Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xây dựng một số bản đồ tỉnh an giang phục vụ giảng dạy học tập và nghiên cứu địa lý địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 119 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

XÂY DỰNG MỘT SỐ BẢN ĐỒ TỈNH AN GIANG
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG

TRẦN THẾ ĐỊNH

AN GIANG, THÁNG 8 – 2019.


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

XÂY DỰNG MỘT SỐ BẢN ĐỒ TỈNH AN GIANG
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG

TRẦN THẾ ĐỊNH

AN GIANG, THÁNG 8 – 2019.


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng một số bản đồ tỉnh An Giang phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa phƣơng”, do tác giả Trần Thế Định, công
tác tại Khoa Sƣ phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày 28 tháng 8
năm 2019.


Thƣ ký

Ths. Nguyễn Thị Lan Phƣơng

Phản biện 1

Phản biện 2

Ths. Bùi Hoàng Anh

Ths. Võ Thị Thúy Kiều

Chủ tịch Hội đồng

PGS. TS. Võ Văn Thắng

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm thành lập các bản đồ địa lý tỉnh An Giang,
góp phần hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa phƣơng.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là thu thập thông tin từ tài liệu
thứ cấp về điều kiện tự nhiên, dân cƣ và kinh tế - xã hội của tỉnh. Tài liệu thứ cấp ở
dạng văn bản, bảng biểu, ảnh viễn thám và bản đồ, chúng đƣợc xử lý để tạo ra hệ
thống dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ cho việc xây dựng các bản
đồ. Quy trình xây dựng bản đồ địa lý đƣợc thực hiện theo 05 bƣớc: thu thập dữ liệu,
xử lý dữ liệu, khảo sát thực tế, biên tập nội dung và hoàn thiện bản đồ.
Kết quả là, bằng việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, nghiên cứu đã xây
dựng thành công 6 bản đồ địa lý tỉnh An Giang với tỉ lệ 1:500.000, bao gồm: bản đồ

khí hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung,
bản đồ nông nghiệp. Nghiên cứu đã tập hợp các bản đồ đã xây dựng thành một tập
bản đồ với nội dung bao gồm 6 bản đồ chính, các bản đồ chuyên đề bổ trợ và các
thông tin kèm theo. Tập bản đồ này sẽ là sự bổ sung cần thiết cho hệ thống tài liệu
học tập để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về địa lý ở An Giang.
Từ khóa: bản đồ, địa lý, An Giang, GIS.

ABSTRACT
The study was conducted to establish geographic maps of An Giang province,
contributing to support for the teaching, learning and researching on local geography.
The research method was to synthesize information from secondary materials on
natural conditions, population and socio-economic of the province. Secondary
materials existed in forms such as documents, tables, remote sensing images and
maps that was processed to create a system of spatial data and attribute data for
building the maps. The process of establishing map includes five main steps, namely
data collection, data processing, field surveys, map editing and completion.
As a result, through the application of geographic information systems, the study has
built 6 geographic maps of An Giang province with the scale of 1: 500000, including
climate maps, hydrologic maps, soil map, population map, economic map, and
agricultural map. The study has compiled these maps into atlas with content
including 06 major maps, 05 sub-maps and attached information. This atlas will be
an essential addition to the learning materials system to serve for the geographic
teaching, learning and researching in An Giang.
Keywords: map, geography, An Giang, GIS.

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng trình

nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình nghiên
cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 28 tháng 08 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Trần Thế Định

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 2
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................... 2
4.2. Phƣơng pháp xử lý, phân tích và chọn lọc dữ liệu ..................................... 3
4.3. Phƣơng pháp số hóa và cập nhật dữ liệu bản đồ số ................................... 3
4.4. Phƣơng pháp khảo sát ngồi thực địa ........................................................ 3
4.5. Phƣơng pháp ứng dụng cơng nghệ GIS để biên tập bản đồ. ....................... 4
4.6. Phƣơng pháp xử lý ảnh viễn thám ............................................................. 4
5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG .......... 6
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ........ 6
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ ............................................... 10

1.2.1. Quan niệm về bản đồ địa lý ................................................................. 10
1.2.2. Tính chất của bản đồ địa lý .................................................................. 11
1.2.3. Yêu cầu đối với bản đồ địa lý .............................................................. 12
1.2.4. Các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý ....................................................... 12
1.3. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ .................................. 16
1.4. ỨNG DỤNG HỆ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ...................... 18
1.4.1. Khái quát về GIS ................................................................................. 18
1.4.2. Ứng dụng GIS trong việc xây dựng bản đồ địa lý ................................. 20
1.5. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CỦA ĐỀ TÀI ................................ 21
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN
ĐỒ ĐỊA LÝ TỈNH AN GIANG ..................................................................... 23
2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 23
iv


2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ TỈNH AN GIANG ....................................... 25
2.2.1. Dữ liệu không gian (dữ liệu nền địa lý)................................................ 26
2.2.2. Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) ......................................... 36
2.2.3. Dữ liệu ảnh viễn thám .......................................................................... 57
2.3. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH DỮ LIỆU BẢN ĐỒ NGOÀI THỰC ĐỊA 63
CHƢƠNG 3. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ TỈNH AN GIANG PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG ......... 65
3.1. QUY ĐỊNH CHUNG CHO BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ AN GIANG ..................... 65
3.1.1. Cơ sở pháp lý để biên tập bản đồ địa lý tỉnh An Giang ........................ 65
3.1.2. Quy trình để biên tập bản đồ địa lý tỉnh An Giang ............................... 65
3.1.3. Biên tập các yếu tố chung (áp dụng cho tất cả các BĐ của đề tài) ....... 66
3.2. BIÊN TẬP MỘT SỐ BẢN ĐỒ CỤ THỂ ................................................. 72
3.2.1. Bản đồ khí hậu ..................................................................................... 72
3.2.2. Bản đồ thủy văn ................................................................................... 78
3.2.3. Bản đồ thổ nhƣỡng .............................................................................. 83

3.2.4. Bản đồ dân số ...................................................................................... 88
3.2.5. Bản đồ kinh tế chung ........................................................................... 92
3.2.6. Bản đồ nông nghiệp ............................................................................. 96
3.3. ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ TỈNH AN GIANG VÀO GIẢNG DẠY,
HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG ............................... 101
3.3.1. Ứng dụng các bản đồ địa lý vào hoạt động dạy học ............................ 101
3.3.2. Ứng dụng các bản đồ vào hoạt động nghiên cứu địa lý....................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 105
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 105
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí các điểm khống chế trên BĐ và ngoài thực địa ............................... 26
Bảng 2.2. Các giá trị của nhiệt độ ở An Giang. ......................................................... 37
Bảng 2.3. Các giá trị của mƣa, ẩm ở An Giang. ........................................................ 38
Bảng 2.4. Các giá trị nắng, gió ở An Giang. .............................................................. 39
Bảng 2.5. Lƣu lƣợng nƣớc tại trạm Tân Châu trên sông Tiền năm 2017. ................. 41
Bảng 2.6. Lƣu lƣợng nƣớc tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu năm 2017. ................. 41
Bảng 2.7. Thống kê loại đất ở An Giang. .................................................................. 46
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2017. ..................................... 47
Bảng 2.9. Diện tích, dân số, mật độ dân số An Giang năm 2017. ............................. 48
Bảng 2.10. Số liệu dân số An Giang giai đoạn 1995 – 2017. .................................... 49
Bảng 2.11. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ...................................................................... 49
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế qua các năm. ....................................... 50
Bảng 2.13. Danh sách các KCN, CCN ở An Giang. .................................................. 51
Bảng 2.14. Một số địa danh du lịch ở An Giang. ....................................................... 53

