Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng tự học môn tâm lý học giáo dục học cho sinh viên sư phạm trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.7 KB, 87 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ HỌC MÔN TÂM
LÝ HỌC, GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

NGƯỜI THỰC HIỆN
TH.S NGUYỄN THỊ CÚC

AN GIANG 7/ 2011

0


PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lý luận dạy học đại học đã chỉ ra rằng: Người sinh viên trong q trình đào tạo, khơng
chỉ là đối tượng của hoạt động dạy mà còn là chủ thể lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Trong
các hình thức tổ chức dạy học, thì việc tự học của người học có vai trị rất quan trọng. Tự học
là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với quá trình đào tạo - học tập ở các trường đại học,
đặc biệt là sinh viên sư phạm. Người giáo viên tương lai phải được đào tạo kỹ năng tự học thì
mới có thể thường xun và khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp, thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trước yêu cầu mới của xã hội. Người giáo viên phải
dạy cho học sinh tính chủ động sáng tạo, dạy cách thức tự học để “nên người”. Tự học của
sinh viên sư phạm là một khâu quan trọng khơng thể tách rời q trình đào tạo ở nhà trường
đại học. Đó là hoạt động cần thiết để sinh viên biến tri thức của nhân loại thành những hiểu
biết và năng lực sư phạm của riêng mình.


Trong thực tế, vấn đề tự học của sinh viên sư phạm ở Trường Đại học An Giang trong
những năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Sự quan tâm mới chỉ thể hiện ở sự động viên
khuyến khích, sinh viên tự học hỏi, tích lũy một cách tự phát những kinh nghiệm tự học trong
quá trình học tập của mình. Một số sinh viên chưa rèn được kỹ năng tự học có hiệu quả. Nhà
trường chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu và thực hiện các biện pháp tác động nhằm rèn
luyện kỹ năng tự học của sinh viên. Điều đó đã hạn chế chất lượng học tập của sinh viên. Bắt
đầu từ năm học 2009 – 2010, trường ta đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, nội dung
chương trình các mơn học được cải tiến nâng cao để phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, nhưng
thời gian lên lớp các môn học đều giảm. Riêng môn Tâm lý học, Giáo dục học số tiết lên lớp
giảm đi gần một nửa so với trước đây. Vì vậy, giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
học tập mơn Tâm lí học, Giáo dục học là phải tích cực hóa hoạt động tự học của sinh viên.
Dạy học môn Tâm lý học, Giáo dục học phải được cải tiến theo hướng dạy - tự học, rèn kỹ
năng tự học bộ môn cho sinh viên sư phạm. Mặt khác, việc cải tiến phương pháp dạy học bộ
mơn cũng là trọng tâm của chương trình nghiên cứu xã hội của Trường Đại học An Giang
trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học cho
sinh viên sư phạm Trường Đại học An Giang” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ mơn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của nhà trường nói
chung, đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích cơ sở lý luận về tự học, kỹ năng tự học, biện pháp hình thành kỹ năng tự học,
mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và việc hình thành kỹ năng tự học môn Tâm lý
học, Giáo dục học của sinh viên.
- Mô tả thực trạng kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học và việc rèn kỹ năng tự
học của sinh viên sư phạm Trường Đại học An Giang, xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến
việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên.

