Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá kiến thức thái độ và hành vi phòng chống lây nhiễm HIV AIDS của phụ nữ độ tuổi từ 15 40 ở khu vực biên giới thị xã tân châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 128 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
____________________

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

Tên đề tài:

Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ
độ tuổi từ 15-40 ở khu vực biên giới
thị xã Tân Châu
Chủ nhiệm đề tài: QUÁCH THỊ HỒNG
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm NCKHXH&NV

AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2012


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
____________________

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

Tên đề tài:

Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ
độ tuổi từ 15-40 ở khu vực biên giới thị xã Tân Châu



Cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Trúc Lâm

Quách Thị Hồng
Cơ quan chủ quản


Tân Châu là thị xã đầu nguồn của tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên 159,428km2.
Trong đó, chiều dài đường biên giới giáp Campuchia là 6,2 km tại hai xã là Vĩnh Xương và Phú
Lộc, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương là cửa khẩu quan trọng để nhân dân hai nước trao
đổi buôn bán, dịch vụ, sản xuất, phát triển du lịch.. Với đặc điểm trên thị xã Tân Châu vừa có
những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời cũng có những khó khăn
nhất định đối với cơng tác phòng chống các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS, bởi do hoạt động mại dâm phía nước bạn rất phức tạp và khơng được kiểm soát chặt
chẽ là nguyên nhân làm cho số lượng người nhiễm HIV tại thị xã Tân Châu ở mức cao.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu, trong năm Tân Châu đã và đang thực
hiện khá thành cơng các chương trình hoạt động phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Cụ thể như:
lần đầu tiên sau nhiều năm liền ngành Y tế thị xã ghi nhận số ca lây nhiễm giảm 34,5%, số ca tử
vong do lây nhiễm HIV/AIDS giảm 5,9% so với những năm trước đây. Tuy nhiên, cơng tác
phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS vẫn cịn tồn tại số một hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến
kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ nói riêng, người dân
của thị xã Tân châu nói chung. Điều này được thể hiện phần nào thông qua kết quả khảo sát của
đề tài như sau:
Kiến thức phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ tại thị xã Tân Châu cịn thấp khi chưa hiểu
chính xác về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, chẳng hạn như: 22,1% số phụ nữ hiểu
đúng về khả năng điều trị HIV/AIDS là có thuốc làm hạn chế sự phát triển của bệnh và 46,6 %

cho là không chữa được, 25% khơng biết HIV/AIDS có khả năng trị khỏi hay không. Việc nhận
biết khả năng điều trị HIV/AIDS ảnh hưởng đến thái độ, hành vi khám và điều trị bệnh của phụ
nữ; kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS là dùng để KHHGĐ và phòng chống các bệnh
lây truyền qua đường QHTD nhưng trên thực tế có nhiều phụ nữ cho rằng mục đích của việc sử
dụng BCS chỉ là KHHGĐ (64,3%); chỉ có 0,5% phụ nữ trả lời đúng về cách QHTD an tồn,
trong khi đó có đến 71,1% phụ nữ chưa hiểu đầy đủ về cách QHTD an toàn. Kiến thức về đường
lây truyền HIV từ mẹ sang con: 13,8% phụ nữ có câu trả lời đúng và đầy đủ; có đến 77,1% phụ
nữ hiểu chưa đầy đủ các đường lây truyền.
Theo như phụ nữ tại thị xã Tân Châu cho biết, nguồn thông tin về kiến thức phòng chống
HIV/AIDS chủ yếu họ tiếp cận được thơng qua truyền hình chiếm 34,86%; đài phát thanh là
20,48%; bạn bè là 11,98% và người thân trong gia đình là 9,8%; các kênh ít tiếp xúc là thơng qua
cán bộ y tế chiếm 5,23% và các cuộc họp tại địa phương chiếm 1,96%. Kênh truyền thông từ cán