Bảng 2.15. Đóng góp của nơng nghiệp trong GRDP của tỉnh (theo giá thực tế). ...... 54
Bảng 2.16. Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp so với các ngành kinh tế. .......... 54
Bảng 2.17. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp. .......................... 55
Bảng 2.18. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành ngành trồng trọt. .................................. 55
Bảng 2.19. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành ngành chăn nuôi. ................................. 56
Bảng 2.20. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành ngành lâm nghiệp (giá thực tế)............ 56
Bảng 2.21. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành ngành thủy sản (giá thực tế). ............... 57
Bảng 2.22. Các điểm khảo sát ngoài thực địa bằng phần mềm Super GeoGPS. ....... 64
Bảng 3.1. Tổng hợp cấu trúc DL và PP thể hiện BĐ khí hậu. ................................... 74
Bảng 3.2. Dữ liệu thuộc tính tiểu vùng khí hậu. ........................................................ 75
Bảng 3.3. Cấu trúc dữ liệu và PP thể hiện BĐ thủy văn. ........................................... 80
Bảng 3.4. Tổng hợp cấu trúc dữ liệu và PP thể hiện BĐ thổ nhƣỡng. ....................... 85
Bảng 3.5. Cấu trúc dữ liệu và PP thể hiện BĐ dân số................................................ 89
Bảng 3.6. Cấu trúc dữ liệu và PP thể hiện BĐ kinh tế chung. ................................... 94

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Tuyến, điểm khảo sát thực tế của đề tài. ......................................................... 4
Hình 2. Quy trình các bƣớc nghiên cứu của đề tài. ...................................................... 5
Hình 1.1. Khái quát các yếu tố cấu thành BĐ địa lý (Salishev, 2006). ...................... 13
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa DL khơng gian và DL thuộc tính của BĐ. .................... 20
Hình 1.3. Quy trình cơng nghệ xây dựng BĐ bằng phần mềm GIS. ......................... 21
Hình 1.4. Quy trình xây dựng BĐ của đề tài. ............................................................ 22
Hình 2.1. Cấu trúc CSDL cho các BĐ tỉnh An Giang. .............................................. 25
Hình 2.2. Ảnh quét 3 BĐ tỉnh An Giang.................................................................... 26
Hình 2.3. Chọn hệ tọa độ và đăng ký tọa độ ảnh ....................................................... 27
Hình 2.4. Cơng cụ Drawing và kết quả vector hóa các đối tƣợng trên BĐ. .............. 28
Hình 2.5. Cấu trúc dữ liệu BĐ nền tỉnh An Giang (dựa theo MONRE, 2016). ......... 28

Hình 2.6. Tổng hợp dữ liệu BĐ nền tỉnh An Giang trong MapInfo. ......................... 29
Hình 2.7. Dữ liệu BĐ nền về địa giới hành chính. ..................................................... 30
Hình 2.8. Dữ liệu BĐ nền về thủy hệ. ........................................................................ 31
Hình 2.9. Dữ liệu BĐ nền về giao thơng.................................................................... 32
Hình 2.10. Dữ liệu BĐ nền về dân cƣ, cơ sở hạ tầng. ................................................ 33
Hình 2.11. Dữ liệu BĐ nền về lớp phủ. ..................................................................... 34
Hình 2.12. Dữ liệu BĐ nền các yếu tố cơ sở toán học và ghi chú. ............................ 35
Hình 2.13. Dữ liệu BĐ nền về địa hình...................................................................... 35
Hình 2.14. Chức năng cập nhật và tính diện tích đất trong MapInfo. ........................ 43
Hình 2.15. Ba cảnh ảnh đƣợc lựa chọn để giải đốn.................................................. 58
Hình 2.16. Thu thập ảnh viễn thám trên website của USGS. .................................... 58
Hình 2.17. Ảnh landsat 8 và thơng tin ảnh. ................................................................ 58
Hình 2.18. Thơng số tham chiếu hiệu chỉnh cho cảnh ảnh. ....................................... 59
Hình 2.19. Nhập tọa độ khống chế cho ảnh. .............................................................. 59
Hình 2.20. Phân loại ảnh ISODATA và điền các tham số phân loại. ........................ 60
Hình 2.21. Kết quả phân loại ảnh bằng ISODATA. .................................................. 60
Hình 2.22. Bảng thống kê Class Statistics cho phân loại ISODATA. ....................... 61
Hình 2.23. Thay đổi thang màu cho kết quả phân loại. ............................................. 61
Hình 2.24. Kết quả thành lập BĐ giải đốn. .............................................................. 62
vii


Hình 2.25. BĐ lớp phủ bề mặt đƣợc xây dựng từ ảnh viễn thám. ............................. 62
Hình 2.26. Các bƣớc xác định tọa độ thực tế bằng phần mềm Super GeoGPS. ........ 63
Hình 2.27. Điều chỉnh DL đƣờng và điểm trên BĐ. .................................................. 64
Hình 3.1. Quy trình biên tập BĐ địa lý trong đề tài. .................................................. 66
Hình 3.2. Xác định hệ tọa độ cho BĐ An Giang........................................................ 67
Hình 3.3. Cơng cụ vẽ thƣớc tỉ lệ ................................................................................ 67
Hình 3.4. Vẽ lƣới tọa độ và khung bản đồ. ................................................................ 68
Hình 3.5. Cơng cụ Create Thematic Map để biên tập nội dung BĐ. ......................... 71

Hình 3.6. Cố định tỉ lệ BĐ trên trang Layout............................................................. 72
Hình 3.7. Hộp thọai Create Thematic Map ................................................................ 75
Hình 3.8. Công cụ Create Thematic Map biên tập nội dung BĐ. .............................. 76
Hình 3.9. Tạo lớp vị trí trạm Khí tƣợng trên BĐ bằng Create Point. ........................ 76
Hình 3.10. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout..................................... 77
Hình 3.11. BĐ nhiệt độ trung bình và tổng lƣợng mƣa năm khu vực Nam Bộ. ........ 78
Hình 3.12. Cơng cụ Create Thematic Map biên tập nội dung BĐ. ............................ 81
Hình 3.13. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout..................................... 82
Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ngập lụt An Giang. ..................................................... 82
Hình 3.15. Chức năng Update Column để cập nhật diện tích và tên loại đất ............ 84
Hình 3.16. Thống kê thơng tin đất đai. ...................................................................... 84
Hình 3.17. Công cụ Create Thematic Map biên tập nội dung BĐ. ............................ 86
Hình 3.18. Chức năng vẽ biểu đồ Create Graph trong MapInfo. ............................... 86
Hình 3.19. Vẽ biểu đồ cơ cấu loại đất trong MapInfo. .............................................. 87
Hình 3.20. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout..................................... 87
Hình 3.21. Chức năng Update Column kết nối DL thuộc tính và khơng gian. .......... 90
Hình 3.22. Chức năng Ranges thể hiện mật độ dân số. ............................................. 91
Hình 3.23. PP bản đồ - biểu đồ, chức năng Pie Charts. ............................................. 91
Hình 3.24. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout..................................... 92
Hình 3.25. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout..................................... 96
Hình 3.26. Sắp xếp các lớp DL và kết quả BĐ trang Layout................................... 100
Hình 3.27. Bản đồ lúa và bản đồ thủy sản. .............................................................. 100

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Diễn biến các yếu tố nhiệt độ ở An Giang............................................. 37
Biểu đồ 2.2. Diễn biến chế độ mƣa, ẩm, bốc hơi ở An Giang. .................................. 38
Biểu đồ 2.3. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tại 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc. ............ 42

Biểu đồ 2.4. Mực nƣớc trung bình ở Tân Châu và Châu Đốc. .................................. 42

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


: Bản đồ

PP

: Phƣơng pháp

DL

: Dữ liệu

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

GIS

: Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu

UTM

: Universal Trasverse Mercator – Hệ tọa độ chuyển đổi của Mỹ


UBND

: Ủy ban nhân dân

TP.

