Chuyên đề thực tập tốt ngiệp
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA, TIÊU
THỤ HÀNG NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG
ĐÔNG
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nhập khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu và
xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.
Sau gần 10 năm hoạt động, công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông
đã trải qua những thời kỳ khó khăn, những biến động của thị trường. Tuy
nhiên, công ty vẫn gặt hái được nhiều thành tích to lớn trong lĩnh vực kinh
doanh, tiêu thụ hàng nhập khẩu. Doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các
năm. Doanh thu năm 2008 là 59.812.298.300 với lợi nhuận sau thuế đạt
114.067.502. Có được kết quả như trên, công ty TNHH thiết bị y tế Phương
Đông đã không ngừng tìm kiếm thị trường nhập khẩu hàng hóa, thiết lập
quan hệ với bạn hàng đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.
Đóng góp cho thành công của doanh nghiệp không thể không kể đến phòng
kế toán của công ty. Với cách bố trí khoa học, phân công công việc rõ ràng,
công tác kế toán của công ty đã đem lại những hiệu quả nhất định.
3.1.1. Ưu điểm.
Kế toán nhập khẩu, tiêu thụ hàn nhập khẩu và xác định kết quả kinh
doanh của công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông được thiết kế tương đối
hoàn chỉnh.
Thứ nhất, về bộ máy kế toán.
Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông kinh doanh thương mại với
quy mô vừa, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức với hình thức tập
trung là phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Lao động kế toán trong bộ máy
có trình độ đồng đều, hầu hết có kinh nghiệm làm việc. Bộ máy kế toán chia
ra làm 4 phần hành kế toán riêng biệt, mỗi người chịu trách nhiệm một phần
hành riêng và có thể ghép việc với nhau. Công tác tổ chức khoa học tạo điều
1
Nguyễn Thị Hương Kế toán 47D
1
Chuyên đề thực tập tốt ngiệp
kiện cho nhân viên nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm và làm việc kết hợp với
nhau. Các nhân viên làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao. Vì
vậy, công tác kế toán được tiến hành có hiệu quả, kịp thời cung cấp thông
tin cho nhà quản trị.
Thứ hai, về chế độ kế toán tại công ty.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương thức kê khai thường
xuyên là hợp lý, vì công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông kinh doanh
nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
hàng hóa xảy ra thường xuyên, liên tục.
Hệ thống tài khoản thống nhất tạo điều kiện cho kế toán trong việc
khai báo thông tin, phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ ba, về hệ thống chứng từ sổ sách.
Các chứng từ được sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành,
phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Những thông tin về
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng
từ.
Công ty có trình tự thu thập, luân chuyển chứng từ tương đối tốt. Điều
này tạo thuận lợi cho kế toán lưu trữ, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát
sinh trong đơn vị.
Về sổ sách, công ty sử dụng cả 2 loại sổ là sổ tổng hợp và sổ chi tiết
để theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc sử dụng đồng thời 2 loại sổ
như vậy tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu một cách dễ dàng.
3.1.2. Tồn tại.
Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán nhập khẩu,
tiêu thụ hàng nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh mà kế toán công ty
đạt được còn có những tồn tại mà công ty có khả năng hoàn thiện để đáp
ứng tốt hơn nữa nhu cầu quản lý của công ty.
Thị trường đầu vào là nhập khẩu từ nước ngoài, công ty thường xuyên
phải sử dụng, thanh toán bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, công ty lại không sử
2
Nguyễn Thị Hương Kế toán 47D
2
Chuyên đề thực tập tốt ngiệp
dụng TK 007 để theo dõi ngoại tệ. Điều này khiến cho việc quản lý ngoại tệ
về số lượng, chủng loại gặp khó khăn.
Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông là một đơn vị kinh doanh
thương mại, công ty phải tiến hành mua hàng nhập kho rồi tiêu thụ. Điều
này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng tồn kho. Tuy
nhiên, công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Không
trích lập dự phòng sẽ không phản ánh được giá trị thực tế của hàng tồn kho
trên báo cáo kế toán.
