Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang đối với việc học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.06 KB, 28 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

NGƠ THỊ THU MAI
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHĨA 9 KHOA KINH TẾ - QTKD
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC THEO
QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM BA

An Giang, tháng 7 năm 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

CHUYÊN ĐỀ NĂM BA

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ -QTKD
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC THEO
QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

SVTH: NGƠ THỊ THU MAI


LỚP: DH9QT
MSSV: DQT083308
GVHD: TRỊNH HOÀNG ANH

An Giang, tháng 7 năm 2011


TÓM TẮT
Thái độ là một trong những mảng đề tài được nghiên cứu khá phổ biến. “Thái độ có
thể được định nghĩa là một bẩm chất được hình thành do tri thức để phản ứng một cách
thức thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự việc cụ thể”.
Trong đề tài này tác giả tiến hành nghiên cứu Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa
Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học theo quy chế đào tạo theo
hệ thống tín chỉ. Đề tài nghiên cứu sẽ dựa trên mơ hình ba thành phần của thái độ là:
Hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi.
Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những mặt thuận lợi và khó khăn nhất
định vậy sinh viên sẽ nhận định về chúng như thế nào? Tình cảm của họ như thế nào khi
học theo quy chế đào tạo này? Họ thích hay khơng thích? Và từ đó dẫn tới hành vi ra
sao: Tích cực hay tiêu cực? Đó là những vấn đề cần làm rõ và từ đó tác giả sẽ đưa ra các
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học khi học theo quy chế
đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ được tiến hành qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Dữ liệu cho nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng
việc phỏng vấn thông qua bản câu hỏi. Đối tượng phỏng vấn là 100 sinh viên khóa 9
khoa Kinh tế - QTKD được chọn theo phương pháp thuận tiện.
Sau quá trình nghiên cứu kết quả cuối cùng thu được là: Sinh viên nhận thức một
cách rõ ràng những mặt thuận lợi và khó khăn khi học theo quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, đa phần sinh viên đều thích học với quy chế này và xu hướng hành vi
trong tương lai của họ cũng là một xu hương tích cực.
Ở đây chỉ giới thiệu những nội dung chính cơ bản của đề tài nghiên cứu. Phần nội

dung cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong từng phần tương ứng phía sau.


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... a
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... a
Phần 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 1
1.1

Cơ sở hình thành đề tài......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 1

1.3

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.5

Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................. 2

Phần 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 3
2.1


Định nghĩa Thái độ............................................................................................. 3

2.2

Mơ hình ba thành phần của Thái độ ................................................................... 3

2.3

Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 4

Phần 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 5
3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 5
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................... 5
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................ 5
3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 6
3.3 Thang đo ............................................................................................................... 7
3.4 Mẫu ....................................................................................................................... 7
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 8
4.1

Thông tin về mẫu nghiên cứu............................................................................. 8

4.2

Phần Hiểu biết .................................................................................................... 8

4.3

Phần Cảm xúc .................................................................................................. 12


4.4

Phần Xu hướng hành vi .................................................................................... 15

4.5
Một số kiến nghị của sinh viên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
theo quy chế đào tạo theo HTTC ................................................................................ 16
Phần 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................................... 17
5.1

Kết luận ............................................................................................................ 17

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 19
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... i
I. DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI .......................................................................... i
II. BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN ...............................................................................ii


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình ba thành phần của Thái độ .................................................................. 3
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................... 4
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................... 6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu mô tả theo giới tính ........................................ 8
Biểu đồ 4.2 Nhận thức của sinh viên về thuận lợi của việc học theo quy chế đào tạo
theo hệ thống tín chỉ .......................................................................................................... 8
Biểu đồ 4.3 Nhận thức của sinh viên về khó khăn của việc học theo quy chế đào tạo
theo hệ thống tín chỉ ........................................................................................................ 10
Biểu đồ 4.4 Cảm tình của sinh viên đối với việc học theo quy chế đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ............................................................................................................................... 12
Biểu đồ 4.5 Điều thích nhất của sinh viên khi học theo quy chế đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ............................................................................................................................... 13
Biểu đồ 4.6 Mức độ cảm tình của sinh viên khi học theo quy chế đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ............................................................................................................................... 14
Biểu đồ 4.7 Xu hướng hành vi của sinh viên trong việc học theo quy chế đào tạo theo
hệ thống tín chỉ ................................................................................................................ 15
DANH MỤC VIẾT TẮT
HTTC : Hệ thống tín chỉ.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang a


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Phần 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiện nay, hầu hết các trường trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
trong phạm vi cả nước nói chung và trường Đại học An Giang nói riêng đều áp dụng
quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ thay cho quy chế đào tạo theo niên chế trước kia.

Chính vì vậy khi nói đến cụm từ “quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ” thì có lẽ nó
khơng cịn xa lạ gì nữa đối với chúng ta.
Vậy đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) so với đào tạo theo niên chế trước kia có sự
khác biệt như thế nào? Tại sao nhiều trường lại chuyển sang quy chế đào tạo này? Chắc
hẵn là quy chế đào tạo theo HTTC phải có những điểm vượt trội hơn so với quy chế cũ
và lẽ đương nhiên là bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần
được chú ý khắc phục.
Một số đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy khi học với quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ
là: Khi học theo HTTC sinh viên sẽ năng động hơn, có thể tự lựa chọn phương pháp
học, tự quyết định trong việc đăng ký khối lượng môn học sao cho phù hợp với năng lực
của mình thay vì học theo chương trình được sắp xếp sẵn của quy chế đào tạo theo niên
chế trước kia. Học theo HTTC sinh viên cịn có lợi thế là có thể học vượt để hồn thành
sớm chương trình nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh tìm việc làm sau khi ra trường,
ngồi ra sinh viên cịn có thể học thêm chuyên ngành 2 để có thêm văn bằng khác khi có
điều kiện.
Nhưng bù lại học theo HTTC thì sinh viên phải làm việc nhiều hơn, hầu như là phải làm
tất cả mọi chuyện từ việc đăng ký môn học rồi lựa chọn giảng viên theo học thay vì
được bố trí sẵn như quy chế cũ trước đây. Sinh viên còn thường xuyên gặp phải các vấn
đề trong việc đăng ký môn học như: Không đăng ký được giảng viên mình muốn học,
phải cạnh tranh ngay cả khi đăng ký mơn học vì số lượng sinh viên q đông mà không
đủ lớp. Thời lượng học trên lớp theo quy chế tín chỉ ít hơn so với học theo quy chế học
phần, chủ yếu sinh viên phải tự học ở nhà và tự sắp xếp thời gian để hoàn thành các
công việc được giao nên khối lượng công việc nặng hơn v.v…
Vậy sinh viên có thật sự thích học với quy chế mới này không? Khi học theo quy chế
tín chỉ thì sinh viên gặp thuận lợi hay khó khăn gì? Sinh viên có mong muốn tiếp tục
được học với hình thức đào tạo này trong thời gian tới hay khơng? Sinh viên hài lịng
và khơng hài lịng ở điểm nào khi học theo quy chế tín chỉ tại trường? Đó là những câu
hỏi đặt ra mà Tơi nghĩ là đáng được quan tâm. Chính vì lý do trên mà Tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học
An Giang đối với việc học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu này nhằm thực hiện các mục tiêu sau:


