Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia idi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA (IDI)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Tháng 10 năm 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA (IDI)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

SVTH: NGUYỄN VĂN TRI TÚC
GVHD: LƢU THỊ THÁI TÂM

Tháng 10 năm 2010



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IDI

Công ty đầu tư và phát triển Đa quốc gia

EU

Châu Âu

TC

Tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

DTT

Doanh thu thuần

DT

Doanh thu

GVHB

Giá vốn hàng bán


BH

Bán hàng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

Rq

Tỷ số thanh toán nhanh

Rc

Tỷ số thanh toán hiện hành

TSNH

Tài sản ngắn hạn

HTK

Hàng tồn kho

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE


Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần

TSCĐ

Tài sản cố định

CP

Cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

TGĐ

Tổng giám đốc

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


TSLD

Tài sản liên doanh

TS

Tài sản

NV

Nguồn vốn

VĐT

Vốn đầu tư

CSH

Chủ sở hữu

ĐTPT

Đầu tư phát triển

HĐTC

Hoạt động tài chính

CCDV


Cung cấp dịch vụ

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1 Phần mở đầu ................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 1
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
Chƣơng 2 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3
2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động ...................................................................... 3
2.2 Các khái niện về DT, CP, LN ............................................................................. 3
2.2.1 Các khái niệm về DT................................................................................... 3
2.2.2 Những nhân tố ảnh hƣởng đến DT bán hàng........................................... 4
2.2.3 Khái niệm về các loại CP ............................................................................ 4
2.2.4 Khái niệm về các loại LN............................................................................ 4
2.3 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh ......................................... 5
Chƣơng 3 Tổng quan về công ty IDI ............................................................................ 9
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần IDI ...................................................................... 9
3.2 Quá trình tăng vốn điều lệ.................................................................................. 10
3.3 Điều kiện hoạt động sản xuất KD ...................................................................... 10
3.4 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 10
3.5 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 12
3.6 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ......................................................... 13

3.7 Sơ lƣợc về hoạt động cơng ty ............................................................................. 14
Chƣơng 4 Phân tích tình hình hoạt động của cơng ty IDI ......................................... 17
4.1 Tình hình hoạt động của cơng ty IDI ................................................................ 17
4.1.1 Phân tích cơ cấu TS và NV của cơng ty .................................................... 17
4.1.2 Phân tích tình hình biến động NV và sử dụng vốn .................................. 18
4.1.3 Phân tích DT................................................................................................ 21
4.1.4 Phân tích CP ................................................................................................ 25
4.1.5 Phân tích LN ................................................................................................ 32
4.2 Phân tích các tỷ số TC ........................................................................................ 34


4.2.1 Phân tích tỷ số thanh tốn .......................................................................... 34
4.2.2 Phân tích tỷ suất hoạt động ........................................................................ 35
4.2.3 Phân tích tỷ số địn bẩy TC ........................................................................ 37
4.2.4 Phân tích tỷ suất LN ................................................................................... 38
4.3 Chính sách nhân sự-nguồn lao động ................................................................ 39
4.3.1 Chính sách nhân sự ..................................................................................... 39
4.3.2 Nguồn lao động............................................................................................ 40
Chƣơng 5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty .......... 42
Chƣơng 6 Kết luận ......................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 45
Phụ lục............................................................................................................................. 46


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Kết cấu TS và NV của cơng ty ........................................................................17
Bảng 2. Phân tích biến động NV năm 2007 – 2009 .....................................................19
Bảng 3. Bảng tổng hợp DT năm 2007 – 2009 ..............................................................21
Bảng 4. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ ..................................................................22

Bảng 5. Kết cấu tổng CP và tổng DT ...........................................................................25
Bảng 6. Kết cấu CP giai đoạn 2007 – 2009 ..................................................................26
Bảng 7. Phản ánh tình hình thực hiện CP ...................................................................30
Bảng 8. CP thực hiện so với kế hoạch ..........................................................................31
Bảng 9. Lợi nhuận doanh nghiệp qua các năm 2007-2009 .........................................32
Bảng 10. Nhóm tỷ số thanh tốn ...................................................................................34
Bảng 11. Nhóm tỷ suất hoạt động .................................................................................35
Bảng 12. Nhóm tỷ số địn bẩy TC .................................................................................37
Bảng 13. Nhóm tỷ suất LN ............................................................................................38
Bảng 14. Cơ cấu lao động ..............................................................................................40


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1. Tổ chức công ty ................................................................................................11
Biểu đồ 1. DT thực hiện so với kế hoạch ......................................................................23
Biểu đồ 2. Tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp.......................................................................24
Biểu đồ 3. CP công ty giai đoạn 2007 – 2009 ...............................................................27
Biểu đồ 4. CP sản xuất trực tiếp ...................................................................................27
Biểu đồ 5. CP bán hàng .................................................................................................28
Biểu đồ 6. CP tài chính ..................................................................................................29
Biểu đồ 7. CP quản lý doanh nghiệp ............................................................................29
Biểu đồ 8. Tổng hợp LN ................................................................................................33
Biểu đồ 9. LN thực hiện so với kế hoạch ......................................................................34
Biểu đồ 10. Nhóm tỷ số thanh tốn...............................................................................35
Biểu đồ 11. Nhóm tỷ suất hoạt động.............................................................................37
Biểu đồ 12. Nhóm tỷ số địn bẩy tài chính ...................................................................38
Biểu đồ 13. Nhóm tỷ suất LN ........................................................................................40



