Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Truyền bá và cải biên truyện kiều của nguyễn du ở nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 209 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TRUYỀN BÁ VÀ CẢI BIÊN TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU Ở NAM BỘ

CNĐT: NGUYỄN THANH PHONG

AN GIANG, THÁNG 7/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TRUYỀN BÁ VÀ CẢI BIÊN TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU Ở NAM BỘ

CNĐT: NGUYỄN THANH PHONG

AN GIANG, THÁNG 7/2019


TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học Truyền bá và cải biên Truyện Kiều của Nguyễn
Du ở Nam Bộ, do tác giả Nguyễn Thanh Phong, công tác tại Khoa Sư phạm thực
hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 19/6/2019.

Thư ký

Phản biện 1



Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang, lãnh
đạo Khoa Sư phạm, lãnh đạo Bộ môn Ngữ văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, thư viện, các hộ gia đình lưu trữ tư
liệu, các nhà nho Nam Bộ... đã nhiệt tình đón tiếp và chia sẻ thơng tin tư liệu trong
q trình tơi tiến hành điều tra điền dã thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng nghiệm thu đề tài:
PGS.TS. Võ Văn Thắng, TS. Phạm Thanh Hùng, TS. Nguyễn Đức Thăng, ThS.
Trần Tùng Chinh, ThS. Lê Minh Tuấn Lâm, TS. Võ Thị Minh Phụng, ThS.
Nguyễn Thị Thu Giang đã đọc kĩ đề tài và đóng góp cho tơi nhiều ý kiến quý báu
để chỉnh sửa hoàn thiện nội dung lẫn hình thức của đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Lan Phương, CN. Nguyễn
Lan Tuyền, CN. Mai Thị Kim Hải đã hỗ trợ nhiệt tình về mặt thủ tục, giấy tờ và
thanh toán cho đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tinh thần rất lớn để
tơi hồn thành tốt đề tài.

An Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Phong



LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số
liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

An Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Phong


TRUYỀN BÁ VÀ CẢI BIÊN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Ở
NAM BỘ
TÓM TẮT
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề truyền bá, tiếp nhận và cải biên Truyện Kiều của
Nguyễn Du ở Nam Bộ dưới góc nhìn lịch sử - chức năng của tác phẩm văn học. Dựa trên
các hệ thống lý thuyết như lý thuyết tiếp nhận văn học, lý thuyết văn học sử, lý thuyết loại
hình tác phẩm, đồng thời vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu nhân loại học, văn
bản học, Hán Nôm học, sử học, văn hóa học, đề tài đã lần lượt giới thiệu đến người đọc các
phương diện của hoạt động truyền bá, tiếp nhận, cải biên, tái hiện, ảnh hưởng của Truyện
Kiều ở Nam Bộ.
Qua việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học Nam Bộ dưới triều Nguyễn
(1802-1945), khảo sát tình hình di cư, xác lập chủ quyền lãnh thổ lẫn văn hóa, cùng với
diễn tiến của đời sống văn học trên vùng đất Nam Bộ, đề tài xác định vị trí, ý nghĩa và giá
trị của Truyện Kiều trong trào lưu truyền bá văn học đến Nam Bộ. Trên cơ sở đó, cơng trình
tập trung thảo luận vấn đề truyền bá và tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ ở ba phương diện:
đối tượng truyền bá, nội dung truyền bá và hoạt động tiếp nhận. Về đối tượng truyền bá,
chúng tơi phân tích ba nhóm đối tượng cụ thể là các nhà nho người Việt Nam Bộ, giới trí
thức Tây học xuất thân Nho học và giới nho - thương người Hoa Chợ Lớn. Về nội dung

truyền bá, chúng tơi chỉ ra các ấn bản thuộc dịng Truyện Kiều Nam Bộ đã lưu hành và thiết
lập ảnh hưởng đến toàn bộ miền Nam. Về hoạt động tiếp nhận, đề tài tập trung làm rõ hoạt
động thưởng thức và vịnh Kiều của giới Nho sĩ trí thức, hoạt động tranh luận và nghiên cứu,
phê bình Truyện Kiều trên báo chí Quốc ngữ và tình hình tiếp nhận tác phẩm này trong ca
dao, dân ca của người bình dân.
Cải biên và tái hiện Truyện Kiều ở Nam Bộ cũng là một nội dung chính mà đề tài
quan tâm tìm hiểu. Thơng qua giới thiệu các phó phẩm của Truyện Kiều, các loại hình nghệ
thuật tuồng hát bội, cải lương và hội họa liên quan đến tác phẩm này ở Nam Bộ, đề tài đã
đưa ra những luận điểm xác tín về hoạt động cải biên sơi nổi và sáng tạo của Truyện Kiều ở
Nam Bộ, khái quát thành những đặc trưng khu biệt so với ở Bắc và Trung Bộ. Ở phần kết
luận, đề tài đúc kết một cách ngắn gọn đặc điểm truyền bá, tiếp nhận và cải biên Truyện
Kiều ở Nam Bộ, đánh giá thực trạng hệ thống tư liệu Hán Nôm liên quan đến Truyện Kiều,
từ đó đề xuất một số kiến nghị về việc ứng xử và tận dụng giá trị của tác phẩm này trong
đời sống xã hội hiện nay.
Từ khóa: Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nam Bộ, truyền bá, cải biên.

i


THE SPREADING AND REFORMING OF TALE OF KIỀU BY
NGUYEN DU IN THE SOUTHERN VIETNAM
ABSTRACT
This study focuses on researching the issues of spreading, receiving and reforming of
Tale of Kiều by author Nguyen Du in Southern Vietnam from the historical - functional
view of literary works. By using the theory of receiving literature, Historical-literary theory,
the theory of type of works; also used methodology of anthropology, texts studies, Cino
Nom studies, historical - cultural studies, the research has in turn introduced to readers the
aspects of spreading, receiving, reforming, recreating and influencing of Tale of Kiều in the
Southern Vietnam.
Through the study of the Southern historical, social and literary context under the

Nguyễn Dynasty (1802-1945), surveying the migration situation, establishing territorial and
cultural sovereignty, along with the evolution of literary life on the land of Southern
Vietnam, this study identifies the position, meaning and value of Tale of Kiều in the trend
of spreading literature to the Southern. On that basis, this research focused on discussing
the issue of spreading and receiving Tale of Kiều in Southern in three aspects: spreader,
spreading contents and reception activities. Regarding the spreader, we analyze three
groups of subjects: the Southern Confucians, the Western intelligentsias and Chinese
traders in Chợ Lớn. Regarding the spreading content, we show the publications of Tale of
Kiều which have been circulated and established affecting the entire Southern Vietnam.
Regarding the reception activities, this study focuses on activities enjoying and chanting
Tale of Kiều by the Confucian scholars, activities debating, researching and criticizing Tale
of Kiều in Quốc ngữ press and the situation of receiving this work in the folk songs.
The reforming and re-creating activities of Tale of Kiều in the Southern is also a main
content that this study is interested in. By introducing of the works which reform from Tale
of Kiều, some traditional art forms as Hát bội, Cải lương and painting related to Tale of
Kiều in the Southern, this study provides the arguments about the extremely diverse
reforming activities of Tale of Kiều, to point out how these reforms differ from theirs in the
Northern and the Middle of Vietnam. In the conclusion, this study briefly is summarized
the spreading, receiving and reforming of Tale of Kiều in Southern, assessed the status of
the Cino Nom books system which related to Tale of Kiều, then proposed some
recommendations on using this work in social life nowadays.
Keywords: Tale of Kiều, Nguyen Du, Southern Vietnam, spread, reform

