Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện tri tôn tỉnh an giang theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TRI TÔN,
TỈNH AN GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

HUỲNH THỊ MỸ QUÍ

AN GIANG, THÁNG 11 - NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TRI TÔN,
TỈNH AN GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

HUỲNH THỊ MỸ QUÍ
MÃ SỐ HV: CH179071


HỌ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HẢO

AN GIANG, THÁNG 11 - NĂM 2019


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn“Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
các trường mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”, do học viên
Huỳnh Thị Mỹ Quí thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hảo.
Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo
thông qua ngày ................................
Thƣ ký

...................................

Phản biện 1

Phản biện 2

...............................................

...............................................

Cán bộ hƣớng dẫn

...................................

Chủ tịch Hội đồng


...................................
i


LỜI CẢM TẠ
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học An Giang và tập thể các thầy giáo,
cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy đã tận tình giảng dạy và cung cấp những
kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các học viên nói chung và
tác giả nói riêng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tác giả có những
kỹ năng cần thiết thực hiện hồn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS Nguyễn Thị Hảo, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn phòng GD&ĐT huyện Tri Tôn, Ban giám hiệu và
GV trƣờng MN Ba Chúc, MN Tri Tôn, MN Tà Đảnh, MN Lƣơng An Trà,
MN Cô Tô đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến
cho tác giả khi nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong Hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều cố gắng
song luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận
đƣợc sự chỉ dẫn của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, ý kiến
đóng góp q báu của q thầy cơ, cùng các bạn bè đồng nghiệp để luận văn
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
An Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Ngƣời thực hiện

HUỲNH THỊ MỸ QUÍ


ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

An Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Ngƣời thực hiện

HUỲNH THỊ MỸ QUÍ

iii


TÓM TẮT
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết đƣợc các mục tiêu
cơ bản đặt ra bao gồm:
Thứ nhất, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn ở trƣờng mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục
mầm non. Cụ thể đề tài đã làm rõ một số khái niệm sau: QLGD, chuẩn
nghề nghiệp GV mầm non, quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
trƣờng mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, vị trí, vai trị, mục tiêu
hoạt động bồi dƣỡng chun môn cho giáo viên trƣờng mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp trƣớc yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non, vận dụng lý thuyết
quản lý nguồn nhân lực vào quản lý đội ngũ GV mầm non,…phân tích một số
nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ở các trƣờng

mầm non và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn cho GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn cho GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, huyện Tri Tơn, tỉnh
An Giang. Kết quả phân tích cho thấy đƣợc mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân
của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở luận cũng nhƣ đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hiện nay, tác giả đề xuất một số
biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Từ khóa: quản lý, bồi dƣỡng chun mơn, GV mầm non, chuẩn
nghề nghiệp, biện pháp, huyện Tri Tôn.

iv


ABSTRACT
Within the scope of the research, the thesis has solved the underlying
objectives including:
Firstly, the thesis has clarified the theoretical basis of management of
professional fostering activities in kindergarten to meet the requirements of the
education program Mountains. In particular, the topic has clarified some of the
following concepts: Educational management, Standard career in kindergarten,
management of professional training for Kindergarten teacher in the national
education system, position, role and the goal of professional fostering activities
for teachers Pre-career standards are required for the innovation of early

childhood education, apply the theoretical management of human resources in
the management of the preschool team,... Analysis of some content management
professional fostering for teacher in preschool and factors affecting the
management of professional refresher activities for kindergarten in the
profession.
Secondly, the thesis have analyzed the situation of management of
professional fostering for the preschool in the profession, Tri Ton District, An
Giang province. The results of the analysis show the strong side, the limited
face, the cause of the management of professional fostering activities for the
kindergarten in the profession, Tri Ton District, An Giang Province in recent
years.
Thirdly, on the basis of research on the theoretical basis as well as
assessment of the situation of management of professional fostering for the
preschool in accordance with career standards, Tri Ton District, An Giang
Province today, the author recommends a number of measures and
recommendations to improve the The result of management of professional
fostering activities for the kindergarten in professional standards, Tri Ton
District, An Giang province.
Keywords: management, professional fostering, kindergarten teacher ,
career standards, measure, Tri Ton district.