: Thành phố

TX.

: Thị xã

H.

: Huyện

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

GTSX

: Giá trị sản xuất

NLTS

: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

KCN


: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiêp

KKT

: Khu kinh tế

KDL

: Khu du lịch

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bản đồ (BĐ) là công cụ quan trọng trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu địa lý. Trong giảng dạy, BĐ đƣợc xem là một loại “ngôn ngữ” đặc biệt của địa
lý, là kênh hình quan trọng để giáo viên phân tích và minh họa những thơng tin về sự
vật, hiện tƣợng trên lãnh thổ một cách trực quan. Trong học tập địa lý, BĐ là cơ sở
để học sinh khai thác kiến thức có hiệu quả thơng qua nội dung, màu sắc và hệ thống
ký hiệu của BĐ. Trong nghiên cứu khoa học về địa lý, BĐ cũng là phƣơng tiện
không thể thiếu đƣợc để thể hiện sự phân bố khơng gian của các đối tƣợng nghiên
cứu, vì bất cứ nghiên cứu địa lý nào cũng thể hiện kết quả nghiên cứu bằng các BĐ
(Lâm Quang Dốc & Phùng Ngọc Đĩnh, 2005).
Theo giáo sƣ K.A. Salishev, BĐ là tài liệu không thể thay thế được đối với sự

nghiệp giáo dục trong và ngồi nhà trường. Chúng khơng chỉ là kho tàng lưu trữ
những kiến thức địa lý đã tích lũy được mà cịn là cơng cụ để truyền bá một cách có
hiệu quả những kiến thức đó để nâng cao trình độ văn hóa chung, để giới thiệu về
đất nước mình và các quốc gia khác trên thế giới (Salishev, 2006). Hiện nay, việc
giảng dạy và học tập các học phần Địa lý đại cƣơng, Địa lý các khu vực và Địa lý
Việt Nam đã có hệ thống BĐ tƣơng đối hoàn chỉnh đƣợc biên tập trong các tập BĐ
hoặc Atlas địa lý. Tuy nhiên, đối với việc giảng dạy, học tập các học phần Địa lý địa
phƣơng hoặc liên quan đến địa phƣơng An Giang thì ngồi giáo trình vẫn chƣa có hệ
thống BĐ phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo viên và học sinh vẫn phải phụ thuộc
vào các BĐ đƣợc xây dựng với các nội dung chung cho cả nƣớc. Những BĐ này
không đủ chi tiết để đảm bảo yêu cầu và nội dung giảng dạy, học tập địa lý địa
phƣơng tỉnh An Giang.
Ngoài ra, BĐ có ý nghĩa lớn lao khi được dùng làm công cụ nghiên cứu khoa
học, nhất là những nghiên cứu địa lý. Nó ghi lại vị trí, trạng thái và các quan hệ
không gian của các đối tượng cụ thể, khơng chỉ cho phép trình bày một cách rõ ràng
về sự phân bố các hiện tượng mà còn cho phép phát hiện ra các quy luật của sự phân
bố đó (Salisev, 2006). Vì thế BĐ đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng tiện trong nghiên
cứu địa lý. Những năm gần đây, các nghiên cứu về địa bàn tỉnh An Giang ngày càng
phong phú và đa dạng, trong đó nhiều nghiên cứu cần có BĐ để thể hiện phạm vi
nghiên cứu và sự phân hóa của các sự vật, hiện tƣợng theo khơng gian. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn cịn thiếu những BĐ riêng của địa phƣơng đủ chi tiết để thể hiện hết
đƣợc nội dung này. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên địa bàn cần thiết
phải xây dựng hệ thống BĐ đa dạng và chi tiết hơn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tơi lựa chọn đề tài “Xây dựng một số bản đồ
tỉnh An Giang phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa phương” với
mong muốn ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System GIS) và cập nhật các số liệu của địa phƣơng để tạo ra các BĐ phục vụ tốt cho công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, sinh viên, học sinh trên địa bàn
1



tỉnh An Giang.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Ứng dụng tính năng của GIS để xây dựng hệ thống BĐ địa lý nhằm góp phần
phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa phƣơng tỉnh An
Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác lập cơ sở lí luận cho việc xây dựng BĐ địa lý.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu (DL) khơng gian và DL thuộc tính về điều kiện tự
nhiên, dân cƣ và KT-XH tỉnh An Giang để làm cơ sở biên tập BĐ địa lý.
- Ứng dụng GIS để biên tập các BĐ địa lý về các đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và
các hoạt động KT-XH ở An Giang.
- Vận dụng các BĐ địa lý đã xây dựng vào việc giảng dạy, học tập và nghiên
cứu địa lý địa phƣơng An Giang.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Về không gian: nghiên cứu tập trung vào toàn bộ lãnh thổ tỉnh An Giang theo
đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh 3.536,68 km2, gồm 11 đơn vị
hành chính trực thuộc.
- Về thời gian: đề tài đƣợc thực hiện từ 4/2018 đến 06/2019. Số liệu đƣợc sử
dụng để xây dựng các BĐ địa lý tỉnh An Giang là số liệu đƣợc cập nhật tới hết năm
2017.
- Về nội dung: đề tài tập trung xây dựng 06 BĐ địa lý cấp tỉnh tỉ lệ 1:500.000
về các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh An Giang (BĐ khí hậu, BĐ mạng lƣới
thủy văn, BĐ thổ nhƣỡng, BĐ kinh tế chung, BĐ nông nghiệp, BĐ dân cƣ). Hƣớng
dẫn ứng dụng các BĐ địa lý này vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa
phƣơng An Giang.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Đây là bƣớc đầu tiên sau khi xác định đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài và tiếp tục đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Mục đích của việc thu thập DL thứ cấp là để xây dựng DL thuộc tính và DL khơng
gian của BĐ.
DL thứ cấp có liên quan đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cƣ
và KT-XH tỉnh An Giang đƣợc thu thập từ các tài liệu, đề tài nghiên cứu, báo cáo
tổng kết của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn An Giang; Cục thống kê An Giang, các
phịng chun mơn và UBND các huyện, thị xã, các Sở ban ngành của tỉnh An
2


Giang. Tƣ liệu thứ cấp còn bao gồm BĐ nền tỉnh An Giang đƣợc thu thập từ Cục Đo
đạc và Bản đồ Việt Nam (tại Hà Nội) và ảnh viễn thám qua tỉnh An Giang đƣợc thu
thập từ website của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey
– USGS). Dữ liệu BĐ nền tỉnh An Giang thu thập đƣợc bao gồm:
- Địa hình: đƣờng bình độ và các điểm độ cao;
- Địa giới hành chính: tồn bộ đƣờng địa giới hành chính các cấp;
- Hệ thống thuỷ văn: hệ thống sơng ngịi, kênh rạch;
- Hệ thống giao thông: các đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ;
- Các điểm dân cƣ mang tính định hƣớng: trụ sở UBND, các địa vật độc lập
quan trọng;
- Lớp phủ hiện tại trên bề mặt;
- Cơ sở toán học của BĐ.
4.2. Phƣơng pháp xử lý, phân tích và chọn lọc dữ liệu
Dữ liệu thống kê nói chung có thể đƣợc trình bày, thể hiện ở nhiều hình thức
khác nhau nhƣ văn bản (documents), các bảng (tables) và các biểu đồ (charts), các
BĐ (maps). Dữ liệu thu thập đƣợc cũng từ nhiều nguồn khác nhau nên đơi khi có sự
khơng trùng khớp. Vì vậy, việc xử lý dữ liệu đã đƣợc thực hiện thông qua các phần
mềm quản lý, xử lý dữ liệu. Từ đó, nghiên cứu lựa chọn những số liệu, thơng tin phù
hợp, chính xác và tin cậy nhất để cập nhật vào BĐ địa lý.
Các BĐ nền thu thập đƣợc từ các nguồn khác nhau đƣợc xây dựng bằng các
phần mềm khác nhau nhƣ Microstation, ArcGIS, MapInfo nên khác nhau về định