Đặc điểm kinh doanh của công ty là bán hàng rồi thu tiền hàng sau, số
tiền phải thu là khá lớn, với nhiều khách hàng, việc thu tiền là khá khó khăn.
Tuy nhiên, công ty không trích lập khoản dự phòng phải thu nợ khó đòi,
điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định kết quả tiêu thụ. Đồng thời,
việc lập dự phòng giúp cho nhà quản lý hiểu biết rõ hơn về tình hình thanh
toán của khách hàng, từ đó có chính sách về thanh toán hợp lý.
Hiện nay, công ty đang hạch toán chi phí mua, bán hàng vào TK
6428, tài khoản cấp 2 của TK 642 – chi phí sản xuất kinh doanh. Việc hạch
toán như vậy không làm rõ được các khoản mục thuộc chi phí bán hàng. Mà
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chi phí bán hàng là một phần quan
trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc
không hạch toán chi phí bán hàng vào một tài khoản riêng khiến nhà quản lý
không xác định được các khoản chi phí cụ thể liên quan đến hàng mua về để
từ đó có hướng điều chỉnh.
Công ty phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho toàn bộ hàng tiêu
thụ vào cuối mỗi kỳ kế toán, tuy nhiên không phân bổ cho từng mặt hàng
tiêu thụ. Với cách làm này, nhà quản lý không xác định được chính xác kết
quả tiêu thụ của từng mặt hàng để lên kế hoạch kinh doanh phù hợp.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ
3
Nguyễn Thị Hương Kế toán 47D
3
Chuyên đề thực tập tốt ngiệp
hàng nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Thứ nhất, mở thêm tài khoản.
TK 007: ngoại tệ các loại. Mở chi tiết theo từng ngoại tệ và nơi quản
lý ngoại tệ.
Bên Nợ: ngoại tệ thu vào.
Bên có: ngoại tệ chi ra.
TK 641: chi phí bán hàng. Mở chi tiết tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên.
TK 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6415: Chi phí bảo hành.
TK 6417: Chi phí dich vụ mua ngoài.
TK 6418: Chi phí khác bằng tiền.
Thứ hai, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm mục đích đề phòng hàng hóa
giảm giá so với giá gốc trên sổ. Cuối kỳ nếu kế toán nhận thấy có bằng
chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ, kế
toán tiến hành trích lập dự phòng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
giúp công ty bù đắp thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho giảm giá,
đồng thời phản ánh giá trị thực tế của hàng tồn kho.
Xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức lập dự
phòng
GGHTK
=
Số lượng HTK
tại thời điểm lập
BCTC
*
(
Giá đơn vị
ghi sổ
-
Giá thị
trường
)
Tài khoản sử dụng: TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phương pháp hạch toán:
Cuối niên độ kế toán, căn cứ mức trích dự phòng giảm giá HTK, kế
toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 159
4
Nguyễn Thị Hương Kế toán 47D
4
Chuyên đề thực tập tốt ngiệp
Cuối niên độ ( N+1), tính mức dự phòng cần lập
• Số phải lập cuối kỳ > số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước thì lập
thêm:
Nợ TK 632
Có TK 159
• Số phải lập cuổi kỳ < số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước thì hoàn
nhập dự phòng:
Nợ TK 159
Có TK 711
Thứ ba, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Việc lập dự phòng phải thu khó đòi đề phòng nợ phải thu thất thu khi
khách hàng không có khả năng trả nợ, nhằm xác định giá trị thực khoản nợ
phải thu trên các báo cáo tài chính.
Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù
hợp với quy định trong chế độ tài chính, doanh nghiệp có thể tính số dự
phòng cần lập theo công thức sau:
Số dự phòng phải thu
khó đòi cần lập của
khách hàng i
=
Số nợ phải thu khó đòi
của khách hàng i
*
Số % có khả năng
mất
Tài khoản sử dụng: TK 139: dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Phương pháp hạch toán:
Cuối niên độ kế toán, căn cứ mức lập dự phòng, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 139
Cuối niên độ kế toán sau, căn cứ mức đã lập của năm trước và mức
cần lập của năm sau, lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng vào chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Thứ tư, phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
5
Nguyễn Thị Hương Kế toán 47D
5