Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.24 KB, 16 trang )

Chuyên đề thực tập 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam có tiền thân là Cục Thiết kế
Điện Nước trực thuộc Bộ Xây Dựng, thành lập năm 1954. Trong thời gian này nhiệm
vụ chính của công ty là thiết kế các công trình về nước.
Năm 1962-1970, Cục Thiết kế Điện Nước được đổi tên là Phân viện thiết kế
Điện Nước của Viện Thiết kế quy hoạch- Bộ Xây Dựng, nhiệm vụ chính của công ty
trong những năm này là thiết kế các công trình về nước do Bộ giao.
Năm 1971-1975 được đổi tên thành Viện Thiết kế công trình kỹ thuật thành
phố- Bộ Xây Dựng. Nhiệm vụ chính là thiết kế và thi công các công trình thiết kế cấp
thoát nước Hà Nội và cung cấp vật tư chuyên ngành cấp thoát nước.
Năm 1975-1995, thành lập Công ty Thiết kế Cấp Thoát Nước trực thuộc Bộ
Xây Dựng theo quyết định thành lập lại Doanh nghiệp số 155A/BXD - TCLĐ ngày
05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Ngày 27/04/1995, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định số 455/BXD -
TCLĐ về việc đổi tên Công ty Thiết kế Cấp Thoát Nước thành Công ty Tư vấn Cấp
thoát Nước và Môi trường Việt Nam.
Ngày 04/04/1996, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định số 404/BXD -
TCLĐ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt dộng của công ty.
Ngày 09/05/2002, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định số 589/BXD -
TCLĐ về việc đổi tên Công ty Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam thành
Công ty Nước và Môi trường Việt Nam.
Ngày 16/10/2006, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng quyết định về việc chuyển Công
ty Nước và Môi trường Việt Nam thành Công ty Cổ phần, trong đó số cổ phần của
Chuyên đề thực tập 2



nhà nước là 51% còn lại là của các cổ đông đóng góp. Hoạt động theo luật Doanh
nghiệp do Quốc Hội ban hành năm 2005 và điều lệ tổ chức hoạt động theo quyết định
đã được Bộ trưởng Bộ Xây Dựng phê chuẩn.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam hiện là công ty lớn nhất Việt
Nam trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường với tổng số
cán bộ công nhân viên chính thức hơn 400 người, trong đó với hơn 80% cán bộ công
nhân viên có trình độ đại học và cao học bao gồm các kỹ sư cấp thoát nước, môi
trường, xây dựng, kiến trúc, điện cơ khí và các ngành có liên quan khá như địa chất
thuỷ văn , khảo sát kinh tế, hoá học, tin học, kinh tế, hành chính.
Tính đến nay, từ chỗ được bộ giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, để thích nghi
và phát triển trong nền kinh tế thị trường khi nước ta đã gia nhập WTO công ty đã tự
đấu thầu và thắng thầu bằng chính chất lượng, giá cả và cả nội lực của bản thân. Vì
vậy khoảng 65% các dự án về lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường có vốn đầu từ
nước ngoài cũng như nhiều dự án trong nước khác hiện nay đều là do công ty thực
hiện. Về trang thiết bị cũng không ngừng được cải thiện, hiện nay có hơn 150 bộ máy
vi tính, máy in màu khổ lớn A
0
cùng với rất nhiều máy vẽ kỹ thuật hiện đại. Từ đó
công ty ngày càng nâng cao được chất lượng dịch vụ tư vấn, đáp ứng yêu cầu của đối
tác về sản phẩm thiết kế và được khách hàng khôngchỉ trong nước mà còn cả nước
ngoài tín nhiệm.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam là một công ty lớn với chức năng,
nhiệm vụ chính là:
* Tư vấn đầu tư và xây dựng.
- Tư vấn, tổng thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế, quản lý các dự án các công trình
cấp, thoát nước, chất thải rắn và vệ sinh môi trường.
- Khảo sát địa hình, địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, môi sinh, môi
trường, thí nghiệm không khí, đất và nước.

