Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long phòng giao dịch huyện lấp vò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ THỊ MỸ NGỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG PHỊNG GIAO DỊCH HUYỆN LẤP VỊ

CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên,05, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ NĂM 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN LẤP VÒ

Giảng viên hướng dẫn
TRẦN MINH HIẾU

Sinh viên thực hiện :
HỒ THỊ MỸ NGỌC
LỚP: DH8NH


MSSV: DNH073253

Long xuyên, 05, 2010


MỤC LỤC
trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 3
2.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng ....................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại ............................................... 3
2.1.2. Bản chất của Ngân hàng thương mại................................................ 3
2.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại ............................................ 3
2.2.Những vấn đề cơ bản về tín dụng .............................................................. 3
2.2.1. Khái niệm cơ bản về tín dụng Ngân hàng ......................................... 3
2.2.2. Vai trò và chức năng.......................................................................... 3
2.2.2.1. Vai trò .......................................................................................... 3
2.2.2.2. Chức năng.................................................................................... 4
2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay....................................................... 4
2.2.3.1. Nguyên tắc cho vay .................................................................. 4
2.2.3.2. Điều kiện vay vốn..................................................................... 5
2.2.4. Thời hạn và phương thức cho vay ...................................................... 5
2.2.4.1. Thời hạn cho vay ...................................................................... 5
2.2.4.2. Phương thức cho vay ................................................................ 5
2.2.5. Đối tượng cho vay ............................................................................... 5
2.2.6. Lãi suất cho vay ................................................................................... 6

2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................. 6
2.3.1. Một số khái niệm có liên quan ..................................................... 6
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ...................... 6
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MHB ............................................................. 8
3.1.Giới thiệu sơ lược về MHB phòng giao dịch Lấp Vò ............................... 8
3.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của MHB PGD Lấp Vò ................ 8


3.1.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................... 8
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ................................ 8
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch huyện Lấp Vị ...... 10
3.3. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của
MHB PGD Lấp Vò ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
MHB PGD HUYỆN LẤP VỊ.......................................................................... 12
4.1. Phân tích tín dụng tại MHB phòng giao dịch huyện Lấp Vò .............. 12
4.1.1.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn............................................ 13
4.1.2. Phân tích dư nợ ngắn hạn ............................................................. 14
4.1.3. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn ............................................. 15
4.1.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn ..................................................... 17
4.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ..................... 19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 21
5.1. Kết luận ................................................................................................ 21
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 21


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG
trang
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức MHB phòng giao dịch Lấp Vò .......................................... 9
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB qua ba năm 2006- 2008...... 10

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB qua ba năm 2006- 2008 .......... 10
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động tín dụng của MHB trong thời gian qua ...................... 12
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ...................................................... 13
Bảng 4.3: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ........................................................ 15
Bảng 4.4: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế ........................................................ 16
Bảng 4.5: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế ................................................ 17
Bảng 4.6: Kết quả chung của hoạt động cho vay ngắn hạn ..................................... 19


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN - TTCN

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

HSTN

Hệ số thu nợ

NHTM

Ngân hàng thương mại


PGD

Phòng giao dịch

XNK

Xuất nhập khẩu


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập cùng bạn bè quốc tế, có thể sánh vai được
cùng bạn bè năm châu, đó là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người nói riêng và của
cộng đồng nói chung và Ngân hàng cũng là một bộ phận đóng vai trò rất lớn vào sự phát
triển của đất nước, huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội, mọi người đều có lợi.
Ta thấy ngày nay có nhiều Ngân hàng mọc lên, với hình thức đa dạng và phong phú,
giải quyết tình hình tài chính cho nhiều ngành kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh thuận lợi và hiệu quả cao, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, đưa đất
nước từng ngày đi lên. Người ta cho rằng NHTM ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng
hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng
nhiều thế kỷ, hệ thống NHTM ngày càng được hoàn thiện, NHTM trở thành một trong
những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM đã và sẽ
góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM có một vị trí đặc biệt
trong nền kinh tế - xã hội, là loại Ngân hàng giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ
chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng vốn đó để cho
vay chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ Ngân hàng
cho các đối tượng nói trên.

NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt
của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở
đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền
kinh tế xã hội.
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất
trong nền kinh tế thị trường, nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn
tiền nhàn rỗi năm rải rác trong xã hội sẽ được huy động tập trung lại, đồng thời sử dụng số
vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội, với các
loại hình hoạt động của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng( huy động
vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá,
bao thanh tốn,…).
Nhận thức được vai trị quan trọng của tín dụng ngắn hạn đối với sự phát triển của
Ngân hàng và đất nước, tôi nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long( MHB ) phịng giao dịch huyện
Lấp Vị” nhằm phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, giúp
Ngân hàng có những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn và hạn chế rủi ro tín
dụng.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Để phản ánh thực trạng tình hình tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà đồng
bằng Sơng Cửu Long phòng giao dịch huyện Lấp Vò, đề tài tập trung vào phân tích:

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

1


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

Hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, thơng qua việc phân tích tình hình

cho vay, tình hình thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ của ngân hàng qua ba năm 2007 – 2009.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn và hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua ba
năm 2007-2009 tại MHB PGD huyện Lấp Vò.
1.4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thực tế tại Ngân hàng.
Tham khảo một số sách chuyên ngành.
Thông tin từ mạng.
Phương pháp phân tích số liệu:
Phân tích từ các phương pháp thống kê, so sánh số liệu giữa các năm, các chỉ tiêu
giữa các thời kỳ và dựa trên những kiến thức đã học.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

2


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng:1
2.1.1. Khái niệm về NHTM.
NHTM là loại Ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp tổ chức
kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho
vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ Ngân hàng
cho các đối tượng nói trên.