- Thử nghiệm một số biện pháp để rèn kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học
thông qua quá trình dạy - tự học, nhằm nâng cao hiệu quả tự học, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Đại học An Giang.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng tự học.
+ Khái niệm về kỹ năng, kỹ năng tự học, vấn đề tự học trong đào tạo sinh viên theo học
chế tín chỉ
+ Kỹ năng tự học là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động học tập
+ Mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và việc hình thành kỹ năng tự học của
sinh viên.
+ Thực trạng việc tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học của sinh viên sư phạm và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn kỹ năng tự học.
- Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng tự học bộ môn cho sinh viên và kết quả thực
nghiệm.
+ Tổ chức bồi dưỡng cho sinh viên nắm vững những tri thức cần thiết về kỹ năng tự học
(Nội dung những kỹ năng tự học cơ bản mà sinh viên cần nắm: Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự
học, nghe giảng, ghi chép, đọc sách và tài liệu, lập dàn ý viết đề cương, hoạt động nhóm, giải
bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học và kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá…)
+ Cải tiến việc tổ chức quá trình dạy học bộ mơn theo hướng dạy - tự học
+ Phân tích kết quả trước và sau khi tác động sư phạm, biên soạn tài liệu hướng dẫn rèn
kỹ năng tự học mơn Tâm lý học, Gi dục học.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm, Khoa Văn hố
Nghệ thuật và Khoa Lý luận chính trị Trường Đaị học An Giang có học mơn Tâm lý học,
Giáo dục học.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học.

2



5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học của sinh viên sư phạm Trường Đai học
An Giang còn nhiều hạn chế. Nếu giảng viên tổ chức cho sinh viên nắm được những tri thức
cần thiết về kỹ năng tự học và cải tiến q trình dạy học bộ mơn theo hướng dạy - tự học thì
sinh viên sẽ nhanh chóng rèn được kỹ năng tự học, kết quả học tập của sinh viên cũng sẽ được
nâng cao.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến cơ sở phương pháp luận, cơ sở tâm lý học, Lý
luận dạy học Tâm lý học, Giáo dục học, các tài liệu liên quan đến vấn đề rèn luyện kỹ năng tự
học nói chung, kỹ năng tự học mơn Tâm lý học, Giáo dục học nói riêng.
- Đọc và phân tích một số bài báo, luận văn, luận án, tài liệu, giáo trình,… có nội dung
liên quan đến đề tài. Từ đó, tổng hợp, hệ thống hố rút ra nhận xét, kết luận cần thiết để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin từ phía sinh viên về q trình
tự học mơn Tâm lý học, Giáo dục học. Đồng thời thăm dò ý kiến của một số cán bộ, giáo viên
Khoa Sư phạm và giáo viên giảng dạy bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học về các biện pháp rèn
kỹ năng tự học cho sinh viên.
- Đối tựợng điều tra: 200 sinh viên Khoa Sư phạm, 100 sinh viên Khoa Lý luận chính trị
và Khoa Văn hóa Nghệ thuật.
- Thăm dị ý kiến của 50 giảng viên giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thử nghiệm một số biện pháp về việc rèn kỹ năng tự học bộ môn cho sinh viên.
Đối tượng thực nghiệm: 50 sinh viên nhóm học 11- lớp DH10SU (năm thứ hai) thực
nghiệm rèn kỹ năng tự học môn Giáo dục học II (Lý luận dạy học và Lý luận giáo dục); 50
sinh viên nhóm học 3 (Năm thứ nhất, bao gồm sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo:
CD35ST, DH11NV, DH11SU) thực nghiệm rèn kỹ năng tự học môn Tâm lý học lứa tuổi &
Tâm lý học sư phạm.
a. Mục đích thực nghiệm: Kiểm tra giả thuyết

b. Nội dung thực nghiệm: Tổ chức thực hiện một số hoạt động sư phạm (bồi dưỡng kỹ
năng tự học) cải tiến quá trình dạy học ở hai môn Tâm lý học và Giáo dục học theo quy trình
dạy - tự học.