DANH MỤC SƠ ĐỒ


IDI
TC
HĐKD
DTT
BH
GVBH
QLDN
TSNH
HTK
ROA
ROE
TSCĐ
HĐKD
CP
UBND

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa qốc gia
Tài chính
Hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần
Bán hàng
Giá vốn bán hàng
Quản lý doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
Tài sản cố định
Hoạt động kinh doanh
Chi phí
Ủy ban nhân dân


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có tiềm năng thủy hải sản lớn, mang đặc tính của một ngành kinh tế
xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2010 ước đạt 3.794 nghìn
tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá đạt 2.871 nghìn tấn, tăng 4,5%; tơm đạt
412 nghìn tấn, tăng 6,4%. Diện tích thả ni cá tra tại Đồng bằng sơng Cửu Long ước tính đạt 12
nghìn ha, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích ni cá tra cơng nghiệp khoảng
6 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ.. Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng cá nuôi vẫn tăng do
các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi và mở rộng diện tích ni trồng thủy sản
theo hướng đa canh, đa cư kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường sinh
thái bền vững. Doanh nghiệp đóng vai trị nịng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua
nguyên liệu, đáp ứng theo địi hỏi quốc tế chính là vấn đề bức bách hiện nay để ngành thủy sản
phát triển nhanh và bền vững.
Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 có thuận lợi như nhiều ngành hàng khác xét
trong bối cảnh chung kinh tế thế giới, nhất là các nước Mỹ, EU , Nhật Bản, v.v., là những thị
trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Thuỷ sản – mặt hàng thực
phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng được lượng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các
thị trường này tăng lên. Dù đây là năm ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn từ thiếu nguyên liệu
chế biến, nhưng các mặt hàng thủy sản chính xuất khẩu đều tăng trưởng khá.

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với việc gia
nhập WTO, vấn đề đặt ra hàng đầu đối với mọi công ty là nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm
nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Để làm được vấn đề đó cơng ty cần hiểu rõ tình hình
hoạt động, thường xuyên đánh giá và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh để đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng và chủ động nhằm giải quyết mọi
vấn đề phát sinh. Qua kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trong để
cơng ty có thể hoạch định chiến lượt phát triển và phương án kinh doanh hiệu quả. Cơng ty có
những biện pháp khắc phục và chủ động đối với mọi vấn đề phát sinh, giúp công ty phát triển và
tồn tại. Từ nhu cầu cần thiết đó, nên tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh cơng ty Đầu Tƣ và Phát Triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn 2007-2009” làm đề tài tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009 kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty thơng qua một số chỉ tiêu tài chính.
- Phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả hoạt động kinh doanh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
thời gian tới.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập số liệu:
- Số liệu được thu thập từ phịng kế tốn, báo cáo tài chính, các báo cáo thường niên qua
từng năm của công ty.
- Thu thập trên các địa chỉ webside và thu thập từ các nguồn khác.
SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 1


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm


Phƣơng pháp xử lý số liệu:


Dùng cơng cụ Excel là chính để xử ký số liệu: vẽ biểu đồ, bình quân,…



Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối của các số liệu qua các thời
kỳ.

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
Qua kết quả phân tích hoạt động kinh doanh trong những năm qua mà công ty đã đạt được
là nguồn tài liệu để tham khảo, để công ty đánh giá lại hiệu quả hoạt đông kinh doanh trong
những năm 2007, 2008, 2009 từ đó đưa ra những kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể trong những năm
tiếp theo.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển
Đa Quốc Gia (IDI).
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2010.

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 2


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1
2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động


Khái niệm

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nên kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả hoạt
động là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
mà còn là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Kết quả kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh =
Chi phí kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí
thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt
động kinh doanh ), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến
lượt kinh doanh. Khi một chiến lượt mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần phải kiểm tra,
phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp
xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính xác, khoa học là cở sở để xây dựng một
chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, giúp cũng cố chỗ đứng của mình
trên thị trường.


Bản chất

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội được so sánh giữa chất
lượng kết quả lợi ích thu được với hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động
kinh doanh là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẳn có. Hiệu quả hoạt

động kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công
tác. Để hiệu quả kinh doanh đạt được ngày càng cao, các nhà quản lý không những nắm chắc
nguồn lao động, kỹ thuật, vốn…mà cần nắm vững về cung cầu hàng hóa trên thị trường, hiểu rõ
đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu thụ…hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp
để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật
kinh doanh ngày càng phát triển.
Về mặt định lượng: kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, nếu số này càng lớn thì chi phí
càng cao.
Về mặt định tính: thể hiện ở trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý
thông qua việc nổ lực thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội.
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả và hiệu
quả. Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính hiệu quả.
2.2 Các khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.2.1 Các khái niệm về doanh thu: Doanh thu là chi tiêu tài chính quan trọng của
doanh nghiệp, chỉ tiêu này khơng những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà cịn có ý
nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của doanh nghiệp gồm có:
1