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
2.1 TRONG NƯỚC .................................................................................................................... 5
2.2 NGOÀI NƯỚC ................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13
3.1 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................................................................... 13
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ .............................................................. 13
3.3 CÂU HỎI ĐIỀU TRA ĐIỀN DÃ ....................................................................................... 13
3.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................ 14
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 16
4.1 TRUYỀN BÁ, TIẾP NHẬN, CẢI BIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG VĂN HỌC ......... 16
4.1.1 Truyền bá văn học ........................................................................................................ 16
4.1.2 Tiếp nhận văn học ........................................................................................................ 17
4.1.3 Cải biên văn học........................................................................................................... 19
4.1.4 Ảnh hưởng văn học ...................................................................................................... 20
4.2 TRUYỆN KIỀU TRONG TRÀO LƯU TRUYỀN BÁ VĂN HỌC ĐẾN NAM BỘ .......... 21
4.2.1 Lịch sử, xã hội và văn học Nam Bộ dưới triều Nguyễn (1802-1945) ......................... 22
4.2.2 Vị trí của Truyện Kiều trong trào lưu truyền bá văn học đến Nam Bộ ........................ 27
4.3 TRUYỀN BÁ VÀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ .......................................... 29
4.3.1 Các chủ thể truyền bá Truyện Kiều trên đất Nam Bộ .................................................. 30
4.3.1.1 Vai trò của các nhà nho Nam Bộ .......................................................................... 30
4.3.1.2 Vai trị của giới trí thức Tây học xuất thân Nho học ............................................ 38
4.3.1.3 Vai trò của giới nho – thương người Hoa Chợ Lớn ............................................. 48
4.3.2 Các ấn bản thuộc dòng Truyện Kiều Nam Bộ.............................................................. 55
4.3.3 Tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ ............................................................................... 57
4.3.3.1 Thưởng thức, ngâm vịnh Truyện Kiều của nho sĩ trí thức Nam Bộ ...................... 57
4.3.3.2 Tiếp nhận Truyện Kiều trên báo chí Nam Bộ ....................................................... 67
4.3.3.3 Truyện Kiều trong ca dao, dân ca Nam Bộ .......................................................... 83
I



4.4 CẢI BIÊN, TÁI HIỆN TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ ......................................................... 92
4.4.1 Các phó phẩm của Truyện Kiều ở Nam Bộ ................................................................. 92
4.4.1.1 Túy Kiều phú ở Nam Bộ ........................................................................................ 93
4.4.1.2 Kim Vân Kiều ca ở Nam Bộ ................................................................................ 103
4.4.1.3 Kim Vân Kiều phú ở Nam Bộ .............................................................................. 109
4.4.1.4 Kim Vân Kiều tập án ở Nam Bộ.......................................................................... 113
4.4.1.5 Kim Vân Kiều lục ở Nam Bộ ............................................................................... 115
4.4.2 Tuồng hát bội cải biên từ Truyện Kiều ở Nam Bộ ..................................................... 119
4.4.3 Cải lương cải biên từ Truyện Kiều ở Nam Bộ ........................................................... 124
4.4.4 Truyện Kiều trong hội họa ở Nam Bộ ........................................................................ 131
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 138
5.1 HOẠT ĐỘNG TRUYỀN BÁ VÀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ ............... 138
5.2 HOẠT ĐỘNG CẢI BIÊN TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ .................................................. 139
5.3 TÌNH HÌNH TƯ LIỆU HÁN NƠM VỀ TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ HIỆN NAY ........ 140
5.4 TRUYỆN KIỀU TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN NAM BỘ HIỆN NAY .................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 143
1. SÁCH THAM KHẢO......................................................................................................... 143
2. ĐỀ TÀI, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN ..................................................................................... 146
3. BÀI VIẾT TẠP CHÍ, KỶ YẾU HỘI THẢO ...................................................................... 146
4. TÀI LIỆU INTERNET ....................................................................................................... 147
PHỤ LỤC

II


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiếm có một tác phẩm văn học nào trên thế giới lại có một sinh mệnh kì lạ và thú vị

như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này được Nguyễn Du cải biên, sáng
tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết Hán văn bạch thoại Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân, một nhà văn không rõ nguồn gốc xuất thân, tên tuổi sống đầu đời nhà
Thanh Trung Quốc. Cốt truyện của tác phẩm dựa trên một sự kiện có thật là cuộc chiến
chống Oa khấu (cướp biển Trung Quốc cấu kết với cướp biển Nhật Bản) trên khu vực
duyên hải Hoa Đông vào khoảng 20 năm (1543-1563) dưới niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh
của Trung Quốc, gắn liền với ba nhân vật chính là Vương Thúy Kiều, Từ Hải và Hồ Tôn
Hiến. Sự kiện này đầu tiên được ghi chép trong nhiều tư liệu chính sử và dã sử dưới triều
Minh, sau đó lan truyền trong dân gian dưới dạng truyện kể truyền miệng, được một số văn
nhân đời Minh viết thành tiểu thuyết văn ngơn, chuyển thể thành kịch bản hí khúc và tiểu
thuyết thoại bản. Đến đầu đời Thanh mới được một văn sĩ với bút hiệu là Thanh Tâm Tài
Nhân viết lại thành tiểu thuyết hoàn chỉnh dài 20 hồi Kim Vân Kiều truyện. Trong suốt q
trình diễn biến đó, nội dung cốt lõi của câu chuyện được thêm thắt phong phú hơn, nhiều
tình tiết, sự kiện được xây dựng đan xen phức tạp hơn, nhiều nhân vật được hư cấu thêm để
dần hồn chỉnh như hình hài chúng ta biết đến hiện nay. Bộ tiểu thuyết này gần như bị
khuất lấp bởi nhiều bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ khác ra đời trong thời kì Minh – Thanh
như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du kí, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị, Nho
lâm ngoại sử… Thế nhưng, khi được lưu truyền rộng rãi trong khu vực văn hóa chữ Hán, ở
Nhật Bản nó được phiên dịch nhiều lần và cải biên thành tiểu thuyết Kim ngư truyện; còn ở
Việt Nam, Nguyễn Du đã sử dụng một cách điêu luyện ngôn ngữ dân tộc để cải biên thành
Đoạn trường tân thanh, hay Kim Vân Kiều truyện, Truyện Kiều. Chúng là những sinh mệnh
mới độc lập với tác phẩm cũ, mang một sức sống trường cửu gắn liền với nền văn hóa của
từng dân tộc, điều mà những bộ tiểu thuyết đồ sộ khác không dễ làm được.
Truyện Kiều đặt trong bối cảnh văn hóa đó, rõ ràng rất đáng để tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu tường tận để thấy những giá trị đặc thù trong mối liên hệ liên khu vực, liên văn
hóa. Ở Việt Nam, từ khi ra đời đến nay, tác phẩm này được lưu truyền rộng rãi trong quần
chúng nhân dân, được nhiều thế hệ độc giả thuộc nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội
đón nhận và u thích, ca ngợi, thậm chí có cả các vị hồng đế dưới triều Nguyễn. Trong
q trình cư dân Bắc Bộ và Trung Bộ di cư vào Nam khai khẩn vùng đất Nam Bộ, truyện
thơ Nôm này cũng được truyền bá và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhiều

tầng lớp cư dân Nam Bộ. Nó được cải biên thành truyện thơ, kịch bản tuồng, cải lương,
truyện kể dưới nhiều hình thức văn bản Hán Nơm và ngơn bản truyền miệng khác nhau.
Ngồi ra, tác phẩm này còn khơi gợi cảm hứng nơi các văn nhân thi sĩ Nam Bộ, trở thành
đề tài ngâm vịnh của nhiều tác phẩm văn thơ ứng họa. Sự truyền bá và cải biên Truyện
1