v


MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

Trang


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.....................................................................2
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU..................................................................2
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................2
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................................3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................3
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................3
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................4
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.......................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP...........................................................................6
1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................6
1.1.2. Hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề
nghiệp...................................................................................................................14
1.1.3. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mầm
non theo chuẩn nghề nghiệp.................................................................................20

vi


1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên
môn cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp..........................................25
1.2. LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................28
1.2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.....................................................................28
1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc……………………………………………..30
Tiểu kết Chƣơng 1................................................................................................35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG

CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON...........................36

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HĨA – XÃ HỘI,
GIÁO DỤC HUYỆN TRI TƠN, TỈNH AN GIANG.......................................36
2.1.1 Tình hình kinh tế, văn hóa-xã hội................................................................36
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn............................37
2.1.3 Tình hình về GDMN huyện Tri Tơn............................................................37
2.2. KHÁI QT Q TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG......................40
2.2.1 Mục đích khảo sát........................................................................................40
2.2.2 Nội dung khảo sát .......................................................................................40
2.2.3 Đối tƣợng khảo sát.......................................................................................40
2.2.4 Công cụ khảo sát..........................................................................................40
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO
GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP..................................................................................40
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và GV về hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp....................................................................40

vii


2.3.2 Thực trạng bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non huyện Tri Tôn theo
chuẩn nghề nghiệp................................................................................................42
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN
TRI TÔN, TỈNH AN GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP..................49
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho
GVMN..................................................................................................................49
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho
GVMN..................................................................................................................51

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho
GVMN..................................................................................................................52
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn
GVMN..................................................................................................................54
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn
cho GVMN...........................................................................................................56
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN
TRI
TÔN,
TỈNH
AN
GIANG
THEO
CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP..................................................................................................57
2.5.1. Mặt mạnh....................................................................................................57
2.5.2 Mặt hạn chế..................................................................................................58
2.5.3 Nguyên nhân................................................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................61
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP………62

3.1 NGUYÊN TẮC XÁC LẬP BIỆN PHÁP………………………………....62
viii


3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu………………………………………62

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn………………………………………..62
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả………………………………………..62
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi…………………………………………63
3.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN
CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP……………………………………………..63
3.2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…………………………63
3.2.2 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp………………...…………68
3.2.3 Tăng cƣờng quản lý các điều kiện hỗ trợ các hoạt động bồi dƣỡng chuyên
môn cho giáo viên……...………………………………………………………..74
3.2.4 Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo viên trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên
môn theo chuẩn nghề nghiệp……………………………………………………76
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP………………………………79
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT……………………………………………….80
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm……………………………………………………80
3.4.2 Đối tƣợng khảo nghiệm…………………………………………………...80
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm…………………………………………………….80
3.4.4. Mức độ về tính khả thi của biện pháp……………………………………80
3.4.5. Mức độ về tính hiệu quả của biện pháp………………………………….81
Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………………….83

ix


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................84
1. KẾT LUẬN......................................................................................................84
2. KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................85

3. HẠN CHẾ.........................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................88
PHỤ LỤC.....................................................................................................91

x


DANH SÁCH BẢNG
TT
Bảng - Sơ đồ
1
Bảng 2.1. Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh các trƣờng Mầm non
trên địa bàn huyện Tri Tôn năm học 2018-2019
2
Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, GVMN huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
3
Bảng 2.3. Số lƣợng trẻ mầm non đƣợc huy động ra lớp năm học 20182019
4
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động bồi dƣỡng chuyên
môn theo chuẩn nghề nghiệp.
5
Bảng 2.5. Thống kê theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ
quản lý và GV tại 5 trƣờng mầm non công lập huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang
6
Bảng 2.6. Thống kê theo kinh nghiệm quản lý và giảng dạy của đội ngũ
quản lý và GV tại 5 trƣờng mầm non công lập huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang
7