Lê Thị Kim Phương.2010

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 3


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạt động sản xuất

kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2

Những nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu bán hàng:

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: khối lượng sản phẩm càng cao thì doanh thu bán hàng
càng cao và ngược lại khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng thấp thì doanh thu bán hàng càng thấp.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra mà
cịn tùy thuộc vào tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm như kí kết hợp đồng, quảng cáo tiếp thị.
Kết cấu mặt hàng: sản xuất có khi có những mặt hàng tương đối đơn giản, chi phí tương
đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao. Ngược lại cũng có những mặt hàng sản xuất phức tạp,
chi phí sản xuất cao nhưng giá bán lại thấp. Do đó việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng
ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Chất lượng sản phẩm: sản phẩm có chất lượng cao thì giá bán tương đối cao. Nâng cao
chất lượng hàng hóa và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm, tạo điều
kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng gia tăng doanh số bán.
Giá bán sản phẩm: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Khi định giá sản phẩm doanh nghiệp phải cân nhắc
sao cho giá bán bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lí và chi phí khác có
lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh
nghiệp như góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản, …
Doanh thu từ hoạt động khác: là các khoản thu nhập không thường xuyên, thu nhập khác
thường của doanh nghiệp, ngoài các khoản thu nhập trên.
2.2.3


Khái niệm về các loại chi phí:

Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành
việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.
Chi phí bán hàng: các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa được
sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: các chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lí, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý bao gồm các loại chi phí như: chi phí nhân viên
quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao, …
Chi phí tài chính: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư
tài chính, chi phí vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng
khốn.
Chi phí khác: các chi phí như thanh lý nhựơng bán tài sản cố định, chênh lệch lỗ do đánh
giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào cơng ty liên kết,
đầu tư dài hạn khác, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế và các khoản phải
chi khác.
2.2.4

Khái niệm về các loại lợi nhuận: lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 4


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập phản ánh hiệu quả của hoạt

động tài chính của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa thu nhập tài chính và chi phí tài chính.
Lợi nhuận TC = thu nhập TC - chi phí khác
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận HĐKD = DTT – GVHB - chi phí BH - chi phí QLDN
Lợi nhuận khác: là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp khơng dự tính trước hoặc có dự
tính được nhưng ít khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc khách
quan.
Lợi nhuận khác = thu nhập khác - chi phí khác
2.3 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:


Các nhóm tỷ số tài chính:

Phân tích các tỷ số tài chính giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của
doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng hoạt động như thế nào, khả năng thanh
tốn các khoản nợ có tốt không, lợi thế của doanh nghiệp so với các cơng ty cùng ngành. Từ đó,
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và đúng đắn.
Đối với các nhà quản lý, việc sử dụng các tỷ số tài chính giúp nhà quản lý có thể giám sát
q trình kinh doanh, nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẳn có và về các tỷ số
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ kết quả thu được thơng qua việc phân tích các tỷ
số tài chính, nhà quản lý kiểm sốt và có biện pháp khắc phục với các yếu kém của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh tốn: tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ chuyển đổi tài
sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc
khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng
thanh toán. Việc xác định khả năng thanh toán là việc làm quan trọng của các doanh nghiệp, nó
quyết định đến nghĩa vụ nợ của cơng ty, vậy sử dụng hệ số thanh tốn được xem là cách thử
nghiệm tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc): là chỉ tiêu để phản ánh khả năng thanh toán tổng quát
của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể

chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này ở mức 2-3
được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực
hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh tốn hiện hành quá cao cũng không luôn là
dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá
nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doang nghiệp là khơng cao.
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh tốn hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq): cho biết khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, khơng tính
đến khoản hàng tồn kho. Chỉ những tài sản có tính thanh tốn cao mới được đưa vào để tính trong
tỷ số này. Hàng tồn kho được trừ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh tốn của chúng rất thấp,

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 5


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả lâu hơn. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán
càng cao.
Tuy nhiên tỷ số này quá cao sẽ gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào
vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khó địi q cao thì doanh nghiệp có thể bị
đánh giá là hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tỷ số thanh tốn nhanh >= 1 thì tình hình
thanh tốn của doanh nghiệp tương đối khả quan, ngược lại tỷ số này <1 thì doanh nghiệp đang
gặp khó khăn trong việc thanh toán.
TSNH - HTK
Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn
Tỷ số hoạt động: đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công ty. Các chỉ số
hoạt động cho thấy doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng, đo lường hiệu quả thu hồi nợ
của doanh nghiệp thông qua tỷ số giữa các khoản phải thu và doanh thu thuần. Bên cạnh đó chỉ
số này càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so
sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có
thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh
tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.
Doanh thu thuần
Vịng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình qn: nói lên số vịng ln chuyển các khoản phải thu hay cho biết sao
bao nhiêu ngày thì khách hàng trả nợ cho cơng ty. Kỳ thu tiền bình quân được xem xét cùng với
vòng quay các khoản phải thu.
Các khoản phải thu bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân/1 ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền bình qn có 2 cách tính:
Vịng quay hàng tồn kho: phản ánh hàng tồn kho của doanh nghiệp quay bao nhiêu lần
một năm, tỷ số này cao hay thấp cho ta biết được hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho, và
đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho của nhà quản trị. Vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp
đều không tốt và việc dự trữ hàng tồn kho phải đủ để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp và nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu của thị trường cần.
Doanh thu thuần
Vòng quay HTK =
HTK
365
Hoặc