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ.



Đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo quy
chế tín chỉ.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 1


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1.3 Phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD của trường Đại
học An Giang.



Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011.




Không gian nghiên cứu: Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang.



Nội dung: Nghiên cứu chủ yếu xoay quanh nội dung tìm hiểu thái độ của đối
tượng nghiên cứu là chính.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.


Nghiên cứu định tính: Tiến hành thảo luận tay đôi với 5 - 6 sinh viên và tham
khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để khai thác các vấn đề liên quan đến đề
tài nghiên cứu.



Nghiên cứu định lượng: Tiến hành phỏng vấn thông qua bản câu hỏi xây dựng
được từ các cơ sở lý thuyết có sẵn cũng như từ kết quả của cuộc thảo luận
nghiên cứu định tính nêu trên.

Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng tiến hành phỏng vấn trên cỡ mẫu là 100. Áp
dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và hạn mức.
Phương pháp phân tích: Thống kê mơ tả, xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập được với sự hỗ
trợ của phần mềm Microsoft Excel 2003.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Đối với bản thân:Việc thực hiện chuyên đề nghiên cứu này giúp Tơi hồn thiện

khả năng nghiên cứu của mình, có điều kiện ứng dụng các lý thuyết đã học vào thực tế.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể làm tài liệu tham khảo giúp cho trường Đại học
An Giang có cơ sở nhận biết được thái độ của sinh viên, sinh viên có tâm tư nguyện
vọng gì khi theo học với quy chế mới này. Từ đó có kế hoạch cải thiện trong cách tổ
chức hệ thống đào tạo cũng như tăng cường tạo điều kiện cho sinh viên có thể khai thác
hết các mặt thuận lợi của quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tại trường.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 2


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Phần 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong phần 1 đã giới thiệu tổng quan về các vấn đề như: Cơ sở hình thành, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu
thì trong phần 2 này chủ yếu trình bày các nội dung chính như sau: (1) Định nghĩa Thái
độ, (2) Mơ hình 3 thành phần của Thái độ, (3) Mơ hình nghiên cứu.
2.1 Định nghĩa Thái độ
Thái độ có thể được định nghĩa là một bẩm chất được hình thành do tri thức (learned
predispostion) để phản ứng một cách thức thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự việc cụ
thể.1
Thái độ: Là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri
thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do
chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có.2
Thái độ làm cho con người sẵn sàng thích hay khơng thích một đối tượng nào đó, cảm
thấy gần gũi hay cách xa nó.3

2.2 Mơ hình ba thành phần của Thái độ4

Xu hướng
hành vi
Hiểu biết Cảm xúc

Hình 2.1 Mơ hình ba thành phần của Thái độ
Nguồn: Schiffman & Kanuk (2000), Tài liệu đã dẫn, trang 203.
Trong mơ hình ba thành phần của thái độ, thái độ gồm ba thành phần cơ bản: Thành
phần nhận biết (cognitive component), thành phần cảm xúc (affective component), và
thành phần xu hướng hành vi (connative component).
Thành phần nhận biết: Biểu diễn sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về một
sản phẩm, thương hiệu. Nhận biết thể hiện ở dạng tin tưởng. Hay nói cách khác, người
tiêu dùng tin tưởng rằng thương hiệu, sản phẩm có những đặc trưng nào đó.
Cảm xúc: Thể hiện ở dạng đánh giá. Người tiêu dùng đánh giá sản phẩm, thương hiệu ở
dạng tốt xấu, thân thiện, ác cảm.
Thành phần xu hƣớng hành vi: Nói lên xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một
hành động. Thí dụ một người tiêu dùng có xu hướng mua một thương hiệu nào đó.
1

Xem, lấy ví dụ, Hayes N (2000), foundations of psychology, London: Thomson Learning; Michener HA &
Delamater JD (1999), Social Psychology, 4thed, Fort Worth: Harcourt Brace College.
2
Philip Kotler.1999.Marketting căn bản. Hà Nội.NXB Thống Kê.
3
Philip Kotler.1999.Marketting căn bản. Hà Nội.NXB Thống Kê.
4
Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang.2007.Nguyên lý Marketing.TP Hồ Chí Minh.NXB Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh.


SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 3


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

2.3 Mơ hình nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về
việc học với quy chế đào
tạo theo HTTC:
 Thuận lợi
 Khó khăn

Tình cảm của sinh viên về
việc học với quy chế đào
tạo theo HTTC:
 Thích
 Khơng thích

Tích cực:
 Muốn học tiếp với quy chế tín chỉ
 Tinh thần học hăng hái
 Tư vấn cho sinh viên khóa sau
Tiêu cực:
 Muốn trở lại học với quy chế cũ.
 Học với tinh thần sao cho tích lũy
đủ số lượng tín chỉ để tốt nghiệp.