dạng kiểu file và kiểu dữ liệu nên phải đƣợc chuyển đổi đƣa về cùng định dạng để
chuẩn hóa việc xây dựng BĐ. Trong đề tài, tất cả các BĐ từ các phần mềm khác
nhau đều đƣợc đƣa về cùng định dạng của MapInfo.
4.3. Phƣơng pháp số hóa và cập nhật dữ liệu bản đồ số
Đối với các BĐ giấy thu thập đƣợc, nghiên cứu tiến hành số hóa BĐ bằng phần
mềm MapInfo. Các đối tƣợng trên thực tế sẽ đƣợc thể hiện bằng các điểm, đƣờng,
vùng trên BĐ, đƣợc gắn tọa độ và đƣợc kiểm tra lại ngoài thực địa bằng định vị GPS
thông qua phần mềm Super GeoGPS.
Đối với số liệu thu thập đƣợc, đề tài sử dụng công cụ Info Tools và chức năng
Update Column của phần mềm MapInfo để cập nhật các DL vào BĐ nền. Các DL
đƣợc cập nhật sẽ đƣợc xử lý để trở thành DL thuộc tính và DL khơng gian cho các
BĐ địa lý.
4.4. Phƣơng pháp khảo sát ngoài thực địa
Trong quá trình xây dựng BĐ địa lý tỉnh An Giang, nghiên cứu tiến hành 02
lần khảo sát thực tế trên địa bàn để thu thập DL liệu sơ cấp, kiểm tra sự phân hóa
khơng gian của các đối tƣợng:
3


- Khảo sát thực địa lần 1: Sau khi có BĐ nền, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
sơ bộ để xác định các mốc, định vị các vị trí ngồi thực địa đảm bảo độ chính xác về
ranh giới của BĐ địa lý. Việc định vị ngoài thực địa đƣợc thực hiện bằng phần mềm
Super GeoGPS. Khảo sát thực địa lần 1 đƣợc thực hiện theo điểm (20 địa điểm) phân
bố đều trên địa bàn tỉnh An Giang (Long Xuyên, Châc Đốc, Tân Châu, An Phú, Phú
Tân, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên).
- Khảo sát thực địa lần 2: Đã đƣợc thực hiện sau khi đã biên vẽ các BĐ địa lý,
khảo sát lần này nhằm đối sánh thực tế với BĐ đã vẽ trên máy để từ đó có sự điều
chỉnh phù hợp. Khảo sát này đƣợc thực hiện theo tuyến (theo đƣờng giao thơng
chính) ở tất cả địa phƣơng trên địa bàn tỉnh An Giang.


Hình 1. Tuyến, điểm khảo sát thực tế của đề tài.
4.5. Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ GIS để biên tập bản đồ.
Là phƣơng pháp (PP) chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài, bao gồm việc cập
nhật, trình bày DL, và ứng dụng để biên tập BĐ. Đề tài sử dụng chức năng Create
Thematic Map của phần mềm MapInfo để biên tập BĐ. Tùy thuộc từng loại BĐ mà
đề tài ứng dụng các kiểu thể hiện (Type) khác nhau để biên tập nội dung BĐ nhƣ:
Ranges (thể hiện PP đồ giải), Bar Charts hay Pie Charts (thể hiện PP bản đồ - biểu
đồ), Graduated (thể hiện PP ký hiệu), Dot Density (thể hiện PP chấm điểm),
Individual (thể hiện PP nền chất lƣợng), Grid (thể hiện PP BĐ chủ đề kiểu lƣới).
4.6. Phƣơng pháp xử lý ảnh viễn thám
Đề tài thu thập các ảnh viễn thám độ phân giải cao từ vệ tinh Landsat 8 của
Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (download miễn phí trên website:
Các ảnh đƣợc thu thập trải qua các bƣớc xử lý cơ
bản bằng phần mềm ENVI nhƣ: Hiệu chỉnh ảnh; Phân loại ảnh; Xử lý kết quả sau
4


phân loại. Với chuỗi DL thu đƣợc từ việc xử lý ảnh viễn thám, nghiên cứu đã tiến
hành thành lập BĐ lớp phủ tỉnh An Giang. Ngoài ra, các DL này cũng đƣợc sử dụng
trong việc thành lập các BĐ địa lý khác có liên quan.
5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi và PP nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xác định
quy trình nghiên cứu của đề tài gồm các bƣớc sau (hình 2):
Xây dựng bản đồ phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý địa phương An Giang

Bƣớc 1. Xác định mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu của đề tài

Bƣớc 2.
Nghiên cứu cơ sở lí luận

Cơ sở lí luận
của đề tài

Thu thập dữ
liệu nền bản đồ

Thu thập dữ
liệu thuộc tính

Phân tích, xử lý
ảnh viễn thám
thámkinh tế

Bƣớc 4. Cập nhật dữ liệu cho
bản đồ số

Bƣớc 5. Ứng dụng GIS để biên
vẽ các bản đồ

Bƣớc 6.
Khảo sát kiểm định

Bƣớc 7. Hoàn thiện bản đồ và viết báo cáo

Bƣớc 8.
Sử dụng bản đồ phục vụ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu địa lý địa phƣơng An Giang

Hình 2. Quy trình các bƣớc nghiên cứu của đề tài.


5

Phƣơng pháp nghiên cứu ngoại nghiệp

Phƣơng pháp nghiên cứu nội nghiệp

Tổng quan cơng
trình nghiên cứu

Bƣớc 3.
Thu thập, phân tích dữ liệu


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHỤC
VỤ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
BĐ là tài liệu quan trọng có thể cung cấp cho ngƣời đọc nhiều thơng tin về các
hiện tƣợng đang tồn tại và phát triển trên mặt đất. Đó là tài liệu phục vụ cho các quá
trình nhận thức, nghiên cứu và chinh phục thiên nhiên của con ngƣời. Hầu như trên
tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống, tất cả các ngành kinh tế, nhất là những
ngành có liên quan đến mơi trường địa lý đều sử dụng và khai thác BĐ (Lê Văn Thơ,
Phan Đình Binh & Nguyễn Quý Ly, 2017). Từ thời xa xƣa, để phục vụ cho việc đi
lại, trao đổi mua bán hàng hóa, con ngƣời đã tự vẽ lại những sơ đồ và BĐ đơn giản
trên những vật liệu thô sơ. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, BĐ đƣợc xây dựng
ngày càng chi tiết và chính xác nhằm phục vụ hiệu quả cho thực tiễn nghiên cứu và
sản xuất nhƣ trong việc quản lý, giám sát tài nguyên và môi trƣờng, trong quy hoạch
lãnh thổ sản xuất, trong phát triển du lịch, giao thông và an ninh, quốc phịng,…
Vì tầm quan trọng nhƣ vậy nên những nghiên cứu về xây dựng BĐ và những

