Giai đoạn ILập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Giai đoạn IIThực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn IIIKết thúc kiểm toán
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thuý
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP)
2.1. Đặc điểm kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty
Trong kiểm toán báo cáo tài chính lương và các khoản trích theo lương
chiếm một vị trí quan trọng hơn nữa nó còn có mối liên hệ trực tiếp với các
khoản mục khác trong cuộc kiểm toán, do dó quá trình kiểm toán lương và các
khoản trích theo lương luôn được các kiểm toán viên quan tâm trong mọi cuộc
kiểm toán. Khi kiểm toán lương và các khoản trích theo lương Công ty luôn gắn
chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với quy trình kiểm toán chung của cuộc kiểm
toán báo cáo tài chính. Quy trình kiểm toán đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toán
2.1.1. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Trịnh Phương Thảo - Kiểm toán 46A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thuý
Chuẩn bị lập kế hoạch là giai đoạn khởi đầu của một cuộc kiểm toán Báo
cáo tài chính. Trong giai đoạn này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu sơ
bộ về khách hàng sắp thực hiện cuộc kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận
kiểm toán, nhận diện lý do, lựa chọn đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành cuộc kiểm
toán và ký hợp đồng với khách hàng. Đây là một đoạn quan trọng trong bất cứ
cuộc kiểm toán nào vì nó giúp cho Kiểm toán viên có được cái nhìn tổng thể về
các hoạt động kinh doanh đang diễn ra xung quanh doanh nghiệp. Dựa trên
những kinh nghiệm thực tế với các xét đoán nghề nghiệp Kiểm toán viên sẽ xác
định những sự kiện, nghiệp vụ có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của
công ty khách hàng, qua đó Kiểm toán viên sẽ đưa ra các quyết định và hướng
giải quyết cho cả quá trình kiểm toán.
Tiếp cận, tìm hiểu khách hàng
Công việc tiếp cận, tìm hiểu khách hàng sẽ khác nhau đối với những
khách hàng khác nhau, tuy nhiên có thể chia chúng ra thành hai trường hợp.
Thứ nhất,đối với khách hàng mới được kiểm toán lần đầu: để thu thập
những thông tin về khách hàng, đơn giản nhất Kiểm toán viên có thể thu thập
các thông tin thông qua các kiểm toán viên tiền nhiệm, báo cáo kiểm toán của
các năm trước, hoặc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành thẩm tra các bên
thông tin về khách hàng như ngân hàng, cố vấn pháp lý trong trường hợp đặc
biệt Công ty kiểm toán có thể thông qua trung gian để mua thông tin liên quan
tới khách hàng.
Thứ hai,đối với khách hàng cũ: hàng năm Kiểm toán viên cập nhật các
thông tin về khách hàng và những thông tin liên quan trong năm tài chính vừa
diễn ra. Bên cạnh đó, Kiểm toán viên có thể tham khảo những thông tin liên
quan đến khách hàng qua các file kiểm toán năm trước.
Sau khi có cái nhìn sơ lược, Công ty gửi chào hàng cho tất cả các khách
hàng của mình, khi cả hai bên xem xét các sự kiện và đưa ra ý kiến chấp nhận
kiểm toán, cả hai bên sẽ kí kết hợp đồng kiểm toán.
Lập kế, chương trình kiểm toán
Trịnh Phương Thảo - Kiểm toán 46A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thuý
Kế hoạch và chương trình kiểm toán là công việc cần thiết khi thực hiện
một cuộc kiểm toán, bởi lẽ khi kiểm toán không có kế hoạch và chương trình
kiểm toán chẳng khác nào ta đi vào rừng sâu không có bản đồ. Kế hoạch kiểm
toán gồm ba loại đó là kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng
quát và chương trình kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng quát kiểm toán
viên cần quan tâm đến những công việc sau:
Thứ nhất, thu thập những thông tin cơ sở và thông tin pháp lý liên quan
tới khách hàng. Thật vậy, mỗi ngành nghề đều có những hệ thống kế toán riêng
và áp dụng các nguyên tắc kế toán đặc thù, do đó để thực hiện được kiểm toán
lương và các khoản trích theo lương Kiểm toán viên cần tìm hiểu những thông
tin về loại hình doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng, số lượng nhân viên tại
thời điểm kiểm toán, quy trình tuyển dụng, và những thông tin liên quan đến
chính sách tiền lương tại công ty khách hàng ví dụ nhưng thoả ước lao động tập
thể, quyết định liên quan đến tiền lương.