Hiểu biết

Cảm xúc

Thái độ

Xu hƣớng
Hành vi

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu
Thái độ của đối tượng nghiên cứu được đo lường qua 3 thành phần chính trong mơ hình
lý thuyết ba thành phần của thái độ: Hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi.
Thành phần hiểu biết: Tìm hiểu nhận thức của các sinh viên về việc học theo quy chế
đào tạo theo hệ thống tín chỉ như thế nào? Có những mặt thuận lợi và khó khăn gì khác
với quy chế đào tạo theo niên chế trước kia.
Thành phần cảm xúc: Đo lường cảm tình của sinh viên đối với việc học theo quy chế
đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) tìm hiểu xem sinh viên thích hay khơng thích học
với quy chế đào tạo này ở điểm nào.
Xu hƣớng hành vi: Tìm hiểu xem sinh viên có xu hướng hành động như thế nào? Họ
có mong muốn được tiếp tục học với quy chế đào tạo theo HTTC không? Hay muốn
được trở lại học với quy chế đào tạo theo niên chế, khi học với quy chế đào tạo theo
HTTC sinh viên sẽ học với một tinh thần như thế nào? Họ sẽ hăng hái và luôn phấn đấu
để đạt hiệu quả cao hay chỉ học với tinh thần là sao cho tích lũy đủ số lượng tín chỉ để
tốt nghiệp và Họ có sẵn lịng tư vấn cho các sinh viên khóa sau hiểu rõ hơn về quy chế
đào tạo theo HTTC cũng như chia sẽ các kinh nghiệm trong việc học với quy chế đào
tạo này?

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 4



Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Phần 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần 2 đã trình bày các nội dung thuộc cơ sở lý thuyết về Thái độ cho bài nghiên cứu
như Định nghĩa Thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến Thái độ. Phần 3 này sẽ trình bày các
nội dung: (1) Thiết kế nghiên cứu. (2) Quy trình nghiên cứu, (3) thang đo, (4) mẫu.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành qua hai bước sơ bộ và chính thức cụ thể như sau:
Bƣớc

Dạng

Phƣơng pháp Kỷ thuật
Thảo luận nhóm

1

Sơ bộ

Định tính

5-6 sinh viên
Tham khảo ý kiến GVHD
Phỏng vấn qua bản câu hỏi

2


Chính thức

Định lượng

Cỡ mẫu 100
Xử lý dữ liệu

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Tiến hành thảo luận tay đôi trực tiếp vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
với 5-6 sinh viên thông qua một dàn bài có sẵn. Nội dung của cuộc thảo luận sẽ được
ghi nhận lại và là cơ sở để hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu nếu có. Sau đó tham khảo ý
kiến của Giảng viên hướng dẫn và hiệu chỉnh cuối cùng. Kết quả của cuộc thảo luận
cũng được dùng để xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu
định lượng.
Vậy: Kết quả cuối cùng của nghiên cứu sơ bộ này là mơ hình nghiên cứu chính
thức và bản câu hỏi chính thức.
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
Tiến hành phỏng vấn thu thập dữ liệu bằng bản câu hỏi xây dựng từ nghiên
cứu sơ bộ nêu trên với cỡ mẫu là 100 sinh viên khóa 9 của khoa Kinh tế - QTKD chia
theo từng ngành học. Dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, chọn lọc và xử lý với sự
hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel 2003.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 5


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ


3.2 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu

Lập mơ hình nghiên cứu, dàn
bài thảo luận nhóm, bản câu hỏi
dự kiến

Nghiên cứu
sơ bộ

Phỏng vấn thử
Hiệu chỉnh mơ hình và bản câu
hỏi nếu có
Lập bản câu hỏi phỏng vấn
chính thức
Phát bản hỏi phỏng vấn chính
thức
Phân tích, xử lý dữ liệu

Nghiên cứu
Chính thức

Viết báo cáo
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai


Trang 6


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

3.3 Thang đo
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu các thang đo sau: Thang đo nhị phân, thang đo
likert 5 điểm, thang đo định danh, thang đo nhóm.


Thang đo nhị phân, thang đo likert 5 điểm: Để đo lường mức độ nhận thức, cảm
xúc cũng như xu hướng hành vi của đối tượng nghiên cứu đối với vấn đề nghiên
cứu.



Thang đo định danh: Để tìm hiểu giới tính của đối tượng nghiên cứu.



Thang đo nhóm: Dùng cho những câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn.

3.4 Mẫu
Trong nghiên cứu định tính: Cỡ mẫu là 5-6 sinh viên được chọn theo phương
pháp thuận tiện trong các sinh viên thuộc khóa 9 của khoa Kinh tế - QTKD.
Nghiên cứu định lượng: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và hạn
mức.
Cỡ mẫu: Theo Roscoe (1975) cỡ mẫu 30…500 là phù hợp cho nhiều nghiên
cứu.5 Nên cỡ mẫu được chọn trong nghiên cứu này là 100, được chia đều ra cho 5 lớp

khóa 9 khoa Kinh tế- QTKD gồm: Quản Trị Kinh Doanh, Kế Toán Doanh Nghiệp, Tài
Chính Ngân Hàng, Tài Chính Doanh Nghiệp, Kinh Tế Đối Ngoại. Mỗi lớp chọn 20 sinh
viên theo phương pháp thuận tiện để phỏng vấn bằng bản câu hỏi chính thức.

