Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng clarias macrocephalus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 163 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus)

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Phƣơng Loan

An Giang, tháng 01/2013


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus)

Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Phan Phƣơng Loan


An Giang, tháng 01/2013


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học An Giang, Sở Khoa học
và Công nghệ An Giang đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này.
Xin cảm ơn Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm, q đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.

i


TĨM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng (Clarias
macrocephalus Gunther, 1986)” được thực hiện từ tháng 06 năm 2012 đến tháng
12 năm 2012 tại Ấp Bình Hịa 2, xã Mỹ Khánh, Thành phố Long Xuyên, An
Giang. Nghiên cứu được chia làm 5 thí nghiệm. Đề tài được thực hiện nhằm mục
tiêu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng, đưa quy trình hồn chỉnh ra
ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: Nghiên
cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục cá trê vàng; Kích thích sinh sản nhân tạo cá;
Theo dõi q trình phát triển phơi; Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cá trê vàng
giai đoạn từ bột lên giống; Khảo sát khả năng tăng trưởng, tỷ lệ sống khi ương cá
ở các mật độ và loại thức ăn khác nhau.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận được trong q trình thực hiện thí nghiệm các chỉ
tiêu môi trường như: nhiệt độ, pH, DO, NH3/NH4+, NO2- đều nằm trong khoảng
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá. Kết quả thí nghiệm ni vỗ ghi
nhận được khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số thành thục
(HSTT) khi nuôi vỗ bằng thức ăn là 100% cá tạp và 50% cá tạp + 50% thức ăn
công nghiệp. Sức sinh sản tương đối dao động từ dao động từ 76 - 116 trứng/g cá
cái và sức sinh sản tuyệt đối từ 7.498 – 14.080.

Cá trê vàng hồn tồn có khả năng chín và rụng trứng với chất kích thích thích
sinh sản là HCG và LHRHa + DOM. Thời gian phát triển phôi của cá là 22 giờ
30 phút ở nhiệt độ nước 28 – 300C. Sau khi nở, thời gian cá dinh dưỡng nỗn
hồng là 73h. Ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá trê vàng dao động từ 40,67 –
43,830C và 7,33 – 13,330C. Ngưỡng oxy, độ mặn gây chết cá trê vàng qua các
thời điểm dao động từ 1,07 – 3,33 mg/l và từ 16,5 đến 19,97‰. Ngưỡng pH trên
và dưới của cá trê vàng qua các giai đoạn dao động từ 9,47 – 12,30 và 2,13 –
3,27. Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng khi ương từ giai đoạn bột lên hương có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) giữa các mật độ 1000; 1.500 và 2.000
con/m3. Thức ăn là 100% cá tạp cho kết quả tăng trọng cao nhất so với thức ăn
công nghiệp khi ương cá.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Tóm tắt .................................................................................................................iiv
Mục lục................................................................................................................. iii
Danh mục bảng ...................................................................................................ivi
Danh mục hình ...................................................................................................... v
Danh sách các từ viết tắt……………………………………………………….vi
Chƣơng 1. Giới thiệu ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 1
Chƣơng 2. Lƣợc khảo tài liệu .............................................................................. 3
2.1. Đặc điểm sinh học cá trê vàng ......................................................................... 3
2.2. Phân biệt cái và chọn cá bố mẹ thành thục ...................................................... 6
2.3. Một số nghiên cứu có liên quan ....................................................................... 6

Chƣơng 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 11
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 11
3.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
Chƣơng 4. Kết quả thảo luận ............................................................................. 22
4.1. Các chỉ tiêu mơi trường trong q trình thí nghiệm ...................................... 22
4.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự thành thục sinh dục cá trê vàng……….........26
4.3. Kết quả kích thích cá trê vàng sinh sản nhân tạo........................................... 28
4.4. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý cá trê vàng giai đoạn cá bột lên cá giống…31
4.5. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá trê vàng
giai đoạn cá bột lên cá giống ................................................................................ 35
4.6. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
trê vàng giai đoạn hương lên cá giống……………………..………………........40
Chƣơng 5. Kết luận và đề xuất .......................................................................... 42
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 43
5.2. Đề xuất ........................................................................................................... 43

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Các nghiệm thức và thông số liên quan được bố trí trong thí nghiệm .... 12
Bảng 2: Liều lượng thuốc sử dụng kích thích sinh sản cá trê vàng ...................... 14
Bảng 3: Giá trị nhiệt độ của các nghiệm thức ...................................................... 22
Bảng 4: Giá trị pH của các nghiệm thức............................................................... 23
Bảng 5: Giá trị DO ở các nghiệm thức ................................................................. 24
Bảng 6: Giá trị NH3/NH4+ của nghiệm thức ......................................................... 25
Bảng 7: Giá trị NO2- của các nghiệm thức (ppm) ................................................. 26
Bảng 8: Thành phần hóa học của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ...... 26
Bảng 9: Biến động giai đoạn thành thục cá trê vàng theo thời gian nuôi vỗ