2.1.2. Bản chất của NHTM.
NHTM là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan
trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn
cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
2.1.3. Chức năng của NHTM
- Trung gian tín dụng.
- Trung gian thanh tốn và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
- Cung ứng dịch vụ Ngân hàng.
2.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng:
2.2.1. Khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng.
“Tín dụng” xuất phát từ chữ latin là: Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Tiếng anh là Credit.
Theo ngơn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn. Tín
dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện
vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hồn trả lại với một lượng giá
trị lớn hơn.
* Khái niệm tín dụng trên đây đƣợc thể hiện ba mặt cơ bản sau đây:
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị sử dụng từ người này sang người
khác.
Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời.
Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng
giá trị dơi thêm gọi là lợi tức.
2.2.2.Vai trị và chức năng.
2.2.2.1.Vai trò.

1

Nguyễn Đăng Dờn. 2007 nghiệp vụ NHTM. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.


SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

3


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

Trên cơ sở phát huy chức năng vốn có, tín dụng thể hiện vai trị tích cực trong đời
sống kinh tế, xã hội, cụ thể là:
Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.
Góp phần ổn định đời sống, tạo cơng ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội.
2.2.2.2. Chức năng.
- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hồn trả.
Thực hiện chức năng này. Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong
nền kinh tế và phân phối lại vốn dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh
nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu
dùng, vốn tín dụng là một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn lưu động của các doanh
nghiệp. Ngồi ra vốn tín dụng cịn là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong lĩnh vực vốn cố
định.
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt.
+ Lúc đầu tiền tệ lưu thông là tiền đúc kim loại nhưng khi nền kinh tế phát triển,
đã làm xuất hiện việc lưu thông các dấu hiệu giá trị để thay thế cho tiền, vàng.
+ Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát
triển đa dạng, từ đó nó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong
lưu thơng, giảm được chi phí lưu thơng tiền mặt, đồng thời cho phép Nhà nước điều tiết
linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và lưu thông hàng hóa
phát triển.
- Chức năng phản ánh và kiểm sốt các hoạt động kinh tế:

Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục
vụ nhu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén
tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó tín dụng cịn được xem là một trong những
cơng cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm sốt, thúc đẩy q trình thực hiện các chiến
lược hoạch định phát triển kinh tế.
Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc thanh
tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm sốt q
trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.
2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay .
2.2.3.1. Nguyên tắc cho vay.
Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và
có hiệu quả kinh tế.
Vốn vay phải được hồn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

4


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

2.2.3.2. Điều kiện vay vốn.
Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
+ Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
2.2.4. Thời hạn và phƣơng thức cho vay.
2.2.4.1. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay ngắn hạn được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Thời hạn thu hồi vốn của thương vụ hoặc của phương án sản xuất kinh doanh.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
Nói chung thời hạn cho vay tối đa không quá mười hai tháng.
2.2.4.2. Phƣơng thức cho vay:
- Cho vay từng lần(cho vay theo món): Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn,
khách hàng và Ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín
dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là số dư nợ cho vay cao nhất mà Ngân hàng cam
kết sẽ thực hiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định( tháng,
năm).
- Cho vay trả góp: theo phương thức này Ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn
có thỏa thuận mức cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay và số kỳ hạn trả góp để
xác định một mức trả góp trong suốt thời hạn vay trả.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là Ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư
có trên tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp
thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: thẻ tín dụng là
loại thẻ Ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh tốn tiền hàng
hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các ATM trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp
thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.5. Đối tƣợng cho vay.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc


5


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

Giá trị vật tư hàng hóa( kể cả thuế giá trị gia tăng ) và các khoản chi phí để thực
hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống…
Các nhu cầu tài chính hợp lý gồm: thuế XNK để làm thủ tục XNK, nếu giá trị lơ
hàng XNK đó được hình thành bằng vốn vay của Ngân hàng đó.
2.2.6. Lãi suất cho vay:
Lãi suất tiền vay được tính theo từng thời điểm của hợp đồng tín dụng hoặc trên giấy
nhận nợ và Ngân hàng được quyền điều chỉnh lãi suất cho vay căn cứ vào quy định của
Tổng Giám Đốc MHB theo từng thời điểm.
Lãi tiền vay người vay phải trả cho Ngân hàng tính từ ngày nhận tiền đến ngày trả nợ.
Lãi tiền vay: theo định kỳ riêng, theo gốc( chia trả dần hàng thàng ).
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.
2.3.1. Một số khái niệm có liên quan.
Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho
khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một trong những chỉ tiêu
nói lên hiệu quả của việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Doanh số thu nợ.
Là chỉ tiêu dư nợ mà khách hàng hiện thời chiếm dụng và đã hoàn lại cho Ngân hàng.
Dƣ nợ.
Là chỉ tiêu phản ánh tồn bộ số tiền Ngân hàng cịn đang cho khách hàng vay ở một
thời điểm nhất định trong năm tài chính.
Nợ quá hạn.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng đã tới hạn nhưng người vay chưa trả
hoặc khơng có khả năng trả nợ cho khoản tín dụng đó.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
+ Hệ số thu nợ( % ).
DSTN