Chuyên đề thực tập 3

- Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; Giám sát thi công xây dựng, kiểm
tra chất lượng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao và thanh,
quyết toán các công trình xây dựng.
* Đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi
trường, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị, khu công nghiệp.
* Nhận thầu thi công xây dựng, lắp đặt và cung ứng vật tư thiết bị cho các công
trình cấp, thoát nước và công trình xử lý nước thải.
* Thiết kế, chế tạo, sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên
ngành cấp thoát nước và môi trường.
* Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo trong lĩnh
vực chuyên ngành cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường.
Các hoạt động kinh doanh của Công ty đều thể hiện thông qua các hợp đồng kinh
tế, nằm trong kế hoạch công tác của Công ty. Mọi thành viên trong công ty đều phải
có ý thức các hợp đồng theo lĩnh vực chuyên ngành của Công ty. Hình thức và nội
dung của các hợp đồng kinh tế đều tuân theo mẫu chung do bộ phận kế hoạch chuẩn
bị, trình câp trên xét duyệt và quản lý theo dõi trong suốt quá trình thực hiện, Mọi
hợp đồng kinh tế của Công ty đều do Giám đốc trược tiếp ký, trong trường hợp Giám
đốc vắng mặt có thể uỷ quyển cho Phó Giám Đốc ký thay.
Dựa trên các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, Giám Đốc Công ty xem xét và ra
quyết định phân công cho các bộ phận chức năng thực hiện các nội dung thuộc
chuyên môn theo từng hộp đồng cụ thể (trên cơ sở cân đối năng lực, nhiệm vụ của
toàn công ty để ưu tiên cho cá nhân, bộ phận có công khai thác được hợp đồng). Các
phòng ban chức năng và các đơn vị trong công ty là đầu mối quản lý, triển khai thực
hiện chính. Giám đốc và ban lãnh đạo có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo các hoạt động
và hoàn thành các công trình thông qua hoạt động của toàn công ty. Công ty quản lý
toàn bộ công việc chặt chẽ theo nguyên tắc:
- Toàn công ty là một đơn vị hạch toán thống nhất, các đơn vị trực thuộc là các
đầu mối thực hiện công việc.

Chuyên đề thực tập 4

- Công ty điều hành các công việc, trong đó sử dụng lao động và phân phối thu
nhập
Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế được ký, tuỳ theo công việc, mức độ kỹ thuật yêu
cầu và giá trị kinh tế ... Giám đốc công ty tiến hành giao các hạng mục công việc cho
cá đơn vị trực thuộc với từng điều kiện cụ thể. Tuỳ theo các trường hợp cụ thể công
ty có chính sách thưởng thích đáng cho các cá nhân, bộ phận có công tìm được kiếm
việc làm.
Bi ểu 1. 1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu năm 2006-2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu Đồng 46.828.590.080 57.452.123.000
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.697.479.691 3.124.563.500
3 Tài sản
- Tài sản Ngắn hạn
- Tài sản Dài hạn
Đồng 37.015.665.374
23.936.283.565
12.079.381.809
50.219.782.545
32.426.384.851
17.793.397.694
4 Nguồn vốn
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn CSH
-Nguồn kinh phí
Đồng 37.015.665.374
15.3663.015.172
14.944.024.828
6.705.625.374

50.219.782.545
23.562.905.924
22.158.992.578
4.497.884.043
5 Số lao động bình quân Người 420 420
6 Thu nhập bình quân năm Đồng 42.200.000 42.900.000
7 Tiền lương bình quân Đồng 3.500.000 3.900.000

1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Chuyên đề thực tập 5

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam
PHÒNG TỔNG HỢP
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ QL DỰ ÁN
XN

điện
XN t.vấn, XD HTKT và dân dụng
XN khảo sát xây dựng
TTnghiên cứu ứng dụng KHCN cấp thoát nước
XN kết cấu
Phòng kinh tế dự toán
XN xây dựng kinh doanh
TT T.vấn thết kế CN, CTN
XN tư vấn công nghệ
MT

TT
T.vấn phát triển CMT
Văn phòng đại diện tại TPHCM
Chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
TN và
công
nghệ xử
lý nước
XN
thiết kế
công
nghệ
cấp
thoát
Chuyên đề thực tập 6

*Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Nước và Môi Trường Nam
- Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan
có quyền quyết định cao nhất trong Công ty cổ phần
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của đại hội cổ đông. Đúng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Ban giám đốc: Bao gồm có 1 Tổng giám đốc và 3 phó giám đốc trong đó Tống
giám đốc là người đại diện theo pháp luật, trực tiếp điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm

trước hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao. Giúp việc Tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc do hội đồng
quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc.
+ Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Đứng đầu ban kiểm soát là trưởng ban kiểm
soát.
- Khối sản xuất gián tiếp bao gồm:
+ Phòng tổng hợp: Có hai chức năng cơ bản là chức năng tổ chức và chức năng
hành chính. Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc về cải tiến cơ
cấu tổ chức của Công ty cho phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tư vấn, thiết kế
trong từng gian đoạn, đồng thời có trách nhiệm quản lý và chăm lo công tác hành chính,
đảm bảo các điều kiện vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng kế hoạch và quản lý dự án: Nghiên cứu đề xuất kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty, theo dõi giám sát các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong công ty, phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính - Kế toán và các đơn vị sản
xuất trong việc triển khai ký kết và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế.
+ Phòng tài vụ: Quản lý tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản,
tiền vốn của Công ty theo Luật kế toán số: 03/2003/QH11, ngày 17/06/2003 và các quy
định tài chính hiện hành của Nhà Nước. Giúp tổng giám đốc tổ chức hoạt động kinh tế
trong Công ty một cách linh hoạt, đúng chế độ chính sách của Nhà Nước, đảm bảo phân
phối nội bộ công bằng, hài hoà, có tích luỹ để phát triển và mở rộng sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tư
vấn, thiết kế và các vấn đề có liên quan để đảm bảo cho các công trình được hoàn thành

×