bộ địa phương đặc biệt là từ cán bộ y tế và cộng tác viên dân số luôn giữ vai trị chủ đạo vì có tác
động trực tiếp, mạnh mẽ đến kiến thức, thái độ và trong một số trường hợp nó có thể làm thay
đổi hành vi của các cá nhân nhất định. Song, vai trò của cán bộ y tế và cộng tác viên dân số lại
khá mờ nhạt trong việc nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi của người dân trong cơng tác phịng
chống HIV/AIDS tại địa phương.
Xét về địa bàn, phụ nữ xã Phú Lộc có kiến thức đúng về cách phịng chống lây nhiễm
HIV/AIDS cao hơn so với hai địa bàn thuộc mẫu khảo sát của đề tài, trong khi đó phụ nữ phường
Long Thạnh có kiến thức đúng về cách phịng chống HIV/AIDS là thấp nhất.
Thái độ về phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ thị xã Tân Châu rất tích cực khi nhiều chị
em phụ nữ cho rằng việc sử dụng BCS trong QHTD là rất cần thiết chiếm 52,3%; rất mong muốn
chồng mình được tư vấn về cách phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS chiếm 71,9%; 72,9% số phụ
nữ cho rằng việc xa lánh những người nhiễm HIV/AIDS là sai vì họ khơng làm tổn hại đến ai.
Xét về địa bàn, kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ phường Long Thạnh
thấp hơn so với phụ nữ hai xã Vĩnh Xương và Phú Lộc, nhưng thái độ kỳ thị đối với người có
HIV của phụ nữ Phường Long Thạnh chiếm 3,4% thấp nhất và có thái độ bày tỏ sự cảm thơng,
chia sẽ đối với người có HIV chiếm tỷ lệ cao nhất (29,9%). Mối tương quan giữa kiến thức và

thái độ có sự khác nhau giữa nhóm phụ nữ ở khu vực nông thôn và thành thị.
Kết quả khảo sát cho thấy, thông qua các hoạt động truyền thông của địa phương, phụ nữ
thị xã Tân Châu nhận biết được những tác động tiêu cực của thái độ phân biệt và hành vi kỳ thị
của cộng đồng đối với người nhiễm và gia đình của người nhiễm. Tuy nhiên, giữa kiến thức và
hành vi lại có sự khác biệt rõ vì người dân nói chung và phụ nữ nói riêng cịn có thái độ phân
biệt và hành vi kỳ thị nặng nề đối với người nhiễm, gia đình người nhiễm HIV/AIDS. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ thị xã Tân Châu thấp là do hiệu quả
truyền thơng cịn hạn chế, mang tính hình thức, chủ yếu chạy theo phong trào. Đội ngũ cán bộ
phụ trách mỏng về số lượng; trình độ chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp lại phải kiêm nhiệm nhiều
công việc khác nhau nên chưa tự xây dựng, tổ chức được các chương trình sinh hoạt, các buổi
nói chuyện chuyên đề về HIV/AIDS; nội dung, hình thức tun truyền ít về số lượng lẫn chất
lượng nên không tạo ra sự thu hút trong nhân dân, chưa tác động nhiều vào kiến thức phòng
chống HIV/AIDS của người dân, đặc biệt các đối tượng là phụ nữ. Công tác phát triển “giới”
bằng cách nâng cao các quyền của phụ nữ trong công việc cũng như trong gia đình chưa được


quan tâm, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả phịng chống lây nhiễm
HIV/AIDS.
Trình độ học vấn của phụ nữ còn thấp đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức
về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Song, đời sống kinh tế của phần lớn chị em phụ nữ cịn
nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, đã phần nào
tác động đến kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS khi mà người phụ nữ vừa
phải tập trung phát triển kinh tế gia đình vừa chăm sóc con cái nên có rất ít thời gian để quan tâm
đến sức khỏe của bản thân nói chung và cách phịng chống HIV/AIDS nói riêng.
Tác động tiêu cực của HIV/AIDS đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc là khác nhau, mang
tính chất vùng miền, đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là thanh thiếu niên và người đang trong độ
tuổi lao động, đặc biệt đối với phụ nữ là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.
HIV/AIDS làm tăng sự nghèo khó của hộ gia đình, giảm thu nhập và suy kiệt kinh tế; làm quá tải
các dịch vụ y tế; đe dọa sự phát triển giáo dục, gây hại đến sức khỏe trẻ em và trẻ sơ

sinh….Những ảnh hưởng của HIV/AIDS càng nặng nề hơn với phụ nữ, do nhiều yếu tố khách
quan nhưng trong đó quan trọng nhất là sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ
nhiễm HIV và gia đình của họ.
Do đó, cần làm giảm nguy cơ và rủi ro của phụ nữ trong cuộc chiến phịng chống lây
nhiễm HIV/AIDS thơng qua việc nâng cao năng lực phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS phải
xem đây như là trách nhiệm của bản thân, gia đình và xã hội nói chung, thị xã Tân Châu nói
riêng, bằng các hoạt động cụ thể như sau:
Đối với Đảng Uỷ thị xã Tân Châu: Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Uỷ
Đảng, sự chung tay góp sức của các ban, ngành, đồn thể và chính quyền địa phương trong việc
phát động thi đua, tổ chức các hoạt động văn hóa kết hợp lồng ghép các nội dung, tiết mục văn
nghệ nhằm tuyên truyền, giáo dục về phịng chống HIV/AIDS
Có chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên dân số tại địa
phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần tạo thêm động lực để họ an
tâm cơng tác, tồn tâm với nghề.
Tăng cường thêm nữa đầu tư công cho các tuyến trạm y tế địa phương (xã, phường) như:
trang bị thêm máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt hơn việc khám và
chữa bệnh cho nhân dân.