ứng dụng của của BĐ trong khoa học và đời sống ngày càng đa dạng. Cụ thể:
 Trên thế giới: có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xây dựng BĐ.
- Thời cổ đại, những ngƣời Hy Lạp đã xác định đƣợc dạng hình cầu của
Trái Đất và đã tính đƣợc kích thƣớc của nó. Họ đã đề xƣớng những phép chiếu
BĐ và đƣa ra lƣới kinh, vĩ tuyến. Họ là những ngƣời sáng tạo ra các BĐ địa lý
đầu tiên có tính đến dạng cầu của Trái Đất. Cơng trình tiêu biểu trong giai đoạn
này đề cập đến BĐ và xây dựng BĐ là tác phẩm gồm 8 tập có tên “Địa lý học”
(Geographia) của Claudius Ptolemaeus - nhà BĐ học, thiên văn học nổi tiếng Hy
Lạp thời cổ đại. Cơng trình đã mơ tả vị trí và hình dáng các đối tƣợng địa lý bằng hệ
thống các đƣờng nét và ký hiệu – là PP xây dựng BĐ mà hiện nay vẫn đƣợc sử dụng
trong khoa học BĐ. Cơng trình đã cung cấp tƣ liệu để xây dựng 27 BĐ, gồm 1 BĐ
thế giới và 26 BĐ các khu vực lớn trên Trái Đất. Chúng hợp thành một tập hợp có hệ
thống các BĐ địa lý đầu tiên, khá chi tiết. Cơng trình không chỉ mô tả việc sản xuất
BĐ và cách thể hiện BĐ mà còn thống kê gần 8.000 tên gọi các đối tƣợng khác nhau
nhƣ thành phố, núi, sông, vịnh,… Tuy nhiên, do những hạn chế về tầm hiểu biết địa
lý và kỹ thuật cịn lạc hậu nên độ chính xác các BĐ này còn thấp, các BĐ thể hiện
diện tích đất nổi lớn hơn diện tích đại dƣơng và xem Ấn Độ Dƣơng là một biển kín
(Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, & Lê Văn
Thơ, 2006).
- Thời kỳ trung đại, chế độ phong kiến thống trị, khoa học bị dồn sâu vào
chỗ phục vụ cho nhà thờ, nhu cầu về BĐ địa lý không đáng kể. Các sản phẩm BĐ
chủ yếu là các “bản đồ tu viện” với cách tiếp cận Trái Đất là một mặt phẳng vì thế
6


độ chính xác rất thấp. Đến thế kỷ thứ XV - XVII, sự tan rã của chế độ phong kiến ở
Châu Âu, các lãnh địa phong kiến nhỏ bé đƣợc thay thế bằng các quốc gia rộng lớn
hơn, nhu cầu sử dụng BĐ tăng lên vƣợt bậc. Việc đo vẽ BĐ một cách có hệ thống
các miền đất nổi đã đƣợc bắt đầu. Một trong những cơng trình sớm nhất thuộc loại
này là việc đo vẽ “Bản đồ Bravia”, tỷ lệ 1:50.000 do Philip Apia thực hiện và đƣợc

in vào năm 1568. Nhƣng tiêu biểu hơn cả là cơng trình của Gerard Mercator (Hà
Lan) - nhà BĐ học nổi tiếng với tác phẩm “Bản đồ thế giới cỡ lớn” (1569), cơng
trình này đã sửa đƣợc những chỗ sai trên BĐ của Ptolemaeus. Trên các BĐ của ông,
các đối tƣợng địa lý đã đƣợc biểu hiện dựa trên cơ sở toán học, các ký hiệu tƣợng
hình thay cho các hình vẽ cồng kềnh, hệ thống chữ viết đã đƣợc cải tiến. Ơng đã xây
dựng phép chiếu đồ hình trụ giữ góc để chuyển mạng lƣới kinh, vĩ tuyến từ mặt đất
lên mặt phẳng của BĐ. Phép chiếu đồ Mercator đến nay vẫn dùng để vẽ BĐ thế giới
(Lâm Quang Dốc, 2004; Lê Văn Thơ và cs, 2017).
- Thời kỳ cận đại, cùng với sự phát triển bƣớc đầu của nền kinh tế và khoa học
kỹ thuật thế giới, hầu hết các nƣớc tƣ bản trên thế giới đã tiến hành đo đạc và thành
lập các BĐ tỷ lệ lớn biểu diễn chi tiết lãnh thổ quốc gia mình. Các hoạt động xây
dựng BĐ diễn ra sôi nổi ở Pháp, Anh, Đức nhƣng tiêu biểu hơn cả là ở Nga. Năm
1745, Viện Hàn lâm khoa học đã xây dựng tập “Atlas nước Nga” – tập Atlas đầy đủ
đầu tiên về đất nƣớc Nga. Sau này đƣợc chỉnh lý lại bởi nhà bác học M.V.
Monoloxov (1765). Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nhiều cơng trình tốn BĐ của các
nhà BĐ học, tốn học nhƣ Bonn, Lambert, Wollweide, Gauss,... đã góp phần nâng
cao độ chính xác về cơ sở tốn học của BĐ. Trong thế kỷ XIX, các BĐ xây dựng
phục vụ mục đích quân sự phát triển, đặc biệt là các BĐ địa hình. Ví dụ: BĐ địa hình
Pháp tỷ lệ 1:80.000, BĐ địa hình Thụy Sĩ tỷ lệ 1:100.000, BĐ địa hình Hà Lan tỷ lệ
1:50.000,… (Lâm Quang Dốc, 2004; Lê Văn Thơ và cs, 2017).
- Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, đặc biệt là các ngành đo đạc trên không và đo đạc mặt đất làm cho công tác đo
vẽ, biên tập và sản xuất BĐ trở nên thuận lợi, nhanh chóng, chính xác. Sản phẩm BĐ
ngày càng đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Các tuyển tập BĐ thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Các tuyển tập BĐ
phục vụ học tập nhƣ cơng trình “World Atlas” đƣợc xuất bản năm 2001 tại Anh là
một trong những tập BĐ đầy đủ và chi tiết nhất về lĩnh vực địa lý tự nhiên cũng
nhƣ lĩnh vực địa lý KT-XH, hiện nay, nó trở thành tài liệu trong giảng dạy địa lý
ở nhiều quốc gia nhƣ Anh, Mỹ, Đức, Úc và Ấn Độ. Cơng trình Pocket Book of the
World Atlas, Children’s World Atlas của công ty xuất bản Dorling Kindersley

cũng là những tập BĐ chi tiết về thế giới và các quốc gia trên thế giới, tài liệu này
cịn có các chỉ dẫn địa lý giúp cho việc học tập địa lý và các khoa học lân cận trở
nên dễ dàng hơn. Các sách BĐ phục vụ cho nghiên cứu nhƣ World Atlas of
Natural Disaster Risk (Shi et al., 2015) mơ tả về tính dễ bị tổn thƣơng, khả năng
phục hồi, thích ứng và rủi ro do thiên tai trên thế giới đƣợc thể hiện kết hợp ngôn
ngữ BĐ và chữ viết, The Water Atlas (Clarke & King, 2004)- một phân tích trực
7


quan độc đáo về tài nguyên nƣớc dƣới dạng tập BĐ và hộp chữ để truyền tải
nhiều vấn đề về nƣớc trên thế giới. Các BĐ dạng DL số phục vụ quản lý tài
ngun nhƣ cơng trình Digital Soil Map of the World (Sanchez et al., 2009) –
tuyển tập BĐ tài nguyên đất trên thế giới đƣợc trình bày dƣới dạng WebGis; cơng
trình World Ocean Atlas 2001: Objective analyses, data statistics, and figures
(Conkright et al., 2002) – một sê-ri (Series) về DL, thơng tin, BĐ đại dƣơng tồn
cầu đƣợc lƣu trữ dƣới dạng tài liệu CD-ROM;…
Về nội dung, các BĐ đƣợc xây dựng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ mô tả đặc điểm tài nguyên biển và đại dƣơng World ocean atlas (Locarnini et
al., 2013), xây dựng BĐ nghèo đói tồn cầu từ DL vệ tinh A global poverty map
derived from satellite data (Elvidge et al., 2009), đặc điểm phân bố của các nền
văn hóa trên thế giới Atlas of world cultures (Murdock, 1981), lịch sử một quốc
gia hay vùng lãnh thổ Atlas of Russian history (Gilbert & Banks, 1993),…
 Ở Việt Nam:
- Sự đo vẽ BĐ đã đƣợc tiến hành từ những năm đầu Công nguyên nhằm bảo vệ
sự toàn vẹn lãnh thổ, một trong số những cơng trình BĐ cịn giữ lại đó là “Tập bản
đồ Hồng Đức” đƣợc thành lập dƣới triều vua Lê Thánh Tơng. Trên các BĐ này đã
thể hiện hình dạng lãnh thổ đất nƣớc và công bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trƣờng Sa. Thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn viết bộ sách “Kho hiểu
biết” gồm 9 tập, ông đã dành một tập viết về BĐ. Về mặt lý thuyết tuy còn đơn giản
và chƣa đầy đủ, song đó là một mốc quan trọng đánh dấu quá trình phát triển BĐ học