Bảng 2.7. Thực hiện nội dung hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho
GVMN theo CNN
8
Bảng 2.8. Hình thức tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chun mơn cho GV
ở trƣờng mầm non
9
Bảng 2.9. Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
ở trƣờng mầm non.
10 Bảng 2.10. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn
cho GV
11 Bảng 2.11. Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm
non
12 Bảng 2.12. Thực trạng công tác chỉ đạo các hoạt động bồi dƣỡng bồi
dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non
13 Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn cho GV mầm non
14 Bảng 2.14. Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
ở trƣờng mầm non.
15 Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng quản lý hoạt động bồi
dƣỡng chuyên môn GVMN theo CNN
16 Bảng 3.1. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi
dƣỡng chuyên môn GV theo chuẩn nghề nghiệp ở 5 trƣờng mầm non
(theo thang đo 5 bậc)
xi

Trang
38
39
39
41

42

43

44
46
48
49
51
52
54
56
60
80


17

Bảng 3.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động
bồi dƣỡng chuyên môn GV theo CNN ở 5 trƣờng mầm non (theo thang
đo 5 bậc)

81

18

Sơ đồ. Chức năng quản lý

8


xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

BDCM

Bồi dƣỡng chuyên môn

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4


CNH

Công nghiệp hóa

5

CNN

Chuẩn nghề nghiệp

6

ĐT, BD

Đào tạo, bồi dƣỡng

7

GDMN

Giáo dục mầm non

8

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

9


GV

Giáo viên

10

GVMN

Giáo viên mầm non

11

HĐH

Hiện đại hóa

12

HS

Học sinh

13

ND, CS & GD

Ni dƣỡng, chăm sóc và giáo dục

14


QLGD

Quản lý giáo dục

xiii


GIỚI THIỆU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo Tri Tơn
tiếp tục đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục và Đào tạo từ nội dung,
phƣơng pháp, cách đánh giá nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất,
thể chất và kỹ năng sống của học sinh; kiện toàn và tạo điều kiện thuận lợi để
nâng cao chất lƣợng nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL), đồng thời triển khai
Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo và CBQL giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ trơng giai đoạn
2017-2020, định hƣớng đến năm 2025” trong đó có giáo dục mầm non
(GDMN). Có thể nói, đội ngũ giáo viên (GV) nói chung và GV mầm non nói
riêng là lực lƣợng nòng cốt thực hiện mục tiêu cao đẹp của giáo dục, đội ngũ này
giữ vai trò quan trọng quyết định chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Để phục vụ
cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ địi hỏi ngƣời GV mầm non phải có
phẩm chất, trình độ, năng lực, lòng nhân ái, tận tụy thƣơng yêu trẻ, thể hiện ở
tinh thần tự học, tự bồi dƣỡng, cải tiến phƣơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Bởi vậy, bất kỳ ngƣời quản lý nào cũng không thể bỏ qua việc bồi dƣỡng GV về
chun mơn, phải nhanh chóng củng cố và bồi dƣỡng đội ngũ GV giỏi về
chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có
phong cách sƣ phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu hƣớng đổi mới của nền
giáo dục hiện nay.
Huyện Tri Tơn có 5 trƣờng mầm non, các trƣờng mầm non khá đầy đủ về

cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy trẻ, đội ngũ CBQL, GV, đƣợc cấp
lãnh đạo quan tâm sâu sắc về mọi mặt, xã hội hiện nay cũng chú tâm nhiều đến
chất lƣợng GDMN. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trƣờng mầm non, phải để trẻ đi học
có chất lƣợng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực hơn hẳn các em khác không đƣợc
đi học, đội ngũ GV mầm non cần khơng ngừng đƣợc nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lƣợng giáo dục mầm non của huyện
Tri Tơn vẫn cịn nhiều hạn chế, so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh
An Giang, GDMN của huyện Tri Tơn chỉ ở mức trung bình. Hạn chế đó do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do khâu quản lý chuyên môn của các trƣờng
mầm non chƣa chặt chẽ, Hiệu trƣởng đơn vị còn thiếu chủ động, quản lý
cịn nặng về hình thức, cịn mang tính áp đặt, gị bó chƣa sáng tạo, chƣa có
biện pháp chỉ đạo hữu hiệu trong việc thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn cho
1