3


c. Quy trình thực nghiệm:
- Soạn tài liệu bồi dưỡng những tri thức cần thiết về kỹ năng tự học
- Xác định chuẩn và thang đánh giá
- Chọn lớp thực nghiệm:
+ 50 sinh viên DH10SU thực nghiệm môn Giáo dục học II, 50 sinh viên năm thứ nhất
(CD35ST, DH11NV, DH11SU) thực nghiệm môn Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư
phạm, hai nhóm đối chứng DH10DL (47 sinh viên) và 50 sinh viên năm thứ nhất (CD35ST,
DH11AV, DH11TO).
+ Cộng tác viên (giảng viên giảng dạy Tâm lý học), thống nhất về mục đích, nội dung,
phương pháp và tiến độ thực nghiệm.
- Kiểm tra trình độ, kỹ năng ban đầu của sinh viên trước khi tác động sư phạm (sinh viên
làm bài tập, tự đọc tài liệu lập dàn ý, đề cương chi tiết một số chương).
- Tiến hành các tác động sư phạm: 100 sinh viên được nghe tập huấn về kỹ năng tự học,
được nghe giảng trong môn Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học II bằng
phương pháp dạy học mới theo hướng dạy kỹ năng tự học.
- Kiểm tra đánh giá kết quả tác động sư phạm: Sinh viên làm bài tập thực hành về kỹ
năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học.
- Xử lý số liệu thực nghiệm và đối chứng theo phương pháp thống kê tốn học.
- Phân tích kết quả - nhận xét.
6.5. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát sinh viên trong quá trình tự học ở lớp, dự giờ, thăm ký túc
xá, nơi học của sinh viên.
6.6. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn

Chúng tơi trị chuyện với một số lãnh đạo đơn vị, giảng viên và sinh viên về hoạt động
tự học của sinh viên.
6.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Chúng tôi nghiên cứu một số sản phẩm hoạt động của sinh viên: Kế hoạch tự học, vở bài
tập, hệ thống bài tập về nhà, đề cương, bài kiểm tra.
6.8. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để phân tích về định lượng và định tính, lập bảng, vẽ biểu đồ,
thống kê, kiểm định các kết quả nghiên cứu.

4


7. ĐÓNG GÓP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Về mặt khoa học
Đề tài góp phần làm rõ thêm khái niệm kỹ năng, kỹ năng tự học, xây dựng một hệ thống
kỹ năng tự học cơ sở, xác định được con đường bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên sư
phạm phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay. Kết quả
nghiên cứu được biên soạn thành một tài liệu để sinh viên và giảng viên tham khảo.
7.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần nâng cao khả năng tự học của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo
giáo viên ở Trường Đại học An Giang nói chung.

5


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH
KỸ NĂNG TỰ HỌC
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỰ HỌC

1.1. Trong lịch sử Giáo dục học đã có nhiều nhà khoa học quan tâm tới hoạt động tự
học và vai trị tích cực học tập của người học. Từ khi khoa học giáo dục thực sự trở thành
khoa học độc lập mà người đặt nền móng cho nền khoa học giáo dục là nhà giáo dục vĩ đại
người Tiệp khắc J.A.Cômenxki (1592 – 1670), thì tư tưởng về hoạt động tự học ngày càng
được nghiên cứu sâu sắc. Trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà giáo dục
học mác xít, khơng những khẳng định vai trị to lớn của hoạt động tự học mà cịn quan tâm tới
nhiều khía cạnh tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của người học như
T.A.Ilina, N.A.Rubakin, Smit-Man Hebơc, B.P.Exipov, V.Okon,… Các tác giả đã có cách
nhìn tồn diện về tự học, từ vai trò của hoạt động tự học trong quá trình dạy học, các kỹ năng
tự học của người học đến các biện pháp tổ chức để đảm bảo cho hoạt động tự học đạt kết quả
cao. Hoạt động tự học được các tác giả xem xét chủ yếu trong mối quan hệ với hoạt động dạy
trong quá trình dạy học.
1.2. Trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động tự học đã thực sự
được quan tâm. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã thường xuyên nêu một tấm gương sáng về
tự học và động viên toàn dân cố gắng học tập. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về
tự học đã được một số tác giả trình bày trực tiếp hay gián tiếp trong các cơng trình nghiên cứu
Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộ môn.
Trong tài liệu hướng dẫn cán bộ giảng dạy trẻ, tác giả Đặng Bá Lãm đã đề xuất các biện
pháp sư phạm của giáo viên để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên: Hướng dẫn phương
pháp tự học, hình thành thói quen đọc sách, có kế hoạch kiểm tra việc tự học của sinh viên.
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, đã chỉ rõ các biện pháp
nâng cao chất lượng hoạt động tự học là: Hình thành ý thức tự học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, đảm bảo các điều kiện vật chất cho tự học, kiểm tra thường xuyên.
Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học, chúng tơi thấy có 5 vấn đề
nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tự học: Mục đích tự học, lao động nghiêm
túc, đảm bảo các điều kiện cho tự học, tích cực luyện tập và thực hành thường xuyên.
Những năm 80 của thế kỷ XX, một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn
làm chủ nhiệm đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục về hệ đại học sư phạm
vừa học vừa làm – đào tạo giáo viên theo phương thức: Tự học - có hướng dẫn kết hợp với
thực tập làm giáo viên dài hạn. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đưa

