Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



MAI THỊ THÚY NHƯ

NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ
INTERNET CỦA SINH VIÊN KHOA
KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ
INTERNET CỦA SINH VIÊN KHOA
KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

Sinh viên thực hiện: MAI THỊ THÚY NHƯ


Lớp: DH8KD Mã số SV: DKD073087
Người hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Chƣơng 1 GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ mà ngành công nghệ thông tin trên thế giới đang
phát triển như vũ bão. Máy tính, Internet, điện thoại di động, truyền hình kỹ thuật
số…đã thực sự làm thay đổi về mọi mặt đời sống của con người. Từ năm 1996, Bill
Gates, chủ tịch hội đồng quản trị của hãng Microsoft, nhà sản xuất phần mềm hàng đầu
thế giới đã nói về tác động của cơng nghệ thơng tin giải băng tần rộng đối với đời sống
con người: “Ngày ấy hầu như đã đến. Ngày mà bạn có thể điều hành công việc, học tập,
thám hiểm thế giới và các nền văn hố của nó, giải trí, kết bạn, đến các khu chợ lân cận
và cho bạn mình xem ảnh, dù họ ở bất cứ đâu mà bạn không phải rời khỏi chiếc bàn
hoặc chiếc ghế tựa của mình.” (Bill Gates, Con đường phát triển, Penguin Books Ltd,
Middesex, England, 1996). Sự phát triển công nghệ thông tin đã thực sự tác động đến sự
phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con
người. Việt Nam nói nhiều tới tầm quan trọng của Cơng nghệ thơng tin, nhu cầu nối
mạng tồn cầu để hội nhập và phát triển, thậm chí coi việc giới trẻ ngày càng quan tâm
và sử dụng Internet nhiều là một biểu hiện của sự nâng cao trình độ tin học và phát triển
giáo dục. Trong những năm gần đây, chính phủ nước ta rất coi trọng vai trị của công
nghệ thông tin và ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này.
Thật vậy, với sự tiện lợi, đơn giản một nơi kết nối cả thế giới, Internet đã trở thành một
phần trong cuộc sống của thanh thiếu niên tại các đơ thị lớn. Những tiện ích mà internet
mang lại cho chúng ta là rất lớn, số lượng người sử dụng để tìm kiếm thơng tin đã tăng
lên đáng kể. Internet đã trở nên thông dụng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực

khác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý cơng việc nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với sinh viên, đó là kho tàng kiến thức rộng lớn, có
thể giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức xã hội, học hỏi được kinh nghiệm của các
doanh nhân, hiểu biết nhiều hơn các nền văn hóa trên thế giới, giải trí…. Theo đó thì
mỗi người lại có những mục đích sử dụng riêng của mình, nên nhu cầu sử dụng internet
sẽ rất đa dạng. Vậy đối với sinh viên khoa kinh tế trường Đại học An Giang thì như thế
nào? Và các nhân tố có tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của họ là gì? Đó
là lí do tơi chọn đề tài này tìm hiểu “nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên
Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại Học An Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế
trường Đại Học An Giang.
Mục tiêu cụ thể:
+ Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh
doanh.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mong muốn sử dụng dịch vụ của sinh viên.
+ So sánh sự khác biệt về nhu cầu sử dụng Internet như là: thời gian, thời điểm sử dụng,
mục đích, chi phí, kết quả học tập, giới tính…
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học An Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

1


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

- Thời gian thực hiện: 06/03/2010 – 24/05/2010.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và sử dụng kỹ thuật thảo
luận trực tiếp với sinh viên.
- Bước 2: Nghiên cứu chính thức:
+ Nghiên cứu định tính
+ Nghiên cứu định lượng
Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ và thiết lập bản câu hỏi, thu thập dữ liệu bằng
phương pháp phỏng vấn với sinh viên qua hình thức trả lời bản câu hỏi.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cho thấy được sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng của
sinh viên, những tác động của internet đối với sinh viên trong học tập, giải trí. Qua đó
phản ánh được đối với các cơ sở, nhà cung cấp dịch vụ Internet những yếu tố mà sinh
viên quan tâm khi lựa chọn địa điểm, lựa chọn dịch vụ Internet.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

2


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH
DOANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
GIỚI THIỆU VỀ KHOA
Khoa kinh tế - QTKD được thành lập từ năm 2000, ngay từ đầu thành lập trường Đại
học An Giang với hai chuyên ngành đào tạo: kế tốn doanh nghiệp và tài chính doanh
nghiệp, và đến hơm nay đã đào tạo năm ngành nghề: ngồi hai ngành kế tốn doanh
nghiệp và tài chính doanh nghiệp thì khoa cịn có các ngành: quản trị kinh doanh, kinh
tế đối ngoại, tài chính ngân hàng, đây là những ngành nghề mới được đào tạo sau này.