đội ngũ GV. Vì thế việc quản lý tốt hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn (BDCM)
cho giáo viên mầm non (GVMN) theo chuẩn nghề nghiệp (CNN) của
Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tri Tơn sẽ góp phần
nâng cao chất lƣợng GV và từ đó sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng GDMN.
Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu liên quan đến công tác
quản lý của hiệu trƣởng trƣờng mầm non về quản lý BDCM cho GVMN.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về quản lý hoạt động BDCM cho GV theo CNN
còn chƣa nhiều và chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu những biện pháp
quản lý hoạt động BDCM cho GV theo CNN trên địa bàn huyện Tri Tơn, tỉnh
An Giang. Chính vì thế, cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non gặp nhiều
khó khăn, chƣa đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang theo chuẩn nghề nghiệp” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động
bồi dƣỡng chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
này góp phần cải tiến chất lƣợng GD mầm non tại địa phƣơng.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV các trƣờng
mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp diễn ra
nhƣ thế nào?
2


Những biện pháp nào làm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng
chuyên môn cho GV mầm non huyện Tri Tôn theo chuẩn nghề nghiệp?
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho
GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn
cho GV các trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn
nghề nghiệp.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
các trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên các

trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp của chủ
thể quản lý là hiệu trƣởng.
7.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu
Giới hạn trong 5 trƣờng mầm non công lập tại địa bàn huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang.
7.3 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đƣợc thực hiện trong năm học 2018-2019.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những
vấn đề lý luận trong các văn bản, tài liệu, sách báo, thơng tin trên mạng Internet
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

3


8.2 Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc tiến hành trên GV và CBQL nhằm tìm hiểu
thực trạng về hoạt động bồi dƣỡng và quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn
cho GV các trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn
nghề nghiệp.
Tác giả thực hiện phỏng vấn 5 CBQL và 20 GV đƣợc lựa chọn từ 5 trƣờng
mầm non công lập trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
8.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu thập những thông tin từ CBQL,
GV về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn và quản lý hoạt động
bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại các trƣờng
mầm non công lập huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, đồng thời khảo nghiệm
tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Tác giả sử dụng 02 mẫu

phiếu hỏi dành cho CBQL, GVMN để tìm hiểu về thực trạng hoạt động
bồi dƣỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn GV theo
chuẩn nghề nghiệp tại các trƣờng mầm non công lập huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang và 01 mẫu phiếu dùng để khảo nghiệm về tính khả thi và hiệu quả
của các biện pháp đƣợc đề xuất.
8.3 Nhóm các phƣơng pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
8.3.1 Đối với dữ liệu định lượng thu được từ phiếu hỏi
Mục đích sử dụng phƣơng pháp này nhằm để xử lý kết quả khảo sát và
các số liệu thu đƣợc thơng qua phần mềm tốn học để xử lý kết quả nghiên cứu.
8.3.2 Đối với dữ liệu định tính thu được từ phương pháp phỏng vấn
9.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
9.1 Đóng góp về mặt lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa về vấn đề lý luận hoạt động bồi dƣỡng
chun mơn cho GV mầm non; hình thành khung lý thuyết về quản lý

4


hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV các trƣờng mầm non theo chuẩn
nghể nghiệp.
9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đánh giá đƣợc thực trạng quản lý
hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang. Tác giả đề xuất một số giải pháp dựa trên đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV các trƣờng mầm non công lập
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo CNN nhằm nâng cao chất lƣợng của
hoạt động này.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng.