ở Việt Nam (Lê Văn Thơ và cs, 2017).
- Sau khi xâm lƣợc đất nƣớc ta, thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc đo đạc
thành lập các BĐ tỷ lệ lớn nhằm phục vụ trực tiếp cho việc khai thác thuộc địa. Kết
quả, đã xác lập "Hệ thống khóa tam giác" - cơ sở khống chế đo vẽ chi tiết địa hình và
thành lập hệ thống BĐ địa hình các tỷ lệ: 1/100.000 và 1/200.000 đối với Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ; BĐ 1/100.000 cho tồn Đơng Dƣơng; BĐ 1/25.000 và 1/50.000
cho các vùng đồng bằng, vùng mỏ; 1/10.000 và 1/5.000 cho các thành phố và thị xã
(Lâm Quang Dốc, 2004; Lê Văn Thơ và cs, 2017).
- Năm 1959, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nƣớc ra đời, đã tiến hành xác lập lại
mạng lƣới khống chế cả hai miền và chỉnh lí hệ thống BĐ địa hình. Đến nay, nƣớc ta
đã hoàn chỉnh hệ thống mạng lƣới tam giác khống chế toàn quốc từ cấp I đến cấp IV,
lập lƣới tọa độ quốc gia Việt Nam và hệ thống BĐ địa hình, làm cơ sở để thành lập
các BĐ chuyên đề khác nhau. Cơng trình “Xây dựng tập bản đồ Quốc gia Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” thuộc chƣơng trình 48-03 do Viện Khoa học Việt Nam
thực hiện năm 1985 là tập hợp có hệ thống và tƣơng đối hoàn thiện các tƣ liệu về tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và dân cƣ, KT-XH đƣợc thể hiện bằng ngơn
ngữ BĐ.
- Ngày nay, những cơng trình xây dựng BĐ ngày càng đa dạng và phong phú.
Tiêu biểu là: “Tập BĐ Địa lý tự nhiên đại cương” (2009), “Tập BĐ Thế giới và các
8


Châu lục” (2011), “Atlas Địa lý Việt Nam” (2014) của NXB Giáo dục; “Tập BĐ
hành chính Việt Nam” (2009), “Tập BĐ nông nghiệp Việt Nam” (2001) của NXB
Bản đồ; Tập BĐ du lịch Việt Nam (2010), Tập BĐ chuyên đề Biển Đông (2013) của
Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam. Các cơng trình này đã
xây dựng đầy đủ các loại BĐ từ thế giới cho đến các tỉnh, thành phố, biển đảo Việt
Nam, mọi lĩnh vực từ địa lý tự nhiên đến địa lý KT-XH phục vụ hiệu quả cho việc
giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý ở mọi cấp độ. Ngoài ra, trong các chƣơng
trình địa lý từ lớp 6 cho đến lớp 12, bên cạnh sách giáo khoa thì NXB Giáo dục cũng

xuất bản các Tập bản đồ gắn liền với các nội dung bài học trong sách giáo khoa giúp
cho việc dạy và học địa lý trở nên trực quan, sinh động hơn.
- Bên cạnh các BĐ giấy truyền thống, có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập
đến việc ứng dụng khoa học cơng nghệ để xây dựng loại hình sản phẩm BĐ mới nhƣ
BĐ số, bản đồ 3D, Atlas điện tử,... Có thể kể đến các cơng trình: “Nghiên cứu công
nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính trong điều kiện Việt Nam”, luận án
Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ của Phạm Thế Huynh (2015); “Xây dựng
CSDL GIS và Atlas điện tử tổng hợp vùng Tây Nguyên”, đề tài trọng điểm cấp Nhà
nƣớc của Nguyễn Đình Kỳ (2016); Các Atlas điện tử cấp tỉnh, nhƣ: Atlas điện tử tỉnh
Đắk Nông (2008), Atlas điện tử tỉnh Lào Cai (2009), Atlas điện tử tỉnh Hịa Bình
(2010), Atlas điện tử tỉnh Quảng Ninh (2011), Atlas điện tử tỉnh Hưng Yên (2012),
Atlas điện tử tỉnh Bình Dương (2013),…; Nhiều bộ CSDL GIS, nhƣ: bộ DL GISmap
toàn bộ lãnh thổ đất liền Việt Nam (2004), bộ DL GISmap thành phố Hồ Chí Minh
(2010), bộ DL GISmap TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng (2012). Các cơng trình này là
thành quả nổi bật của những nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ để thành lập
BĐ, là cơ sở tham khảo quan trọng cho những nghiên cứu BĐ ở cấp độ khác nhau.
 Ở An Giang
Hệ thống BĐ ở An Giang cũng khá đa dạng, các BĐ đƣợc xây dựng nhằm mục
đích quản lý nhà nƣớc về hành chính, tài nguyên thiên nhiên và dân cƣ, KT-XH địa
phƣơng. Một số BĐ đã đƣợc xây dựng cho địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm:
- Tuyển tập BĐ về các lĩnh vực sử dụng đất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,
phát triển nông thôn tỉnh An Giang đƣợc xây dựng bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp Việt Nam, đăng trên website của Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (MARD). Đây là tuyển tập khá đầy đủ về các BĐ trong lĩnh vực
nông nghiệp có tỉ lệ 1:510.000, tuy nhiên, do đƣợc thành lập từ các năm 2007 nên
các thông tin, số liệu mới chƣa đƣợc cập nhật trên BĐ.
+ BĐ Hành chính tỉnh An Giang tỉ lệ 1:125.000 đƣợc xây dựng bởi Sở Tài
ngun và Mơi trƣờng; BĐ Hành chính tỉnh An Giang tỉ lệ 1:500.000 in trong Tập
BĐ hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản đồ. Các BĐ này đã thể hiện ranh giới
các đơn vị hành chính đến cấp xã, phƣờng kèm theo địa danh và một một số yếu tố

chính về tự nhiên, KT-XH của địa phƣơng. Những BĐ này giúp quản lí nhà nƣớc về
mặt hành chính và giúp tra cứu vị trí các đối tƣợng.
9