Khoa có đào tạo cả hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm, các địa điểm đào tạo được đặt
tại TP Long Xuyên và chi nhánh xuống các huyện thị trong tỉnh, chẳng hạn như: Châu
Đốc, Châu Phú, Tri Tôn…Trong tương lai khoa có chiến lược mở rộng quy mơ và phạm
vi đào tạo.
Hiện tại, tại địa bàn TP Long Xuyên, khoa có đào tạo khoảng 27 lớp với khoảng hơn
1000 sinh viên được đào tạo theo chương trình đại học chính quy. Trong tương lai, lực
lượng này sẽ tăng lên rất nhiều bởi lẽ nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình phát
triển, vì vậy số lượng thí sinh đăng kí vào học các ngành kinh tế sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra, trường đã được nâng cấp, mở rộng quy mô, tăng cường trang thiết bị, đào tạo
đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành,…Do đó, khả năng
thu hút thí sinhvề trường đối với Đại học An Giang nói chung và khoa kinh tế nói riêng
là rất lớn.
Thực tế cho thấy trong những năm qua, số lượng thí sinh đăng kí vào học ngành kinh tế
tại trường Đại học An Giang có mức tăng trưởng đáng kể, tính đến thời điểm này khoa
đã có 6 khố học đã ra trường và đã có việc làm. Theo đánh giá của các cơ quan, doanh
nghiệp thì các sinh viên của khoa là một lực lượng năng động, có khả năng và rất có
triển vọng trong hoạt động kinh tế, do các sinh viên đã được trang bị đầy đủ các kiến
thức về chuyên ngành, cả về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Bên cạnh kiến thức về các
mơn học, các sinh viên cịn được trang bị đầy đủ các kỹ năng về tiếng anh,tin học ứng
dụng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giạo tiếp,…Do đó, khi đi làm việc thực tế các bạn sinh
viên thích ứng rất nhanh, làm việc rất tốt và các bạn hồn tồn có khả năng để trở thành
những nhà kinh tế giỏi.
Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế như ngày nay, các thiết bị công nghệ ngày
càng được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu làm việc của mọi người, đối với các bạn sinh
viên cũng thế, để đáp ứng một cách tốt nhất cho công việc trong tương lai, khi cơng
nghệ càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ cũng tăng lên, trong đó
Internet càng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các bạn sinh viên khoa kinh tế.
(Nguyễn Thị Tú Trinh. 2008. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Khoa kinh
tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang. Chuyên đề seminar. Khoa kinh tế,
Đại Học An Giang)


SVTH: Mai Thị Thuý Như

3


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Chƣơng 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này nội dung tập trung chủ yếu là giải thích các định nghĩa, thuật ngữ sử
dụng trong đề tài và thể hiện các nội dung nghiên cứu qua sơ đồ nghiên cứu nhằm giúp
người đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu.
3.1 Các khái niệm liên quan
3.1.1 Nhu cầu
Trong đề tài cần phân biệt sự khác biệt giữa các khái niệm: nhu cầu, mong muốn, yêu
cầu.
Theo Philip Kotler:
Nhu cầu (needs): nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự
thỏa mãn cơ bản nào đó.
Mong muốn (wants): mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn
những nhu cầu sâu xa hơn đó.
Yêu cầu (demands): yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu
thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng.
Theo định nghĩa khác của tác giả Trần Minh Đạo nhu cầu gồm có:
Nhu cầu tự nhiên: phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu tự
nhiên được hình thành do trạng thái ý thức của người ta về việc thiếu một vật phẩm để
phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức đó phát sinh có thể do sự địi hỏi của sinh lý
của môi trường giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể
hiện.
Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, địi hỏi được đáp lại

bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con
người.
Nhu cầu có khả năng thanh tốn: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả
năng mua của người tiêu dùng.
Hai cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng đều thống nhất chia nhu cầu thành
ba nhóm: Needs, Wants, Demands. Đề tài sẽ sử dụng các thuật ngữ nhu cầu, mong
muốn và yêu cầu để thể hiện các khái niệm này.
3.1.2 Dịch vụ
Là một loại hàng hoá đặc biệt vơ hình được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người.
3.1.3 Thị trƣờng
Thị trường là nơi tập hợp những người mua hiện có và sẽ có.
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu, mong
muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu mong
muốn đó.
3.1.4 Giá cả
Là số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ.
3.1.5 Phân phối

SVTH: Mai Thị Thuý Như

4


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Là q trình đưa hàng hố từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng: các kênh
phân phối và phân phối trực tiếp.
3.1.6 Sản phẩm
Là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán

trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là
những vật thể hữu hình hay dịch vụ, sức lao động, mặt bằng tổ chức và ý tưởng.
3.1.7 Chiêu thị
Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thơng tin nhằm gây ấn tượng đối với
người mua và tạo uy tín đối với doanh nghiệp.
3.1.8 Internet
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau.
3.2 Mơ hình nghiên cứu
Nhận thức
nhu cầu

Tiêu chí lựa
chọn dịch vụ

Sự khác biệt
trong sử dụng

Giá
Phân phối
Sản phẩm
Chiêu thị

Tìm kiếm tài liệu học tập
Chơi game
Xem phim
Nghe nhạc/chat
Khác

Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Internet

Nghiên cứu bắt đầu từ nhận thức nhu cầu, tiêu chí lựa chọn dịch vụ đến sự khác biệt
trong sử dụng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiêu chí lựa chọn dịch vụ, phân tích sự
khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

5


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Chƣơng 4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu, nội dung chương này sẽ thể
hiện một cách cụ thể và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu,
phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, thang đo và mẫu.
4.1 Quy trình nghiên cứu

Thiết kế
nghiên cứu

Dữ liệu
thứ cấp

Nghiên cứu
sơ bộ
Bản câu hỏi

Hiệu chỉnh
bản câu hỏi


Nghiên cứu
chính thức
Bản câu hỏi

Xử lí dữ liệu

Kết quả
nghiên cứu
Báo cáo
nghiên cứu

Hình 4.1 Mơ hình qui trình nghiên cứu
Từ những thơng tin thu thập được từ dữ liệu thứ cấp, thiết kế nghiên cứu được hình
thành gồm có:
Nghiên cứu sơ bộ: chọn ra 5 sinh viên khoa kinh tế phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã
được chuẩn bị sẵn nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi, phục vụ nghiên cứu chính thức.
Hiệu chỉnh bản hỏi: từ những thơng tin trong q trình nghiên cứu sơ bộ bảng hỏi được
chỉnh sửa cho phù hợp và hồn chỉnh hơn. Cụ thể tìm ra những câu hỏi gây khó khăn
cho đáp viên trong việc trả lời, thông tin và trật tự các câu hỏi chưa thích hợp…, để hiệu
chỉnh.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