5

Nguyễn Thành Long. Phương pháp nghiên cứu Quản Trị Kinh Doanh. Tài liệu giảng dạy & học tập. Đại học An
Giang

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 7


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong phần 4 này sẽ trình bày kết quả của q trình phân tích các dữ liệu thu thập được
để làm rõ thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu.
4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu mơ tả theo giới tính

Nam 35%

Nữ 65%

Sau khi tiến hành phỏng vấn 100 sinh viên thì thu được kết quả cơ cấu nẫu theo giới
tính với tỉ lệ được thể hiện trên biểu đồ 4.1. Con số này không phải do ý định chủ quan
ban đầu của tác giả mà là kết quả của quá trình phát bản hỏi để phỏng vấn một cách

thuận tiện. Tác giả chọn có nam và nữ để đại diện chứ sự chênh lệch tỉ lệ giữa hai đối
tượng không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
4.2 Phần Hiểu biết
 Thuận lợi của việc học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Biểu đồ 4.2 Nhận thức của sinh viên về thuận lợi của việc học theo quy chế đào
tạo theo hệ thống tín chỉ

Chỉ cần tích lũy đủ số lượng tín chỉ quy định là tốt 1%
4% 23%
nghiệp khơng cần phải thi tốt nghiệp

43%

4% 21%
Có thể học được văn bằng 2 khi có điều kiện 0%

Có thể học vượt để rút ngắn thời gian ra trường

1%14%

Được tự chọn giảng viên muốn theo học 4% 12%

29%

58%

17%

38%


27%

31%

Được tự chọn khối lượng mơn học theo khả năng của 1%11% 20%
mình
Được thực hành nhiều hơn, được phát huy khả năng 0%7% 26%
sáng tạo, rèn luyện được nhiều kỹ năng

45%
50%
63%

20%
8%
18%
4%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hoàn toàn phản đối

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Phản đối

Trung hịa

Đồng ý


Hồn tồn đồng ý

Trang 8


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Từ kết quả thể hiện trên biểu đồ 4.2 cho thấy sinh viên đang có những mức độ
nhận định khác nhau về những mặt thuận lợi khi học với quy chế đào tạo theo HTTC.
Có đến 67% sinh viên cho rằng khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì họ được
thực hành nhiều hơn, được phát huy khả năng sáng tạo của mình và rèn luyện được
nhiều kỹ năng. Trong khi đó tổng tỉ lệ các ý kiến phản đối và trung hịa chỉ có 33%.
Thực tế cho thấy khi học với quy chế đào tạo theo HTTC thì số lượng giờ học lý thuyết
sẽ ít hơn thay vào đó sinh viên phải thực hiện rất nhiều bài tập và để giải quyết những
bài tập đó cũng địi hỏi nhiều kỹ năng ví dụ như kỹ năng sử dụng máy tính và sinh viên
phải có những khả năng tư duy nhất định, Sinh viên nhận thấy được điều này nên tỉ lệ
đồng ý cao gấp đôi so với phản đối cộng với trung hòa.
Đối với các đặc điểm còn lại của quy chế đào tạo theo HTTC thể hiện trên biểu đồ
có thể nhận thấy một dấu hiệu khả quan là đa số sinh viên đều đồng ý. Tất cả đều có tỉ
lệ đồng ý trên 50% cụ thể:
Khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì sinh viên được chọn khối lượng môn
học theo khả năng của mình 68%. Được chọn giảng viên muốn theo học thì có 53% sinh
viên đồng ý. Vì khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC sinh viên sẽ tự đăng ký môn
học trong mỗi học kỳ nên họ sẽ đăng ký được những môn mà họ muốn học cùng với
giảng viên dạy mà họ thích. Tuy nhiên do mỗi học kỳ có khi trường mở ra số lượng mơn
học mà sinh viên muốn học, quy định về số lượng tín chỉ tối thiểu và tối đa sinh viên
được phép học, giảng viên dạy cũng ít có khi phải đăng ký học thỉnh giảng, lớp mà
giảng viên mình muốn học đã đủ số lượng khơng đăng ký được nên cũng có sinh viên
phản đối cũng như nhận định trung hòa về hai yếu tố này tỉ lệ lần lượt là 32% và 47%.

Học với quy chế đào tạo theo HTTC có thể học được văn bằng 2 khi có điều kiện
tỉ lệ sinh viên đồng ý với yếu tố này là 75%. Vì đặc điểm này quy chế đào tạo theo niên
chế khơng có. Nhưng để học được văn bằng 2 thì sinh viên phải đáp ứng đủ một số điều
kiện nhất định chứ khơng phải sinh viên nào cũng có thể học được chính vì vậy mà cũng
có 25% sinh viên không đồng ý với ý kiến trên.
Một đặc điểm khác khi học với quy chế đào tạo theo HTTC là chỉ cần tích lũy đủ
số lượng tín chỉ quy định là tốt nghiệp không cần phải thi tốt nghiệp được 72% sinh
viên đồng ý. Vì thực tế theo quy định của quy chế này thì sinh viên khơng cần phải thi
tốt nghiệp mà chỉ cần tích lũy đạt và đủ số lượng tín chỉ quy định cho ngành học của
mình là có thể tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên bên cạnh đó cịn có 28% sinh viên khơng
đồng ý đây là mặt thuận lợi trong 28% thì tỉ lệ trung hịa chiếm 23%. Họ nhìn nhận vấn
đề này như một đặc điểm bình thường của một quy chế đào tạo. Đối với họ thi tốt
nghiệp hay không cũng không quan trọng mục đích cuối cùng là tốt nghiệp được thì đạt
u cầu.
Chỉ có yếu tố khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC sinh viên có thể học vượt
để rút ngắn thời gian ra trường thì tỉ lệ đồng ý thấp hơn 50% chỉ có 47%, trong khi đó tỉ
lệ trung hịa là 38% cộng với phản đối là 15%. Bởi vì bản chất học theo quy chế tín chỉ
thì sinh viên có thể học vượt để ra trường sớm nhưng do hạn chế về một số vấn đề về
môn học mà trường sắp xếp cũng như điều kiện tiên quyết giữa các mơn học ví dụ như
sinh viên khóa 9 khơng đăng ký học được mơn của khóa 8, khóa 10, 11 khơng đăng ký
được mơn của khóa 9 nên phần lớn sinh viên đều học đúng tiến độ của mình. Chính vì
ngun nhân trên mà tỉ lệ sinh viên đồng ý thấp hơn trung hòa và phản đối.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 9


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ


Tóm lại, từ những con số cụ thể thống kê được như trên có thể kết luận đa số sinh
viên đều nhận thức đúng đắn về bản chất của quy chế đào tạo mình đang học cụ thể là
những mặt vượt trội của quy chế đào tạo này so với quy chế đào tạo theo niên chế trước
kia.
 Khó khăn của việc học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì quy chế đào tạo theo HTTC cũng không thể không
tồn tại những hạn chế nhất định mà điển hình là những khó khăn khi học theo quy chế
đào tạo này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ bên dưới. Ở đây chúng ta xét đến 5 khó
khăn thường gặp khi học với quy chế đào tạo theo HTTC và xem mức độ nhận thức của
sinh viên như thế nào?
Biểu đồ 4.3 Nhận thức của sinh viên về khó khăn của việc học theo quy chế đào
tạo theo hệ thống tín chỉ