Tích cực vận động, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, các mạnh thường
quân trong và ngồi nước trong cuộc chiến phịng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, cần quản lý
chặt chẽ, minh bạch trong các hoạt động điều phối và sử dụng các nguồn vốn đầu tư; ưu tiên cho
việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức
và chuyển đổi hành vi của cộng đồng.
Đối với cơ quan y tế địa phương: Cần bố trí cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS để theo
dõi, bám sát diễn biến tình hình HIV/AIDS trên tồn địa bàn thị xã Tân Châu; tham mưu chính
xác, kịp thời cho lãnh đạo đơn vị và cấp trên trong việc phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Hằng năm, cần xây dựng và tổ chức ít nhất một cuộc điều tra xã hội học đánh giá hiệu
quả công tác truyền thông như: thái độ, tác phong, trình độ chun mơn, hiệu quả của từng hoạt
động (nội dung, hình thức, thời gian, số lượng,... ), mong muốn của người dân, đặc biệt quan

tâm đến ý kiến của từng đối tượng cụ thể (phụ nữ, nam giới, người trẻ, người trung niên,… ).
Riêng đối với các địa bàn thuộc mẫu khảo sát của đề tài cần quan tâm, chú ý hơn nữa đến
nội dung và hình thức truyền thông cụ thể như sau:
Phường Long Thạnh:
Nội dung truyền thơng: nâng cao kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS trong
QHTD, cách QHTD an toàn, kiến thức nhận biết những người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, lợi
ích của việc xét nghiệm HIV tự nguyện, kiến thức về cách phịng tránh lây nhiễm HIV trong gia
đình.
Hình thức truyền thông: tăng cường mức độ tiếp cận các kênh truyền thông trực tiếp từ
cán bộ địa phương như tư vấn trực tiếp (giữa cán bộ y tế với người phụ nữ) hoặc thông qua các
cuộc họp tổ tại địa phương, tăng cường tần suất phát thanh tại địa phương.
Xã Phú Lộc:
Nội dung truyền thông: nâng cao kiến thức về cách phịng tránh lây nhiễm HIV trong gia
đình, giảm thái độ phân biệt và hành vi kỳ thị đối với những người có HIV/AIDS.
Hình thức truyền thơng: tăng cường các loại tờ rơi /áp phích.
Xã Vĩnh Xương:
Nội dung truyền thơng: nâng cao kiến thức về khả năng điều trị của bệnh HIV/AIDS
hiện nay, giảm thái độ phân biệt và hành vi kỳ thị đối với những người có HIV/AIDS, cách
QHTD an tồn, kiến thức nhận biết những người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.


Hình thức truyền thơng: tăng cường mức độ tiếp cận các kênh truyền thông trực tiếp từ
cán bộ địa phương như tư vấn trực tiếp hoặc thông qua các cuộc họp tổ tại địa phương; báo/tạp
chí và các loại tờ rơi /áp phích.


`

DANH SÁCH CÁ NHÂN
THAM GIA CỘNG TÁC ĐỀ TÀI


Stt

Họ và Tên

Đơn vị công tác

1

Nguyễn Thái Ngọc Hà

Trung tâm NC KH XH & NV –
Đại học An Giang

2

Trần Phan Như Ý

Trung tâm NC KH XH & NV –
Đại học An Giang

3

Mai Thị Vân

Trung tâm NC KH XH & NV –
Đại học An Giang

4


Huỳnh Thị Tường Vy

Trung tâm NC KH XH & NV –
Đại học An Giang

1


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Trường đại học An Giang
- Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang
- Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đã quan tâm đầu tư, tạo điều kiện, giúp đỡ cho đề tài được thực hiện
và hoàn thành tốt đẹp
Xin cám ơn:
- Trung tâm y tế thị xã Tân Châu
- Trạm y tế Phường Long Thạnh
- Trạm y tế xã Vĩnh Xương
- Trạm y tế xã Phú Lộc
Đã hết lịng giúp đỡ chúng tơi thực hiện đề tài được thuận lợi