6


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Nghiên cứu chính thức: Sau khi nghiên cứu sơ bộ, bảng hỏi được hiệu chỉnh phù hợp,
tiến hành nghiên cứu chính thức thơng qua bảng hỏi đã được hiệu chỉnh bằng cách

phỏng vấn trực tiếp
Xử lí dữ liệu: Dữ liệu được xử lí,cung cấp thơng tin cho báo cáo nghiên cứu.
Báo cáo nghiên cứu: Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu được tổng hợp, phân tích trong báo cáo nghiên cứu.
4.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: thu từ sách, báo, Intrenet các lý thuyết về nhu cầu, giá cả, thị trường,
Internet,…
Dữ liệu sơ cấp: Thông qua bản câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp.
Bản câu hỏi gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Phần nội dung chính
+ Phần 2: Thơng tin đáp viên
4.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được làm sạch, phân loại, mã hoá, tiến hành nhập liệu bằng phần mềm
Excel.
- Phương pháp phân tích: Thống kê mơ tả.
- Xử lý số liệu: Phần mềm Excel.
4.4 Thang đo
4.4.1 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale):
Dùng cho câu hỏi chỉ có 1 trong 2 lựa chọn, cụ thể:
Bảng 4.4.1 Thang đo nhị phân
Q1. Bạn đã từng sử dụng Internet tại các dịch vụ Internet chưa?






Chưa

4.4.2 Thang đo nhóm (Category Scale)

Dùng cho câu hỏi có nhiều phương án trả lời
*Câu hỏi một lựa chọn (Single Response)
Bảng 4.4.2.1 Thang đo nhóm_SR
Q3. Bạn thường chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần sử dụng Internet? Đvt: Đồng


< 2000



2000-3000



3000-6000



>6000

*Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response)
Bảng 4.4.2.2 Thang đo nhóm_MR

SVTH: Mai Thị Thuý Như

7


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD


Q2. Bạn thường sử dụng Internet vào mục đích gì? Bạn vui lịng chọn 3 (ba) hình thức
bạn sử dụng thường xuyên khi truy cập Internet.


Đọc báo xem tin tức thời sự, thể thao



Chơi game



Nghe nhạc



Xem phim, hình ảnh



Tham gia các diễn đàn học tập



Khác (ghi rõ)……………………………………………………………………..

4.5 Cở mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Cở mẫu: 60 sinh viên khoa kinh tế.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện các sinh viên khóa 8 khoa kinh tế bao
gồm các ngành kinh tế đối ngoại, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trị

kinh doanh, kế tốn, có chú ý sự khác biệt về thời gian sử dụng và ngành học, thu
nhập…
Bảng 4.5 Khung chọn mẫu

DH8KD

DH8QT

DH8TC

DH8NH

DH8KT

(15 sinh viên)

(10 sinh viên)

(10 sinh viên)

(10 sinh viên)

(15 sinh viên)

4.6 Tiến độ nghiên cứu
Bảng 4.6 Khung tiến độ
A
1
2
B

1
2
3
C
1
2
3
4

Công việc
Nghiên cứu sơ bộ
1
Thảo luận trực tiếp
Hiệu chỉnh thang đo - bản câu hỏi
Nghiên cứu chính thức
Phát hành bằng câu hỏi
Thu thập hồi đáp
Xử lý và phân tích dữ liệu
Soạn thảo báo cáo
Đến kết quả lần 1
Kết quả lần 2
Kết luận và thảo luận
Hiệu chỉnh cuối cùng

SVTH: Mai Thị Thuý Như

2

3


4

Tuần thứ
5
6
7

8

9

10

8


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Tóm tắt:
Chương 4 đã tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và
nghiên cứu chính thức định lượng.
Kỹ thuật thảo luận tay đôi với 5 sinh viên được dùng trong nghiên cứu sơ bộ để tìm
kiếm những thơng tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác
phát thảo bảng câu hỏi phỏng vấn. Từ những thơng tin đó ta chỉnh sửa cho phù hợp và
hoàn chỉnh hơn trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức để thu thập số liệu để xử lý.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

9



Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

CHƢƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này,tất cả thông tin thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu được
tổng hợp và phân tích, phần nào phản ánh được nhu cầu sử dụng Internet của các bạn
sinh viên khoa kinh tế trường Đại học An Giang là như thế nào? Và thấy được sự khác
biệt trong nhu cầu sử dụng internet của các bạn.
5.1 Nhu cầu(needs) – Mong muốn(wants) của sinh viên đối với việc sử dụng
Internet
Khi được hỏi “Bạn có thường sử dụng Internet khơng?” 100% sinh viên đều chọn “Có”,
trong đó sinh viên đánh giá sự cần thiết của Internet như sau:
Biểu đồ 5.1.1 Sự cần thiết của internet
Có hay khơng cũng
được
6,50%

Khơng cần thiết
1,65%
Rất cần thiết
27,50%

Cần thiết
64,35%

Qua sơ đồ cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của Internet, tỷ lệ đáp viên cho rằng
Internet khơng cần thiết chiếm 1,65%, có tới 91.85% đáp viên cho rằng Internet là cần
thiết và rất cần thiết. Điều này cho thấy Internet thật sự là một công cụ cần thiết đối với
các bạn sinh viên.