Thứ hai, sau khi thu thập được các thông tin cơ sở và những thông tin về
nghĩa vụ pháp lý Kiểm toán viên tiến hành phân tích bước đầu để tìm ra những
yếu tố bất thường đối với các khoản mục liên quan. Quá trình phân tích trong
giai đoạn này gắn liền với việc phân tích tổng quan
Thứ ba, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro đối với các khoản mục liên quan
đến lương và các khoản trích theo lương.
Trước hết, kiểm toán viên có những ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
cho toàn bộ BCTC, sau đó Kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho
từng khoản mục lương và các khoản trích theo lương trên báo cáo tài chính. Đó
chính là sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.
Để đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá trên hai
phương diện đó là phương diện toàn bộ báo cáo tài chính và phương diện số dư
khoản mục. Ở đây ta quan tâm đến việc đánh giá rủi ro trên phương diện khoản
mục và mức độ rủi ro dựa trên hai bộ phận cấu thành đó là rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát. Các loại rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá cụ thể bằng các
Trịnh Phương Thảo - Kiểm toán 46A
33
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thuý
yếu tố định tính như “thấp”, “trung bình”, “cao”. Tuy nhiên, Công ty hiện nay
mới thực hiện các cuộc kiểm toán ở quy mô trung bình thời gian và số lượng
Kiểm toán viên có hạn bởi vậy hiện nay để thuận tiện cho công việc kiểm toán,
Kiểm toán viên thường đánh giá các khoản mục có mức độ rủi ro có mức độ
“cao”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kiểm toán viên phải thu thập một số
lượng bằng chứng lớn trong quá trình xác minh báo cáo tài chính trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Thứ tư, thiết kế chương trình kiểm toán đối với quy trình kiểm toán lương
và các khoản trích theo lương. Chương trình kiểm toán sẽ được lập một cách
tổng quát cho các khoản mục cụ thể, bởi vậy nó không được xây dựng cụ thể
cho từng khách hàng. Tuy nhiên, chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi bổ
sung nếu theo đánh giá của Kiểm toán viên chương trình kiểm toán chưa bao
quát hết những sai sót tiềm tàng liên quan đến cuộc kiểm toán. Theo chủ nhiệm
kiểm toán chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty hiện giờ có thể bao quát được những sai sót bởi vậy sẽ không có những
thay đổi lớn trong việc áp dụng chương trình Kiểm toán.
Dưới đây là chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương đang được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính
(ACAGroup):
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Trịnh Phương Thảo - Kiểm toán 46A
44
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thuý
Tên khách hàng:
Đã được xem xét bởi:
Nhóm
trưởng: ..................................................................
Trưởng (Phó)
phòng: ........................................................
Giám đốc (Phó Giám
đốc): ..............................................
Niên độ kế toán:
Ngày: .........................
..........
Ngày: .........................
..........
Ngày: .........................
..........
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Sổ tài khoản tiền lương phải trả, BHXH và BHYT
- Bảng lương, chính sách tăng lương hàng năm, bảng tính BHXH và BHYT
- Biên bản quyết toán BHXH và BHYT (nếu có)
- Bảng kê nộp BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân và các chứng từ liên
quan
II Mục tiêu kiểm toán
- Đầy đủ: Các khoản tiền lương, BHXH, BHYT còn phải trả
cuối mỗi kỳ được hạch toán đầy đủ. Chi phí tiền
lương, BHXH và BHYT đã được tính đúng và đủ
theo quy định và có đảm bảo phù hợp với các cam kết
của doanh nghiệp.
- Trình bày và công bố:Đảm bảo chỉ tiêu tiền lương, BHXH, BHYT được trình
bày và công bố phù hợp.
Thủ tục kiểm toán
Trình tự kiểm toán Ngoại lệ
Trịnh Phương Thảo - Kiểm toán 46A
55