HSTN =

*100%

DSCV 00

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn vốn trong khi cho vay, nó
được tính giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ ngắn hạn cao thể hiện
tình hình thu nợ từ việc cho vay là tốt, hoạt động tín dụng có hiệu quả, đồng thời nói lên
thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ( NQH/TDN )(%).
NQH

NQH/ TDN =

*100%
TDN

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

6


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò


Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.
Ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngắn hạn càng cao.
+ Vịng quay vốn tín dụng( lần )
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh
số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vịng quay vốn tín dụng càng
cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ

Vịng quay vốn tín dụng =

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

Dư nợ bình quân

7


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MHB
3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về MHB – Phòng giao dịch Lấp Vò.
Hội trụ sở chính đặt tại số 9 Võ Văn Tân, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch: Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tên tiếng anh: MHB(Housing Bank of Mekong).
Phòng giao dịch đặt tại: đường 3/2, quốc lộ 80, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.3846488.
Fax: 067.3846489.

3.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của MHB PGD huyện Lấp Vị2
3.1.1.1.Lịch sử hình thành:
Sự ra đời của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có Ngân hàng phát
triển nhà Đồng Bằng sơng Cửu Long Việt Nam là chặng đường dài cả đất nước thực hiện
nghị quyết của Đại hội VI của Đảng- nghị quyết của sự đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà
Nước ta là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
Căn cứ theo quyết định số 343/QĐTL-NHN PTN ngày 16/12/2002 của giám đốc
Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long chi nhánh Đồng Tháp thành lập
phòng giao dịch Lấp Vò trực thuộc chi nhánh Sa Đéc và căn cứ theo quyết định số
479/NHN- ĐTH- 01 ngày 30/11/2006 của giám đốc Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng
sông Cửu Long chi nhánh Đồng Tháp để thành lập phòng giao dịch Lấp Vò trên cơ sở
chuyển giao phòng giao dịch Lấp Vò trực thuộc chi nhánh Sa Đéc về trực thuộc tỉnh Đồng
Tháp.
Ngày 06/02/2003 Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long phịng giao
dịch Lấp Vị chính thức đi vào hoạt động.
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Ban giám đốc.
Ban lãnh đạo gồm một giám đốc và một phó giám đốc.
Ban giám đốc có quyền và nghĩa vụ:
Xây dựng và ban hành quy chế làm việc trong cơ quan.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, thông tin và tiếp nhận thông tin
phản hồi từ các phòng ban trong cơ quan.
Chỉ đạo hoạt động chung trong tồn phịng giao dịch.
2

Phịng tín dụng

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc


8


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Quyết định cuối cùng cho một khoản vay vốn.
Bố trí lao động, khen thưởng kỷ luật.
Giám đốc chịu trách nhiệm theo chế độ thủ trưởng.
Phó giám đốc giúp việc cho thủ trưởng theo sự phân cơng.
Phịng hành chánh.
Tổ chức thực hiện công tác phục vụ, bảo vệ, tham mưu cho lãnh đạo trong phân
cơng bố trí cán bộ trong tồn phịng giao dịch, đảm bảo các điều kiện vật chất, chăm lo
đời sống cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Phịng kế tốn ngân quỹ.
Tổ chức hạch tốn, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày
theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
Lập báo cáo hàng tháng, hàng quí, báo cáo quyết tốn hàng năm.
Kết hợp các phịng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm.
Thực hiện tốt vai trò quản lý, giám sát các tài sản của Ngân hàng.
Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, chi, vận
chuyển tiền.
Quản lý kho và bảo quản tài sản trong kho theo quy định.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
Trực tiếp giao dịch, quan hệ tín dụng với khách hàng.
Cho vay thu nợ, thống kê phân tích hoạt động tín dụng.
Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức an toàn tối ưu.
Hoạch định chiến lược kinh doanh.

Ban giám đốc


Phịng
Hành chánh nhân sự

Phịng
Kế tốn ngân quỹ

Phịng
Nghiệp vụ kinh doanh

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức MHB- phòng giao dịch Lấp Vò.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

9


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch huyện Lấp Vò.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB qua ba năm 2006- 2008.
Đơn vị tính: triệu đồng.

Khoản mục

2007/2006
2006

2007


ST
Thu nhập

2008/2007

2008
%

ST

%

10.291 13.568

16.725

3.277

31,84

3.157

23,27

Chi phí

8.371 10.803

13.432


2.432

29,05

2.629

24,34

Lợi nhuận trước thuế

1.920

3.293

845

44,01

528

19,09

2.765

(Nguồn: phịng tín dụng)
16,725
18,000
16,000
13,568

13,432
14,000
10,803
12,000 10,291
10,000
8,371
8,000
6,000
3,293
2,765
4,000
1,920
2,000
0
2006
2007
2008

Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB qua ba năm 2006- 2008.
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MHB phòng giao dịch Lấp Vò, ta thấy:
Doanh thu: doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, cụ thể là chênh
lệch tăng giữa năm 2007 và 2006 là 3.277 triệu đồng, tương đương là 31,84%, chênh
lệch giữa năm 2008 và 2007 là 3.157 triệu đồng, tương đương là 23,27%. Điều này cho
thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả cũng là do việc mở rộng phạm vi hoạt động, mở
rộng địa bàn, tích cực trong cơng tác thu hồi nợ.
Chi phí: tăng đều qua các năm, năm 2007 tổng chi phí là 10.803 triệu đồng, cao hơn

năm 2006 là 8.371 triệu đồng, tương đương với 29,05%, và tổng chi phí năm 2008 là
13.432 triệu đồng cao hơn so với năm 2007 tương ứng là 24,34%. Qua phân tích thấy
được Ngân hàng đã làm tốt cơng tác huy động vốn, vì chi phí chi trả lãi cho khách hàng
ngày càng cao làm cho tổng chi phí ngày càng tăng.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

10


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Lợi nhuận trước thuế: do Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận tăng
qua các năm, cụ thể năm 2006 là 1.920 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 là 2.765 triệu
đồng, chênh lệch 845 triệu đồng, tương ứng 44,01%, chênh lệch giữa năm 2008 so với
năm 2007 là 528 triệu đồng, tương đương 19,09%.
3.3. Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển trong hoạt động kinh doanh
của MHB phòng giao dịch Lấp Vò.
* Thuận lợi:
Phòng giao dịch đã đáp ứng kịp thời vốn cho các thành phần kinh tế, đẩy mạnh
phát triển kinh tế gia đình, cải thiện nâng cao đời sống sinh hoạt. Nhìn chung vốn mà
đầu tư đã mang lại hiệu quả cho người đi vay và người cho vay.
Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các ngành các cấp và đồn
thể quan tâm giúp đỡ.
Trình độ cán bộ cơng nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng lên.
* Khó khăn:
Trong địa bàn huyện có nhiều chi nhánh của các Ngân hàng khác như: Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Cơng
Thương, …làm cho thị phần hoạt động của MHB phòng giao dịch Lấp Vị giảm.

Ngân hàng đã chuyển sang hình thức đa doanh nhưng vẫn còn một số khách hàng
nghĩ MHB chỉ cho vay để xây dựng nhà ở nên làm cho doanh số cho vay vẫn còn nhiều
hạn chế.
Chỉ là phịng giao dịch nên Ngân hàng khơng quyết định được lãi suất cho vay và
huy động vốn để cạnh tranh với các Ngân hàng khác được.
Vị trí nằm ngay trung tâm của thị trấn nhưng Ngân hàng chưa có được trụ sở
khang trang, trang thiết bị phục vụ công việc và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế gây
nhiều bất tiện cho khách hàng đến giao dịch.
*Phƣơng hƣớng phát triển:3
Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc để tạo ấn tượng và lòng tin đối với khách
hàng.
Củng cố và nâng cao hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư đến các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, lựa chọn cho vay các khách hàng có khả năng tài chính tốt.
Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ thiếu lãi cao để
tăng nguồn thu. Ngân hàng cần mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm các khoản chi
khơng cần thiết.

3

Phịng tín

dụng

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

11


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị


CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI MHB
PHỊNG GIAO DỊCH LẤP VỊ
4.1. Phân tích hoạt động tín dụng tại MHB phịng giao dịch Lấp Vị.
Tín dụng là hoạt động quan trọng đối với một Ngân hàng, hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng dựa vào các chỉ số như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn. Nợ quá hạn thấp thì rủi ro cho Ngân hàng không đáng lo ngại. Để hiểu rõ hơn về
hoạt động tín dụng, ta sẽ đi vào phân tích bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4.1:Kết quả hoạt động tín dụng của MHB trong thời gian qua.
Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu

2007/2006
2006

2007

2008/2007

2008
ST

%

ST

%

1. D.số cho vay


71.000

80.560

95.350

9.560

13,46

14.790

18,36

2. D.số thu nợ

59.327

62.830

75.259

3.503

5,90

12.429

19,78


3. Dư nợ

92.499

110.229

130.320

17.730

19,17

20.091

18,23

765

905

630

140

18,30

-275

-30,37


4. Nợ q hạn

(Nguồn: phịng tín dụng)
Doanh số cho vay: tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2007 là 80.560 so với năm
2006 là 71.000 tăng 9.560 triệu đồng, tương ứng là 13,46%, chênh lệch giữa năm 2008
với 2007 là 14.790 triệu đồng, tương ứng 18,36%. Nguyên nhân làm doanh số tăng là do
Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng, với hình thức đa doanh, sẵn sàng cho vay
nếu thấy phương án kinh doanh của khách hàng khả thi, đảm bảo sinh lợi, vì vậy làm
cho lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều dẫn đến doanh số tăng lên.
Doanh số thu nợ: doanh số cho vay tăng đều qua các năm, vì thế mà thu nợ cũng tăng
theo, tỷ lệ chênh lệch giữa năm 2007 so với 2006 là 5,9%, năm 2008 so với năm 2007 là
19,78%. Thu nợ tăng cũng là do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, sinh lợi
nên khả năng trả nợ cao, và cán bộ nhân viên tín dụng thường xun đơn đốc, động viên
khách hàng trả gốc, lãi đúng hạn.
Dƣ nợ: mức dư nợ cũng tăng liên tục, năm 2007 là 110.229 triệu đồng so với năm 2006
tăng 17.730 triệu đồng, là 19,17%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 18,23%. Doanh số
cho vay tăng làm cho dư nợ cũng tăng theo.
Nợ quá hạn: Ngân hàng nào cũng đều mong muốn nợ quá hạn thấp để hạn chế rủi ro,
nhưng MHB vẫn khơng tránh khỏi tình trạng đó, như ta thấy, nợ quá hạn năm 2007 là