Đôi khi bị trùng TKB giữa môn học thỉnh giảng và mơn học tại 2%7%
trường

22%

Lớp tín chỉ nhiều gồm sinh viên nhiều ngành học, thời khóa biểu 1%
2% 17%
khác nhau gây khó khăn cho việc hoạt động nhóm

32%

50%

3% 22%
Thời gian học trên lớp ít, sinh viên phải tự học là chính 1%


30%
60%

Sỉ số lớp học mở ra ít hơn số lượng sinh viên đăng ký nên nhiều 2%
3% 22%
sinh viên không học được do đăng ký không kịp

0%
6%
Gặp trục trặc trong việc đăng ký học phần: Mạng đăng ký bị lỗi 1%

37%

15%

43%

36%

30%
57%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hồn tồn phản đối

Phản đối

Trung hịa


Đồng ý

Hồn tồn đồng ý

Khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì sinh viên phải tự đăng ký học phần
cho mình thơng qua mạng đăng ký trực tuyến của trường nhưng một khó khăn mà sinh
viên thường hay gặp phải là mạng đăng ký bị trục trặc thường xảy ra các vấn đề như
đăng ký chậm, không đăng ký được, lưu dữ liệu chậm và có thể xảy ra tình trạng mạng
bị lỗi làm mất kết quả đăng ký của sinh viên dù đã lưu vào cơ sở dữ liệu. Chính vì vậy
mà tỉ lệ sinh viên đồng ý với phát biểu này rất cao chiếm đến 93%, con số hoàn toàn
phản đối, phản đối đều không đáng kể so với tỉ lệ trên. Điều này cũng chứng tỏ có rất
nhiều sinh viên gặp phải khó khăn trong vấn đề đăng ký trực tuyến qua mạng. Vì vậy
trường cần quan tâm nhiều hơn và có những kế hoạch cụ thể để khắc phục vấn đề này
như phân chia thời gian đăng ký cho từng khóa, từng lớp để tránh tình trạng q tải gây
ra các lỗi nêu trên.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 10


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một vấn đề tiếp theo sinh viên gặp phải là sỉ số lớp học mà trường mở ra ít hơn
số lượng sinh viên muốn học nên sinh viên phải cạnh tranh nhau ngay cả khi đăng ký
môn học nhiều sinh viên khơng đăng ký kịp thì khơng học được mơn mình muốn học
trong học kỳ đó, có đến 73% sinh viên đồng ý với phát biểu trên. Vì có những mơn học
trùng nhau giữa các ngành, dù trường tổ chức cho một lớp nào đó với sỉ số được ước
tính tương đương với sỉ số sinh viên lớp đó nhưng các lớp khác cũng đăng ký được

trong quá trình đăng ký trực tuyến dẫn đến số lượng sinh viên bị dư ra và các sinh viên
này sẽ không học được môn họ muốn học trong học kỳ đó.
Đặc biệt khi đăng ký trực tuyến khơng được thì sinh viên cũng có thể đăng ký bổ
sung bằng phiếu để học nếu được giảng viên dạy lớp đó nhận thì họ có thể học được nên
họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này thể hiện ở con số 22% đánh giá trung hịa.
Khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì sinh viên đều nhận thức rõ rằng
người học là trung tâm giảng viên chỉ đóng vai trị trợ giúp cho sinh viên những vấn đề
mà sinh viên chưa hiểu được. Do đó địi hỏi sinh viên phải tăng cường học ở nhà là
chính để có thể tiếp thu tốt bài học khi đến lớp. Vì vậy có 75% sinh viên đồng ý với
nhận định này. Con số này chênh lệch khá cao so với tỉ lệ 25% trung hòa và phản đối.
Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức đúng đắn về việc học nên cố gắng phấn đấu
để việc học đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh những yếu tố đó thì sinh viên cịn đồng ý với việc học theo quy chế
đào tạo theo HTTC thì sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động nhóm 50% sinh viên đồng
ý và 30% hoàn toàn đồng ý. Do lớp tín chỉ có nhiều sinh viên của nhiều ngành học và
mỗi người có một thời khóa biểu khác nhau không ai giống ai nên thời gian mà họ tham
gia họp nhóm để giải quyết các bài tập theo yêu cầu của mơn học cũng khó thỏa thuận
được gây khó khăn cho q trình hoạt động nhóm.
Đa phần sinh viên đều đồng ý với ý kiến là khi học với quy chế đào tạo theo
HTTC thì đơi khi bị trùng thời khóa biểu giữa các mơn thỉnh giảng với mơn học tại
trường tỉ lệ là 69%. Vì các mơn đăng ký thỉnh giảng thì sinh viên khơng biết trước thời
khóa biểu, tùy thuộc vào thời gian mà trường mời được giảng viên dạy. Nên có khi thời
khóa biểu bị trùng giữa mơn thỉnh giảng và mơn tại trường gây khó khăn cho sinh viên.
Do đó để tránh tình trạng trên thì sinh viên khơng nên đăng ký q nhiều mơn thỉnh
giảng trong một học kỳ. Nhưng vấn đề trùng thời khóa biểu nêu trên cũng khơng xảy ra
nhiều hầu hết đều được trường sắp xếp hợp lý, trong trường hợp không thể tránh được
hết cho tất cả các sinh viên tham gia trong lớp học thỉnh giảng đó thì mới có một vài
sinh viên bị trùng vì vậy mà vẫn có 22% sinh viên nhận định trung hịa về vấn đề này.
Nhìn chung đa phần sinh viên đều thấy được những vấn đề khó khăn gặp phải
khi học với quy chế đào tạo theo HTTC. Do đó sinh viên cần phải biết tự phấn đấu khắc

phục đối với từng vấn đề cụ thể để đảm bảo cho việc học của mình ngày càng tốt hơn.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 11