+ BĐ Hiện trạng sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2010; BĐ Hiện trạng sử dụng
đất tỉnh An Giang năm 2014 tỉ lệ 1:50.000 do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng xây
dựng. Các BĐ này đã phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của
đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm thống kê toàn bộ quỹ đất của tỉnh, làm tài liệu phục
vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
+ BĐ Quy hoạch và sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020, tỉ lệ 1:50.000
đƣợc Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên môi trƣờng tỉnh An Giang xây
dựng. BĐ này xây dựng làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành sử dụng các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hƣớng phát triển của ngành.
+ BĐ hệ thống tuyến, điểm du lịch tỉnh An Giang đăng trên Cổng thông tin điện
tử của UBND tỉnh An Giang. BĐ đã thể hiện đầy đủ các tuyến điểm du lịch cần thiết
với các thông tin du lịch cho từng khu vực riêng biệt trên địa bàn An Giang.
Tóm lại, trên Thế giới và Việt Nam, hệ thống BĐ đã đƣợc xây dựng tƣơng đối
hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho việc học tập, nghiên cứu cũng nhƣ giải quyết các vấn đề
thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, ở An Giang hệ thống BĐ chủ yếu phục vụ cho mục
đích quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và dân cƣ, KT-XH của địa phƣơng; còn hạn chế
những BĐ đƣợc thiết kế riêng phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến địa lý địa phƣơng. Vì vậy, việc xây dựng các BĐ của đề tài nhƣ
mục tiêu đã nêu ở trên là có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ
1.2.1. Quan niệm về bản đồ địa lý
Theo giáo sƣ K.A. Salishev: "BĐ địa lý là những biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái
đất lên trên mặt phẳng, được quy định về mặt tốn học, có tính chất hình ảnh - kí
hiệu và được khái qt hóa. Những biểu hiện này trình bày sự phân bố, tình trạng và
các mối liên hệ của những hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau, cả những biến

đổi của chúng theo thời gian, đã được lựa chọn và nêu đặc trưng phù hợp với mục
đích của từng BĐ cụ thể" (Salishev, 2006).
Đại hội lần thứ 10 của Hội Bản đồ thế giới tổ chức tại Tây Ban Nha (1995)
đã đƣa ra định nghĩa "BĐ địa lý là hình ảnh của thực tế địa lý, được kí hiệu hóa,
phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm địa lý một cách có chọn lọc, kết quả từ sự nỗ
lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả BĐ và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên
quan đến các mối quan hệ không gian" (theo Đỗ Vũ Sơn, 2013).
Luật Đo đạc và Bản đồ của Việt Nam xác định “BĐ là mơ hình khái quát thể
hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký
hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, DL từ quá trình đo đạc” (Luật Đo đạc
và Bản đồ, 2018).
Những định nghĩa này mặc dù khác nhau về cách diễn đạt nhƣng đều thống
nhất về nội dung và phản ánh đƣợc đầy đủ những thuộc tính của một BĐ địa lý. Đó
là:
10


- Mỗi BĐ đều đƣợc xây dựng trên một cơ sở toán học xác định nhƣ tỉ lệ và
phép chiếu BĐ, bố cục BĐ, các điểm khống chế tọa độ trắc địa…;
- Các đối tƣợng và hiện tƣợng (nội dung BĐ) đƣợc biểu thị theo một PP lựa
chọn và khái quát nhất định (tổng quát hóa BĐ);
- Các đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc biểu thị bằng ngôn ngữ BĐ – đó là hệ
thống các ký hiệu quy ƣớc.
1.2.2. Tính chất của bản đồ địa lý
 Tính khoa học của bản đồ:
Đây là một tính chất quan trọng của BĐ, nó thể hiện ở khả năng đo đƣợc và
khả năng cung cấp thông tin của BĐ.
- Khả năng đo được của BĐ: có liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của BĐ.
Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của BĐ, căn cứ vào các thang bậc của các ký hiệu,
quy ƣớc ngƣời sử dụng BĐ có khả năng xác định đƣợc rất nhiều trị số khác nhau

nhƣ: Toạ độ, biên độ, độ dài, khoảng cách, diện tích, thể tích, phƣơng hƣớng và các
trị số khác. Chính do tính chất này mà BĐ đƣợc dùng làm cơ sở để xây dựng các mơ
hình tốn học của các hiện tƣợng địa lý và để giải quyết những vấn đề khoa học và
thực tiễn sản xuất. Khả năng đo đƣợc của BĐ đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ
giao thông, xây dựng, quy hoạch, quản lý đất đai,....
- Khả năng cung cấp thông tin của BĐ: là khả năng lƣu trữ, truyền đạt cho
ngƣời đọc những tin tức khác nhau về các đối tƣợng và các hiện tƣợng. Từ những
thông tin hiện trạng cho ta những ý tƣởng, phát hiện mới cho tƣơng lai. Ví dụ BĐ hệ
thống giao thông cho ngƣời đọc những thông tin về hiện trạng hệ thống đƣờng xá, từ
đó ngƣời ta có thể định hƣớng sử dụng, cải tạo hay huỷ bỏ,…(Lê Văn Thơ và cs,
2017).
 Tính trực quan của bản đồ:
Đƣợc biểu hiện ở chỗ BĐ cho ta khả năng bao quát và tiếp thu nhanh chóng
các yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung BĐ. Một trong những tính chất
ƣu việt của BĐ là khả năng bao quát, biến cái khơng nhìn thấy thành cái nhìn thấy
đƣợc. BĐ tạo ra mơ hình trực quan của lãnh thổ, nó phản ánh các hình thức về các
đối tƣợng hoặc các hiện tƣợng đƣợc biểu thị. Qua BĐ ngƣời sử dụng có thể tìm ra
đƣợc những quy luật của sự phân bố các đối tƣợng và hiện tƣợng trên bề mặt trái đất.
 Tính giáo dục của bản đồ:
BĐ là giáo cụ trực quan, là cuốn “sách giáo khoa” thứ hai trong công tác giảng
dạy và học tập các môn địa lý, vì vậy BĐ xây dựng phục vụ dạy học phải đảm bảo
tính giáo dục (hay tính sƣ phạm). Tính sƣ phạm của BĐ ở đây bao gồm: sự phù hợp
với chƣơng trình giảng dạy mơn địa lý địa phƣơng ở trƣờng đại học và trƣờng phổ
thông; thẩm mĩ của BĐ (kích thƣớc, màu sắc, hệ thống kí hiệu,…); nội dung BĐ dễ
hiểu, dễ khai thác.
11


1.2.3. Yêu cầu đối với bản đồ địa lý
Việc thành lập BĐ phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lý phải thoả

mãn đƣợc các yêu cầu sau đây:
- Phản ánh đƣợc tính chất cùng thời gian đặc trƣng của các đối tƣợng, hiện
tƣợng. Các đối tƣợng, hiện tƣợng luôn biến động theo không gian và thời gian, nhất
là những biến đổi về sự phát triển kinh tế. Vì vậy, các chỉ số đƣa lên BĐ càng cập
nhật thì BĐ càng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Các chỉ tiêu đó phải thống
nhất về thời gian.
- Tài liệu sử dụng để thành lập BĐ địa lý phải bảo đảm sự thống nhất và đầy
đủ đối với toàn bộ lãnh thổ đƣợc biểu thị trên BĐ. Sự không đồng nhất về chất lƣợng
của những tài liệu để thành lập BĐ sẽ dẫn đến sự không đồng nhất của BĐ trên
những lãnh thổ khác nhau, cũng nhƣ làm sai lệch tính khách quan của các đối tƣợng,
hiện tƣợng. Vì vậy, cần phải chọn và dựa trên nguồn tài liệu cơ bản và đáng tin cậy
nhất, có tham khảo các tài liệu khác để chỉnh lý và bổ sung.
- PP biểu thị các đối tƣợng và nội dung trên BĐ phải gần gũi nhất với đặc
tính địa lý của các đối tƣợng, hiện tƣợng. Mỗi loại đối tƣợng, hiện tƣợng có đặc điểm
phân bố khác nhau (nhƣ theo điểm, đƣờng, vùng). Để BĐ có tính địa lý cao, phản
ánh tốt nhất đặc trƣng phân bố của các hiện tƣợng, phải vận dụng những PP biểu thị
phù hợp nhất và phối hợp các PP thể hiện một cách khoa học.
- Bố cục BĐ phải chặt chẽ, khoa học. Các đối tƣợng, hiện tƣợng biểu thị trên
BĐ không những đƣợc phản ánh về phân bố, mà còn cả những đặc tính số lƣợng,
chất lƣợng, cơ cấu và động lực. Vì vậy, bố cục phải nhấn mạnh đƣợc những quan
điểm chính, những yếu tố nội dung cơ bản theo mục đích và chủ đề của BĐ.
- Yêu cầu về thông tin: Thơng tin mang tính pháp lý cao, đầy đủ theo u cầu
của việc xây dựng BĐ, có tính đồng bộ và tính thời gian, tính hiện thời,...
- Nội dung của BĐ cần đƣợc thể hiện đúng theo các yêu cầu đối với BĐ
truyền thống nhƣ: cơ sở toán học, độ chính xác, PP biểu thị nội dung, tổng qt
hóa,… Ngồi ra, để đối tƣợng sử dụng BĐ đa dạng hơn thì BĐ cần phải dễ đọc, dễ
hiểu. (dẫn theo ý của Bùi Ngọc Quý, 2013)
1.2.4. Các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý
Mỗi BĐ đều bao gồm các nhóm yếu tố để thể hiện sau: yếu tố nội dung, cơ sở
toán học, các yếu tố hỗ trợ và bổ sung (hình 1.1).