Kiều ở Nam Bộ, vì vậy, rất đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu tìm hiểu, nhằm làm rõ
giá trị của một di sản văn hóa dân tộc, đồng thời thấy rõ diện mạo đời sống tinh thần của cư
dân Nam Bộ từ khi tiếp nhận Truyện Kiều đến nay.
Trong bài báo cáo đề dẫn Nguyễn Du và những giá trị vượt thời gian tại Hội thảo kỷ
niệm 250 năm năm sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (ngày 23/12/2015, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đồn Lê Giang
đã chỉ ra 4 hướng có thể tiếp tục đào sâu nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều ở tương
lai. Trong đó, hướng thứ tư là: “Nghiên cứu phê bình Truyện Kiều: Bên cạnh việc đào sâu
hơn nữa vào giá trị của tác phẩm, cũng cần phải nghiên cứu rộng ra sự tiếp nhận của đời
sau đối với Truyện Kiều. Việc nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống việc tiếp nhận
Truyện Kiều ở phía Nam đất nước vẫn còn là một mảnh đất cần được khai phá thêm.
Những Túy Kiều phú, Túy Kiều án, Kim Vân Kiều ca cho thấy những ‘phó bản’ Truyện
Kiều ở đất Nam Bộ cịn rất phong phú” (Đồn Lê Giang, 2015). Đề tài này của chúng tơi
vơ tình rất sát hợp với định hướng mà Đoàn Lê Giang đã gợi ý, qua đó xác tín hơn tính hữu
ích và cần kíp của đề tài.
Từ năm 2012 đến nay, qua nhiều lần điều tra điền dã trên các địa bàn An Giang, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thu thập được khá nhiều tư liệu
Hán Nôm và tư liệu hình ảnh, kí ức… liên quan đến Truyện Kiều, chuyển tải nhiều thông
tin mới mẻ và giá trị về sự truyền bá và cải biên của tác phẩm này ở Nam Bộ. Đơn cử
trường hợp tư liệu Hán Nôm đang lưu trữ tại Thư viện tỉnh An Giang, trong số 263 đầu tài
liệu Hán Nôm do một vài hộ dân tại Thốt Nốt (Cần Thơ) quyên tặng năm 2016, có ít nhất 3
tài liệu liên quan đến Truyện Kiều: (1) Bài Phú Kiều bằng chữ Nôm do Phạm Tôn Long
soạn lại từ tác phẩm Kim Vân Kiều phú (khuyết danh) lưu truyền trong dân gian; (2) Kịch

bản Tuồng Kiều bằng chữ Nôm do Phạm Tôn Long soạn, Cao Đảnh Hưng (Cao Văn Hân)
chép; (3) Thơ xướng họa, bình phẩm về vài nhân vật trong Truyện Kiều. Những tư liệu này
có giá trị văn học cao, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sự truyền bá, thưởng thức và
cải biên Truyện Kiều trên địa bàn An Giang xưa.
Truyện Kiều là một tác phẩm lớn trong nền văn học dân tộc, được nhiều thế hệ độc
giả yêu thích và truyền tụng, được giới học giả trong và ngoài nước dày cơng nghiên cứu,
được trích dạy trong nhiều bộ sách giáo khoa phổ thông từ 1945 đến nay, là một trong
những tác phẩm bắt buộc trong chương trình giảng dạy Ngữ văn phổ thông mới. Thành quả
nghiên cứu tác phẩm này tuy có rất nhiều nhưng chắc chắn vẫn chưa đủ, đặc biệt là với
hướng tiếp cận từ góc độ văn học - nhân loại học ở một phạm vi hẹp hơn trong điều kiện
phát hiện thêm nhiều tư liệu mới.
Vì những điều trên, đề tài Truyền bá và cải biên Truyện Kiều của Nguyễn Du ở Nam
Bộ là rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kiến thức khoa học
mới, đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu văn hóa, xã hội của tỉnh nhà và khu vực Nam Bộ.
2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
- Thu thập các tư liệu Hán Nơm, tư liệu hình ảnh, tư liệu kí ức… đang tản mác trong
dân gian liên quan đến lĩnh vực văn học, đặc biệt là liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều;
bước đầu biên dịch, trích dịch những tư liệu quan trọng để giới thiệu đến công chúng.
- Khảo sát hệ thống tư liệu đã công bố và tư liệu Hán Nôm mới sưu tầm được liên
quan đến tác phẩm Truyện Kiều ở Nam Bộ trên các phương diện: thể loại, ngơn ngữ, chữ
viết, nội dung, hình thức nghệ thuật, tình hình xuất bản, tái bản, in ấn, phát hành… Qua đó,
đề tài khái quát thành hệ thống kiến thức về quá trình truyền bá và tiếp nhận Truyện Kiều ở
Nam Bộ.
- Tìm hiểu tình hình truyền bá Truyện Kiều của di dân người Việt từ Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ đến Nam Bộ, đánh giá tác động của văn nhân, nghệ sĩ và quần chúng trong quá
trình truyền bá này. Đồng thời, đề tài cũng làm rõ vai trị các hiệu bn sách của người Hoa

ở Chợ Lớn (Sài Gòn) trong việc in ấn Truyện Kiều ở Phật Trấn, Quảng Đông (Trung Quốc)
với số lượng lớn rồi mang về kinh doanh, phát hành ở Nam Bộ.
- Tìm hiểu tình hình cải biên, chuyển thể Truyện Kiều trong đời sống văn hóa, văn
nghệ ở Nam Bộ dưới các hình thức: tuồng hát bội, cải lương, truyện thơ, phú, thơ ca ứng
tác xướng họa... Qua đó, đề tài giới thiệu khái quát các tác giả và tác phẩm cải biên thành
cơng tiêu biểu trên đất Nam Bộ.
- Phân tích tác động, ảnh hưởng của Truyện Kiều đến đời sống tinh thần của cư dân
Nam Bộ, mà cụ thể là đến tầng lớp văn nhân thi sĩ, thông qua quan sát các biểu hiện về mặt
ngơn ngữ, tình cảm, thái độ, nhận thức… từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: là các sách vở, ấn bản liên quan đến hoạt động in ấn, truyền
bá, tiếp nhận, cải biên, tái hiện… Truyện Kiều diễn ra trên vùng đất Nam Bộ, do các thành
phần cư dân với nhiều nguồn gốc xuất thân khác nhau cư trú trên vùng đất Nam Bộ làm chủ
thể thực hiện và sáng tạo.
Phạm vi nghiên cứu: là các nguồn tư liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tư
liệu kí ức, tư liệu phim ảnh, báo chí có liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều trên vùng đất
Nam Bộ. Tất cả những tư liệu này chứa đựng nhiều thông tin quý giá về đời sống của một
tác phẩm văn học dân tộc trong quá khứ.
1.4 NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt khoa học: Thông qua nghiên cứu tài liệu sách vở kết hợp với điều
tra điền dã tại thực địa, đề tài sẽ tập hợp các tư liệu văn học Hán Nôm, Quốc ngữ quý giá
3


lưu truyền tản mác trong dân gian, từ đó dựng lại khung cảnh đời sống văn học trong quá
khứ ở Nam Bộ gắn liền với một tác phẩm lớn của dân tộc ra đời ở Bắc và Trung Bộ là
Truyện Kiều. Cơng trình nghiên cứu sẽ khái qt nên những luận điểm khoa học tương
thích liên quan đến q trình truyền bá, tiếp nhận, cải biên, tái hiện tác phẩm này ở Nam
Bộ; góp phần làm phong phú hơn thành quả ngành nghiên cứu Kiều học và Nam Bộ học ở
Việt Nam.

Đóng góp cơng tác đào tạo: Đề tài cung cấp tài liệu khoa học bổ ích, thiết thực cho
việc học tập và nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam, Văn học Nam Bộ, Hán Nôm của
giảng viên và sinh viên Trường Đại học An Giang và bạn đọc, nhà nghiên cứu u thích
Truyện Kiều nói chung.
Đóng góp phát triển kinh tế xã hội: Đề tài đóng góp những tri thức khoa học Ngữ
văn bổ ích để nâng cao hiểu biết của người đọc về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
và đời sống văn học Nam Bộ thế kỉ 19-20. Đặc biệt, đề tài giúp người bản địa hiểu biết hơn
về đời sống văn hóa xã hội Nam Bộ trong quá khứ và thêm yêu quý mảnh đất này.
Sản phẩm của đề tài:
- Sách chuyên khảo.
- Bài báo đăng tạp chí trong nước.
- Báo cáo đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế ở trong nước.
Địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu:
- Dùng làm tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy cho giảng viên Bộ môn Ngữ văn
(Khoa Sư phạm), sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn và Cử nhân Văn học, giáo viên và học
sinh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho tất cả bạn đọc tại Thư viện Đại học An Giang và
Thư viện tỉnh An Giang.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý văn hóa địa phương, các cá
nhân và tập thể soạn thảo chương trình giảng dạy văn học địa phương.
- Đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học An Giang và các tạp chí chuyên ngành.
- Xuất bản thành sách để phục vụ đông đảo bạn đọc, các nhà nghiên cứu.