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

4.3 Phần Cảm xúc
Biểu đồ 4.4 Cảm tình của sinh viên đối với việc học theo quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ

Khơng thích 15%

Thích 85%

Qua kết quả thống kê thể hiện trên biểu đồ 4.4 tỉ lệ sinh viên thích học theo
quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ chiếm tới 85% trong khi đó chỉ có 15% đánh giá là
khơng thích học theo quy chế này.
Sinh viên thích học theo quy chế đào tạo theo HTTC vì có nhiều mặt vượt trội
hơn mà quy chế đào tạo theo niên chế trước kia khơng có mặt dù vẫn cịn nhiều hạn chế
nhất định. Tuy nhiên cũng có những sinh viên có cảm tình khác họ khơng thích học theo
quy chế đào tạo này có thể vì phải đối mặt với những khó khăn, những vấn đề mà họ
khơng hài lịng như trong khâu đăng ký, trong q trình học v.v…
Hai con số này có sự chênh lệch khá lớn. Từ đó, Ta có thể kết luận được là đa
phần sinh viên thích học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đó là một kết quả
khả quan.


SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 12


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Biểu đồ 4.5 Điều thích nhất của sinh viên khi học theo quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ
4%
14%
40%

17%

20%

5%

Được tự chọn mơn học và giảng viên.
Có thể học được 2 văn bằng.
Không phải thi tốt nghiệp
Thực hành nhiều, rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn.
Được lựa chọn thời khóa biểu bằng cách đăng ký nhóm học theo ý mình.
Khác

Kết quả phần trước cho ta kết luận đa phần sinh viên đều thích học theo quy chế
đào tạo theo HTTC nhưng mỗi sinh viên có tình cảm khác nhau đối với từng đặc điểm
cụ thể của quy chế đào tạo này, có người thích nhất mặt này có người thích nhất mặt

khác. Thể hiện ở biểu đồ 4.5.
Điều mà đa số sinh viên thích nhất khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC là
được chọn môn học và giảng viên muốn theo học chiếm tỉ lệ là 40%. Đây là vấn đề mà
đơng sinh viên quan tâm nhất. Vì họ được chủ động ngay cả trong q trình đăng ký
mơn học cho mình. 20% sinh viên thích nhất đặc điểm khi học theo quy chế đào tạo
theo HTTC là không phải thi tốt nghiệp vì họ sẽ khơng phải mất công sức để ôn tập kiến
thức tổng hợp cho một kỳ thi quan trọng sẽ không bị áp lực về tâm lý, chỉ cần cố gắng
nổ lực và tích lũy đủ tín chỉ với kết quả cao là được.
Mặt khác 17% sinh viên cho rằng điều mà họ thích nhất khi học theo quy chế
đào tạo theo HTTC là thực hành nhiều, rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn vì thực hành
nhiều giúp họ năng động hơn, có điều kiện để học hỏi được nhiều thứ qua quá trình tìm hiểu.
Được lựa chọn thời khóa biểu bằng cách đăng ký nhóm học theo ý mình cũng là
điều thích nhất khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC của 14% sinh viên. Vì họ được
làm chủ thời gian học của mình.
Chỉ có 5% sinh viên cho biết điều mà họ thích nhất khi học theo quy chế đào tạo
theo HTTC này là có thể học được hai văn bằng vì có thể có nhiều kiến thức hơn biết
được hai ngành, có thể xin việc được nhiều nơi hơn, đó là một lợi thế sau này.
Tóm lại đa số sinh viên đều thích quy chế đào tạo theo HTTC nhưng những đặc
điểm nổi bật của quy chế này thì được đánh giá ở mức độ tình cảm khác nhau.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 13


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Biểu đồ 4.6 Mức độ cảm tình của sinh viên khi học theo quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ


Học theo quy chế đào tạo theo HTTC rất phù1%
8%
hợp và hiệu quả rất cao

48%

Học theo quy chế đào tạo theo HTTC rất khó 8% 23%
so với hình thức đào tạo theo niên chế
0%

Hồn tồn phản đối

Phản đối

20%

Trung hịa

39%

55%

40%

Đồng ý

60%

4%


14%
0%

80%

100%

Hồn tồn đồng ý

Từ biểu đồ 4.6 cho thấy đa số sinh viên có nhận định trung hịa về vấn đề: Học
theo quy chế đào tạo theo HTTC là rất khó so với học theo quy chế đào tạo theo niên
chế, chiếm tỉ lệ 55% cộng với 31% phản đối chứng tỏ sinh viên nhận thức theo hướng
tích cực. Họ ý thức được việc học của mình, có thể thích ứng với các yêu cầu cần có khi
học theo quy chế đào tạo theo HTTC. Theo họ mỗi quy chế đào tạo có một đặc trưng
riêng của nó nên mức độ khó hay dễ tùy thuộc vào khả năng của mỗi sinh viên nhiều
hơn. Nếu sinh viên có cách học thích hợp thì dù học theo quy chế nào cũng khơng phải
là vấn đề. Còn 14% sinh viên đồng ý với ý kiến này có thể do họ chưa thích ứng với
việc học theo quy chế này, họ chưa có một cách học đúng nên cịn nhận thấy nhiều khó
khăn.
Đối với yếu tố thứ hai: Học theo quy chế đào tạo theo HTTC rất phù hợp và hiệu
quả rất cao, thì tỉ lệ đồng ý chiếm 43%. Đây là một quy chế đào tạo phù hợp với xu thế
phát triển hiện tại. Người học có nhiều điều kiện để phát huy cũng như nhiều mặt thuận
lợi để khai thác, người học được thực hành nhiều từ đó họ sẽ nắm vững kiến thức hơn
và cuối cùng sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhưng bên cạnh ý kiến đó thì có 48% ý kiến
đánh giá trung hòa cộng với 9% phản đối. Điều này chứng tỏ sinh viên cho rằng hiệu
quả của việc học phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực, nếu thật sự có năng lực thì hiệu
quả của việc học tập khơng phụ thuộc vào quy chế đào tạo.
Tóm lại đối với hai nhận định trên thì sinh viên có cách nhìn nhận khách quan và
theo hướng tích cực.


SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 14


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

4.4 Phần Xu hƣớng hành vi
Biểu đồ 4.7 Xu hƣớng hành vi của sinh viên trong việc học theo quy chế đào tạo
theo hệ thống tín chỉ

Bạn sẵn sàng kể cho sinh viên khóa sau về quy chế đào tạo 2%
6% 28%
theo HTTC và chia sẽ kinh nghiệm để học tốt với quy chế
này
Bạn chỉ học và làm việc với mục đích đơn giản là tích lũy đạt
19%
và đủ số lượng tín chỉ, khơng quan tâm nhiều đến kết quả
cao hay thấp
4%
43%
Bạn rất hăng hái và hứng thú làm việc, luôn phấn đấu để đạt 0%
kết quả cao khi học với quy chế đào tạo theo HTTC
Bạn luôn mong muốn được tiếp tục học với quy chế mới này

0%
5%


34%

49%

15%

48%

21%

50%

8%4%

3%

51%

10%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100%

Hoàn toàn phản đối

Phản đối

Trung hịa

Đồng ý


Hồn tồn đồng ý

Từ những nhận thức về các mặt thuận lợi cũng như khó khăn và cảm tình của
sinh viên đối với việc học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì sinh viên có xu hướng
mong muốn được tiếp tục học với quy chế này trong tương lai 61% đồng ý. 34% có ý
kiến trung hịa chứng tỏ họ không quan tâm nhiều đến quy chế đào tạo thay đổi như thế
nào trong tương lai chủ yếu là họ sẽ học như thế nào.
Bên cạnh mong muốn được tiếp tục học với quy chế này trong tương lai thì đa
số sinh viên đều có xu hướng học tập với tinh thần hăng hái để đạt được kết quả tốt nhất
chiếm tỉ lệ 53% đồng ý cộng với 43% có nhận định trung hịa điều này thể hiện xu
hướng tích cực. Chính vì thế mà sinh viên phản đối lại phát biểu học theo quy chế đào
tạo theo HTTC với mục đích đơn giản là tích lũy đủ số lượng tín chỉ để tốt nghiệp
khơng quan tâm đến kết quả cao hay thấp tỉ lệ là 67%. Dù học với quy chế đào tạo theo
HTTC chỉ cần tích lũy đủ và đạt số lượng tín chỉ quy định là có thể ra trường nhưng
sinh viên nhận thức được mức độ quan trọng của kết quả học tập đối với bản thân sau
này. Kết quả cao thì khả năng cạnh tranh khi xin việc cao hơn chính vì ý thức được điều
này mà sinh viên luôn học với một tinh thần nghiêm túc. Từ đó cho thấy sinh viên luôn
đặt việc học lên trên đây là một mặt tốt cần được duy trì và phát huy.
Ngồi những yếu tố đó thì hầu hết các sinh viên ln sẵn lịng kể lại cho các sinh
viên khóa sau về quy chế đào tạo theo HTTC cũng như sẵn sàng tư vấn chia sẽ những
kinh nghiệm để học tốt khi học với quy chế đào tạo này thể hiện bằng con số 64% đồng
ý. Không những bản thân xin viên tự ý thức và được việc học của mình mà họ cịn
mong muốn cho những thế hệ sinh viên khóa sau cũng có được một sự hiểu biết sâu sắc
về quy chế mình đang học, có kinh nghiệm trong q trình học để có một kết quả học
tập tốt. Đó là một việc làm rất tích cực.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 15



Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Tóm lại từ những kết quả trên có thể kết luận sinh viên có xu hướng hành vi tích
cực trong việc học theo quy chế đào tạo theo HTTC.
4.5 Một số kiến nghị của sinh viên để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học
theo quy chế đào tạo theo HTTC
Qua kết quả thu thập được: Để góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và
học theo quy chế đào tạo theo HTTC thì các sinh viên đưa ra những ý kiến đóng góp
như sau:


Đảm bảo số lớp học mở ra tương ứng phù hợp với số lượng sinh viên tránh để
trường hợp sinh viên đăng ký môn học không kịp phải đợi đến học kỳ sau trong
khi học kỳ này nhàn rỗi vì khơng học được mơn muốn học. Bên cạnh đó khơng
nên tổ chức sỉ số lớp q đơng vì như vậy chất lượng buổi học sẽ không cao.



Giảng viên nên đảm bảo cung cấp đầy đủ công khai tài liệu giảng dạy trên lớp.



Nâng cao chất lượng mạng đăng ký học phần trực tuyến để sinh viên đăng ký dễ
dàng hơn, quản lý tốt tránh các trường hợp mất kết quả đăng ký.



Phân chia thời gian đăng ký cho từng khóa, lớp.




Cần trang bị thiết bị tại các phòng học nhiều hơn.



Tăng cường thêm đội ngũ giảng viên giảng dạy trong trường.



Không nên học thỉnh giảng quá nhiều thời khóa biểu dễ bị trùng thời khóa biểu
làm ảnh hưởng đến việc học.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 16


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Phần 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Kết luận

5.1

Từ kết quả của quá trình phân tích nhận xét từng vấn đề trong nghiên cứu có thể
rút ra kết luận cuối cùng như sau:
Đối với thành phần nhận biết thì đa số Sinh viên nhận thức được một cách rõ

ràng và chính xác về những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn mà Họ gặp phải
khi học theo quy chế đào tạo theo HTTC cụ thể như sau:
Thuận lợi


Bạn được thực hành nhiều hơn, được phát huy khả năng sáng tạo, rèn luyện
được nhiều kỹ năng



Được tự chọn khối lượng môn học theo khả năng của mình



Được tự chọn giảng viên muốn theo học



Có thể học vượt để rút ngắn thời gian ra trường



Có thể học được văn bằng 2 khi có điều kiện



Chỉ cần tích lũy đủ số lượng tín chỉ quy định là tốt nghiệp khơng cần phải thi tốt
nghiệp