................ .............................................................................................................. 26
Bảng 10: Sự biến động HSTT của cá trê vàng qua các tháng nuôi vỗ ................26
Bảng 11: So sánh sức sinh sản của cá ở hai nghiệm thức thức ăn………............28
Bảng 12: Ảnh hưởng của não thùy đến sự rụng trứng của cá trê vàng.................28
Bảng 13: Ảnh hưởng của HCG đến sự rụng trứng của cá trê vàng………… .. …29
Bảng 14: Ảnh hưởng của LHRHa + DOM đến sự rụng trứng của cá trê vàng….30
Bảng 15: Q trình phát triển phơi của cá trê vàng trong điều kiện nhiệt độ 28 –
300C……………………………………………………………………………..31
Bảng 16: So sánh đường kính trứng giữa các lồi cá trê……………………......33
Bảng 17: Thời gian và mức độ giảm đường kính nỗn hoàng cá trê vàng….......33
Bảng 18: Ngưỡng nhiệt độ gây chết cá trên vàng................................................ 33
Bảng 19: Ngưỡng oxy gây chết cá trê vàng .......................................................... 33
Bảng 20: Ngưỡng độ mặn gây chết cá trê vàng .................................................... 34
Bảng 21: Ngưỡng pH gây chết cá trê vàng ........................................................... 34
Bảng 22: Khối lượng và chiều dài cá bắt đầu bố trí thí nghiệm ........................... 35
Bảng 23: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá trê vàng
sau 21 ngày thí nghiệm ......................................................................................... 36
Bảng 24: Khối lượng và chiều dài khối lượng cá bắt đầu bố trí thí nghiệm ........ 37
Bảng 25: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá trê vàng
sau 62 ngày ương .................................................................................................. 39
Bảng 26: Khối lượng và chiều dài cá bắt đầu bố trí thí nghiệm ........................... 40
Bảng 27: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá trê vàng
sau 40 ngày thí nghiệm ......................................................................................... 41

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Hình thái của cá trê vàng ........................................................................... 3
Hình 2: Bản đồ phân bố cá trê vàng (C. macrocephalus)....................................... 4

Hình 3: Hình thái xương chẩm cá trê vàng (a), cá trê phi (b) và cá trê lai (c)........ 5
Hình 4: Cơ quan sinh dục thứ cấp (a) và hình thái cá trê vàng cái (b) ................... 7
Hình 5: Cơ quan sinh dục thứ cấp (c) và hình thái cá trê vàng đực (d) .................. 7
Hình 6: Cơ quan sinh dục cá trê vàng cái thành thục ............................................. 7
Hình 7: Cơ quan sinh dục cá trê vàng đực thành thục ............................................ 7
Hình 8: Cá bố trí thí nghiệm sinh sản ................................................................... 11
Hình 9: Cá bột bố trí thí nghiệm ........................................................................... 11
Hình 10: Đo cá ...................................................................................................... 12
Hình 11: Cân cá .................................................................................................... 12
Hình 12: Moina sp ................................................................................................ 12
Hình 13: Trùn chỉ .................................................................................................. 12
Hình 14: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni vỗ cá trê vàng .......................................... 13
Hình 15: Cân cá và tiêm kích thích tố cho cá trê vàng ......................................... 14
Hình 17: Mổ lấy buồng tinh cá đực (e) và buồng tinh của cá (f) ......................... 15
Hình 18: Thụ tinh (g) và ấp trứng (h) ................................................................... 15
Hình 19: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá trê vàng giai đoạn bột lên hương ....... 19
Hình 20: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá trê vàng giai đoạn hương lên giống ... 19
Hình 21: Cho cá ăn ............................................................................................... 20
Hình 22: Kiểm tra sàn ăn ...................................................................................... 19
Hình 23: Bộ dụng cụ tets mơi trường ................................................................... 21
Hình 24: Đo NO2 .................................................................................................. 21
Hình 25: Đo pH..................................................................................................... 21
Hình 26: Đo NH3/NH4+ ...................................................................................... 21
Hình 27: Đo nhiệt độ ............................................................................................ 21
Hình 28: Đo cá ...................................................................................................... 22
Hình 29: Cân cá .................................................................................................... 22
Hình 30: Khối lượng cá ở các thời điểm 7, 14, 21 ngày tuổi ............................... 35
Hình 31: Chiều dài cá ở các thời điểm 7, 14, 21 ngày tuổi .................................. 36
Hình 32: Khối lượng các nghiệm thức ở các thời điểm 32, 42, 52, 62 ngày ........ 38
Hình 33: Chiều dài các nghiệm thức ở từng thời điểm 32, 42, 52, 62 ngày ......... 38