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
các trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV
các trƣờng mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Quản lý giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là một nội dung đƣợc nghiên cứu rất phổ biến và rộng rãi và vậy
có nhiều cách tiếp cận và có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về quản lý.
Mỗi quan niệm, các định nghĩa đứng từ những góc độ tiếp cận khác nhau,
phản ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của quản lý.
Theo tác giả F.W._Taylor (1856-1915), ngƣời đề xuất thuyết “Quản lý
khoa học”cho rằng: Quản lý là biết đƣợc điều bạn muốn ngƣời khác làm, và
sau đó thấy đƣợc họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản
liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở
thu thập và xử lý thông tin.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2011): “Quản lý là quá trình gây tác động
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”.

Những quan niệm về quản lý của tác giả trên tuy có khác nhau về cách
tiếp cận nhƣng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý nhƣ sau:
Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
b. Quản lý giáo dục
QLGD là một khoa học quản lý chuyên ngành, ngƣời nghiên cứu trên
nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống nhƣ khái niệm quản lý,
6


khái niệm QLGD cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả chỉ đề cập
tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà
hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trƣờng học. Về khái niệm QLGD các nhà
nghiên cứu đã quan niệm nhƣ sau:
Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lý iáo dục l t p p n n iện p áp
oạc
n m đảm ảo s v n n
n t ườn c
cơ qu n tron
ệ t n iáo dục để ti p tục p át triển mở rộn
cũn n ư c ất lư n ” (M.I.Kondacov, 1984, tr 93).

ệ t n cả về s lư n

Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 1999, tr. 31).
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,

thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục
tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”. (Phạm Minh Hạc, 1986, tr. 61)
c. Các chức năn quản lý
Là biểu hiện của bản chất quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù
chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những
bộ phận hoạt động tạo thành hoạt động quản lý đã đƣợc tách riêng, chun mơn
hóa. Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích
đến tập thể ngƣời. Khi xác định các chức năng quản lý có nhiều quan điểm và
ý kiến khác nhau.
Henri Fayol cho rằng tất cả mọi nhà quản lý đều thực hiện chức năng
quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều phối và kiểm tra.
Harold Koontz và Cyrlodonnell cho rằng có 4 chức năng cơ bản là: Lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

7


Lập kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo
ơ đồ : Chức năn quản lý
( Nguồn: Harold Koontz, Cyrlonnell, Heninz Weirich - 1998).
- Lập kế hoạch: Là nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Kế hoạch

là việc duy nhất liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự
phấn đấu của tập thể. Kế hoạch là nền tảng của quản lý. Lập kế hoạch là
quá trình gồm các bƣớc: dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch
thực hiện mục tiêu. Dự báo là khâu quan trọng trong cơng tác quản lý vì dự báo
gắn với cung và cầu, cũng nhƣ các biện pháp thực hiện giữa cung và cầu.
- Tổ chức: Là sự tổng hợp các hoạt động cần thiết để đạt đƣợc các
mục tiêu. Đó là việc xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về những vai trị,
nhiệm vụ và vị trí công tác trong tổ chức. Thực hiện chức năng tổ chức
trong quản lý phải chú ý đến phƣơng thức hoạt động, đến quyền hạn của
từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và chú ý đến việc bố trí
cán bộ ở các bộ phận của tổ chức.
- Chỉ đạo: Đƣợc hiểu nhƣ là sự tác động, nhƣ một nghệ thuật hay
một quá trình tác động đến con ngƣời sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình
phấn đấu để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Thực chất đó là sự can thiệp của
ngƣời lãnh đạo trong tồn bộ q trình quản lý nhằm huy động mọi lực lƣợng
vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho mọi
hoạt động diễn ra trật tự, kỷ cƣơng và đạt kết quả.
- Kiểm tra: Đánh giá kết quả đƣợc thực hiện các mục tiêu của tổ chức
nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, những mặt hạn chế để điều chỉnh việc
lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo. Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn,
8


đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và
điều chỉnh nhằm đạt những mục tiêu đề ra.
Các chức năng trên có mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, trong 4 chức năng trên thì chức năng tổ chức là quan trọng nhất.
Trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý, chủ thể quản lý cần có
thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để phục vụ tốt cho mục tiêu quản lý.
Thông tin là nguyên liệu, là đối tƣợng và cũng là sản phẩm của quản lý.