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

12


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

905 triệu đồng cao hơn so với 2006 là 765 triệu đồng, tương ứng 18,3%, nhưng năm

2008 nợ quá hạn là 630 triệu đồng thấp hơn so với 2007 là 905 triệu đồng, tương ứng số
tiền giảm là 275 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 30,37%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng
bởi dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên gia cầm,…nhưng đến năm 2008
nợ quá hạn giảm xuống và Ngân hàng đã kịp thời điều chuyển hướng cho vay và có kế
hoạch tập trung xử lý nợ quá hạn.
4.1.1.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn.
Bảng 4.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2007/2006

2008/2007

ST

%

ST

%

ST


%

ST

%

ST

%

19.312

40,0

16.192

30,0

23.027

35,0

-3.120

-16,16

6.835

42,21


hải

4.828

10,0

3.778

7,0

3.290

5,0

-1.050

-21,75

-488

-12,92

CN- TTCN

2.414

5,0

3.239


6,0

4.605

7,0

825

34,18

1.366

42,17

17.864

37,0

25.368

47,0

29.606

45,0

7.504

42,0


4.238

16,71

Ngành
khác

3.862

8,0

5.398

10,0

5.263

8,0

1.536

39,77

-135

-2,5

Tổng

48.280


100

53.975

100

65.791

100

5.695

11,79

11.816

21,89

Nơng
nghiệp
Thủy
sản

TM- DV

(Nguồn: phịng tín dụng)
Ngành nông nghiệp: năm 2007 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 16.192 triệu
đồng, năm 2006 là 19.312 triệu đồng, giảm 16,16%, tương ứng 3.120 triệu đồng, năm
2008 là 23.027 triệu đồng tăng 6.835 triệu đồng, tương ứng 42,21% so với năm 2007.

Doanh số cho vay giảm rồi lại tăng, là do Lấp Vị là huyện có diện tích đất nông nghiệp
cao, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân đã mở rộng quy mô sản xuất
nên cần bổ sung nguồn vốn để phục vụ cho nông nghiệp.
Ngành thủy hải sản: nhìn chung qua các năm đều giảm, năm 2007 là 3.778 triệu đồng,
giảm 1.050 triệu đồng, tốc độ giảm là 21,75% so với năm 2006, năm 2008 là 3.290 triệu
đồng, giảm 488 triệu đồng, tốc độ giảm là 12,92% so với năm 2007. Nguyên nhân là do
Ngân hàng hạn chế cho vay đối với những hộ sản xuất không hiệu quả, nhận thấy rủi ro
cao khi đầu tư cho ngành thủy hải sản, vì thị trường thời gian này có nhiều biến động,
khó tìm nơi tiêu thụ sản phẩm.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

13


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

Ngành tiểu thủ cơng nghiệp: tăng qua các năm, năm 2006 là 2.414 triệu đồng, đến năm
2007 tăng lên 825 triệu đồng, tốc độ tăng 34,18%, năm 2008 là 4.605 triệu đồng tăng
1.366 triệu đồng, tốc độ tăng là 42,17% so với năm 2007. Nguyên nhân là do có nhiều
doanh nghiệp đầu tư, hộ kinh doanh tại chỗ, các cá thể hợp tác thành lập doanh
nghiệp…nên có nhu cầu về vốn.
Thƣơng mại dịch vụ: doanh số cho vay biến động theo chiều hướng tăng lên, cụ thể
năm 2006 là 17.864 triệu đồng, đến năm 2007 là 25.368 triệu đồng, tăng 7.504 triệu
đồng, tương ứng 42%, năm 2008 là 29.606 triệu đồng, tăng 4.238 triệu đồng, tương ứng
16,71% so với năm 2007. Nguyên nhân ngành này thường ít rủi ro, khách hàng đi vay
cầm cố các giấy tờ có giá, nếu đến hạn mà khách hàng không trả lại vốn thì Ngân hàng
có quyền đổi giá trị đó thành tiền và do mức sống được nâng lên nên nhu cầu về thương
mại dịch vụ cũng cần thiết, vì vậy mà nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất cũng tăng