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để đánh giá thành quả nghiên cứu hiện nay liên quan đến đề tài này, chúng tôi đã tập
hợp được khá nhiều tài liệu mang tính lý luận lẫn thực tiễn khoa học của các học giả trong
và ngoài nước. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo, đối sánh, cung cấp thông tin, số

liệu quan trọng để thực hiện đề tài; một bộ phận trong số đó là nguồn cứ liệu quan trọng để
chúng tơi phân tích, đúc kết nên những nhận định khoa học cho đề tài. Ở đây, chúng tơi xin
giới thuyết khái qt tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước. Tài
liệu dùng để khái quát bao gồm sách nghiên cứu văn học, sách lý luận văn học, luận án tiến
sĩ và luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học, các bài viết trên báo điện tử được viết bằng các
ngôn ngữ Việt, Trung, Anh.
2.1 TRONG NƯỚC
Thành tựu khoa học của học giới Việt Nam trong suốt 200 năm nghiên cứu Truyện
Kiều vừa qua vơ cùng đồ sộ và khó thể nào thống kê, tập hợp đầy đủ. Những người đầu tiên
thưởng thức, bình phẩm, nhuận sắc Truyện Kiều là anh em thân thích, bạn bè, vua quan
triều Nguyễn sống cùng thời với Nguyễn Du như Vũ Trinh, Nguyễn Lượng, Phạm Quý
Thích, Mộng Liên Đường chủ nhân, vua Minh Mạng, Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh
Thị... Điều này cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã thu hút được sự chú ý đặc biệt
của văn giới. Sau đó, Nguyễn Văn Thắng, vua Tự Đức, Hà Tơng Quyền, Nguyễn Văn Chi,
Nguyễn Công Trứ... bắt đầu làm thơ đề vịnh, phẩm bình nhân vật trong Truyện Kiều dựa
trên lập trường và quan điểm đạo đức luân lý phong kiến. Ngô Đức Kế, Chu Mạnh Trinh,
Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng... cũng là những trí thức Nho học tiếp tục thưởng thức và phê
bình theo quan điểm truyền thống Nho giáo, bao gồm cả quan điểm nhà nho đạo đức và
quan điểm nhà nho tài tử... Bắt đầu từ học giả Phạm Quỳnh, phương pháp tiếp nhận và phê
bình theo quan niệm văn học phương Tây mới được vận dụng. Nhiều cơng trình nghiên cứu
của Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam, Vũ Đình Long, Trần Trọng Kim...
đã đi sâu phân tích tâm lý các nhân vật trong Truyện Kiều, khám phá cái hay của chữ nghĩa
và nghệ thuật tự sự trong tác phẩm. Đến thập niên 40 của thế kỷ 20, một làn sóng nghiên
cứu Truyện Kiều với tinh thần khoa học mới trỗi dậy, dẫn đầu là các học giả Dương Quảng
Hàm, Đào Duy Anh, Hoài Thanh... Truyện Kiều được đưa vào sách giáo khoa trung học,
được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh, dựa trên nhiều hệ thống lý thuyết khác nhau, được
thẩm định giá trị và đặt để đúng vị trí đáng có của nó. Thập niên 50, nổi bật trong giới
nghiên cứu Truyện Kiều có Lê Văn Hòe, Minh Tranh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, họ đã
áp dụng phương pháp và lý thuyết xã hội học vào việc lý giải Truyện Kiều. Năm 1965,
Nguyễn Du được cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều lại được nhìn nhận

theo nhiều góc độ mới, các nhà thơ và học giả miền Bắc như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lưu
Trọng Lư, Xuân Diệu trong cảm hứng lạc quan phấn khởi tiến lên chủ nghĩa xã hội đã dựa
trên nhiều bình diện khác nhau để đánh giá Truyện Kiều. Cách cảm thụ của họ thể hiện ý
5


thức chính trị cao độ, khẳng định đây là tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến, phản ánh tinh
thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du và chỉ ra những hạn chế trong thời đại và tư tưởng
tác giả.
Ở miền Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được truyền bá từ khá sớm. Năm 1875,
chỉ 10 năm sau khi tờ báo Quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo ra đời, Trương Vĩnh Ký đã
phiên giải tác phẩm này từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ (La tinh) để giới thiệu rộng rãi
hơn một kiệt tác văn học dân tộc, đồng thời mong qua đó góp phần phổ biến chữ Quốc ngữ.
Đương nhiên, trước đó giới nho sĩ Nam Bộ đã tiếp xúc với Truyện Kiều dựa trên nguyên
bản chữ Nơm, và mặc dù đã có bản phiên âm Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký cùng một số
học giả khác, nhưng việc thưởng thức tác phẩm này qua nguyên tác vẫn kéo dài đến nửa
sau thế kỷ 20. Một số hiệu buôn người Hoa Chợ Lớn nắm bắt nhu cầu của độc giả Nam Bộ,
đã mang bản in sớm nhất năm 1866 được Duy Minh Thị khảo đính sang Phật Trấn (Quảng
Đông, Trung Quốc) khắc in với số lượng lớn vào các năm 1872, 1879, 1891 rồi mang về
phát hành ở Nam Bộ. Một số học giả người Pháp bắt đầu chú ý đến Truyện Kiều và dịch tác
phẩm này sang tiếng Pháp như Abel des Michels...
Tình hình tiếp nhận, nghiên cứu Truyện Kiều ở Nam Bộ đến nửa sau thế kỷ 20 mới
thực sự tiến triển rõ rệt, và dĩ nhiên dựa theo những hệ quy chiếu khác so với miền Bắc. Hà
Như Chi viết Việt Nam thi văn giảng luận, Thạch Trung Giã viết Văn học phân tích tồn
thư, Nguyễn Đăng Thục viết Tâm lý văn nghệ trong Truyện Kiều, Đàm Quang Thiện viết Ý
niệm bạc mệnh của Truyện Kiều, Nguyên Sa viết Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do,
Chân dung Nguyễn Du, Đặng Tiến viết Truyện Kiều như một chiến thắng, Vũ Hạnh viết
Đọc lại Truyện Kiều, Thanh Lãng viết Bảng lược đồ văn học Việt Nam... Tất cả đều là
những cơng trình nghiên cứu, phê bình giá trị xuất phát từ nhiều điểm nhìn khác nhau, bắt
kịp dòng chảy nghiên cứu văn học thịnh hành trên thế giới đương thời.