ra một phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với thực tiễn của nước ta là: Dạy - tự học.

6


Về phương pháp học ở đại học, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ở các vấn đề như:
Xây dựng phương pháp học tập chủ động, xây dựng kỹ năng tự tổ chức hoạt động tự học cho
sinh viên. Trong “ Tổ chức quá trình dạy học đại học”, tác giả Lê Khánh Bằng đã dành 14
chương cho vấn đề tổ chức công tác tự học cho sinh viên. Trong đó đã giải quyết các vấn đề:
Ý nghĩa của việc tự học, cơ sở lý luận chung của việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu, cách tự
học trong một số hình thức cụ thể như: Nghe giảng, ghi chép, đọc sách, cách tổ chức quản lý
kế hoạch tự học (Lê Khánh Bằng. 1993. Tổ chức quá trình dạy học đại học)
Dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà sư phạm ở các trường đại học, nhiều khoá luận tốt
nghiệp đại học, nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về hoạt động tự học ở nhiều góc độ khác
nhau. Như vậy, nghiên cứu những tư tưởng về hoạt động tự học trong lịch sử Giáo dục học
chúng tôi thấy rằng, từ lâu vấn đề tự học đã được quan tâm nghiên cứu ngày càng sâu sắc.
Trong các tài liệu các cơng trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã có cách nhìn tồn diện về
hoạt động tự học: Từ vai trò, bản chất, các kỹ năng tự học cho đến những biện pháp tổ chức
để đảm bảo cho hoạt động tự học đạt hiệu quả cao. Các kỹ năng tự học được các tác giả xem
như điều kiện bên trong rất quan trọng để sinh viên thu được kết quả học tập cao. Tuy nhiên
các kỹ năng tự học được các tác giả xem xét còn rải rác ở các cơng trình nghiên cứu chưa tập
trung và chưa sắp xếp thành một hệ thống. Việc xác định con đường bồi dưỡng kỹ năng tự
học cho sinh viên cũng chưa rõ và chưa cụ thể cho việc học từng bộ môn.
1.3. Trường Đại học An Giang trong nhiều năm qua cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu về hoạt động tự học của sinh viên:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Công Tuất “Thực trạng, hệ thống biện pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự học môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Sư
phạm An Giang”. Đề tài đã trình bày được thực trạng hoạt động tự học của sinh viên và một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự học môn Giáo dục học cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm An Giang. Nhưng đề tài chưa nêu rõ việc cải tiến phương pháp

dạy học bộ môn như thế nào để rèn kỹ năng tự học cho sinh viên, chưa đề cập đền vấn đề biện
pháp rèn kỹ năng tự học bộ môn cho sinh viên.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Thanh Hải “Quản lý hoạt động tự học của sinh
viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ”. Tác giả đã nêu
được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại
học An Giang. Từ đó tác giả đưa ra được 6 biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên
đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ: 1.Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và
ý chí tự học cho sinh viên; 2.Tăng cường giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học bám sát
vào sự đổi mới quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ; 3.Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
thực hiện hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ; ng sư phạm An Giang trong q trình dạy học mơn Giáo dục học. Luận văn thạc
sĩ.
Quang Dương. 1995. Phương pháp dạy học trong tưưòng chuyên nghiệp và đại học. Thành
phố Hồ Chí Minh.
T.A. Ilina. Giáo dục học. Tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục.
Thái Duy Tuyên. 1998. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục.
Thông tin khoa học Trường Đại học An Giang số 42.
Trần Anh Tuấn. 1996. Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các
hình thức thực hành thực tập sư phạm. Luận án phó tiến sĩ. Hà Nội.
Trương Thanh Hải. 2009. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang.
Luận văn thạc sĩ.