theo.
Các ngành khác: người dân thường vay vốn để đối phó tình trạng thiếu vốn tạm thời
như: mua phân bón, chi tiêu dùng sinh hoạt,…Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay là
3.862 triệu đồng, chiếm 8% tổng doanh số cho vay. Năm 2007 doanh số cho vay 5.398
triệu đồng tăng 1.536 triệu đồng tương đương 39,77%, đến năm 2008 doanh số cho vay
giảm 2,5% tương ứng với giảm 135 triệu đồng.
Tóm lại: nhìn chung doanh số cho vay qua các năm đều tăng, do Ngân hàng đã có
những định hướng đúng đắn trong cơng tác tín dụng cũng như trong quản lý nguồn vốn
của Ngân hàng và Ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng nên số lượng
khách hàng tham gia giao dịch ngày càng nhiều.
4.1.2. Phân tích dƣ nợ ngắn hạn.
Để biết thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì ta đi vào phân tích dư
nợ của Ngân hàng để thấy được Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay khơng. Phân tích
dư nợ ngắn hạn giúp chúng ta biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu khách hàng gồm
những khoản nợ còn trong thời hạn vay hoặc được gia hạn, đồng thời Ngân hàng cũng
có thể đánh giá một phần nào kinh tế xã hội trên địa bàn. Mặt khác giúp chúng ta nhận
định được các mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa các chỉ tiêu cho vay, thu nợ, dư nơ,
từ đó tìm ra những ngun nhân nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn để phát huy
điểm mạnh và kịp thời khắc phục những điểm yếu trong kinh doanh.
Ngành nông nghiệp: dư nợ biến động theo chiều hướng tăng trong các năm qua, cụ thể
năm 2006 dư nợ là 25.160 triệu đồng, đến năm 2007 là 26.399 triệu đồng tăng 1.239
triệu đồng, tương ứng 4,92%. Năm 2008 dư nợ là 29.467 triệu đồng, tăng 3.068 triệu
đồng, tương ứng 11,62%. Nguyên nhân do doanh số cho vay tăng.
Ngành thủy hải sản: dư nợ năm 2006 là 6.290 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ ngành này
là 4.941 triệu đồng, giảm 1.349 triệu đồng tương ứng với giảm tỷ lệ 21,45% so với năm
2006, đến năm 2008 dư nợ là 4.136 triệu đồng, chiếm 4,66% tổng dư nợ, giảm 16,29%
ứng với giảm số tiền là 805 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do ngành này
có mức độ rủi ro cao khi đầu tư, do yếu tố biến động giá cả thị trường diễn ra hết sức
phức tạp.


SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

14


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Ngành CN- TTCN: dư nợ của ngành CN- TTCN tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 là
3.145 triệu đồng, chiếm 5% tổng dư nợ. Năm 2007 đạt 3.393 triệu đồng, tăng 7,86%
tương ứng tăng 248 triệu đồng so với năm 2006, chiếm 4,58% tổng dư nợ. Năm 2008 dư
nợ đạt 5.439 triệu đồng, chiếm 6,13% tổng dư nợ, tăng 60,3% tương ứng tăng 2.046
triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu
tư máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu. Do vậy nhu
cầu vốn lưu động cho ngành CN- TTCN rất lớn.
Ngành thƣơng mại- dịch vụ: Đây là ngành ít chịu tác động bởi điều kiện nên tình hình
cho vay của phòng giao dịch tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 là 23.272 triệu
đồng, chiếm 37% tổng dư nợ. Năm 2007 đạt 31.550 triệu đồng, tăng 35,57%, tương ứng
tăng 8.278 triệu đồng so với năm 2006, chiếm 42,55% tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 40.174
triệu đồng, tăng 27,33% tương ứng tăng 8.624 triệu đồng so với năm 2007 và chiếm
45,26% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do huyện đang ra sức hoàn chỉnh các ngành
thương mại-dịch vụ để đáp ứng những tiêu chuẩn của một huyện đang phát triển về mọi
mặt.
Ngành khác: Dư nợ ngành khác liên tục tăng trong các năm qua. Năm 2006 đạt 5.032
triệu đồng, chiếm 8% trên tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ là 7.867 triệu đồng, chiếm
10,61% tổng dư nợ, tăng 56,34%, tương ứng tăng 2.835 triệu đồng so với năm 2006.
Đến năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng là 9.548 triệu đồng, chiếm 10,75%, tăng 21,37% ứng
với tăng số tiền là 1.681 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngành
khác tăng là vì doanh số cho vay ngành này tăng.
Bảng 4.3: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

ST

%

ST

%

1. Nơng nghiệp

25.160

40,00

26.399

35,60

2. Thủy hải sản

6.290


10,00

4.941

3. CN- TTCN

3.145

5,00

23.272

4. TM- DV
5.Ngành khác
Tổng

ST

2007/2006

2008/007

%

ST

%

ST


%

29.467

33,20

1.239

4,92

3.068

11,62

6,66

4.136

4,66

-1.349

-21,45

-805

-16,29

3.393


4,58

5.439

6,13

248

7,86

2.046

60,30

37,00

31.550

42,55

40.174

45,26

8.278

35,57

8.624


27,33

5.032

8,00

7.867

10,61

9.548

10,75

2.835

56,34

1.681

21,37

62.899

100

74.150

100


88.764

100

11.251

17,89

14.614

19,71

4.1.3. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn.
Rủi ro luôn là yếu tố ẩn chứa trong bất cứ hoạt động nào. Trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ của Ngân hàng, yếu tố rủi ro lớn nhất là không thu được nợ khi cho vay.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

15


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

Trong ba năm qua, Ngân hàng ln thực hiện phương châm tín dụng là “chất lƣợng, an
tồn, hiệu quả”. Trong cơng tác tín dụng với doanh số ngày càng cao thì việc thu hồi
vốn cho Ngân hàng cần được chú trọng. Tình hình thu nợ qua ba năm được thể hiện như
sau:
Bảng 4.4. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: triệu đồng.
2006