Khó khăn



Gặp trục trặc trong việc đăng ký học phần: Mạng đăng ký bị lỗi



Sỉ số lớp học mở ra ít hơn số lượng sinh viên đăng ký nên nhiều sinh viên không
học được do đăng ký không kịp



Thời gian học trên lớp ít, sinh viên phải tự học là chính



Lớp tín chỉ nhiều gồm sinh viên nhiều ngành học, thời khóa biểu khác nhau gây
khó khăn cho việc hoạt động nhóm



Đơi khi bị trùng TKB giữa môn học thỉnh giảng và môn học tại trường

Về thành phần cảm xúc: Dù khi học với quy chế đào tạo theo HTTC còn tồn tại
những mặt khó khăn nhất định nhưng nhìn chung hầu hết tất cả các sinh viên đều thích
học với quy chế này. Họ đánh giá là học theo quy chế đào tạo theo HTTC khơng có gì
khó so với quy chế đào tạo theo niên chế và hiệu quả của việc học là quyết định bởi
năng lực nhiều hơn chứ không phải do quy chế đào tạo.
Cuối cùng là thành phần xu hướng hành vi: Có thể từ nhận thức đúng và tình
cảm tốt mà dẫn đến sinh viên có xu hướng hành vi tích cực trong việc học theo quy chế
này. Họ luôn mong muốn được học với quy chế này trong tương lai, học với một tinh

thần nghiêm túc luôn phấn đấu để đạt chất lượng cao đồng thời họ sẵn lòng tư vấn cũng
như chia sẽ kinh nghiệm trong việc học cho sinh viên khóa sau giúp sinh viên khóa sau
có thể học tốt hơn.
Tóm lại, Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế - QTKD đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một thái độ thiện cảm và Họ tích cực khi
nhìn nhận vấn đề.

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang 17


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

5.2

Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài thì Tơi có một vài kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ như sau:


Đối với nhà trƣờng

Nên tăng cường thêm số lượng giảng viên để đảm bảo được việc học của sinh
viên không bị gián đoạn do thiếu giảng viên phải chờ đợi giảng viên thỉnh giảng. Mà
học thỉnh giảng thì thời gian học ngắn gây khó khăn cho việc tiếp thu của sinh viên dẫn
đến chất lượng kiến thức khơng được đảm bảo.
Bên cạnh đó trường cần cải tiến chất lượng mạng đăng ký học phần trực tuyến vì

đó là một trong những vấn đề mà rất đơng sinh viên quan tâm.
Trường nên có kế hoạch giải quyết các khó khăn của sinh viên một cách nhanh
chóng, Phát huy tốt những ưu diểm của quy chế đào tạo theo HTTC.
Trường có thể quy định thêm các thang điểm như B+, C+, D+ thay vì chỉ có A, B,
C, D như hiện tại để đánh giá năng lực công bằng hơn.


Đối với bản thân sinh viên
Để học tốt khi học theo quy chế đào tạo này thì sinh viên nên bố trí thời gian học

hợp lý.
Khơng nên đăng ký quá nhiều môn học trong một học kỳ đặc biệt là các mơn
thỉnh giảng.
Phát huy vai trị của việc học nhóm nhằm giải quyết các vấn đề khó.
Tìm kiếm nhiều tài liệu tự nghiên cứu ngoài những tài liệu mà giảng viên dạy
trên lớp.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 18


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thị Tuyết Oanh. 2010. Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh trường Đại học An Giang về chuyên đề năm 3. Chuyên đề năm 3 cử nhân
Kinh tế đối ngoại. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
Nguyễn Thành Long. Phương pháp nghiên cứu Quản Trị Kinh Doanh. Tài liệu giảng

dạy & học tập. Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Kim Phụng. 2010. Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD
đối với việc làm chuyên đề năm thứ ba. Chuyên đề năm thứ 3 cử nhân Quản trị kinh
doanh. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang. 2007. Nguyên lý marketing.TP Hồ Chí
Minh. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Philip kotler. 1999. Marketting căn bản. Hà Nội. NXB Thống Kê.

SVTH: Ngô Thị Thu Mai

Trang 19


Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học
theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ

PHỤ LỤC
I. DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI
Xin chào các bạn! Tôi tên là Ngô Thị Thu Mai là sinh viên lớp DH9QT, ngành Quản Trị
Kinh Doanh thuộc khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang. Hiện nay Tôi đang
thực hiện chuyên đề năm 3 với tên đề tài là: “Thái độ của sinh viên khóa 9 khoa Kinh
tế - QTKD Trường Đại học An Giang đối với việc học theo quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ”. Những ý kiến đóng góp của các bạn là nguồn thông tin quý báu giúp Tôi
thực hiện tốt chuyên đề nghiên cứu này. Rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu 1 Theo bạn học với quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ có thuận lợi và khó khăn
gì?
Câu 2 Bạn nhận thấy thời gian học khi học với quy chế đào tạo theo HTTC như thế nào
so với đào tạo theo niên chế trước kia?
Câu 3 Bạn có thích học với quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ khơng? Bạn thích

những điểm nào khi học với quy chế đào tạo theo HTTC?
Câu 4 Bạn nghĩ học với quy chế đào tạo theo HTTC và quy chế đào tạo theo niên chế
thì quy chế nào có hiệu quả hơn? Tại sao? ( Các điểm vượt trội của quy chế đào tạo
mới)
Câu 5 Bạn có muốn tiếp tục được học với quy chế đào tạo theo HTTC không? Hay bạn
mong muốn được trở lại học với quy chế đào tạo theo niên chế?
Câu 6 Khi học với quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì tinh thần học của bạn như
thế nào? (hăng hái, chỉ đơn giản là học với mục đích tích lũy đủ tín chỉ để tốt nghiệp)
Câu 7 Bạn có sẵn lịng kể cho các sinh viên khóa sau về việc học với quy chế đào tạo
theo hệ thống tín chỉ là như thế nào? Bạn có chia sẽ với họ những kinh nghiệm để học
tốt với quy chế mới?
Cuộc thảo luận đến đây là kết thúc.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt tình hợp tác. Chúc các bạn ln thành
cơng!

SVTH: Ngơ Thị Thu Mai

Trang i


×