Sau đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về Truyện Kiều mới tiếp tục ra đời trên khắp cả
nước, như Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ, phần viết
về Truyện Kiều trong giáo trình lịch sử văn học của Lê Trí Viễn và Nguyễn Lộc, Truyện
Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê, Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn
Du của Đỗ Đức Dục, Thực tại, cái thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt
Nam trung cận đại của Trần Đình Hượu, Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử, Tìm hiểu
phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Từ Hải - ước mơ biển cả của
Đỗ Đức Hiểu, Đi tìm cảm quan dân tộc qua ngơn từ Truyện Kiều của Phạm Công Thiện...
Đây tiếp tục là những khảo luận chuyên sâu về Truyện Kiều, một vài trong số đó ra đời để
bàn bạc, bác bỏ quan niệm của người nghiên cứu đi trước, làm nổi bật chân dung con người
Nguyễn Du và những giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.
Tuy nhiên, hầu hết những cơng trình trên đều đánh giá sự truyền bá, tiếp nhận và ảnh
hưởng của Truyện Kiều trên phạm vi quốc gia, dân tộc, lịch đại và hầu như đều lấy miền
6


Bắc làm trung tâm bàn bạc. Hiếm thấy cơng trình nào tập trung sự chú ý vào phạm vi vùng
đất Nam Bộ. May mắn thay, thời gian gần đây, học giới quan tâm nghiên cứu về văn hóa,
văn học Nam Bộ nhiều hơn, trong đó có nghiên cứu về sự ảnh hưởng, truyền bá, cải biên
Truyện Kiều ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc. Tiếp theo đây, chúng tôi xin được điểm qua
một số cơng trình, bài viết tiêu biểu đã được công bố.
Thuần Phong Ngô Văn Phát trong dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1965)
đã công bố trên tạp chí Bách khoa ở Sài Gịn 4 bài viết: (1) Túy Kiều ở Đồng Nai (đăng trên
Bách khoa số 200, 15/9/1965, tr.33-46) trình bày một cách tổng quát những ảnh hưởng của
Truyện Kiều đến đời sống tinh thần, văn chương bình dân và văn chương của trí thức Nam
Bộ cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20; (2) Túy Kiều với trí thức (đăng trên Bách khoa số 210,
1/10/1965, tr.33-40) nghiên cứu việc tiếp nhận Truyện Kiều của các tác giả Trương Vĩnh
Ký, Nguyện Văn Mai, Huỳnh Tịnh Của; (3) Túy Kiều với đại chúng (đăng trên Bách khoa
số 211, 15/10/1965, tr.59-66) nghiên cứu những ảnh hưởng của Truyện Kiều đối với văn
học dân gian, giới thiệu Túy Kiều án và Túy Kiều phú; (4) Túy Kiều với kịch trường (đăng

trên Bách khoa số 212, 1/11/1965, tr.55-64) giới thiệu nội dung và nghệ thuật tuồng hát bội
Kim Vân Kiều, khẳng định Tuồng Kim Vân Kiều bản Trương Minh Ký phiên âm ra chữ
Quốc ngữ (1895) là từ bản chữ Nơm của Bùi Hữu Nghĩa.
Trong cơng trình nổi tiếng Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã dành hẳn một
chương (Chương 6. Sức sống của Truyện Kiều) để cung cấp một bức tranh bao quát về tác
động to lớn của Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Ơng khẳng
định có thể tìm thấy nhiều dấu vết của Truyện Kiều trong truyện thơ Nôm của các tác giả
miền Nam như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, U tình lục của Hồ Biểu Chánh; đồng
thời điểm qua nhiều cơng trình tiếp nhận và phê bình Truyện Kiều ở miền Nam của Hà Như
Chi, Thạch Trung Giã, Nguyễn Đăng Thục, Đàm Quang Thiện, Nguyên Sa, Đặng Tiến, Vũ
Hạnh, Thanh Lãng... Cuối sách là Thư mục nghiên cứu Truyện Kiều, cung cấp 661 đầu
sách, tài liệu, bài viết nghiên cứu về Truyện Kiều từ trước đến nay, làm nguồn tài liệu bổ
ích để chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này.
Phan Mạnh Hùng trong bài viết Truyện Kiều và văn học Quốc ngữ Nam Bộ - Khảo
sát Túy Kiều phú và Túy Kiều án đã nêu lên sự chú ý của học giới Nam Bộ đối với Truyện
Kiều trong xu hướng dịch thuật và giới thiệu văn học cổ dân tộc ở miền Nam, đồng thời
khẳng định vai trị các “phó bản” (cịn gọi là phó phẩm, phó sản, phụ bản, phụ phẩm) của
Truyện Kiều như Kim Vân Kiều phú, Túy Kiều thi tập (36 bài), Kim Vân Kiều tập án (22
bài) trong việc truyền bá rộng rãi tác phẩm này ở Nam Bộ. Bên cạnh việc giới thiệu nội
dung, nguồn gốc văn bản, tác giả biên soạn..., tác giả bước đầu còn so sánh nội dung văn
bản của các “phó bản” với nhau, so sánh vị trí của Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên
trong đời sống tinh thần Nam Bộ, từ đó đi đến nhận định tồn tại “một cách thức và hình
thức đọc Truyện Kiều độc đáo ở Nam Bộ”, “trong đại chúng bình dân Nam Bộ, Truyện
7


Kiều nhìn chung ít được tiếp nhận từ phương diện văn chương mà chủ yếu là phương diện
luân lý”.
Nguyễn Văn Sâm trong bài viết Kim Vân Kiều ca ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh cuối thế
kỷ 19 đã giải thích lý do vì sao những “phó phẩm” của Truyện Kiều này lại được chào đón

nồng nhiệt ở miền Nam. Tác giả cũng công bố nội dung bài Kim Vân Kiều ca bằng chữ
Nơm đã được dịch và chú thích sang Quốc ngữ dài 221 câu. Tác giả suy luận rằng Kim Vân
Kiều ca xuất hiện trước, người đời sau lấy cảm hứng từ đó chấp bút viết Túy Kiều phú tiếp
theo. Bài viết đã gợi mở cho chúng tôi một số thơng tin về mặt văn bản, tồn văn của Kim
Vân Kiều ca, là tư liệu hữu ích để tìm hiểu về hoạt động cải biên Truyện Kiều ở Nam Bộ.
Bài viết Tiếp nhận và cải biên Truyện Kiều thành kịch bản cải lương trước năm 1945
của Đào Lê Na đã khái quát tình hình cải biên và diễn xuất Truyện Kiều trên sân khấu cải
lương Nam Bộ nửa đầu thế kỉ 20. Cùng với việc khẳng định chuyển thể tác phẩm văn học
cổ là một trong những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương trước năm 1945, tác giả
còn giới thiệu nhiều vở cải lương chuyển thể từ Truyện Kiều như Kim Vân Kiều của Trương
Duy Toản, Hoạn Thơ tróc Kiều của Trương Quang Tiền và Kiều du thanh minh của Phạm
Đình Khương. Dĩ nhiên, cách lựa chọn tình tiết, sự kiện, văn liệu, lời dẫn, ngơn ngữ nhân
vật, xây dựng nhịp điệu tiết tấu, lựa chọn nút thắt... để chuyển thể tác phẩm là những nội
dung bài viết tập trung phân tích làm rõ. Với mục đích là phản ánh xã hội và đề cao đạo lý,
các vở cải lương lấy Truyện Kiều làm đề tài đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của
quần chúng khán giả trong bối cảnh giao thoa văn hóa nghệ thuật cũ và mới, Việt và Pháp.
Bài viết là một tài liệu tham khảo hữu ích, gợi mở nhiều vấn đề cho chúng tơi trong q
trình nghiên cứu các hoạt động cải biên, tái hiện Truyện Kiều trên sân khấu cải lương Nam
Bộ.
Trần Hoài Anh trong bài viết Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tiếp nhận của phê
bình văn học ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã điểm qua nhiều xu hướng phê bình của
học giới miền Nam khi tiếp cận giải mã Truyện Kiều dựa trên những hệ hình tư tưởng khác
nhau, đó là xu hướng tiếp cận từ góc nhìn triết học tơn giáo, triết lý nhân bản truyền thống
Á Đông, triết học hiện sinh, triết lý về định mệnh hay thân phận con người, phê bình từ góc
nhìn phân tâm học, xu hướng phê bình xã hội học, xu hướng phê bình duy vật biện chứng...
Các nhà phê bình văn học đương thời ở miền Nam như Chơn Hạnh, Thích Thiên Ân, Thạch
Trung Giã, Ngun Sa, Tơ Thùy Yên, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Sỹ Tế, Lê Tuyên, Đặng
Tiến, Thanh Lãng, Đàm Quang Thiện, Bùi Hữu Sủng, Vũ Hạnh... đã dựng nên một thời kì
phê bình văn học mang tính đa nguyên rõ rệt, tự do về học thuật, cởi mở, thẳng thắn về tư
tưởng; ở một số phương diện gần như bắt kịp xu hướng phê bình tiên tiến của thế giới. Bài

viết làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá để chúng tôi hiểu rõ hơn vị thế của Truyện Kiều
trong nhận thức của giới phê bình văn học miền Nam đương thời.