2007

2008

2007/2006

2008/2007

Chỉ tiêu
ST

%

ST

%

ST

%

ST

%

ST


%

Nơng nghiệp

15.662

40,0

14.953

35,0

19.958

39,0

-709

-4,53

5.005

33,47

Thủy hải sản

3.916

10,0


5.127

12,0

4.095

8,0

1.211

30,92

-1.032

-20,13

CN-TTCN

1.958

5,0

2.991

7,0

2.559

5,0


1.033

52,76

-432

-14,44

15.271

39,0

17.090

40,0

20.982

41,0

1.819

11,91

3.892

22,77

Ngành khác


2.349

6,0

2.563

6,0

3.582

7,0

214

9,11

1.019

39,76

Tổng cộng

39.156

100

42.724

100


51.176

100

3.568

9,11

8.452

19,78

TM-DV

( Nguồn: phịng tín dụng )
Trong hoạt động kinh doanh của mình, MHB Lấp Vị đã phân cơng trách nhiệm cho
từng cán bộ tín dụng trong việc thu nợ tại địa bàn mình quản lý, thường xuyên kiểm tra,
phát hiện kịp thời ngăn chặn khách hàng sử sụng vốn vay sai mục đích nên đã đạt được
những kết quả khá tốt trong công tác thu nợ theo ngành kinh tế qua ba năm 2006-2008.
Cụ thể như sau:
- Nông nghiệp:
Doanh số thu nợ ngành này biến động theo hướng giảm xuống rồi lại tăng lên. Năm
2007 Ngân hàng thu nợ được 14.953 triệu đồng. Năm 2008 doanh số thu nợ tăng lên đến
33,47% so với năm 2007 thu được 19.958 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng
là do doanh số cho vay mỗi năm đều tăng, nên Ngân hàng chú trọng đến công tác thẩm
định cũng như công tác thu nợ. Đồng thời cũng do người dân đã có nhiều kinh nghiệm
trong trồng trọt, nương rẫy nên đa đem lại nhiều thu hoạch cho việc gieo trồng nên việc
trả nợ cho Ngân hàng diễn ra đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân
hàng.
- Thủy hải sản:

Doanh số thu nợ ngành này biến động theo hướng tăng lên rồi lại giảm xuống. Cụ
thể năm 2007 doanh số thu nợ được 5.127 triệu đồng, tăng 1.211 triệu đồng ứng với tăng
tỷ lệ 30,92% so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do người dân đạt hiệu quả cao trong

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

16


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị

chăn ni làm cho người dân thu hồi vốn nhanh và có lãi cao nên đa số người dân đều
đảm bảo nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng. Nhưng năm 2008 doanh số thu nợ giảm
xuống còn 4.095 triệu đồng, giảm 1.032 triệu đồng, ứng với giảm tỷ lệ 20,13% so với
năm 2007. Nguyên nhân là do cá bị bệnh chết hàng loạt làm cho người dân nuôi cá bị
thất thu, mặt khác do giá cả thị trường thủy sản cá nước ngọt luôn biến động liên tục,
nông dân bị ép giá. Và đặc biệt ngành thủy sản nước ta chưa tìm được chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới.

- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
Doanh số thu nợ của ngành này tăng rồi giảm nhưng không đáng kể. Năm 2007
doanh số thu nợ tăng 52,76% tương ứng với 1.033 triệu đồng so với năm 2006. Năm
2008 doanh số giảm 14,44% ứng với 432 triệu đồng, giảm không đáng kể. Nhìn chung
doanh số của ngành này khá tốt. Nguyên nhân vì đây là ngành mới có nhiều tiềm năng
phát triển do có nhiều nguồn nhiên liệu dồi dào có sẵn tại địa bàn, hiệu quả hoạt động
của ngành trong những năm qua đạt kết quả khả quan góp phần thực hiện nghĩa vụ trả
nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
- Thƣơng mại- dịch vụ:
Doanh số thu nợ của ngành thương mại-dịch vụ liên tục tăng. Cụ thể năm 2007 đạt

17.090 triệu đồng, tăng 11,91% ứng với 1.819 triệu đồng so với năm 2006, đến năm
2008 doanh số này tiếp tục tăng 22,77% ứng với 3.892 triệu đồng so với năm 2007. Kết
quả đạt được như vậy là do ngành này hoạt động có hiệu quả.
Nhìn chung, đây là ngành mũi nhọn, một khách hàng lớn của Ngân hàng, tỷ trọng
cho vay và thu nợ chiếm tỷ trọng khá cao. Do đó bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành
này Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường kinh
doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư thích hợp, đảm
bảo nguồn vốn cho vay được an tồn và hiệu quả.
- Ngành khác:
Tình hình thu nợ tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2006 Ngân hàng thu được 2.563
triệu đồng tăng 214 triệu đồng hay 9,11% so với năm 2006. Đến năm 2008 khách hàng
trả nợ cho Ngân hàng được 3.582 triệu đồng tăng 39,76% so với năm 2007. Sở dĩ tình
hình thu nợ đã được kết quả khả quan như vậy là do trong những năm trước Ngân hàng
đã chủ động đầu tư vào các lĩnh vực này một cách chọn lọc. Đồng thời Ngân hàng cũng
thường xuyên theo dõi các khoản nợ lớn để có thể kịp thời thu hồi những khoản nợ có
rủi ro cao. Một mặt hiệu quả kinh tế của ngành này càng cao, sử dụng vốn có hiệu quả
tuy chưa tối ưu nhưng cũng một phần trả được nợ cho Ngân hàng làm cho doanh số thu
nợ của Ngân hàng tăng lên.
4.1.4. Phân tích tình hình nợ q hạn.
Để phản ánh hiệu quả của việc điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn
của khách hàng hay cách khác dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 4.5. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