Chân thành cảm ơn
Chủ nhiệm đề tài

2


TÓM TẮT
Tân Châu là thị xã đầu nguồn của tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên

159,428km2. Trong đó, chiều dài đường biên giới giáp Campuchia là 6,2 km tại hai xã là
Vĩnh Xương và Phú Lộc, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương là cửa khẩu quan
trọng để nhân dân hai nước trao đổi buôn bán, dịch vụ, sản xuất, phát triển du lịch.. Với
đặc điểm trên thị xã Tân Châu vừa có những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, đồng thời cũng có những khó khăn nhất định đối với cơng tác phòng chống
các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, bởi do hoạt động
mại dâm phía nước bạn rất phức tạp và khơng được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân
làm cho số lượng người nhiễm HIV tại thị xã Tân Châu ở mức cao.
Trong năm 2010, các chương trình Y tế quốc gia tiếp tục được thực hiện có hiệu
quả, cơng tác phịng, chống lây nhiễm HIV/AIDS thể hiện sự tiến bộ, lần đầu tiên sau
nhiều năm liền ngành Y tế thị xã ghi nhận số ca lây nhiễm giảm 34,5%, số ca tử vong do
lây nhiễm HIV/AIDS giảm 5,9% so với năm 2009.
Tuy nhiên, kiến thức phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ tại thị xã Tân Châu cịn
thấp khi chưa hiểu chính xác về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, chẳng hạn như:
22,1% số phụ nữ hiểu đúng về khả năng điều trị HIV/AIDS là có thuốc làm hạn chế sự
phát triển của bệnh; Nhiều phụ nữ cho rằng mục đích của việc sử dụng BCS chỉ là
KHHGĐ (64,3%); chỉ có 0,5% phụ nữ trả lời đúng về cách QHTD an toàn; 13,8% phụ nữ
có câu trả lời đúng và đầy đủ về các đường lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Nguồn thơng tin về kiến thức phịng chống HIV/AIDS họ tiếp cận chủ yếu thơng
qua truyền hình chiếm 34,86%; đài phát thanh là 20,48%; các kênh ít tiếp xúc là thơng
qua cán bộ y tế chiếm 5,23% và các cuộc họp tại địa phương chiếm 1,96%.
Thái độ về phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ thị xã Tân Châu rất tích cực khi
nhiều chị em phụ nữ cho rằng việc sử dụng BCS trong QHTD là rất cần thiết (52,3%); rất
mong muốn chồng mình được tư vấn về cách phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS chiếm
71,9%; 72,9% số phụ nữ cho rằng việc xa lánh những người nhiễm HIV/AIDS là sai vì
họ khơng làm tổn hại đến ai.

3



Hành vi về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ thị xã Tân Châu rất tích
cực khi nhiều chị em phụ nữ cho rằng, nếu trong gia đình có người bị nhiễm HIV thì sẽ
đưa đến Trung tâm y tế chăm sóc và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chiếm 82,7%.
Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ thị xã Tân Châu thấp là do hiệu
quả truyền thơng cịn hạn chế, mang tính hình thức, chủ yếu chạy theo phong trào. Đội
ngũ cán bộ phụ trách mỏng về số lượng; trình độ chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp lại
phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác nhau nên chưa tự xây dựng, tổ chức được các
chương trình sinh hoạt, các buổi nói chuyện chun đề về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, Trình
độ học vấn của phụ nữ còn thấp đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức về
phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Vì vậy, để nâng cao kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ, thị
xã Tân Châu cần tăng cường công tác quản lý và giám sát hiệu quả các hoạt động đặc biệt
là hiệu quả truyền thơng phịng chống HIV/AIDS trong cộng đồng đối với các trạm y tế
xã, phường thông qua việc nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, cán bộ y tế hay công
tác viên dân số bằng cách nâng cao trình độ cơng tác chun mơn, quyền lợi và nghĩa vụ,
trong đó chú trọng đến quyền lợi của người làm công tác truyền thông.
Cần nâng cao số lượng, chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động
thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi rộng rãi trong cộng đồng, đến từng
người dân, từng hộ gia đình, nhất là đến các thanh thiếu niên và những đối tượng có hành
vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS.