Nhƣ vậy, qua tìm hiểu bản chất và các chức năng của quản lý, có thể
đi đến nhận định chung về khái niệm quản lý: Quản lý là s tác động có ý thức
c a ch thể quản lý để chỉ uy điều khiển ướng dẫn các quá trình xã hội,
hành vi và hoạt động c con n ười nh m đạt tới mục đíc đún với ý chí nhà
quản lý, phù h p với quy lu t khách quan. Hiểu một cách khác thì quản lý là sự
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
(tập thể những ngƣời lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
1.1.1.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
a. Giáo viên mầm non
Luật Giáo dục 2005 tại điều 70, mục 1 qui định: “Nhà giáo là ngƣời làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng, cơ sở giáo dục khác” (Luật
Giáo dục, 2005).
Cũng tại chƣơng IV, điều 70, mục 3 của Luật ghi rõ: “N
iáo iản dạy
ở cơ sở GDMN iáo dục p ổ t ôn
iáo dục ng ề n iệp ọi l GV”. (Luật
Giáo dục, 2005).
Có thể nói những nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm về GV đƣợc
định nghĩa khác nhau song đều có sự thống nhất cơ bản: GV là ngƣời làm
nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông, trƣờng mầm non nhằm thực
hiện mục tiêu GD là xây dựng nhân cách ngƣời học đáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội.
GV mầm non là một ngƣời GV khá đặc biệt, vẫn đƣợc mọi ngƣời gọi là
“làm dâu trăm họ”.Ngƣời giáo viên mầm non có trách nhiệm dạy cho các em nhỏ
những nhận thức đầu tiên, dạy chúng biết đọc, biết múa hát, biết vẽ… và
9


quan trọng hơn là dạy các em biết sống nhân ái, biết yêu thƣơng mọi ngƣời
xung quanh.

Trƣờng mầm non là nơi các em đƣợc trang bị những hiểu biết cần thiết
chuẩn bị cho bậc học tiếp theo ở trƣờng tiểu học. Có thể nói GDMN là một
chiếc cầu nối từ khi các em còn bé cho tới khi các em đi học lớp 1.
Điều này đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt ở ngƣời GV mầm non, họ không
giống với những GV ở một cấp học nào khác. Họ là những ngƣời ảnh hƣởng
lớn nhất trong quá trình phát triển của một đứa trẻ ở cấp độ.
Chính vì vậy một ngƣời GV mầm non cần phải đƣợc đào tạo chính quy
đúng chuyên ngành, tối thiểu từ trung cấp sƣ phạm mầm non trở lên mới đủ
điều kiện làm việc.
b. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
CNN GV là hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của
một nghề nào đó đƣợc phân loại từ thấp đến cao. CNN khi đƣợc xác định sẽ
đƣa ra một sơ đồ về cơ cấu và hệ thống năng lực nghề nghiệp, căn cứ vào đó
có thể thấy rõ q trình phát triển năng lực nghề nghiệp của từng trình độ. Khi
xác định chuẩn nghề nghiệp, ngƣời ta nói đến trình độ đào tạo ban đầu hoặc tiếp
theo ngƣời lao động hoặc nói đến các bƣớc phát triển khác nhau của tồn bộ
năng lực nghề nghiệp. CNN cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi của khoa học,
kỹ thuật, của trình độ đào tạo ngƣời lao động, các yếu tố kinh tế - xã hội và
cá nhân của ngƣời đó…
Đối với GV lại có CNN GV. Bao gồm: chuẩn đạo đức; chuẩn năng lực
giảng dạy; chuẩn năng lực công nghệ; chuẩn năng lực giao tiếp; chuẩn năng lực
thiết kế dạy học; chuẩn năng lực đánh giá ngƣời học và học tập…
Chuẩn GV cung cấp các kỹ năng thực hành dạy học, giao tiếp mang tính
giáo dục, phƣơng pháp sƣ phạm và khả năng tạo ra cơ hội học tập. Chuẩn GV
xác định những điều GV cần biết và nên làm để thúc đẩy việc học tập của các em
học sinh.

10



×