Và phương tiện mà sinh viên lựa chọn để sử dụng Internet đó là: máy tính riêng và các
dịch vụ cơng cộng.
Biểu đồ 5.1.2 Phương tiện sử dụng Internet

Dịch vụ công
cộng 55%

Máy tính riêng
45%

Qua biểu đồ ta thấy, Internet là cần thiết đối với sinh viên nên các sinh viên tự trang bị
máy tính riêng (chiếm 45%), cịn lại là sinh viên tiếp cận Internet thông qua dịch vụ
công cộng (chiếm 55%).
5.2 Sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên giữa các ngành theo
các chỉ tiêu sau
+ Mục đích sử dụng Internet:

SVTH: Mai Thị Thuý Như

10


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên sử dụng Internet chủ yếu phục vụ cho học tập (các
hoạt động tiếp cận thơng tin).
Biểu đồ 5.2.1 Mục đích sử dụng Internet
100%

10%


80%

20%

40%

60%

53,33%

60%
90%

40%

60%

40%

20%
0%

80%
46,67%

Kinh tế đối Quản trị Tài chính Tài chính Kế tốn
ngoại kinh doanh doanh ngân hàng doanh
nghiệp
nghiệp


Học tập

Giải trí

Qua số liệu cho thấy sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp sử
dụng Internet nhằm mục đích học tập hơn là giải trí. Sinh viên ngành quản trị kinh
doanh sử dụng internet cho học tập chiếm tới 90% (9/10 sinh viên), cịn tài chính doanh
nghiệp chiếm 80% (8/10 sinh viên) sử dụng Internet cho học tập. Sinh viên ngành kinh
tế đối ngoại và kế toán doanh nghiệp sử dụng Internet nhằm mục đích giải trí hơn là học
tập, trong đó có 60% (9/15 sinh viên) ngành kinh tế đối ngoại và 53.33% (8/15 sinh
viên) ngành kế tốn doanh nghiệp sử dụng Internet cho giải trí.
Ta thấy có sự khác biệt trong mục đích sử dụng Internet giữa sinh viên các ngành với
nhau, sinh viên ngành quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp có xu hướng sử
dụng Internet phục vụ học tập còn ngược lại thì sinh viên kinh tế đối ngoại và kế tốn
doanh nghiệp thiên về xu hướng giải trí hơn học tập. Điều này cũng phù hợp vì có thể
do u cầu của ngành học địi hỏi lượng thơng tin nhiều, và đa số bài giảng hay tư liệu
học tập đều được gởi qua mail, có thể do sở thích đọc báo điện tử hay lướt web…
+ Các hình thức giải trí của sinh viên:
Biểu đồ 5.2.2 Các hình thức giải trí của sinh viên
Kế tốn doanh nghiệp

25%
30%

Tài chính ngân hàng
Tài chính doanh nghiệp

21.87%


21.87%

Đọc sách, báo điện tử

SVTH: Mai Thị Thuý Như

25%

21.05%

31.57%

44.44%

0%

15.63%

15%

21.05%

Quản trị kinh doanh
Kinh tế đối ngoại

6.25%

20%

31.25%


Chơi game

40%

Nghe nhạc

10%
5.26%

20%
21.05%

11.11% 16.67%

16.67%

9.38%

31.25%

15.62%

60%

11.11%

21.87%

80%


Xem phim, hình ảnh

100%

Chat - Mail

11


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Hình thức giải trí được các sinh viên lựa chọn nhiều nhất là đọc sách, báo điện tử, để
tìm kiếm, nắm bắt thêm thơng tin mà các thơng tin đó liên quan đến sở thích của mình
như là: tin tức thể thao, thông tin về ca sĩ hay nhóm nhạc u thích, các nền văn hóa
nước khác, hay là ẩm thực của các nước, các danh lam thắng cảnh…vừa giải trí vừa mở
mang thêm kiến thức cho mình.
Ngồi ra, sinh viên cịn thích nghe nhạc để giải trí sau những giờ học căng thẳng, để thư
giãn giúp nghỉ ngơi tốt hơn.
Cụ thể qua số liệu cho thấy đa số sinh viên ngành kinh tế đối ngoại và tài chính doanh
nghiệp chọn hình thức giải trí là nghe nhạc như: sinh viên kinh tế đối ngoại chiếm
31.25% (10/32 sinh viên), sinh viên tài chính doanh nghiệp chiếm 31.57% (6/19 sinh
viên). Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp lại thích chat - mail hơn chiếm 31.25%
(10/32 sinh viên). Cịn các sinh viên ngành quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng
lựa chọn là đọc sách báo điện tử, trong đó quản trị kinh doanh chiếm 44.44% (8/18 sinh
viên), tài chính ngân hàng chiếm 30% (6/20 sinh viên).
+ Thời gian sử dụng:
Biểu đồ 5.2.3 Thời gian sử dụng Internet của sinh viên

40%


Kế tóan doanh nghiệp 13,33%
Tài chính ngân hàng0%
Tài chính doanh nghiệp0%
Quản trị kinh doanh 10%
Kinh tế đối ngoại 0%