4


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

3. Nội dung nghiên cứu

4

4. Phương pháp nghiên cứu

5
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2 Tình hình nghiên cứu trong tỉnh An Giang

9
9
12

2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

13


3. Một số nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS

18

4. Lồng ghép giới trong phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sở

22

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PC LÂY NHIỄM

HIV/AIDS CỦA PHỤ NỮ Ở ĐỘ TUỔI TỪ 15-40
Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI TX. TÂN CHÂU

1. Tổng quan về thị xã Tân Châu

29

2. Vài nét về Phường Long Thạnh

31

3. Vài nét về Xã Phú Lộc

32

4. Vài nét về xã Vĩnh Xương

33

5. Một số đặc điểm nhân khẩu của phụ nữ có độ tuổi từ 15-40 ở TX. Tân Châu


34

6. Kiến thức phòng chống HIV/AIDS

38

6.1 Kiến thức về bệnh HIV/AIDS

38

6.2 Kiến thức về các đường lây truyền HIV/AIDS

41

6.3 Kiến thức về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

43

7. Thái độ phòng chống HIV/AIDS

57

5


7.1 Thái độ phòng tránh lây nhiễm HIV

57


7.2 Thái độ đối với người bị nhiễm HIV

61

8. Hành vi phòng chống HIV/AIDS

63

8.1 Hành vi sử dụng các biện pháp trong QHTD

63

8.2 Hành vi xử lý khi trong gia đình có người nhiễm

66

CHƯƠNG III: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1. Kết quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Đảng Uỷ và sự gắn kết
giữa các ban ngành đồn thể trong cơng tác phịng chống HIV

81

2. Về phía trạm y tế

83

3. Cán bộ y tế và cộng tác viên dân số tại các xã, ấp

85


4. Phụ nữ biên giới thị xã Tân Châu

87

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

94

2. Kiến nghị

96

2.1 Đối với Đảng Uỷ thị xã Tân Châu

96

2.2 Đối với cơ quan y tế địa phương

97

2.3 Đối với Hội phụ nữ

100

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ % mức độ tiếp cận các phương tiện truyền thông

37

Bảng 2: Tỷ lệ % kiến thức về khả năng nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS

38

Bảng 3: Tỷ lệ % kiến thức về những người có khả năng bị lây nhiễm
HIV/AIDS xét theo địa bàn

51

Bảng 4: Tỷ lệ % kiến thức về lợi ích của người nhiễm HIV khi sống chung
với gia đình

53

Bảng 5: Tỷ lệ % thái độ đối với người bị nhiễm HIV

61

Bảng 6: Tỷ lệ % thái độ đối với người bị nhiễm HIV xét theo địa bàn

62

Bảng 7: Tỷ lệ % hành vi sử dụng biện pháp tránh thai xét theo địa bàn

64


Bảng 8: Tỷ lệ % hành vi xử lý khi bị kim tiêm đâm phải

64

Bảng 9: Tỷ lệ % hành vi xử lý khi trong gia đình có người nhiễm HIV

66

Bảng 10: Tỷ lệ % nội dung đánh giá của phụ nữ về hiệu quả công tác phòng
chống HIV/AIDS ở địa phương

71

Bảng 11: Tỷ % các kênh thông tin về HIV/AIDS được phụ nữ ở khu vực
biên giới tiếp cận xét theo địa bàn

76
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Số lượng người nhiễm HIV trong năm 2010 tại ba địa bàn
khảo sát của đề tài

30

Biểu đồ 2: Tỷ lệ % tình trạng hơn nhân của phụ nữ thị xã Tân Châu

35

Biểu đồ 3: Tỷ lệ % trình độ học vấn của phụ nữ ở thị xã Tân Châu


36

Biểu đồ 4: Tỷ lệ % tình trạng việc làm của phụ nữ ở thị xã Tân Châu

37

Biểu đồ 5: Tỷ lệ % nghề nghiệp hiện nay của phụ nữ ở thị xã Tân Châu

37

Biểu đồ 6: Tỷ lệ % kiến thức về khả năng nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS
xét theo địa bàn

39

Biểu đồ 7: Tỷ lệ % kiến thức về khả năng điều trị HIV/AIDS hiện nay

40

7


Biểu đồ 8: Tỷ lệ % kiến thức về khả năng điều trị HIV/AIDS xét
về địa bàn cư trú

41

Biểu đồ 9: Tỷ lệ % kiến thức về đường lây truyền HIV


41

Biểu đồ 10: Tỷ lệ % kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con

42

Biểu đồ 11: Tỷ lệ % kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con
xét theo địa bàn

43

Biểu đồ 12: Tỷ lệ % kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS trong QHTD 45
Biểu đồ 13: Tỷ lệ % kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS trong QHTD
xét theo độ tuổi

45

Biểu đồ 14: Tỷ lệ % kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS trong QHTD
xét theo trình độ học vấn

46

Biểu đồ 15: Tỷ lệ % kiến thức về mục đích của việc sử dụng BCS trong QHTD
xét theo địa bàn