Hình 34: Khối lượng cá ở các thời điểm 32, 42, 52, 62 ngày tuổi ....................... 40
Hình 35: Chiều dài cá ở các thời điểm 32, 42, 52, 62 ngày tuổi .......................... 41

v


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

HCG

Human chorionic gonadotropin

LHRHa

Luteinizing Hormone-Releasing Hormone Analogue

NT

Nghiệm thức

TACN

Thức ăn công nghiệp

SSS

Sức sinh sản


vi


Chƣơng 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua nghề ni thủy sản của cả nước nói chung và Đồng
Bằng Sơng Cửu Long nói riêng đang phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự gia
tăng về sản lượng, vấn đề ơ nhiễm mơi trường, chính sách quản lý và khai thác
nguồn lợi tự nhiên vẫn chưa hợp lý, một số vấn đề tiêu cực như khai thác quá
mức, mang tính hủy diệt, sử dụng điện, hóa chất…làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Nhiều lồi cá có giá trị kinh tế và q hiếm
có nguy cơ tiệt chủng cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, thuần dưỡng và phát triển các
lồi cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là các lồi cá đồng, trong đó có cá trê vàng là
cần thiết.
Hiện nay, ở nước ta có 4 lồi cá trê: trê đen, trê phi, trê trắng và trê vàng. Trong
đó cá trê vàng (Clarias macrocelphalus) là lồi có giá trị kinh tế nhất, do cá có
chất lượng thơm ngon và thịt cá có màu vàng nghệ trơng rất bắt mắt nên được
nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên, cá trê vàng là lồi có tốc độ tăng trưởng chậm, nên người ni đã có
xu hướng ni cá trê lai (cá trê phi đực x cá trê vàng cái) dần dần đã làm suy
thối nguồn gen lồi cá trê vàng.
Theo Poompuang, S và Na-Nakorn, U (2004) cá trê lai chiếm trên 90% cá da
trơn sản xuất tại Thái Lan. Việc mở rộng ni cá trê lai có thể làm thất thốt ra
môi trường từ các trang trại trong mùa lũ lụt, làm tăng mối quan tâm về nguồn
gen của cá trê vàng do tác động di truyền lấn át gen khi lai chéo ngoài tự nhiên.
Ở Việt Nam, hiện nay hầu hết cá trê được đưa vào nuôi thịt cũng là cá trê lai và
việc nuôi này dẫn đến sự thất thốt cá ra ngồi tự nhiên làm mất dần các cá thể
trê vàng thuần chủng.

Từ những vấn đề trên, để bảo tồn nguồn gen của đối tượng này, đề tài “Nghiên
cứu hồn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng (Clarias macrocephalus
Gunther, 1986)” được thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất
giống và phát triển ni thương phẩm đối tượng này trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng, đưa
quy trình hồn chỉnh ra ứng dụng trong điều kiện Việt Nam, chủ động cung cấp
nguồn giống cá trê vàng thuần chủng cho người ni, góp phần bảo vệ nguồn lợi
tự nhiên đang ngày cạn kiệt.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục cá trê vàng.
Kích thích sinh sản cá trê vàng rụng trứng bằng một số loại kích thích tố khác
nhau: HCG, LHRHa + Dom và não thùy nhóm cá chép.

1


Xác định loại và liều lượng chất kích thích sinh sản phù hợp trong sinh sản nhân
tạo cá trê vàng.
Theo dõi q trình phát triển phơi của cá trê vàng.
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, pH, DO) trong q trình kích
thích sinh sản, ấp trứng. Chỉ tiêu (nhiệt độ, pH, DO, NH3/NH4+) trong nuôi vỗ,
ương cá trê.
Xác định các chỉ tiêu sinh sản (thời gian hiệu ứng, tỷ lệ rụng trứng, sức sinh sản
thực tế, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống cá bột 3 ngày tuổi).
Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cá trê vàng ở giai đoạn 1, 5, 10, 20, 30, 40, 50
ngày tuổi như: thời gian cá dinh dưỡng bằng nỗn hồng, ngưỡng nhiệt độ, oxy,
pH, độ mặn.
Xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật (tăng trưởng, tỷ lệ sống, mật độ và loại thức ăn
khác nhau) trong ương nuôi cá trê vàng từ bột lên giống.