8


Bài viết Nguyễn Du trong lòng miền Nam: Lược thuật các hoạt động văn hóa học
thuật kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du tại miền Nam năm 1965 của Nguyễn Tuấn
Cường đã sưu tập và biên mục các công trình nghiên cứu phục vụ hoạt động kỉ niệm, đăng
tải tập trung hoặc rải rác trên nhiều số của các tạp chí Văn hóa nguyệt san, Bách khoa thời
đại, Văn, Văn học, Bình minh... và một số sách in trong dịp kỉ niệm này. Bài viết đã giới
thiệu khá chi tiết sự góp mặt của các trí thức tinh hoa Nam Bộ như Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm,
Đông Hồ, Tạ Quang Phát, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Vũ Hạnh, Nguyễn Hiến Lê, Bình
Nguyên Lộc, Trần Văn Khê... trong dịp kỷ niệm này bằng bài viết của mình trên nhiều tờ
báo. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động kỷ niệm cũng được nhắc đến như diễn thuyết, triển lãm
tư liệu về Nguyễn Du, trình diễn văn nghệ, lễ mít tinh tại Đại học Văn khoa Sài Gòn... Các
hoạt động ấy thể hiện rất thống nhất một thái độ vô cùng trân trọng của người miền Nam
đối với thi hào Nguyễn Du, kể cả trong lớp người lớn tuổi và trẻ tuổi. Kèm theo bài viết là
thư mục tài liệu xuất bản trong dịp kỷ niệm tại miền Nam năm 1965 với 4 tên sách và 89
tên bài báo. Đây là những chỉ dẫn tài liệu quý giá để chúng tôi tập hợp khảo sát vị trí của
Truyện Kiều trong nhận thức của trí thức miền Nam nửa sau thế kỉ 20.
Nguyễn Xuân Diện trong bài viết Truyện Kiều – Từ truyện thơ Nôm nguyên tác đến
kịch bản chèo Nôm khẳng định tồn tại một đời sống văn hóa phong phú xoay quanh tác
phẩm, hình thành một trào lưu sáng tạo sân khấu hóa Truyện Kiều qua nghệ thuật chèo,
tuồng, điện ảnh, ca kịch, cải lương... làm giàu hơn cho kho tàng nghệ thuật biểu diễn của
dân tộc. Trong đó, miền Nam tuy không thịnh hành các hoạt động tập Kiều, lẩy Kiều, đố
Kiều, bói Kiều... như miền Bắc, nhưng các hình thức sân khấu hóa Truyện Kiều như tuồng
hát bội, cải lương, kịch nói, điện ảnh... đã từng được biểu diễn, trình chiếu nhiều nơi ở Nam
Bộ gây được sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng. Bài viết gợi mở nhiều góc nhìn và
nhận định khoa học về mặt văn bản, kịch bản chuyển thể, thái độ tiếp nhận của công

chúng... đối với các loại hình sân khấu hóa Truyện Kiều ở Nam Bộ.
Bài viết Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí Quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỉ 20
của tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy đã cung cấp nhiều thơng tin q giá về cách mà báo
chí Quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỉ 20 thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến Truyện Kiều và
thi hào Nguyễn Du. Một số tờ báo Nam Bộ như Nam Kì tuần báo, Việt báo đã tổ chức
nhiều hoạt động để tưởng niệm Nguyễn Du nhân kỉ niệm ngày giỗ của ông. Hoạt động này
được đông đảo văn nhân, báo giới nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều hoạt động diễn thuyết, diễn
ngâm về Nguyễn Du và Truyện Kiều được tổ chức ở Sài Gịn, Cần Thơ, thu hút được đơng
đảo giới trí thức quan tâm theo dõi. Ngồi ra, nhiều tờ báo như Sống, Nam kỳ tuần báo, Đại
Việt tập chí cũng ra các chuyên san về Nguyễn Du để kỉ niệm nhà thơ. Nhiều ý kiến bình
luận Truyện Kiều được nêu lên, kéo theo những cuộc tranh luận sôi nổi giữa học giới Bắc –
Nam và Nam Bộ với nhau. Có báo như Đời mới cịn có chun mục nhiều kì chú giải từ
ngữ Truyện Kiều để giúp học sinh dễ lĩnh hội nội dung tác phẩm. Thông qua việc đề cập
đến Truyện Kiều, nhiều quan điểm về văn chương, xã hội, thời đại... được các nhà báo, nhà
9


văn mạnh dạn bày tỏ. Bài viết này đã gợi mở nhiều thơng tin, manh mối hữu ích để chúng
tơi thu thập tư liệu và nghiên cứu quá trình truyền bá, tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ
thông qua báo chí Quốc ngữ được tồn diện hơn.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về sự truyền bá, tiếp nhận, cải biên Truyện Kiều ở Nam
Bộ đã rải rác có một vài thành tựu, dù ít nhưng chúng có giá trị to lớn. Tuy nhiên, cần
nghiên cứu sự ảnh hưởng của tác phẩm này bằng một cái nhìn tương đối tồn diện bởi một
cơng trình dài hơi hơn. Đó cũng là đích nhắm của chúng tôi khi bắt tay thực hiện đề tài này.
2.2 NGOÀI NƯỚC
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm mang tầm vóc quốc tế. Điều đầu tiên
làm nên tầm vóc quốc tế đó chính là nguốn gốc ra đời của câu chuyện, tức được cải biên từ
quyển tiểu thuyết dài 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân sống đời nhà Thanh ở Trung Quốc.
Chính vì lẽ đó, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Truyện Kiều của Nguyễn
Du, và các dạng văn bản, ngôn bản sơ khai có trước đó đã được học giới Trung Quốc, Đài

Loan, Nhật Bản, Hoa Kì nghiên cứu từ khá sớm, đồng thời cơng bố nhiều cơng trình giá trị.
Dĩ nhiên, chúng ta hồn tồn có thể hình dung lập trường, thái độ, phương tiện, phương
pháp, điểm nhìn, mục đích trong nghiên cứu của họ có nhiều điểm khác biệt so với học giả
Việt Nam. Nguyễn Nam trong bài viết Những thẩm định mới về Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân đăng trên trang báo Văn hóa Nghệ An ngày 17/3/2016, đã cung cấp
Bảng tổng hợp danh mục các cơng trình nghiên cứu về Kim Vân Kiều truyện ở nước ngồi
hiện nay. Theo đó, tính từ năm 1958 đến năm 2015, chưa kể các bản dịch tác phẩm sang
ngoại văn, tổng cộng có 95 cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học liên quan đến Kim Vân Kiều truyện... Dĩ nhiên đây
chưa phải là con số đầy đủ, vì như chúng tơi được biết, cịn rất nhiều bài báo lớn nhỏ khác
chưa được liệt kê vào vì mức độ ảnh hưởng học thuật khơng đáng kể. Ở đây, chúng tôi xin
giới thiệu một vài hướng nghiên cứu, tác giả và cơng trình tiêu biểu.
Nghiên cứu tồn diện quá trình diễn tiến của câu chuyện Vương Thúy Kiều, từ lúc
còn là một sự kiện lịch sử đến khi được sáng tác thành một tiểu thuyết chương hồi hồn
thiện, rồi cả q trình du biến thành sáng tác văn học ở các nước đồng văn, là hướng nghiên
cứu quan trọng được nhiều học giả quan tâm. Trong đó, tiêu biểu có các cơng trình của
Đổng Văn Thành, Charles Benoit và Trần Ích Nguyên. Đổng Văn Thành (Đại học Liêu
Ninh, Trung Quốc) với các cơng trình Khảo luận văn bản Kim Vân Kiều truyện, Diễn hóa
câu chuyện Kim Vân Kiều truyện, Kim Vân Kiều truyện và Hồng lâu mộng... đã mang lại
cái nhìn tương đối tổng thể về nguồn gốc hình thành và diễn biến của Kim Vân Kiều truyện.
Charles Benoit (tên tiếng Việt Lê Vân Nam), một học giả người Mỹ có nhiều duyên nợ với
Việt Nam, đã thực hiện luận án tiến sĩ The Evolution of the Wang Cuiqiao Tale: From
Historical Event in China to Literary Masterpiece in Vietnam (Diễn tiến câu chuyện Vương
Thúy Kiều: Từ sự kiện lịch sử Trung Hoa đến kiệt tác văn chương Việt Nam), hoàn thành
10