Số ngày tồn kho =


SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Vòng quay HTK

Trang 6


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Tỷ số sinh lợi:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ( ROA): Đo lường khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư vào
doanh nghiệp. ROA được các nhà đầu tư quan tâm và là một trong những tỉ số tài chính quan
trọng thu hút đầu tư. Tỉ số này càng cao càng tốt nếu tỷ số <0 thì doanh nghiệp lỗ, cho biết hiệu
quả quản lý tài sản tạo thu nhập cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng
ROA

=
Tổng tài sản

Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE): Cho thấy khả năng tạo lãi của đồng vốn mà nhà
đầu tư bỏ ra đầu tư. Giống như tỉ số ROA, ROE là những tỉ số thu hút đầu tư bên ngoài cho
doanh nghiệp, chỉ khác với ROA là ROE thì cho biết việc tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư của
nguồn vốn cổ phần.
Lợi nhuận rịng
ROE


=
Vốn cổ phần



Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Vòng quay tổng tài sản: cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Vịng quay càng cao chứng tỏ cơng ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả.
Doanh thu thuần
Vịng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
Sức sản xuất của TSCĐ: Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng TSCĐ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần, tỉ số này cao thì tốt, nhưng khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp phải so sánh với các doanh nghiệp cùng nghành hoặc với các kỳ trước.
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ =
Giá trị TSCĐ
Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận
rịng cho cơng ty, tỷ số này càng cao thì càng tốt.
Lợi nhuận rịng
Sức sinh lợi của TSCĐ

=
Giá trị TSCĐ



Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh so với giá vốn bán hàng: tỷ số này cho biết một

đồng chi phí giá vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh. Tỷ số này càng cao
nghĩa là mức lợi nhuận trong chi phí càng cao.
SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 7


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Lợi nhuận HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với
giá vốn hàng bán

=
GVHB

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh so với chi phí bán hàng: cứ một đồng chi phí bán hàng sẽ
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh. Tỷ số này cao cho biết cơng ty đã tiết kiệm
được chi phí tối đa hóa lợi nhuận, tỷ số này cao tốt.
Lợi nhuận HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với
chi phí bán hàng

=
GVBH

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh so với chi phí quản lý doanh nghiệp: cho biết một đồng chi
phí quản lý doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận kinh doanh. Cũng giống như tỷ suất lợi

nhuận so với chi phí bán hàng, tỷ số này cao thì tốt cơng ty tiết kiệm được chi phí.
Lợi nhuận HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với =
chi phí QLDN
CP QLDN
Tỷ suất lợi nhuận kế tốn trước thuế so với tổng chi phí: cho biết một đồng chi phí tạo ra
bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ số này cao thì tốt.
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận kế toán =
so với tổng CP

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Tổng CP

Trang 8


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN ĐA QUỐC GIA (IDI)
3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần IDI
Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia được thành lập năm 2003, là một
trong những doanh nghiệp do Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang thành
lập, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001715 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/07/2003 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp thay
đổi lần thứ 8 số 0303141296 ngày 18/12/2009.

Tên đầy đủ

: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI.

Tên tiếng Anh : International Development & Investment Corporation.
Vốn điều lệ đăng ký : 380.000.000.000 đồng.
Vốn điều lệ thực góp : 228.107.040.000 đồng.
Địa chỉ ĐKKD

: Quốc lộ 80, cụm công nghiệp Vàm Cống, ấp An Thạnh, xã Bình
Thành, huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp.

Điện thoại

: 067 3680 383

Website

: www.idiseafood.com

Fax: 067 3680 382

Email :
Mã số thuế

: 0303141296

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 9



Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

3.2 Quá trình tăng vốn điều lệ
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Đa Quốc Gia – IDI, về quá trình tăng vốn của Cơng ty kể
từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần như sau:
Đăng ký lần đầu: Vốn điều lệ hoạt động là 29.000.000.000 đồng.
Thay đổi lần thứ nhất: Tăng từ 29.000.000.000 đồng lên 47.940.000.000 đồng, tăng thêm
18.940.000.000 đồng, tương đương 947 cổ phần (Mệnh giá: 20.000.000 đồng/cổ phần), theo
Nghị quyết ĐHĐCĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia số 027/NQ-ĐHĐCĐ ngày
09/02/2007.
Thay đổi lần thứ hai: Tăng từ 47.940.000.000 đồng lên 91.474.000.000 đồng, tăng thêm
43.534.000.000 đồng, tương đương 4.353.400 cổ phần (Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần), theo
Nghị quyết ĐHĐCĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia số 028/NQ-ĐHĐCĐ ngày
12/08/2007.
Thay đổi lần thứ ba: Tăng từ 91.474.000.000 đồng lên 380.000.000.000 đồng, tăng thêm
288.526.000.000 đồng, tương đương 28.852.600 cổ phần (Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu), theo
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia số 068/07IDI ngày 18/09/2007. Tuy nhiên, trong lần tăng vốn này, các cổ đông IDI chỉ mới góp đủ để tăng
vốn điều lệ lên 228.107.040.000 đồng theo Báo cáo tài chính đã kiểm tốn ngày 31/12/2009.