0%

33,33%

40%

60%

30%
20%
33%
20%
<30 phút

13%
0%

50%

20%

50%


20%

40%
40%
30 - 60 phút

27%

60%

80%

60 - 90 phút

100%
> 90 phút

Từ số liệu trên cho ta thấy đa số sinh viên khoa kinh tế trung bình dành khoảng 60 – 90
phút cho mỗi lần sử dụng Internet. Và có sự khác biệt nhưng không lớn trong thời gian
sử dụng Internet của sinh viên, cụ thể:
Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, tài chính
ngân hàng sử dụng Internet nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 60 – 90 phút, trong đó
kinh tế đối ngoại chiếm 40% (6/15 sinh viên), quản trị kinh doanh chiếm 50% (5/10
sinh viên), tài chính doanh nghiệp chiếm 50% (5/10 sinh viên), tài chính ngân hàng
chiếm 60% (6/10 sinh viên). Riêng sinh viên ngành kế tốn doanh nghiệp thì sử dụng
Internet từ 30 – 60 phút chiếm 40% ( 6/15 sinh viên).
+ Thời điểm sử dụng:

SVTH: Mai Thị Thuý Như


12


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Biểu đồ 5.2.4 Thời điểm sinh viên sử dụng Internet
13%

Kế tốn doanh nghiệp 0 13%
20%

Tài chính ngân hàng
Tài chính doanh nghiệp

73,33%
30%

0%

10%

50%

20%

20%

100%

Quản trị kinh doanh 0%

Kinh tế đối ngoại

50%

20%

6,67% 6,67%

0%

67%

20%

40%

Trưa

Sáng

60%

80%

Chiều

Tối

100%


Qua biểu đồ cho thấy buổi tối là thời điểm mà sinh viên các ngành kinh tế đối ngoại,
quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp
đều lựa chọn, đây là thời điểm mà họ thường xuyên sử dụng, mặt khác đây là thời điểm
khơng trùng với thời gian học chính thức của sinh viên, đặc biệt đây là khoảng thời gian
mà sinh viên được thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Trong đó, ngành kinh tế
đối ngoại chiếm 66.67% (10/15 sinh viên), ngành quản trị kinh doanh chiếm 100%
(10/10 sinh viên), ngành tài chính doanh nghiệp và tài chính ngân hàng chiếm 50%
(5/10 sinh viên), còn lại ngành kết toán doanh nghiệp chiếm 73.33% ( 11/15 sinh viên).
+ Chi phí sử dụng:
Chi phí cho sinh viên sử dụng Internet trong nghiện cứu này chỉ áp dụng các sinh viên
sử dụng Internet ở các dịch vụ công cộng, tức là chỉ khảo sát trên tổng số 33 sinh viên
sử dụng dịch vụ cơng cộng.
Biểu đồ 5.2.5 Chi phí sử dụng Internet
Kế tốn doanh nghiệp 0

50%

37,5%
80,0%

Tài chính ngân hàng 0%
Tài chính doanh nghiệp 0
Quản trị kinh doanh

25%
16,67%

10%

20%

50,0%

25%

50,0%

Kinh tế đối ngoại 0 10%
0%

12,5%

33,33%

50%
20%

< 2000 Đ

30%

40%

2000-3000 Đ

40%
50%

60%

70%


3000-6000 Đ

80%

90%

100%

> 6000 Đ

Chi phí sinh viên sử dụng cho Internet là từ 3000 – 6000 đồng chiếm tỷ lệ 48.48%
(16/33 sinh viên) và khơng có sự khác biệt nhiều cho chi phí sử dụng này giữa các
ngành. Các ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp đều chi
cho việc sử dụng Internet từ 3000 – 6000 Đ chiếm tỉ lệ 50% , ngành tài chính ngân hàng
lại chiếm tới 80%. Riêng chỉ có ngành kế tốn doanh nghiệp chi cho việc sử dụng
Internet là 2000 -3000 đồng chiếm 50% (4/8 sinh viên), điều này phù hợp vì thời gian
mà sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp dành cho sử dụng Internet là khoảng 30 – 60
phút cho mỗi lần sử dụng.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

13


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

+ Tác động của việc sử dụng Internet đối với sinh viên
Biểu đồ 5.2.6 Tác động của Internet đối với sinh viên
100%

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

0%

0%

0%

0%
30%

33.33%

0%

40%

50%
73.33%

70%


66.67%

60%

50%
26.67%

Kinh tế đối Quản trị kinh Tài chính
ngoại
doanh
doanh nghiệp

Tốt

Bình thường

Tài chính
ngân hàng

Khơng tốt

Kế tốn
doanh nghiệp

Xấu

Đa số các sinh viên đều cho rằng Internet có tác động tốt đối với họ, cụ thể: Qua số liệu
cho thấy các sinh viên của ngành kinh tế đối ngoại, tài chính doanh nghiệp, tài chính
ngân hàng cho rằng việc sử dụng Internet là tốt, rất cần thiết cho học tập, trong đó sinh

viên ngành kinh tế đối ngoại chiếm 66.67% (10/15 sinh viên), ngành tài chính doanh
nghệp chiếm 70% (7/10 sinh viên), tài chính ngân hàng chiếm 60% (6/10 sinh viên),
mặt khác sinh viên ngành quản trị kinh doanh thì 50% cho rằng việc sử dụng Internet là
tốt, 50% cho là bình thường. Riêng sinh viên ngành kế tốn doanh nghiệp thì cho rằng
Internet khơng ảnh hưởng nhiều đến họ, tỷ lệ đáp viên cho là ảnh hưởng bình thường
chiếm 73.33% (11/15 sinh viên). Ta thấy có sự khác biệt trong nhận xét về những lợi
ích cũng như tác hại đối với việc sử dụng Internet đối với việc học của sinh viên. Có hai
luồng nhận xét khác nhau về việc sử dụng Internet, một số sinh viên khi sử dụng
Internet cảm thấy thích những tiện ích mà Internet mang lại đối với việc học cũng như
về sự hiểu biết thì họ cho rằng việc sử dụng Inernet là tốt và rất cần thiết cho họ, cịn
ngược lại thì họ cho rằng việc sử dụng Internet là bình thường có cũng được, khơng có
cũng được.
+ Mức độ hài lịng của sinh viên đối với Internet:
Biểu đồ 5.2.7 Mức độ hài lịng đối với Internet
Rất khơng hài lịng
0.00%
Trung hịa
16.34%