tại Đại học Havard năm 1981, được phiên dịch và xuất bản ở Việt Nam năm 2016. Cơng
trình đã khảo luận rất chi tiết diễn tiến của các văn bản liên quan câu chuyện nàng Kiều,
dựa trên một nhãn quan sắc sảo và tinh thần khoa học khách quan nghiêm nhặt, đã làm rõ

hơn các mối quan hệ văn bản và bổ sung những khuyết điểm trước đây của Đổng Văn
Thành, được học giới Việt Nam đánh giá cao. Năm 2001, Trần Ích Ngun (Đại học Thành
Cơng, Đài Loan) cho xuất bản cơng trình Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều để bổ
sung những nguồn tư liệu mới, đính chính nhiều quan điểm chưa khách quan và thỏa đáng
của Đổng Văn Thành. Cơng trình này được dịch và xuất bản ở Việt Nam từ năm 2004,
được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tham khảo và trích dẫn.
Nghiên cứu so sánh Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với Truyện Kiều
của Nguyễn Du cũng là một hướng nghiên cứu mà học giới nước ngoài tốn nhiều giấy mực
bàn luận. Một số cơng trình quan trọng là So sánh Kim Vân Kiều truyện Trung Việt của
Đổng Văn Thành, So sánh Kim Vân Kiều truyện Trung Việt của Trương Huy, Văn bản, dịch
bản, tính khả độc, tính khả truyền: Bàn về Kim Vân Kiều truyện và Đoạn trường tân thanh
của Hà Kim Lan, luận án tiến sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện Nôm Việt Nam và tiểu
thuyết Trung Quốc của Trần Quang Huy, So sánh thủ pháp miêu tả trong hai bộ Kim Vân
Kiều truyện Trung Việt của Hà Minh Trí và Vi Mậu Bân, Nghiên cứu so sánh Kim Vân
Kiều truyện và Truyện Kiều Trung Việt của Trần Thị Nhung, Tư tưởng mỹ học sinh thái
“Thiên nhân hợp nhất” trong Kim Vân Kiều truyện Trung Việt của Đàm Mỹ Tĩnh và Mạc
Quốc Phương, luận văn thạc sĩ Từ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc đến Truyện Kiều
của Việt Nam của Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm...
Hướng nghiên cứu thứ ba là nghiên cứu vấn đề truyền bá Kim Vân Kiều truyện ở các
nước Đông Á. Tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này có các cơng trình: On Kim Van Kieu:
China, Vietnam, Japan của Hatakenaka Toshio, Kim Vân Kiều truyện và văn học hậu kỳ
Edo Nhật Bản của Đổng Văn Thành, Lover, Traitor, or National Heroine: Courtesan Wang
Cuiqiao in China and Vietnam (1550-1820) của Triệu Mật (Zhao Mi)...
Hướng nghiên cứu thứ tư là giới thiệu kiệt tác Truyện Kiều và thi hào Nguyễn Du đến
cơng chúng nước ngồi. Những cơng trình tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này là Nhà thơ
Nguyễn Du của Việt Nam và kiệt tác Kim Vân Kiều truyện của tác giả Hoàng Dật Cầu, Đại
thi hào Nguyễn Du của Việt Nam và danh tác Kim Vân Kiều truyện của Hà Minh Trí, Tự sự
dân tộc và tiếng nói nữ tính: Nguyễn Du của Việt Nam và tác phẩm kinh điển Kim Vân
Kiều truyện của Hồng Linh...
Có thể nói, Kim Vân Kiều truyện đã được học giới ngoài nước quan tâm nghiên cứu

từ lâu, đáng chú ý hơn là thành quả nghiên cứu ở nước ngồi ln chịu tác động ảnh hưởng
bởi nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam. Có thể nhận thấy, các cơng trình này chỉ đề cập
đến sự truyền bá, diễn dịch, tiếp nhận, cải biên Truyện Kiều một cách chung chung ở Việt
Nam, chưa thấy cơng trình nào đề cập cụ thể hơn ở phạm vi Nam Bộ.
11


Tóm lại, trong phạm vi tư liệu chúng tơi có thể thu thập và bao quát được, chưa thấy
công bố cơng trình nghiên cứu nào, cả trong lẫn ngồi nước, tiến hành thực hiện với phạm
vi và đối tượng nghiên cứu tương tự. Dĩ nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ tham
khảo nhiều nguồn tư liệu quý giá của người đi trước, những nội dung trích dẫn sẽ được dẫn
nguồn cẩn thận. Có thể khẳng định rằng, đây là cơng trình nghiên cứu hồn tồn mới được
thực hiện bởi chính tác giả.

12


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu lý thuyết – khảo sát thực trạng – khái quát thành hệ thống tri thức mới.
- Chúng tôi xuất phát trên hệ thống phương pháp luận nghiên cứu Ngữ văn để tiến
hành thực hiện đề tài. Cụ thể là vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học, lý thuyết văn học sử,
lý thuyết loại hình tác phẩm để soi sáng nội dung nghiên cứu.
- Ngoài ra, chúng tơi cịn kết hợp phương pháp luận nghiên cứu nhân học, phương
pháp luận nghiên cứu văn bản học, phương pháp luận nghiên cứu văn hóa học để góp phần
làm sáng rõ vấn đề.
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
- Phương pháp điều tra điền dã: Chúng tôi sẽ tiến hành một vài chuyến đi điền dã để
thu thập tư liệu Hán Nôm và Quốc ngữ liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều tại Cục Lưu trữ
Trung ương 2 – Thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí

Minh, Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện
An Giang, Thư viện Cần Thơ, Thư viện Đồng Tháp và một số hộ dân lưu giữ sách cổ ở An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long... Trong các chuyến khảo sát, chúng
tôi sẽ tiến hành chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn, thu thập sao in tư liệu, ghi chép chỉnh lý tư
liệu...
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tiến hành đọc và phân tích sâu dữ liệu thu thập
để khái qt tình hình truyền bá tác phẩm này ở Nam Bộ; đồng thời phân tích lần lượt từng
tác phẩm cải biên liên quan đến Truyện Kiều được đưa vào phạm vi nghiên cứu, từ đó tổng
hợp thành hệ thống lý thuyết về tình hình cải biên tác phẩm này ở Nam Bộ.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩm văn học cải
biên với nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, tìm hiểu cụ thể sự thay đổi về chủ đề, đề
tài, nhân vật, tình tiết, sự kiện, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật, văn liệu, thi liệu... để khái
quát nên đặc điểm tư duy thẩm mỹ của văn nhân Nam Bộ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vì đề tài có liên quan đến các yếu tố địa lý
vùng miền, lịch sử xã hội, văn hố phong tục, tư tưởng triết học, ngơn ngữ văn tự, kĩ thuật
in ấn, di dân định cư, thông thương mậu dịch... cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam, nên phương
pháp nghiên cứu liên ngành sẽ là chiếc cầu nối thông suốt giữa các lĩnh vực khoa học, giúp
chúng tôi triển khai vấn đề một cách thuận lợi và rõ ràng, chặt chẽ hơn.
3.3 CÂU HỎI ĐIỀU TRA ĐIỀN DÃ
- Phỏng vấn gia đình/cá nhân lưu giữ văn bản Truyện Kiều cổ: Ông/Bà/Anh/Chị sở
hữu tác phẩm này từ khi nào? Do người khác truyền lại, trao tặng hay tự mình mua? Nếu
13