73


V. Okon.1987. Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề. Hà Nôi.
Vũ Cao Đàm. 1996. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật.
Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà. 1996. Dạy - học giải quyết vấn đề: Một hướng đổi mới trong
công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện. Hà Nội.


74


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu KS - 01
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Mẫu khảo sát sinh viên)
Để trao đổi kinh nghiệm học tập, đề nghị bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về
những vấn đề sau, bằng cách đánh dấu (+) vào cột và dòng phù hợp với ý kiến của bạn.
1. Trong quá trình đào tạo ở trường đại học, hoạt động tự học của sinh viên sư
phạm là :
 - Rất cần thiết

 - Cần thiết

 - Không cần thiết

2. Việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên sư phạm có tác dụng như thế nào ?
STT

Tác dụng

Mức độ cần thiết
Rất cần

1

Giúp sinh viên hiểu sâu bài học

2


Giúp sinh viên mở rộng kiến thức đã học

3

Giúp SV củng cố, ghi nhớ vững chắc kiến thức

4

Giúp sinh viên vận dụng tri thức giải quyết những
nhiệm vụ học tập mới

5

Giúp sinh viên đạt kết quả cao trong kỳ thi

6

Giúp SV có khả năng tự kiểm tra đánh giá việc học
tập của bản thân

7

Giúp SV rèn tính tích cực, độc lập trong học tập

8

Giúp SV hình thành ý thức tổ chức, kỷ luật trong học
tập

9


Giúp SV vững vàng trong cơng tác sau này

10

Giúp SV hình thành nề nếp làm việc khoa hoc

cần

Không cần

75


3. Để tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học đạt kết quả cao theo bạn, người sinh
viên sư phạm cần có những kỹ năng tự học nào ?
STT

Kỹ năng

Mức độ cần thiết
Rất cần

1

Lập kế hoạch tự học

2

Tự ghi chép bài giảng trên lớp


3

Đọc sách tài liệu tham khảo

4

Ghi chép tài liệu đã nghiên cứu (trích tài
liệu, lập dàn ý, viết đề cương…)

5

Giải các bài tập tình huống, bài tập
nghiên cứu khoa học.

6

Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức

7

Tự kiểm tra, tự đánh giá việc học tập
của bản thân.

8

Làm việc với nhóm học tập

9


Các kỹ năng khác…

Cần

Khơng cần

4. Bạn đã thực hiện các công việc tự học sau đây ở mức độ nào ?
ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Cơng việc tự học

Mức độ
Có sử dụng
Không
sử dụng
Không
Thường
thường
xuyên

xuyên

Nghe và ghi chép bài giảng một cách chủ
động
Nghiên cứu bài vở ngay sau khi nghe giảng
Bổ sung vào bài học sau khi đọc thêm tài liệu
Học nguyên văn lời giảng của giáo viên
Đọc lại bài học trong giáo trình
Đọc tài liệu, giáo trình trước khi nghe giảng
Lập dàn bài, làm đề cương sau khi nghe giảng
Lập sơ đồ hệ thống hố, làm tóm tắt sau mỗi
bài, từng chương, cuối học phần
Làm đầy đủ bài tập về nhà mà giáo viên giao

76


10
11

Đề xuất thắc mắc, nêu suy nghĩ của mình với
giáo viên, bạn bè
Lập túi hồ sơ học tập cho từng bộ môn

5. Bạn đã thực hiện được các kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học ở mức
độ nào?
- Mức độ 1 : Không thực hiện được
- Mức độ 2 : Có thể thực hiện được theo mẫu
- Mức độ 3 : Tự lực thực hiện được các thao tác nhưng kết quả chưa cao
- Mức độ 4 : Thực hiện thành thạo, linh hoạt các thao tác

Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Kỹ năng
1

2

Mức độ
3

4

Lập kế hoạch tự học
Tự ghi chép bài giảng trên lớp
Đọc sách tài liệu tham khảo
Ghi chép tài liệu khi đã tự đọc, tự nghiên cứu
Giải bài tập tình huống TLH - GDH
Khái qt hố, hệ thống hố kiến thức đã học
Thảo luận với nhóm bạn học tập
Tự kiểm tra tự đánh giá việc học tập của bản thân


6. Theo bạn có những yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến việc tự học môn
Tâm lý học, Giáo dục học của sinh viên sư phạm Trường Đại học An Giang.
Số
Các yếu tố
TT
1 Hứng thứ đối với môn học
2

Thiếu tài liệu và phương tiện học tập

3

Điều kiện sinh hoạt (ăn, ở, đi, lại) khó khăn

4

Thiếu thời gian tự học

5

Sự nghiêm khắc, kiểm tra thường xuyên của giáo viên bộ
mơn

6

Giáo viên bộ mơn xuề xồ, dễ dãi

7

Giáo viên dạy cách học từng bài và giao nhiều bài tập

phong phú, phù hợp

8

Lớp có phong trào tự học sơi nổi

9

Bản thân SV chưa có phương pháp và kỹ năng tự học

Mức độ ảnh hưởng
Tốt
xấu

77


10 Chính sách thoả đáng đối với sinh viên giỏi
11 Sinh viên chưa có ý thức, động cơ học tập đúng

7. Theo bạn kỹ năng tự học môn Tâm lý học và Gi dục học có sự khác nhau
khơng ?
( Nếu có sự khác nhau xin ghi cụ thể)
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………

78


Phụ lục 2: Mẫu KS – 02
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Mẫu khảo sát cán bộ, giáo viên)
Để góp phần tìm ra biện pháp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên sư phạm, xin đồng
chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau, bằng cách đánh dấu (+) vào cột và
dòng phù hợp với ý kiến của đồng chí.
1. Theo đồng chí, trong quá trình đào tạo ở trường đại học, hoạt động tự học của
sinh viên sư phạm là:
 - Rất cần thiết

 - Cần thiết

 - Không cần thiết

2. Việc rèn luyện các kỹ năng tự học của sinh viên sư phạm có tác dụng như thế
nào ?
STT

TÁC DỤNG
Rất cần

1

Giúp sinh viên hiểu sâu bài học


2

Giúp sinh viên mở rộng kiến thức đã học

3

Giúp SV củng cố, ghi nhớ vững chắc kiến thức

4

Giúp sinh viên vận dụng tri thức giải quyết những
nhiệm vụ học tập mới

5

Giúp sinh viên đạt kết quả cao trong kỳ thi

6

Giúp SV có khả năng tự kiểm tra đánh giá việc
học tập của bản thân

7

Giúp SV rèn tính tích cực, độc lập trong học tập

8

Giúp SV hình thành ý thức tổ chức, kỷ luật trong

học tập

9

Giúp SV vững vàng trong cơng tác sau này

10

Giúp SV hình thành nề nếp làm việc khoa học

11

Các tác dụng khác …

Mức độ cần thiết
Cần
Không cần

79


3. Theo đồng chí, trong q trình đào tạo ở trường đại học thì việc hình thành kỹ
năng tự học môn Tâm lý học & Giáo dục học cho sinh viên sư phạm
 Là trách nhiệm của người giáo viên giảng dạy môn Tâm lý học & Giáo dục học.
 Không thuộc trách nhiệm của giáo viên bộ môn
4. Để giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học và nâng cao chất lượng dạy học bộ
mơn, trong q trình giảng dạy đồng chí đã sử dụng những biện pháp nào?
STT