12


Hình 1.1. Khái quát các yếu tố cấu thành BĐ địa lý (Salishev, 2006).
1.2.4.1. Cơ sở toán học của bản đồ địa lý
Các yếu tố cơ sở toán học của BĐ bao gồm: tỷ lệ, phép chiếu, hệ tọa độ (cơ sở
trắc địa) và bố cục BĐ.
 Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ BĐ là thể hiện mức độ thu nhỏ của BĐ so với thực tế. Trong quá trình
biên tập, thành lập BĐ thì việc lựa chọn tỷ lệ BĐ là khâu cực kỳ quan trọng quyết
định đến quy mô lãnh thổ thể hiện, nội dung mục đích chuyên đề, kích thước và bố
cục của tờ BĐ (Lâm Quang Dốc, 2004). Tỷ lệ đƣợc thể hiện trên BĐ dƣới 3 dạng:
- Tỷ lệ số: có dạng là một phân số với tử số luôn luôn bằng 1, mẫu số thƣờng là
số chẵn thể hiện số lần thu nhỏ của các đối tƣợng trên BĐ so với ngồi thực địa (Ví
dụ: 1:500.000, 1:100.000, 1:50.000)
- Tỷ lệ chữ: là chữ viết thể hiện ý nghĩa của tỷ lệ BĐ và thƣờng đƣợc đặt ngay
bên dƣới dịng tỷ lệ số trên BĐ (Ví dụ: 1cm trên BĐ tƣơng ứng với 5 km trên thực
địa),
- Thƣớc tỷ lệ: là dạng đồ thị chia khoảng tƣơng ứng đƣợc thiết kế theo tỷ lệ BĐ
để tiện cho việc tính tốn tên BĐ.
Đối với các BĐ xây dựng trong khuôn khổ đề tài này, tỉ lệ BĐ đƣợc thể hiện ở
2 dạng là tỉ lệ số và thƣớc tỉ lệ.
 Phép chiếu bản đồ
Phép chiếu là nguyên tắc tốn học để triển khai bề mặt chiếu hình Trái đất lên
mặt phẳng BĐ. Mạng lưới kinh tuyến, vĩ tuyến được biểu diễn trên mặt phẳng được
gọi là lưới chiếu BĐ hay lưới BĐ (Lê Văn Thơ và cs, 2017). Có rất nhiều phép chiếu
BĐ khác nhau, tùy vào tỷ lệ BĐ mà áp dụng cho phù hợp. Các phép chiếu thƣờng sử
dụng là: phép chiếu hình trụ đứng, phép chiếu hình trụ ngang, phép chiếu hình nón
13



đứng, phép chiếu phƣơng vị đứng,…
Ở Việt Nam, các phép chiếu đã đƣợc sử dụng là :
- Phép chiếu Bone: Đây là PP chiếu hình nón giả, khơng có sai số về diện tích
do Bone – nhà địa lý người Pháp đề xuất năm 1752 (Lê Văn Thơ và cs, 2017). Lƣới
chiếu Bone là cơ sở BĐ địa hình của Việt Nam và bán đảo Đông Dƣơng thời Pháp
thuộc với các tỷ lệ cơ bản của BĐ là 1:25.000 ở vùng đồng bằng; 1:100.000;
1:400.000 cho tồn khu vực Đơng dƣơng.
- Phép chiếu Gauss - Kruger: Đây là phép chiếu hình trụ ngang giữ góc do nhà
tốn học người Đức – K.F. Gauss đề xuất vào cuối thế kỷ 19 và được L. Kruger phát
triển và công bố vào năm 1912 (Lê Văn Thơ, 2017). Từ năm 1952, lƣới chiếu Gauss
- Kruger đƣợc sử dụng thống nhất cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa với việc phân chia
lãnh thổ thành các múi 60 phù hợp với BĐ quốc tế. Nƣớc ta đã sử dụng lƣới chiếu
này làm cơ sở toán học của BĐ địa hình với Ellipsoid Krasovsky và hệ tọa độ Gauss
năm 1972 (gọi là hệ tọa độ Hà Nội - 72).
- Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mecator): Đây cũng là phép chiếu
hình trụ ngang giữ góc giống phép chiếu Gauss – Kruger nhưng phép chiếu UTM có
ưu điểm là độ biến dạng được phân bố đều hơn và có trị số nhỏ hơn (Lê Văn Thơ và
cs, 2017). Phép chiếu UTM cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc thành lập các BĐ
địa hình tỷ lệ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nƣớc ta đang sử
dụng hệ tọa độ VN-2000 với lƣới chiếu BĐ đƣợc xây dựng từ phép chiếu UTM với
ellipsoid WGS-84 đƣợc định vị lại phù hợp với lãnh thổ Việt Nam.
 Hệ tọa độ của bản đồ
Hệ tọa độ địa lý của quả đất được tạo nên bởi mặt phẳng xích đạo và mặt
phẳng kinh tuyến gốc. Cơ sở để xác định hệ tọa độ địa lý là hệ thống kinh tuyến, vĩ
tuyến. Tọa độ địa lý của một điểm được xác định bằng vĩ độ ( ) và kinh độ ( ).
(Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006).
Các hệ tọa độ của BĐ đƣợc sử dụng ở Việt Nam từ sau 1954:
- Hệ tọa độ HN – 72: Từ năm 1959 đến năm 1966, nƣớc ta đã xây dựng đƣợc

hệ thống lƣới tọa độ Nhà nƣớc hạng I và II phủ kín lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Hệ
quy chiếu đƣợc chọn là hệ thống chung cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa với Elipxoit
Kraxơpsky. Năm 1972 Chính phủ đã quyết định công bố Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ
quốc gia nói trên là hệ Hà Nội – 72 (viết tắt là HN – 72) để sử dụng thống nhất trong
cả nƣớc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nƣớc
tiếp tục phát triển vào phía Nam.
- Hệ tọa độ VN – 2000: Trong q trình sử dụng, HN – 72 khơng đáp ứng đƣợc
nhu cầu kỹ thuật mà thực tế đòi hỏi. Vì vậy Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định
số 83/2000/QĐ-TTG ngày 12 tháng 7 năm 2000 đƣa Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc
gia VN – 2000 vào sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Hệ tọa độ quốc gia VN –
2000 khắc phục đƣợc những hạn chế của HN-72 và đƣợc áp dụng thống nhất để xây
14


×