Khơng hài lịng
0.00%

Rất hài lòng
18.33%

Hài lòng
65.33%

SVTH: Mai Thị Thuý Như


14


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Như phân tích ở trên thì đa số các sinh viên đều nhận thấy Internet có tác động tốt đối
với họ nên mức độ hài lòng của sinh viên với Internet rất cao. Có đến 83.66% sinh viên
rất hài lòng và hài lòng về việc sử dụng Internet.
5.3 Các tiêu chí sinh viên quan tâm khi lựa chọn một cơ sở dịch vụ Internet
Biểu đồ 5.3 Các tiêu chí sinh viên quan tâm
Giá cả của dịch vụ

3% 9%

Dịch vụ có chỗ giữ xe an tồn3.03%

Dịch vụ có máy in, máy photocopy

Dịch vụ có máy điều hịa, tay phone,
webcame

Địa điểm thuận lợi, gần trường

Thái độ phục vụ của nhân viên

6% 3%
3% 6%

60.60%
18.2%


Khơng quan tâm

36.36%

48.48%

18.2%

12%
30%

Ít quan tâm

40%

27.27%
51.51%

36.37%

20%

21.21%

39.39%

45.45%
10%


18.18%

27.27%

15.2%

6% 9.1%

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

0%

45.45%

12.1%

6.07% 6%

Tốc độ đường truyền ADSL6.07%

57.58%

45.45%

3.0%

12%

3% 6%


18.18%

12.1%

50%

21.2%
60%

Trung hòa

70%

Quan tâm

15.15%
80%

90%

6.07%
100%

Rất quan tâm

Qua nghiên cứu cho thấy các vấn đề mà sinh viên rất quan tâm khi lựa chọn một cơ sở
dịch vụ Internet là giá cả dịch vụ chiếm 57.58%, kế tiếp là tốc độ đường truyền chiếm
51.51%. Bên cạnh đó thì sinh tâm cịn quan tâm nhiều đến việc dịch vụ có máy in và
máy photocopy tỷ lệ đó chiếm đến 60.6%.
Khi lựa chọn một cơ sở dịch vụ thì việc đầu tiên sinh viên nghĩ đến là giá cả dịch vụ,

khi có nhu cầu, nhìn chung họ thường đi tìm những cơ sở dịch vụ có giá cả tương đối
phù hợp với túi tiền vì họ cho rằng hiện nay đang là thời đại số nên có nhiều cơ sở dịch
vụ mọc lên và để thu hút được nhiều khách hàng thì chiến lược giá sẽ được các cơ sở
dịch vụ ưu tiên lựa chọn.
Thứ hai là tốc độ đường truyền, nếu cơ sở các giá cả hấp dẫn khách hàng nhưng tốc độ
lại chậm, hay rớt mạng, thì cũng khơng thu hút được nhiều vì nếu sinh viên sử dụng
Internet cho việc tìm kiếm tài liệu thì địi hỏi phải nhanh để nhanh chóng hồn thành bài
làm. Còn sinh viên sử dụng Internet cho việc giải trí, chơi game thì địi hỏi phải nhanh
chóng vì nếu khơng họ sẽ bị thua trong trị chơi, hay tải các bài hát, download các đoạn
phim quá lâu khiến họ đâm ra chán nản, vậy là ngược lại với mục đích giải trí của họ.
Thứ ba là việc sinh viên lựa chọn chỗ cơ sở dịch vụ có máy in và photocopy, cũng dễ
hiểu là do yêu cầu của môn học, ngành học và tùy vào yêu cầu của giảng viên mà sẽ có
những tác động đến sự lựa chọn này. Họ sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu học tập,
tìm kiếm thêm nhiều thơng tin giúp ích cho môn học nên cũng cần phải in ấn dữ liệu.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

15


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Mặt khác, sinh viên cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thái độ phục vụ của nhân viên
(chiếm 48.48%) và chỗ giữ xe an toàn (chiếm 45.45%) khi lựa chọn cơ sở dịch vụ. Họ ít
quan tâm đến dịch vụ có máy điều hịa hay khơng. Và vấn đề hầu như không được sinh
viên quan tâm khi chọn cơ sở dịch vụ là chương trình khuyến mãi ở cơ sở, dịch vụ đó.
5.4 Sự khác biệt trong thời gian sử dụng Internet của sinh viên theo giới tính
Biểu đồ 5.4 Sự khác biệt trong nhu cầu theo giới tính
50%
40%