3.3 Đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề:
- Xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng. Kinh doanh nhà. Kinh doanh
khách sạn.
- Mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
- Mua bán, chế biến thủy hải sản. Nuôi trồng thủy sản. Sản xuất và chế biến thức ăn thủy
sản.

- Kinh doanh bất động sản (không bao gồm kinh doanh dịch vụ bất động sản).
- Sản xuất bao bì nhựa – giấy, nước đóng chai.
- Lĩnh vực kinh doanh chính:
- Sản xuất, chế biến cá Tra fillet xuất khẩu.
- Kinh doanh bất động sản.

3.4 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2003, Cơng ty CP Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia được thành lập với tổng số vốn
ban đầu là 29 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, hầu hết Ban lãnh đạo và điều hành của IDI là những
cán bộ chủ chốt của Sao Mai An Giang.
Năm 2005, IDI khởi động dự án Cụm công nghiệp Vàm Cống qui mô gần 23 ha tại huyện
Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp.
Đến năm 2006, Cơng ty bắt đầu chi trả đền bù cho khu tái định cư và Cụm công nghiệp
Vàm Cống giai đoạn 1. Đồng thời, Công ty cũng khởi công xây dựng hạ tầng khu tái định cư và
Cụm công nghiệp giai đoạn 1.

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 10


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Năm 2007, IDI chính thức khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản số 1 và các
hạng mục phụ trợ. Đây cũng là nhà máy đầu tiên trong cụm công nghiệp Vàm Cống được xây
dựng. Bên cạnh đó, IDI tiếp tục chi trả đền bù cho phần cịn lại của cụm cơng nghiệp Vàm Cống
và khởi động dự án vùng nuôi cá tra nguyên liệu của Công ty.
Sang năm 2008, Công ty hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và đưa giai đoạn 1 của nhà

máy chế biến thủy sản số 1 có cơng suất thiết kế 300 tấn ngun liệu/ngày và kho lạnh sức chứa
4.600 tấn đi vào hoạt động, chính thức ghi tên IDI vào danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra của Việt Nam. Đồng thời, Công ty cũng tiếp tục khởi công xây dựng nhà máy chế biến phụ
phẩm giai đoạn 1.
Năm 2009, IDI tiếp tục đầu tư nhà máy chế biến thủy sản số 1 đạt cơng suất thiết kế 600
tấn ngun liệu/ngày và hồn thiện nhà máy chế biến phụ phẩm. Dự kiến cuối quí 2 năm 2010,
nhà máy thủy sản số 1 (tên gọi khác là nhà máy thủy sản Đa Quốc Gia) sẽ chính thức vận hành
đạt cơng suất thiết kế 600 tấn nguyên liệu/ngày.
Sau hơn 20 tháng hoạt động, đến cuối năm 2009, IDI đã có tên trong top 12 doanh nghiệp
xuất khẩu cá Tra hàng đầu của Việt Nam.
Và hiện nay, tính đến hết tháng 02/2010 IDI đã leo lên vị trí thứ 7 trong số các doanh
nghiệp xuất khẩu cá Tra hàng đầu của Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 11


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

3.5 Cơ cấu tổ chức

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Sơ đồ 1. Tổ chức công ty
Đại Hội Đồng
Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị


Ban
Tổng Giám Đốc

Ban Tổng Giám Đốc

Các Phịng cơng ty

Ban quản lý
Các dự án đầu tư

Các đơn vị trực thuộc

Phòng hành chánh - nhân sự

Nhà máy chế biến thủy sản số 1

Phịng Tài Chính -Kế Tốn

Nhà máy chế biến thủy sản số 2

Phòng nguyên liệu

Nhà máy chế biến thủy sản số 3

Phòng Kinh doanh – Tiếp thị

Nhà máy chế biến phụ phẩm
Triesdco

Phòng Kế Hoạch- Đầu Tư


Trung tâm kiểm nghiệm

Phòng Thanh Tra- Pháp Chế

Chi nhánh cơng ty tai Đồng Tháp

Phịng Quản Lý Chất Lượng

Xí nghiệp ni trồng thủy sản

Ban Kiểm sốt hàng hóa

Văn phịng đại diện cơng ty tại An
Giang

( Nguồn báo cáo thường niên của công ty IDI năm 2008)
SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 12