Biện pháp


1

Để sinh viên tự học theo sở thích

2

Hương dẫn sinh viên cách thức thực hiện các
hành động tự học từng bài, từng chương
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện
kế hoạch học tập của sinh viên
Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của sinh viên
Tăng cường sử dụng các hình thức dạy học:
xemina, bài tập nghiên cứu
Tổ chức câu lạc bộ khoa học và hội nghị học
tốt của sinh viên
Hướng dẫn sinh viên truy cập thông tin trên
internet
Biên soạn nội dung dạy học theo hướng dạy tự học
Các biện pháp khác …

3
4
5
6
7
8
9


Đã sử dụng
Thường
Không
xuyên
thường
xuyên

Không
sử dụng

5. Đồng chí đánh giá như thế nào về tình hình tự học của sinh viên trong bộ mơn
đồng chí phụ trách ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

80


6. Theo đồng chí, những yếu tố sau có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động tự học
môn Tâm lý học & Giáo dục học của sinh viên sư phạm ?
STT

Các yếu tố


1

Hứng thú đối với môn học

2

Thiếu tài liệu và phương tiện học tập

3

Điều kiện sinh hoạt khó khăn

4

Thiếu thời gian tự học

5

Sự nghiêm khắc, kiểm tra thường xun của giáo viên bộ
mơn
Giáo viên bộ mơn xuề xồ, dễ dãi, đại khái

6
7

Giáo viên giao nhiều nhiệm vụ, bài tập phong phú, phù
hợp

8


Lớp học có phong trào tự học sôi nổi

9

Bản thân sinh viên chưa biết cách học, thiếu kỹ năng tự
nghiên cứu

10

Chính sách thoả đáng đối với sinh viên giỏi

11

Sinh viên chưa có ý thức, động cơ thái độ học tập đúng đắn

12

Các yếu tố khác …

Mức độ ảnh hưởng
Tốt
Xấu

Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng chí.

81


Phụ lục 3: BIÊN BẢN DỰ GIỜ GIÁO VIÊN
BIÊN BẢN DỰ GIỜ

Họ tên người dạy : ………………………………………………………………………..
Mơn dạy : …………………………………………………………………………………
Nhóm (lớp) dạy :

…………………………………………………………………………

Ngày dạy : ………………………………………..Tiết : ………………………………..
Họ tên người dự giờ : ………………………………………………………………………
Ý kiến nhận xét :
1. Về nội dung ( Sự cải tiến nội dung để sinh viên dễ học )
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Về phương pháp dạy học ( sự cải tiến phương pháp theo hướng dạy sinh viên cách học,
hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà, học nhóm vv…)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3.Về hoạt động tự học của sinh viên trong giờ học
(Thực hiện những yêu cầu của giáo viên trên lớp và làm bài tập về nhà, kỹ năng sử dụng tài liệu,
ghi chép trên lớp, hoạt động nhóm vv…)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
4. Sự hứng thú của sinh viên đối với môn học
……………………………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………………………………
5. Một số nhận xét khác
…………………………………………………………………………………………
Người dự


82


Phụ lục 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ TÀI LIỆU VÀ
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Để giúp việc bồi dưỡng kỹ năng tự học môn Tâm lý học, Giáo dục học cho sinh viên sư
phạm được tốt hơn nữa, xin bạn vui long đọc kỹ và điền vào phiếu đánh giá sau. Xin chân
thành cám ơn.
1/ Thông tin về cá nhân
- Họ tên ……………………………………………………………………………………….
- Lớp…………………………………………………………………………………………..
- Điểm thi Tâm lý học đại cương (hoặc Giáo dục học I): ……………………………………
-Điềm tổng kết học phần Tâm lý học đại cương (hoặc Giáo dục học I): ……………………
2/ Theo bạn nội dung những kỹ năng tự học đã được trình bày trong tài liệu tập huấn
cần thiết như thế nào? (Hãy đánh dấu X vào ô hợp với ý của bạn)
STT