mua thì mua ở đâu, trong hồn cảnh nào? Nếu do người khác truyền lại hoặc trao tặng lại
thì người đó là ai, hồn cảnh xuất thân, bối cảnh học vấn như thế nào? Tác phẩm này từ khi
được lưu giữ trong gia đình thì những ai đọc và tần suất đọc thế nào? Những người đó bàn
luận gì, bàn luận với ai, có bao giờ kể lại cho con cháu nghe khơng? Có bao giờ dùng để
hát ru hay mượn chuyện để răn đe giáo dục con cái hay khơng?... Những câu hỏi này góp
phần làm rõ q trình truyền bá và tiếp nhận Truyện Kiều trong phạm vi một gia đình và

xóm làng lân cận.
- Phỏng vấn cá nhân thưởng thức và góp phần lưu truyền Truyện Kiều trong dân gian:
Ơng/Bà/Anh/Chị có biết tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du khơng? Có thuộc đoạn nào
trong tác phẩm này khơng? Có bao giờ dùng các câu thơ trong đó để hát ru hay ngâm nga
tiêu khiển khơng? Có bao giờ đem Truyện Kiều ra để bàn luận với người khác hay răn dạy
con cháu khơng? Có bao giờ xem cải lương về Truyện Kiều không, nhân vật do ai đóng,
cảm nhận về nội dung, vai diễn như thế nào? Có biết Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã
Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư là những ai không? Có biết tại sao người ta hay
dùng Sở Khanh để chỉ những tên lừa tình phản bội khơng? Có biết tại sao người ta hay
dùng Hoạn Thư để chỉ những người đàn bà ghen tuông không?... Những câu hỏi này góp
phần làm rõ mức độ lưu truyền và tiếp nhận Truyện Kiều trong dân gian.
- Phỏng vấn chuyên gia am tường về lịch sử, văn hóa, văn học vùng đất Nam Bộ:
Theo Ơng/Bà/Anh/Chị, Truyện Kiều có được người dân Nam Bộ xưa biết đến rộng rãi
không? Phạm vi lưu truyền và ảnh hưởng như thế nào? Ở Nam Bộ có từng diễn ra các hoạt
động vịnh Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều, đố Kiều, bói Kiều... khơng? Những đặc điểm nào của
Truyện Kiều khiến cho người dân Nam Bộ dễ dàng tiếp nhận? So với truyện Lục Vân Tiên,
thì mức độ ảnh hưởng của Truyện Kiều như thế nào? Cốt truyện Truyện Kiều được sử dụng
trong diễn xướng văn nghệ xưa nay như thế nào?... Những câu hỏi này góp phần làm rõ
mức độ lưu truyền, tiếp nhận và cải biên Truyện Kiều trong dân gian.
3.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đặt ra và cố gắng làm sáng tỏ những
câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu sau:
- Có hay khơng một dịng văn bản Truyện Kiều ở Nam Bộ? Nếu có, nguồn gốc văn
bản từ đâu, tồn tại những đặc điểm giống và khác nào với các dòng văn bản Bắc Bộ và
Trung Bộ?
- Ở vùng đất mới Nam Bộ vốn khơng có truyền thống văn học lâu đời như Bắc Bộ và
Trung Bộ, một tác phẩm giá trị như Truyện Kiều đã được truyền bá và thiết lập ảnh hưởng
như thế nào?

14



- Truyện Kiều đã được cư dân Nam Bộ tiếp nhận như thế nào? Người Nam Bộ đã
bình phẩm, đánh giá về nội dung, tình tiết, sự kiện, nhân vật… trong tác phẩm này ra sao?
Các nhà nghiên cứu đã tranh luận, nhìn nhận về tác phẩm này như thế nào?
- Ở Nam Bộ, đã có những ai dựa vào cốt truyện Truyện Kiều để cải biên, phóng tác
thành những tác phẩm văn học nghệ thuật khác? Đó là những tác phẩm nào, giá trị nghệ
thuật và mức độ ảnh hưởng ra sao?
- Chúng ta cần khai thác những giá trị tinh hoa trong kho tàng văn học dân tộc để làm
phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của xã hội hiện tại như thế nào? Truyện Kiều đã
từng đóng góp được gì và có thể tiếp tục đóng góp được gì?

15


CHƯƠNG 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 TRUYỀN BÁ, TIẾP NHẬN, CẢI BIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG VĂN HỌC
Đề tài Truyền bá và cải biên Truyện Kiều của Nguyễn Du ở Nam Bộ liên quan đến
nhiều vấn đề lý thuyết, lý luận nghiên cứu văn học cần phải làm rõ như: truyền bá văn học,
tiếp nhận văn học, cải biên văn học, ảnh hưởng văn học, văn học so sánh... Vì vậy, trước
khi tiến hành đi sâu làm rõ vấn đề, chúng tơi trình bày một số cơ sở lý luận nhằm định
hướng cho việc nghiên cứu được sáng tỏ hơn.
4.1.1 Truyền bá văn học
Truyền bá văn học là một dạng hoạt động văn học đã có lịch sử hình thành và diễn
tiến từ rất lâu đời, có thể nói là từ lúc ra đời tác phẩm văn học. Ngay từ trong bản chất phản
ánh, biểu hiện, trình bày, bộc lộ, nói ra cảm xúc suy nghĩ của nhà văn qua tác phẩm văn học
đã hàm chứa mầm mống của hoạt động truyền bá văn học. Thế nên, khi tác phẩm văn học
từ tác giả truyền đến người nghe, người đọc đầu tiên thì hoạt động truyền bá văn học đã bắt
đầu diễn ra. Rồi tác phẩm đó tiếp tục truyền đến người thứ hai, thứ ba và rất nhiều người
khác, bởi chính tác giả hay chính những người vừa mới tiếp nhận, dẫn đến sự phổ biến rộng

rãi tác phẩm văn học trong cộng đồng, trong không gian và thời gian nào đó, tạo nên mn
hình vạn trạng các hoạt động truyền bá văn học khác nhau. Có thể nói, từ khi tác phẩm văn
học hình thành và phát triển đến nay, hoạt động truyền bá văn học đã song hành với nó
trong xã hội lồi người.
Ngành khoa học nghiên cứu về hoạt động truyền bá văn học bắt nguồn từ học giới
phương Tây, với một hệ thống lý luận và phương pháp nghiên cứu tương đối hồn chỉnh.
Nói đến truyền bá văn học, nghĩa là nói đến chủ thể truyền bá, phương thức truyền bá, nội
dung truyền bá, đối tượng tiếp nhận truyền bá và hiệu quả của hoạt động truyền bá (Vương
Bình, 2006, tr.1). Nghiên cứu truyền bá văn học, tức là tìm ra đặc trưng và quy luật của sự
sản sinh, lưu truyền, tiếp nhận, cải biên, ảnh hưởng giữa một hay nhiều tác phẩm văn học
khác nhau, hoặc giữa một tác phẩm gốc và các hình thức phái sinh của nó về sau. Vì thế,
truyền bá văn học bao hàm một phạm vi khá rộng, kéo theo các vấn đề liên quan của văn
học sử, văn học so sánh, ngôn ngữ chữ viết, trào lưu tư tưởng, lịch sử di dân, hoạt động in
ấn xuất bản...
Truyền bá văn học từ xưa đến nay đã diễn ra dưới nhiều dạng thức, nhiều động cơ và
nhiều phạm vi tác động khác nhau. Có những hoạt động truyền bá gắn liền với q trình di
dân, có hoạt động theo sau hành vi xâm lược lãnh thổ, có hoạt động đi liền với sự lan
truyền ngôn ngữ văn tự, cũng có hoạt động là kết quả của q trình giao lưu trao đổi văn
hóa, văn học. Sự truyền bá văn học có thể diễn ra từ một cá nhân đến nhiều cá nhân, từ một
tập thể đến nhiều tập thể, từ một vùng miền đến các vùng miền khác trong cùng quốc gia,
hoặc từ quốc gia này đến các quốc gia khác, thậm chí đến cả một phần lục địa. Tùy từng
16


×