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

3.6 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Hội đồng quản trị:
Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát, hoạt động của bộ máy điều hành. Quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuả cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền

của Đại Hội Địng Cổ Đơng ( ĐHĐCĐ). Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng
Giám Đốc đề nghị.
Ban kiểm sốt:
Kiểm tra hoạt động tài chính, giám soát việc chấp hành chế độ hoạch toán, hoạt động của
hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của công ty, thẩm định báo cáo hàng năm. Thường xuyên
thông báo với hội đồng quản trị ( HĐQT) về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT
trước khi trình báo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. Được sử dụng hệ thống kiểm tốn nội bộ
của cơng ty để thực hiên nhiệm vụ của mình.
Ban Tổng Giám Đốc:
Điều hành hoạt động của công ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ), giúp việc cho TGĐ, là các
phó TGĐ, Kế Tốn Trưởng và bộ phận chun mơn nghiệp vụ; TGĐ là người chịu trách nhiệm
trước Hội Đồng Quản Trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hằng ngày tại công ty IDI;
TGĐ trực tiếp điều hành và quyết định tồn bộ các hoạt động của các phịng ban trong cơng ty,
phó TGĐ là người giúp cho TGĐ trong việc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của
cơng ty theo sự phân cơng của TGĐ; phó TGĐ có trách nhiệm hỗ trợ cùng TGĐ trong việc điều
hành mọi công việc chung tại Công Ty, về nghiệp vụ cũng như tổ chức tài chính.
Ban quản lý các dự án đầu tƣ: chịu trách nhiệm về các khoản vốn đầu tư, tổ chức, xây dựng
các dự án đầu tư, kiểm tra , đôn đốc việc thực hiện,…
Các đơn vị trực thuộc: nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu số 1, nhà máy chế
biến phụ phẩm Triseco, xí nghiệp ni trồng thủy sản, trung tâm kiểm nghiệm, chi nhánh cơng
ty tại Đồng Tháp, văn phịng đại diện cơng ty tại An Giang.
Các phịng trong cơng ty
Phịng hành chính - nhân sự: đứng đầu là trưởng phịng chịu sự quản lý của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; Bộ phận tổ chức hành chính và phát triển thực hiện các việc liên quan đến vận
chuyển; Bộ phận tuyển dụng xây dựng quy trình tuyển dụng, lập kế hoạch, phân công, lên lịch
tuyển dụng; Bộ phận đào tạo xây dựng, tổ chức nhân viên; Bộ phận quản lý tiền lương và phúc
lợi nhân viên hoàn thiện quy chế nhân viên, xây dựng quy trình chấm cơng.
Phịng tài chính - kế tốn: đứng đầu là trưởng phịng chịu sự giám sát của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; Phê duyệt tài chính của các đơn vị trực thuộc; Lưu sổ sách; Chi trả cổ tức cho
cổ đông; Sổ cái; Thuế; Báo cáo tài chính và báo cáo kế tốn; Đối chiếu mọi giao dịch phi tiền

tệ; Chi phí nội bộ.
Phịng kinh doanh tiếp thị: đứng đầu là trưởng phòng chịu sự quản lý của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện; Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức bán và quảng bá; Quản
trị mọi kênh phân phối sản phẩm; đảm bảo nguồn vốn được đầu tư an tồn.
Phịng thanh tra - Pháp chế: đứng đầu là trưởng phòng chịu sự quản lý của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; Có nhiệm vụ kiểm tra và giải quyết các chứng từ, thủ tục liên quan đến luật,
quy tắc, …
Phòng quản lý chất lƣợng: đứng đầu là trưởng phòng chịu sự quản lý của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; Có nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu,…đảm bảo chất lượng sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 13