Nội dung các kỹ năng

1

Xây dựng kế hoạch tự học

2

Nghe giảng, thông hiểu và ghi chép trên
lớp
Đọc sách và taì liệu

3

4
5
6

Ghi chép tài liệu trong hoạt động tự học
(Trích tài liệu, lập dàn bài, viết đề
cương)
Giải bài tập nhận thức, bài tập tình huống
Làm bài tập nghiên cứu khoa học

7

Hệ thống hoá, khái quát hoá

8

Kỹ năng tự học nhóm

9

Tự kiểm tra, tự đánh giá

Rất
thiết

cần Cần thiết

Không cần
thiết


3/ Đánh giá của bạn sau khi nghe tập huấn về kỹ năng tự học (đánh dấu X vào ô
hợp với ý của bạn)
STT

Nội dung đánh giá

Đánh giá


1

Bạn có nắm được nội dung các kỹ năng và quy
trình rèn luyện từng kỹ năng tự học khơng?

2

Bạn có áp dụng ngay những nội dung đã tập
huấn vào việc rèn kỹ năng tự học không?

Không

83


4/ Tình cảm và thái độ của bạn như thế nào đối với chương trình bồi dưỡng kỹ
năng tự học?
STT

Nội dung đánh giá
Rất đồng ý


1
2
3

Đánh giá
Đồng ý

Khơng đồng
ý

Chương trình tập huấn đã đem lại nhiều
lợi ích cho sinh viên.
Bạn rất hài lịng về chương trình tập
huấn.
Cần tổ chức cho tất cả sinh viên năm
thứ1, năm thứ 2 nắm vững những kỹ
năng tự học.
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của bạn.

84


Phụ lục 5a: Bài kiểm tra sinh viên 2 lớp học Giáo dục học II sau khi tác động sư
phạm tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tự học
(Sinh viên không được sử dung tài liệu, người ngồi cạnh nhau làm đề khác nhau)

Thời gian : 70 phút
ĐỀ SỐ 1 :
Câu 1 : 2 điểm

Trình bày rõ dàn ý chương VI: Quá trình giáo dục.
Câu 2 : 4 điểm
Làm đề cương chi tiết phần: “Đặc điểm của quá trình giáo dục”, nêu ví dụ minh hoạ cho
từng đặc điểm
Câu 3 : 2 điểm
Tại sao trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải vận dụng phối hợp nhiều phương
pháp giáo dục?
Câu 4: 2 điểm
Nêu một tình huống sư phạm, cách xử lý của giáo viên, hãy nhận xét, đánh giá cách xử
lý đó và rút ra kết luận sư phạm.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : 2 điểm
Trình bày rõ dàn ý chương VIII: Phương pháp giáo dục
Câu 2 : 4 điểm
Làm đề cương chi tiết phần: “ Việc lựa chọn vận dụng các phương pháp giáo dục”, nêu
ví dụ minh hoạ cho từng ý.
Câu 3 : 2 điểm
Các khâu của quá trình giáo dục có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu ví dụ.
Câu 4: 2 điểm
Nêu một tình huống sư phạm, cách xử lý của giáo viên, hãy nhận xét, đánh giá cách xử
lý đó và rút ra kết luận sư phạm.

85


Phụ lục 5b: Bài kiểm tra sinh viên 2 lớp học Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư
phạm sau khi tác động sư phạm tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tự học
(Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)
1/ Tình huống sư phạm
Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp mình chủ nhiệm – lớp cuối cấp trung

học phổ thơng có một đơi hình như “đã và đang u nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú
ý nghe giảng khi ở trong lớp “cặp đơi” này cũng thường có những trao đổi “hơi bất thường”
với nhau trong lớp. Một lần bạn gặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định
tin đồn ấy là đúng sự thật. Bạn xử lý như thế nào?
2/ Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt động dạy và hoạt động học.
3/ Sinh viên cả lớp: Lập dàn ý; Các sinh viên nhóm I, II: Viết đề cương; các sinh viên
nhóm III, IV : Viết bản tóm tắt; các sinh viên nhóm V, VI: Viết bản thu hoạch chương V:
Tâm lý học giáo dục.
(Mỗi sinh viên phải làm một bài kiểm tra riêng)

86



×