47

Biểu đồ 16: Tỷ lệ % kiến thức về QHTD an toàn

48


Biểu đồ 17: Tỷ lệ % kiến thức về những người có khả năng bị
lây nhiễm HIV/AIDS

49

Biểu đồ 18: Tỷ lệ % kiến thức về lợi ích của việc xét nghiệm HIV/AIDS
tự nguyện

51

Biểu đồ 19: Tỷ lệ % kiến thức về lợi ích của việc xét nghiệm HIV/AIDS
tự nguyện xét theo địa bàn

52

Biểu đồ 20: Tỷ lệ % kiến thức về lợi ích của người nhiễm HIV khi
sống chung với gia đình

53

Biểu đồ 21: Tỷ lệ % kiến thức về phòng tránh lây nhiễm HIV trong gia đình

54

Biểu đồ 22: Tỷ lệ % kiến thức về phịng tránh lây nhiễm HIV trong gia đình

56

Biểu đồ 23: Tỷ lệ % thái độ về việc sử dụng BCS trong QHTD


57

Biểu đồ 24: Tỷ lệ % thái độ về việc sử dụng BCS trong QHTD xét theo địa bàn 58
Biểu đồ 25: Tỷ lệ % thái độ đối với việc chồng được tư vấn về cách
phòng chống lây nhiễm

59

Biểu đồ 26: Tỷ lệ % thái độ đối với việc chồng được tư vấn về cách
8


phòng chống lây nhiễm xét theo địa bàn

61

Biểu đồ 27: Tỷ lệ % hành vi sử dụng biện pháp tránh thai xét theo
tình trạng hơn nhân

63

Biểu đồ 28: Tỷ lệ % hành vi xử lý khi bản thân bị nhiễm HIV/AIDS

65

Biểu đồ 29: Tỷ lệ % hành vi xử lý khi trong gia đình có người nhiễm HIV

67


xét theo trình độ chuyên môn
Biểu đồ 30: Tỷ lệ % Kiến thức về biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

89

của phụ nữ xét theo nghề nghiệp.
Biểu đồ 31: Tỷ lệ % Thái độ đối với việc sử dụng BCS trong QHTD

90

xét theo nghề nghiệp của phụ nữ thị xã Tân Châu
Biểu đồ 32: Tỷ lệ % các kênh thông tin về HIV/AIDS được phụ nữ

91

ở khu vực biên giới tiếp cận

9


CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS: Bao cao su
CTV: Cộng tác viên
GDSK: Giáo dục sức khỏe
NCSK: Nâng cao sức khỏe
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
SKSS: Sức khỏe sinh sản
QĐTD: Qua đường tình dục
QHTD: Quan hệ tình dục
TD: Tình dục

TTYT DP: Trung tâm Y tế dự phòng
UBND: Ủy ban nhân dân
VN: Việt Nam

10


PHẦN MỞ ĐẦU

11


1. Tính cấp thiết
HIV/AIDS là một bệnh mới nổi lên trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Cấp độ
toàn cầu, dịch HIV/AIDS là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất đối với phát
triển con người. Hiểm hoạ HIV/AIDS mang tính tồn cầu và đang gia tăng nhanh chóng
ở các nước đang phát triển. Những hậu quả mà HIV/AIDS gây ra là rất nguy hiểm, ảnh
hưởng rất lớn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và tồn thế giới. Ở Việt Nam
tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. HIV/AIDS xuất hiện ở tất
cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng. Ngồi các nhóm có nguy cơ
lây nhiễm cao như: tiêm chích ma tuý, mại dâm, tình dục đồng giới,... tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS ở phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh niên tăng nhanh. HIV/AIDS đang đe doạ
trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển của
đất nước, tương lai của giống nòi.
Với địa hình vừa là đồng bằng và đồi núi, cùng với đường biên giới dài 104 km
giáp Campuchia, tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nơng nghiệp,
thương mại và dịch vụ giữa hai nước. Song cũng do đường biên giới dài và khó kiểm sốt
đã làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm như: vận chuyển hàng lậu trái phép,
buôn bán người qua biên giới, buôn bán ma tuý, hoạt động mại dâm, đặc biệt là tình trạng
lây nhiễm HIV/AIDS khơng ngừng gia tăng. Ngồi hoạt động giao thương giữa hai nước