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Ban kiểm soát hàng hóa: nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa.
3.7 Sơ lƣợt về các hoạt động của công ty IDI
 Lĩnh vực hoạt động:
Công ty đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Công ty sẽ xây dựng 3 nhà máy chế biến thủy sản với quy mô lớn tại Cụm công nghiệp Vàm
Cống. Mặt khác, nhằm đảm bảo cho các nhà máy hoạt động tốt, cơng ty cịn xây dựng nhiều xí
nghiệp phụ trợ như: xí nghiệp chế biến phụ phẩm, xí nghiệp bao bì, xí nghiệp chế biến thức ăn
thủy sản, …Đặc biệt là xí nghiệp ni trồng thủy sản theo cơng nghệ hiện đại, tạo nguồn cung
cấp nguyên liệu ổn định cho 3 nhà máy (đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu), nhằm
thỏa mãn các nhu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Nhiệm vụ trong quá trình hoạt động:
Đối với cán bộ - cơng nhân viên: có chế độ đãi ngộ đối với những người có năng lực
làm việc tốt, cơng ty cịn xây dựng các khu cao ốc để bố trí chỗ ở cho lực lượng cán bộ - công
nhân viên ở Cụm công nghiệp Vàm Cống. Bên cạnh việc bố trí chổ ở, khu cao ốc còn đáp ứng
nhu cầu về ăn uống, vui chơi, giải trí,… để cán bộ - cơng nhân viên yên tâm lao động sản xuất,
nâng cao hiệu quả hoạt động cho các nhà máy cũng như Cụm công nghiệp. Xác định tiêu chí
hoạt động “Quyền lợi của cơng ty là quyền lợi của nhân viên và khách hàng”. Công ty ln có
chính sách đào tạo nguồn nhân lực, vừa làm vừa học, dùng kinh nghiệm của người vô trước
chia sẽ cho người vô sau… Công ty không những sử dụng lao động tại chỗ mà còn thu hút lao
động ở các vùng miền khác trong cả nước. Đặc biệt là chủ trương tuyển dụng sinh viên tốt
nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành thủy sản uy tín trong cả nước.
Đối với nhà nƣớc: ln ln hồn thành nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng thuế.
Đặc biệt là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế
địa phương.
Đối với xã hội: song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng luôn quan
tâm làm tốt công tác xã hội từ thiện vì cuộc sống cộng đồng như: chi hàng trăm triệu đồng
đóng góp vào quỹ từ thiện vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, trực tiếp tặng quà cho các
gia đình nghèo, trẻ em cơ nhở, những gia đình khó khăn ở vùng bị ảnh hưởng thiên tai, dịch
bệnh… Ngồi ra cịn tài trợ nhiều chương trình ca nhạc gây quỹ từ thiện, quỹ người nghèo.
Mang tấm lòng nhân ái đến tất cả đồng bào trong và ngồi tỉnh.
Tính chất hoạt động: cơng ty thuộc cơng ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia
với nguồn vốn hoạt động lớn. Công ty hoạt động với mục đích mang lại lợi nhuận cho những
thành viên, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đảm bảo nguồn đầu ra cho các hộ nuôi trồng
thủy sản. Đáp ứng một cách tốt nhất về sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu khách hàng.
Công ty luôn chủ động đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, mang thương
hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao vương ra toàn cầu.
 Những thành tựu, thuận lợi và khó khăn của cơng ty IDI qua ba năm 2007- 2009.
Những thành tựu đã đạt đƣợc
Năm 2007, công ty tiến hành khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản số 1.
Sang năm 2008, hoàn thành một nửa nhà máy và đưa vào hoạt động với công suất tối đa 300

tấn nhiên liệu/ ngày và kho lạnh súc chứa 4600 tấn. Bên cạnh đó, cơng ty cịn xây dựng nhà

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 14


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

máy chế biến phụ phẩm số 1. Năm 2009, cơng ty đã hồn thành nhà máy số 1 với công suất
600 tấn nhiên liệu / ngày.
Năm 2008, được UBND tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tồn bộ diện tích đất cụm công nghiệp co công ty sao khi đã đền bù giải phóng mặt bằng.
Cơng ty hồn thành sang lắp mặt bằng cao trình dược lũ và chống sạt lỡ, các hạn mục hạ tầng
kỹ thuật như đường giao thông nội bộ ; Hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải. Cơng ty
xây dựng hồn chỉnh khu nhà tập thể cho cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó cơng ty cịn có nguồn ngun liệu riêng để đảm bảo sự biến động thị
trường nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, cơng ty cịn có vùng ni ngun liệu riêng theo tiêu
chuẩn an tồn vệ sinh quốc tế, góp phần làm tăng niềm tin và thu hút mạnh mẽ khách hàng
nước ngoài. Nhà máy chế biến phụ phẩm Trisedco với công suất 450 tấn nguyên liệu/ngày.
Nhà máy được đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngồi. Nhà máy
phụ phẩm này đã góp phần làm giảm sự lãng phí, tăng thêm lợi nhuận cho cơng ty.
Trong tình hình khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhưng công ty vẫn đứng vững và phát
triển ổn định. Hàng hóa của cơng ty được phép tiêu thụ trên thị trường thế giới, công ty đã
bước đầu tạo được ấn tượng tốt đẹp về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa. Sau 6 tháng
bán hàng của năm 2008, IDI đã giới thiệu và bán sản phẩm trên 40 quốc gia khắp các châu lục.
Ngồi ra, cơng ty cịn tham gia các kỳ xúc tiến thương mại ở nước ngoài do Vasep và VCCI tổ
chức, tham gia các hoạt động quảng cáo trên báo quốc tế, đăng tải trên trang Web chun