30%
20%
10%
0%

45,33%

46,67%
26,33%
20,34%
23,33%

20%

8,0%

10%

< 30 phút

30 - 60 phút
Nam

60 - 90 phút

> 90 phút

Nữ

Qua biểu đồ cho thấy khơng có sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet giữa sinh

viên nam và nữ. Đa số các sinh viên nam và nữ dành thời gian từ 60 – 90 phút cho mỗi
lần sử dụng Internet và chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, các sinh viên nam có thời gian sử
dụng từ 60 – 90 phút chiếm tỉ lệ 46.67%, các sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 45.33%. Điều này
là một dấu hiệu đáng mừng khi sinh viên chọn đến cơ sở dịch vụ Internet để tìm kiếm
tài liệu học tập hoặc để giải trí thay vì đến các qn cà phê hay các quán nhậu….
5.5 Ảnh hƣởng của thời gian sử dụng Internet đến kết quả học tập của sinh viên
Biểu đồ 5.5 Sự ảnh hưởng của Internet đối với kết quả học tập
100%
15,51%

19,05%

17,14%

42,86%

45,71%

33,33%

31,43%

80%
60%

44,66%

40%
20%
0%


35,50%
4,33%
Giỏi
<30 phút

5,71%
4,76%
Khá
Trung bình
30 - 60 phút

60 - 90 phút

00
Yếu
> 90 phút

Qua phân tích cho thấy thời gian sử dụng Internet không ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên. Từ biểu đồ trên, đa số các sinh viên đều có thời gian sử dụng Internet từ
30 - 60 phút và 60 – 90 phút (chiếm tỉ lệ cao trong tổng số sinh viên) nhưng xếp loại
học tập vẫn khác nhau: giỏi, khá, trung bình.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

16


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD


Tóm lại:
Trong chương này đã trình bày kết quả nghiên cứu nhu cầu sử dụng Internet của sinh
viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường ĐHAG mà chủ yếu là khóa 8 gồm 5
ngành: kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân
hàng, kế tốn doanh nghiệp. Và nhìn chung qua phân tích có thể thấy sinh viên khoa
kinh tế có sự nhận thức khá tốt về Internet và các bạn có sự hài lịng khá cao về những
lợi ích mà Internet mang lại cho họ.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

17


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Từ kết quả phân tích trong chương 5 ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Trong phần nhu cầu – mong muốn của sinh viên đối với việc sử dụng Internet thì hầu
hết các bạn đều đánh giá về sự cần thiết của Internet rất cao, theo đó thì các bạn lại có
nhau cầu sử dụng Internet khác nhau, cụ thể:
Sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên
Về mục đích sử dụng thì sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp và
tài chính ngân hàng thường sử dụng Internet vào mục đích học tập. Riêng sinh viên
ngành kinh tế đối ngoại và kế toán doanh nghiệp sử dụng Internet cho giải trí.
Về thời gian sử dụng ta thấy có sự khác biệt nhau, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại,
quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp và tài chính ngân hàng sử dụng Internet
nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 60 – 90 phút cho mỗi lần sử dụng. Cịn sinh viên
ngành kế tốn doanh nghiệp thì sử dụng Internet từ 30 – 60 phút cho mỗi lần sử dụng
Internet.

Về thời điểm sử dụng thì đa số sinh viên khơng có sự khác biệt lớn, buổi tối là thời điểm
sinh viên đến cơ sở dịch vụ Internet nhiều nhất.
Về nhận thức của các bạn sinh viên đối với Internet thì các bạn cho rằng Internet có tác
động rất tốt đối với họ, giúp ích cho họ trong học tập và giải trí, và họ thật sự hài lịng
khi sử dụng dịch vụ Internet.
Các tiêu chí lựa chọn một cơ sở dịch vụ Internet của sinh viên
Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề quan tâm hàng đầu của sinh viên khoa kinh tế khi
lựa chọn một cơ sở dịch vụ Internet là giá cả dịch vụ, với điều kiện giá cả tăng như hiện
nay thì ngồi việc chi tiêu cho chi phí sử dụng Internet thì sinh viên cịn phải chi tiêu
cho các chi phí sinh hoạt khác, do đó sinh viên thường lựa chọn một cơ sở dịch vụ
Internet phù hợp với túi tiền của mình.
Sự khác biệt trong thời gian sử dụng Internet theo giới tính: nhìn chung thì giữa các sinh
viên nam và nữ khơng có sự khác biệt trong thời gian sử dụng Internet, các bạn có tỉ lệ
thời gian sử dụng Internet tương đương nhau và đều chiếm tỉ lệ cao ở khoảng từ 60 – 90
phút.
Sự ảnh hưởng của thời gian sử dụng Internet đối với kết quả học tập của sinh viên: từ
kết quả cho thấy thời gian sử dụng không ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên,
các sinh viên có thời gian sử dụng gần giống nhau nhưng xếp loại học lực vẫn khác
nhau.
6.2 Đề nghị
Với kết quả nghiên cứu, các cơ sở dịch vụ Internet cần cải thiện những tiêu chí mà sinh
viên quan tâm tại dịch vụ mình như là giá cả dịch vụ, tốc độ đường truyền và bên cạnh
đó là dịch vụ có máy in và photocopy để thu hút ngày càng nhiều hơn thị trường lớn
này.
6.3 Hạn chế của đề tài

SVTH: Mai Thị Thuý Như

18



Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

Cũng như các đề tài nghiên cứu trước, đề tài nghiên cứu này cũng có những hạn chế
nhất định: chỉ tập trung vào sinh viên khóa 8, cỡ mẫu nhỏ, do đó có thể ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu, chưa mang tính khái quát cao.