thì phần lớn người dân ở khu vực này chủ yếu làm nông nghiệp đời sống kinh tế cịn
nhiều khó khăn, trình độ học vấn còn thấp, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng trong việc
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV và Lao tỉnh An Giang, dịch HIV ở
An Giang xuất phát từ nhóm gái mại dâm hành nghề tại Campuchia hồi hương về Việt
Nam khoảng năm 1992-1993, được phát hiện cùng lúc tại 5 huyện, thị kể cả thành thị,
nông thôn và đã lan truyền trên diện rộng tại tất cả các xã, phường trong tỉnh. Lứa tuổi
nhiễm HIV nhiều nhất tập trung vào hai nhóm tuổi có nhu cầu sinh hoạt tình dục cao là
20-29 tuổi và 30-39 tuổi. Hình thức lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục (83%), nữ giới
chiếm 40%. Với những người phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh An Giang
hiện nay thì có đến 70% số nữ giới bị lây nhiễm từ chồng. Trong những năm tới việc đối
12


phó với nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con cũng là một thách thức rất lớn, khi 70% số nữ
giới nhiễm HIV là phụ nữ bình thường thuộc nhóm tuổi từ 20-39 tuổi.[14]
Tân Châu là thị xã biên giới giáp Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
thuận tiện cho việc phát triển kinh tế cửa khẩu và nhu cầu giao thương, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ của nhân dân hai nước. Với hệ thống đường giao thông thuỷ, bộ thơng suốt thuận
lợi, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại để trao đổi, buôn bán, sản xuất và du lịch..
Trong khi đó, hoạt động mại dâm bên phía nước bạn rất phức tạp lại khơng được kiểm
sốt chặt chẽ, đây chính là nguyên nhân làm cho số lượng người nhiễm HIV tại thị xã
Tân Châu ở mức cao, chủ yếu lây qua đường QHTD.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên địa bàn thị xã Tân Châu được phát hiện vào
năm 1993 là một nữ hoạt động mại dâm ở Campuchia hồi hương về Việt Nam, từ năm
1997 đến 2007 số ca nhiễm mới tăng hàng năm bình quân ở mức trên dưới 100 người.
Đến cuối tháng 10 năm 2008, tồn huyện có 33 người nhiễm HIV mới - lũy tích 1.115
người nhiễm HIV, số người nhiễm HIV cịn sống được quản lý là 199 người (trong đó có
17 trẻ em). Tỷ lệ người mắc HIV/AIDS/ 100.000 dân 0,67%, trong đó nữ 34% [14].
Trong tương lai, để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống lây nhiễm

HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng, đặc biệt
là nhóm đối tượng phụ nữ ở khu vực biên giới là cơng tác vơ cùng quan trọng và cấp
thiết, địi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan và
chính quyền địa phương. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các
giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ ở
khu vực biên giới là điều cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ biên giới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ ở khu vực biên giới thị xã Tân Châu tỉnh
An Giang.

13


Mục tiêu chi tiết
- Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi trong việc phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ khu vực biên giới.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến kiến thức, thái độ và hành vi trong
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ ở khu vực biên giới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành trong phòng
chống lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ ở khu vực biên giới thị xã Tân Châu.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu lý thuyết và thông tin thứ cấp
Nghiên cứu các thuật ngữ, khái niệm về kiến thức, thái độ, hành vi phịng chống
HIV/AIDS….
Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác phịng
chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng đặc biệt là ở khu vực biên giới tỉnh An
Giang.
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các cơ

quan chức năng; Trung tâm phòng chống HIV và Lao của tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Tân
Châu; Trạm y tế xã Phú Vĩnh; Trạm y tế xã Vĩnh Xương; Trạm y tế xã phường Long
Thạnh qua các năm.
Nghiên cứu kết quả báo cáo của các đề tài, dự án có nội dung nghiên cứu liên quan
đến cơng tác phịng chống HIV/AIDS trong cả nước, đặc biệt các đề tài, dự án đã và đang
triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang.
3.2 Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ ở khu vực biên giới thị xã Tân Châu
Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống lây nhiễm của phụ nữ ở khu
vực biên giới nhằm:
+ Nắm rõ thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ ở khu vực biên giới.
+ Phân tích sự khác biệt về kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS
giữa 2 xã giáp biên giới Campuchia với 1 phường thuộc nội ô thị xã Tân Châu.
14


+ Qua đó tìm hiểu những yếu tố tác động đến kiến thức, thái độ và hành vi cũng
như những mong muốn của họ về việc nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng tránh lây
nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng
3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành
trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ ở khu vực biên giới thị xã Tân
Châu.
-