ngành thủy sản, tích cực chăm sóc phục vụ khách hàng… và đã đạt được nhiều thành công
đáng kể, thu hút được nhiều khách hàng. Năm 2008 công ty đã tham dự hội chợ VIETFISH ở
Việt Nam, COXERMA ở Tây Ban Nha, Nga, GUFTFOOD ở Dubai – UAE, BOSTON ở Mỹ
…Công ty mời khách hàng đến thăm nhà máy, từ việc đó tạo một bước ngoặc lớn trong sự
nghiệp, tạo dựng lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu. Quan trọng nhất là
cơng ty có đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, kỹ sư giỏi, cơng nhân có tay nghề cao.
Cơng ty đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu theo các năm. Năm 2007, tổng doanh
thu đạt được là 9,308 triệu đồng. Đến năm 2009, mức tăng doanh thu đạt 719,690 triệu đồng,
tổng lợi nhuận đạt cuối năm 2009 là 33,105 triệu đồng. Công ty đã nổi trội lên trong ngành
thủy sản và trở thành một trong những công ty thành công trong ngành xuất khẩu thủy sản.
Cơng ty kinh doanh có hiệu quả và chuẩn bị thực hiện nhiều chiến lượt mới nhằm mở rộng qui
mô, thị trường, thực hiện định hướng trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong ngành
trong thời gian sắp tới.
 Những thuận lợi của công ty IDI
Ở Việt Nam, cá tra chủ yếu được nuôi chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long,
thông qua bè và ao dọc 2 bên con sông Tiền và sông Hậu, là 2 nhánh lớn của sông Cửu Long.
Việc đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại ĐBSCL giúp IDI có được những lợi thế lớn về
nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu dồi dào giúp các nhà máy của IDI ln đảm bảo hoạt
động. Cơng ty có nguồn đầu vào ổn định, đảm bảo việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu khi có sự
biến động về thị trường ngun liệu. Sắp tới cơng ty có khu ni cá riêng theo tiêu chuẩn đảm
bảo an toàn vệ sinh, đây là một thế mạnh của công ty.
Sản phẩm của công ty đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ chế biến đạt
chuẩn ISO,đảm bảo chất lượng vệ sinh… Đây là điểm mạnh của cơng ty, hàng hóa đạt chất
lượng đáp ứng tiêu chuẩn nước ngoài, tránh được nguy cơ hàng hóa tổn thất do kém chất
lượng, tạo lịng tin và uy tín trước khách hàng.

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 15



Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty cổ phần IDI

GVHD: Lƣu Thị Thái Tâm

Cơng ty có cơ sở hạ tầng hiện đại và quy mô lớn. Công ty có nguồn tài chính mạnh, đủ
khả năng trang trãi các chi phí, mỡ rộng quy mơ sản xuất, trang thiết bị hiện đại tạo ra sản
phẩm chất lượng cao, sẳn sàng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Mặt khác hạn chế được
những rủi ro khi có sự biến động về tài chính.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm kể
từ khi có thu nhập chịu thuế và nhiều chính sách ưu đãi khác, giúp cơng ty có thêm nhiều điều
kiện thuận lợi để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Cơng ty có nguồn đầu vào ổn định, đảm bảo việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Khi có
sự biến động về thị trường nguyên liệu, công ty vẫn đảm bảo được nguồn ngun liệu đầu vào
vì cơng ty có vùng ngun liệu riêng. Sắp tới đây, cơng ty sẽ có ao ni cá riêng theo tiêu
chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh, đây là một thế mạnh của công ty. Một lợi thế lớn nữa là Hiệp
định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực thi hành sau khi
được quốc hội hai nước chsnh thức phê chuẩn vào tháng 06/2009. Đây là một thuận lợi rất tốt
để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường có nhu cầu rất cao về mặt
hàng thủy sản. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ đới với cá da trơn
Pangasius fillet đông lạnh ( cá tra, basa) của Việt Nam tăng mạnh, đây là cơ hội lớn để phát
triển nghành xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.
 Những khó khăn của cơng ty IDI:
Biến động về giá cả thị trường của mặt hàng cá tra, cá basa, điều này làm lợi nhuận
công ty giảm, trong khi giá vốn bán hàng tăng. Lợi nhuận thu về thấp mà phải trang trãi một
khoản chi phí tương đối cao. Tình hình biến động thị trường, lạm phát và sự sụt giảm tỷ giá
hối đối gây ảnh hưởng nhiều mặt đến cơng ty, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Sự cạnh tranh của các đối thủ. Khi sự cạnh tranh xảy ra, phát sinh nhiều vấn đề: chạy
theo giá giảm, dẫn đến không đạt chất lượng. Mặt khác, có một số doanh nghiệp kinh doanh
khơng lành mạnh, chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng, gian lận

trong thương mại… Khách hàng sẽ không tin dùng mặt hàng trong ngành, các công ty trong
ngành bị ảnh hưởng, khả năng tiêu dùng giảm. Các công ty lớn ra đời trước với thương hiệu
mạnh làm tăng khả năng cạnh tranh gây khó khăn cho các công ty mới vào nghề.
 Định hƣớng sắp tới của công ty IDI
- Công ty tiến hành định vị thị trường: tập trung vào thị trường Trung Đông và Châu Âu;
- Định vị lại dòng sản phẩm: chủ yếu tập trung vào các mặt hàng có biến động giá
nguyên liệu ít;
- Định vị lại khách hàng: tập trung vào khách hàng có mối quan hệ tốt, tài chính ổn định;
- Phát triển thêm các thị trường tiềm năng như Nam Mỹ.
Cơng ty tìm kiếm các giải pháp sản xuất để tiết kiệm chi phí, ổn định giá thành. Cơng
ty ln tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và người ni trồng thủy sản. Kiểm sốt chặt
chẽ q trình thu mua nguyên liệu đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khi chế biến thủy sản.
Ngồi ra, cơng ty cịn định hướng đầu tư một số lĩnh vực khác như: mua bán, chế biến xuất
khẩu gạo, đầu tư dự án củi trấu.

SVTH: Nguyễn Văn Tri Túc

Trang 16


×