17


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vị


Đơn vị tính: triệu đồng.
2006

Chỉ tiêu
ST

2007
%

ST

2008

2007/2006

%

ST

%

ST

2008/2007

%

ST


%

Nơng nghiệp

230 57,50

370

61,67

280

58,33

140

60,87

-90

-24,32

Thủy hải sản

100 25,00

80

13,33


150

31,25

-20

-20

70

87,40

-

-

-

-

-

-

-

-

-


70 17,50

150

25,00

50

10,42

80

114,29

-100

-66,67

CN TTCN
TM – DV
Ngành khác
Tổng

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

400

100

600

100

480

100

200

50


-120

-20

(Nguồn: phịng tín dụng)
- Nông nghiệp:
Tốc độ gia tăng của nợ quá hạn trong nông nghiệp khá cao. Năm 2007 nợ quá hạn
370 triệu đồng tăng 60,87% tương đương tăng 140 triệu đồng so với năm 2006 là 230
triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số này đạt 280 triệu đồng, giảm 24,32% so với năm
2007. Tuy tốc độ tăng rồi chậm lại nhưng việc kéo dài tình trạng nợ quá hạn sẽ dẫn đến
kết quả khơng tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này là do trong sản xuất nông nghiệp, người dân trông chờ vào mùa thu hoạch
nhưng không phải lúc nào cũng bán được giá, có lúc giá nơng sản cũng như vật ni
xuống rất thấp. Do vậy nợ quá hạn trong nông nghiệp thường hay xảy ra. Đến năm 2008
thì tốc độ nợ quá hạn giảm xuống do giá cả nông sản tăng cao, vì vậy tình hình nợ quá
hạn giảm xuống là điều tất yếu.
- Thủy hải sản:
Trong ngành thủy hải sản nợ quá hạn khá thấp. Năm 2006 nợ quá hạn là 100 triệu
đồng, năm 2007 nợ quá hạn giảm xuống còn 80 triệu đồng, năm 2008 tăng cao so với
năm 2007 tốc độ tăng là 87,40%. Tình hình nợ quá hạn của ngành thủy sản đã chứng tỏ
Ngân hàng đã rất nghiêm khắc trong công tác thẩm định khi cho vay, vì rủi ro kinh
doanh của ngành này xảy ra rất lớn.
- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
Đối với ngành này, nợ quá hạn luôn bằng 0 qua các năm, do trong những năm qua
đối tượng này sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận nên việc trả nợ cho Ngân
hàng được tốt, do đó khơng có nợ q hạn trong 3 năm 2006-2008.
- Thƣơng mại-dịch vụ:

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc


18


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
PGD huyện Lấp Vò

Năm 2007 nợ quá hạn là 150 triệu đồng, tăng 114,29% so với năm 2006 là 70 triệu
đồng. Đến năm 2008 giảm xuống còn 50 triệu đồng, giảm khoảng 66,67% ứng với 100
triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân do Ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp khắc
phục tình trạng nợ quá hạn, nên nợ quá hạn giảm một cách đáng kể.
- Ngành khác:
Đối với lĩnh vực này, nợ quá hạn bằng 0 qua các năm, do trong lĩnh vực này người
vay chủ yếu là để tiêu dùng cho những việc cấp bách, bổ sung nguồn vốn kinh doanh
tạm thời thiếu, nên họ rất dễ dàng trả nợ cho Ngân hàng, không để quá hạn khoản nợ vay
của mình.
 Đánh giá kết quả chung của hoạt động cho vay ngắn hạn.
Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn bao
giờ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.
4.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
-Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay
vốn của khách hàng hay nói cách khác nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng năm 2006
là 0,64%. Năm 2007 tăng lên 0,81%. Đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống cịn
0,54%. Tuy nhiên nó vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Do đó đội
ngũ cán bộ của Ngân hàng cần phấn đấu khắc phục và cải thiện tỷ lệ này.
- Hệ số thu nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu thể hiện khả năng thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách
hàng. Thơng qua tỷ lệ này chúng ta có thể đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn trong

việc thu nợ, hệ số này càng cao thì khả năng thu nợ càng tốt.
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng hệ số thu nợ của Ngân hàng năm 2006 là 81,10%,
năm 2007 là 79,16%. Đến năm 2007 giảm chỉ còn 77,79% nhưng hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng vẫn còn khá tốt. Chứng tỏ ba năm này Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
- Vịng quay tín dụng:
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu
tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ln có chiều
hướng giảm, tăng qua các năm. Năm 2006 là 0,68 vòng thì sang năm 2007 giảm xuống
cịn 0,62 vịng so với năm 2006, và đến năm 2008 tăng lên 0,63 vòng. Điều này chứng tỏ
Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn và đưa ra nhiều biện pháp hiệu quả để cải thiện tình
hình thu nợ của Ngân hàng, điều đó dẫn đến nguồn vốn của Ngân hàng được quay vòng
nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bảng 4.6: Kết quả chung của hoạt động cho vay ngắn hạn.
Đơn vị tính: triệu đồng.

SV: Hồ Thị Mỹ Ngọc

19


×