Giải pháp đối với Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu

-

Giải pháp đối với Trạm y tế ở các xã, phường


-

Giải pháp đối với Hội Phụ nữ thị xã Tân Châu

-

Giải pháp đối với phụ nữ ở khu vực biên giới thị xã Tân Châu

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu
Các đề tài, dự án của các tổ chức trong nước và trong tỉnh về phòng chống lây
nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng đặc biệt là đối tượng nữ.
Thu thập tài liệu thứ cấp, nghiên cứu tổng quan các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo
kết quả phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của tỉnh, thị xã Tân Châu đặc biệt là hai xã
giáp với biên giới Campuchia.
Nghiên cứu hệ thống các chủ trương, chính sách về phịng chống lây nhiễm
HIV/AIDS của thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang và chính phủ.
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (phiếu khảo sát)[Xem phụ lục 1]
Nhằm nắm rõ thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS của phụ nữ ở khu vực biên giới, qua đó tìm hiểu những yếu tố tác động đến
kiến thức, thái độ và hành vi cũng như những mong muốn của họ về việc nâng cao kiến
thức và kỹ năng phòng tránh lây nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
4.2.1 Chọn địa bàn khảo sát
Hai xã giáp biên giới Campuchia là Phú Lộc và Vĩnh Xương và một phường
thuộc khu vực nội ô thị xã Tân Châu là phường Long Thạnh.

15



4.2.2 Chọn mẫu khảo sát
Chọn mẫu khảo sát
x2NP (1 - P)
Độ lớn của mẫu nghiên cứu được tính theo cơng thức:
d2 ( N - 1) + x2 P (1 - P)
x2NP (1 - P) / d2 (N - 1) + x2 P (1 - P)
= > (3,841) (44090)(0,5)(0,5) / (0,04)2 (440891) + (3,841)(0,5)(0,5) = 588
Trong đó, x2 = 3,841 (giá trị của chi - square có bậc tự do 1 với độ tin cậy 95% hay
mức sai số cho phép 4% hay 0,04)
N = 44090 (tổng số nữ có độ tuổi từ 15-40 tuổi của thị xã Tân Châu)
P = 0,5
D = 0,04 (mức sai số cho phép 4% hay độ tin cậy là 95%)
(Nguồn : Krejcie & Morgan, trích từ Phan Văn Dốp, Phương pháp nghiên cứu
Khoa học Xã hội - các tiếp cận định lượng và định tính, 2004)
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong việc thu thập thông tin này là phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích.
Tổng số mẫu khảo sát là 588 nữ hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn hai
xã Phú Lộc và Vĩnh Xương, phường Long Thạnh. Trong đó, xã Phú Lộc 196 mẫu, xã
Vĩnh Xương 196 mẫu, phường Long Thạnh 196 mẫu.
Đối tượng được khảo sát có độ tuổi từ 15–40 tuổi, chưa bị nhiễm HIV/AIDS.
4.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
4.3.1 Phỏng vấn sâu
− Nữ (chưa bị nhiễm HIV/AIDS) sống và làm việc ở khu vực biên giới: 12 người
[ Xem phụ lục 2]
− Nữ (đã bị nhiễm HIV/AIDS) sống và làm việc ở khu vực biên giới: 08 người
[Xem phụ lục 3]
− Phó chủ tịch phụ trách Văn Xã: 04 người [Xem phụ lục 4]
− Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu: 01 người [Xem phụ lục 4]
− Trưởng Trạm y tế xã: 02 người [Xem phụ lục 4]
16



− Chủ tịch hội Phụ nữ: 04 người [Xem phụ lục 5]
− Cán bộ y tế và cộng tác viên dân số: 04 người [Xem phụ lục 5]
4.3.2 Thảo luận nhóm tập trung
Tổng số người tham gia thảo luận nhóm là 30 phụ nữ, chia làm hai nhóm thảo
luận, mỗi nhóm đại diện cho một xã, phường [Xem phụ lục 5]
4.4 Đội ngũ điều tra viên
Bao gồm cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn
trường Đại học An Giang và một số cán bộ y tế tại các xã, phường thuộc thị xã Tân Châu.
4.5 Thời gian điều tra
-

Đi tiền trạm: 02/08/2011

-

Thời gian khảo sát tại xã Vĩnh Xương: từ ngày 19/08/2011 đến ngày 05/09/2011

-

Thời gian khảo sát tại xã Phú Lộc: từ ngày 09/09/2011 đến ngày 12/10/2011

-

Thời gian khảo sát tại Phường Long Thạnh:07/08/2011 đến ngày 08/09/2011
4.6 Cách phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phần mền SPSS 15.0 và Excel 2003 để xử lý và phân tích số liệu.

17



PHẦN NỘI DUNG

18


×