SVTH: Mai Thị Thuý Như

19


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bill, Gates. 1996. “Con đường phát triển”, Penguin Books Ltd, Middesex, England.
Cao Minh Toàn. Giáo trình giảng dạy marketing cơ bản 2006-2007. Trường Đại Học
An Giang
Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.
Nguyễn Thị Tú Trinh. 2008. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Khoa kinh
tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang. Chuyên đề seminar. Khoa kinh
tế, Đại Học An Giang.
Nguyễn Xuân Quang, Marketing Thương Mại, NXB Lao động- Xã hội.
Trần Minh Đạo, 2006. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Shields, G và Walton, G (không ngày tháng) Cite them Right! How to Organise
Bibliographical References [on-line]. University of Northumbria at Newcastle.
Available from:
[Accessed 31.7.98]

SVTH: Mai Thị Thuý Như


20


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

PHỤ LỤC
DÀN BÀI THẢO LUẬN
Xin chào Bạn!
Tôi tên là Mai Thị Thúy Như, sinh viên lớp DH8KD, Khoa kinh tế -QTKD, trường Đại
học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu chuyên đề năm 3 với
nội dung tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên Khoa kinh tếQuản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học An Giang”. Vì thế nội dung của buổi trị
chuyện hơm nay sẽ rất q giá đối với tôi. Do vậy, tôi rất mong sự chia sẻ nhiệt tình của
Bạn.
1. Bạn có thường sử dụng internet khơng? Bạn thường sử dụng internet bằng máy tính
riêng hay ở các dịch vụ công cộng?
2. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi lần sử dụng Internet? Và chi bao nhiêu tiền?
3. Bạn thường sử dụng Internet vào buổi nào? Vào mục đích gì?
4. Mức độ u thích của bạn đối với việc sử dụng internet như thế nào?
5. Bạn có thật sự hài lịng về những lợi ích mà internet mang lại cho bạn không?
6. Thu nhập mỗi tháng của bạn khoảng bao nhiêu?
7.Những yếu tố nào được bạn quan tâm khi chọn một cơ sở dịch vụ?
Cám ơn bạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn !

SVTH: Mai Thị Thuý Như

21


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD


BẢN HỎI
Xin chào Bạn!
Tôi tên là Mai Thị Thúy Như, sinh viên lớp DH8KD, Khoa kinh tế - QTKD, Trường
Đại học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu chuyên đề seminar
với nội dung tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên Khoa kinh
tế-Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học An Giang”. Vì thế nội dung của buổi trị
chuyện hôm nay sẽ rất quý giá đối với tôi. Do vậy, tơi rất mong sự chia sẻ nhiệt tình của
Bạn.
A/ Trƣớc tiên Bạn vui lịng cho biết một số thơng tin sau:
1. Bạn có thường sử dụng internet khơng?
 Có

 Khơng

2. Bạn thường sử dụng internet bằng máy tính riêng hay ở các dịch vụ cơng cộng?
 Máy tính riêng

 Các dịch vụ công cộng

3. Bạn thường sử dụng Internet vào mục đích gì?
 Học tập

 Giải trí

4. Các hình thức giải trí khi bạn truy cập Internet? (Bạn chọn ba (3) hình thức)
 Đọc sách, báo điện tử
 Chơi game
 Nghe nhạc
 Xem phim, hình ảnh

 Chat – Mail
 Mua bán trên mạng
 Tham gia các diễn đàn học tập
 Khác……………………………………………………
5. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi lần sử dụng Internet?
 <30 phút

 30 – 60 phút

 60 – 90 phút

 90 phút

6. Bạn thường chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần sử dụng Internet? (Dành cho các bạn
sử dụng dịch vụ công cộng)
 < 2000

 2000-3000

 3000-6000

 >6000

7. Mức độ yêu thích của bạn đối với việc sử dụng internet?
 Rất thích
 Thích
 Trung hịa
 Khơng thích
 Rất khơng thích


SVTH: Mai Thị Th Như

22


Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD

8. Bạn thường sử dụng Internet vào buổi nào?
 Sáng

 Trưa

 Chiều

 Tối

9. Việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến việc học tập của bạn như thế nào?
 Tốt

 Bình thường

 Khơng tốt

 Xấu

10. Internet có thật sự cần thiết đối với bạn không?
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Có hay khơng cũng được
 Khơng cần thiết

11. Bạn có thật sự hài lịng về những lợi ích mà internet mang lại cho bạn?
 Rất hài lòng
 Hài lịng
 Trung hịa
 Khơng hài lịng
 Rất khơng hài lịng
12. Các tiêu chí mà bạn quan tâm khi lựa chọn một cơ sở dịch vụ Internet là gì?
(Dành cho các bạn sử dụng dịch vụ công cộng). Xin bạn vui lịng cho biết bằng
cách đánh “x” vào các ơ sau đây theo thứ tự tăng dần từ 1 đấn 5, trong đó:
1. Khơng quan tâm
2. Ít quan tâm
3. Trung hồ
4. Quan tâm
5. Rất quan tâm
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

1

2

3

4

5

Tốc độ đường truyền ADSL

1


2

3

4

5

Thái độ phục vụ của nhân viên

1

2

3

4

5

Địa điểm thuận lợi, gần trường

1

2

3

4


5

Dịch vụ có máy điều hồ, tay phone, webcam

1

2

3

4

5

Dịch vụ có máy in và máy photocopy

1

2

3

4

5

Dịch vụ có chỗ giữ xe an tồn

1


2

3

4

5

Giá cả của dịch vụ

1

2

3

4

5

B/ Sau cùng bạn vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân:
13. Ngành nghề bạn đang theo học là gì?
 Tài chính doanh nghiệp

SVTH: Mai Thị Th Như

 Quản trị kinh doanh

23



×