tạo điều kiện
cho làng nghề, nghề thủ công được vay vốn tín chấp. Hỗ trợ tín dụng cho
người dân tộc, đặc biệt là phụ nữ nghèo phát triển hoạt động dịch vụ làng
nghề từ các nguồn của chương trình.
Tỉnh ln hỗ trợ kinh phí để giúp cho các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan
móc, hàng thủ cơng mỹ nghệ… có điều kiện tiếp cận và tìm kiếm thị trường
tiêu thụ. Xây dựng tờ bướm và đưa các thông tin về sản phẩm tiểu thủ công

nghiệp của người Chăm lên trang Web của tỉnh, Bộ Công thương và các tổ
chức hỗ trợ khác (JICA, VCCI) để phổ biến giới thiệu rộng rãi. Đồng thời
tăng cường thông tin về hoạt động các làng nghề, nghề thủ công thông qua
báo, đài. Vận động và tổ chức đồng bào Chăm xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân, an ninh nhân dân chống diễn biến hịa bình, sẵn sàng đập tan mọi
âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo hồng phá
hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chăm lo xây dựng củng
cố và bảo vệ vững chắc khối đại đoàn kết tồn dân tộc.
Chương trình 134 của Chính Phủ về kiên cố hóa nhà cho đồng bào Chăm
nghèo:
- Huyện An Phú có 105 căn
- Huyện Tân Châu có 199 căn
- Huyện Phú Tân có 54 căn
- Huyện Châu Thành có 08 căn
- Huyện Châu Phú có 24 căn.

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ An Giang, sự quan
tâm chỉ đạo, tăng cường nguồn lực đầu tư của các cấp và sự phối hợp có hiệu
quả của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, đồn thể các cấp từ Trung ương đến cơ sở
đã đạt được những kết quả đáng kể.
1.2.3 Kết quả đạt được về giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống
của dân tộc Chăm
Đồng bào Chăm có đặc điểm tơn giáo gắn liền với dân tộc, từ đó bản sắc

văn hóa được thể hiện gắn liền với sinh hoạt tôn giáo thơng qua các kỳ lễ hội
tơn giáo. Từ khi có Thông tri 03 của Trung ương Đảng và Thông tư 04/2001
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng bào Chăm có chuyển biến về nhận
thức, loại bỏ những tập tục lạc hậu; các ngày lễ hội truyền thống được nâng
lên cả về hình thức lẫn nội dung. Hiện nay những tập tục lạc hậu đã được loại
bỏ, bà con dân tộc Chăm mạnh dạn khuyến khích con em tham gia vào đội
văn nghệ, nhất là giới nữ được đi giao lưu văn nghệ nhiều nơi và đạt được
nhiều huy chương vàng. Công tác phổ cập chống mù chữ và các chính sách
về ưu đãi của tỉnh đã được chuyển biến sâu rộng trong nhận thức của cộng
đồng dân tộc Chăm. Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc Chăm được
quan tâm thường xuyên. Hàng năm đều có khám và điều trị theo định kỳ cho
hộ nghèo, ngưỡng cửa nghèo miễn phí.
Cơng tác tun truyền của địa phương ln ln được quan tâm sâu sát
nên dân tộc Chăm luôn luôn tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước chưa xảy ra biểu hiện gì xấu đến tình hình an ninh
chính trị tại địa phương. Tham gia thực hiện tốt các phong trào chống các tệ
nạn xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được đồng bào Chăm hưởng
ứng tích cực, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cơ sở ngày
càng vững chắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động ở địa
phương, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, nghề thủ công giải
quyết việc làm cho lao động nông nhàn; tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng. Một
số làng nghề truyền thống được hỗ trợ khôi phục như dệt thổ cẩm Chăm
huyện Tân Châu, đan móc Chăm huyện An Phú,… Việc hỗ trợ vay vốn và
thiết bị góp phần ổn định sản xuất các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và
các làng nghề. Đồng bào Chăm cùng với cả nước ra sức thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế bền vững. Sự chuyển biến về kinh tế

Trang 21



×