2


Chƣơng 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học cá trê vàng
2.1.1. Hệ thống phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Rainboth (1996),
Nguyễn Bạch Loan (2003) và Fishbase (2011), cá trê vàng có tên khoa học là
Clarias macrocephalus Gunther với hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Verebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus Gunther
Tên tiếng Anh (FAO): Broadhead catfish (Rainboth, 1996)

Hình 1: Hình thái của cá trê vàng
2.1.2. Phân bố và sinh lý
Cá trê vàng phân bố ở Philippine, Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Lê Như Xuân và ctv, 1994).
Theo Teugels, G.G et al (1999) đã xác định cá trê vàng có nguồn gốc từ Lào,
Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, được du nhập qua Trung Quốc, bán đảo
Malaysia, Philippines và Guam.
Cá trê vàng phân bố ở môi trường nước ngọt từ Thái Lan đến Philippine
(Rainboth, 1996).
Ngồi ra chúng cịn được tìm thấy trong vùng khí hậu nhiệt đới, khu vực Đơng
Nam Á và Đơng Châu Á về phía tây qua Ấn Độ và Châu Phi

(www.fishbase.org).
Bevan et al (1987) xác định cá trê vàng có khối lượng từ 7,60 – 20,90g có thể
sống hơn 25 ngày trong môi trường nước với hàm lượng oxy hòa tan 8 mg/l mà
3


khơng cần lấy khí trời. Tần suất hơ hấp của cá tăng khi hàm lượng oxy hòa tan
giảm từ 8 mg/l đến 2 mg/l.
Cá trê vàng phân bố rộng rãi ở các vùng nước ngọt và lợ, cả tầng mặt và tầng
đáy, ở vùng đầm lầy, nơi chật hẹp với oxy thấp. Cá sống được ở nhiệt độ từ 10 –
400C, pH từ 4,5 trở lên và nồng độ muối thấp (Taki, 1978; Vidthayanon, 2002;
Dương Tấn Lộc, 2004; Riede, 2004).
Theo Frimodt (1995) đã xác định cá trê vàng có khả năng sống trong vùng nước
nơng cạn và vùi mình trong bùn một thời gian dài nếu các ao hồ cạn vào mùa
khơ, cá có thể di chuyển ra khỏi nước bằng cách sử dụng vây ngực.
Nhóm cá trê có cơ quan hơ hấp phụ được gọi là hoa khế, hình thành sau 8 ngày
tuổi. Nhờ cơ quan hô hấp phụ nên cá trê nuôi được ở mật độ cao và mơi trường
nhiễm bẩn. Cá có khả năng thích hợp với nhiều loại hình ni như: ao tù, mương
rãnh và có thể ni ở nơi có hàm lượng oxy thấp (Ngơ Trọng Lư và Lê Đăng
Khuyến, 2000; Dương Tấn Lộc, 2004).

Hình 2: Bản đồ phân bố cá trê vàng (C. macrocephalus)
Ghi chú:

Vị trí phân bố cá trê vàng trên thế giới
Nguồn: Discoverlife.org

2.1.3. Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá trê vàng có đầu rộng
dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cận dưới

không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ mịn cứng
chắc. Có 4 đơi râu khá phát triển: một đơi râu mũi, một đôi râu mép và hai đôi
râu hàm dưới, râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ nằm ở mặt lưng của
đầu và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu
có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai mắt, cịn lỗ kia nằm
phía trước gốc mấu xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn, chiều rộng mấu xương
chẩm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp nằm ở mặt bụng của
đầu, xương nắp mang kém phát triển. Thân dài phần trước trịn phần sau mỏng,
dẹp bên. Cuống đi ngắn. Đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lỗ mang
và chấm dứt ở giữa gốc vi đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần sau
4


nằm trên trục giữa của thân. Vi hậu môn rất dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi.
Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần các ngọn các tia. Gai vi ngực cứng nhọn, cả hai
đầu đều có răng cưa hướng xuống gốc xương, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngồi.
Vi đi trịn khơng chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen
và nhạt dần xuống mặt bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân
mỗi bên có khoảng 10 hàng chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân.
Cá trê vàng được phân biệt với các loài cùng giống Clarias ở vùng Đơng Nam Á
bằng một xương chẩm rất ngắn trịn và một vây lưng rất cao (Teugels et al,
1999), xương chẩm cong và rộng với chiều dài 3 – 5 lần chiều rộng, khoảng cách
từ xương chẩm đến gốc vi lưng kém 5 – 7 lần khoảng cách từ miệng đến xương
chẩm (Kottelat, 2001).
Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (1999), hình thái xương chẩm của các lồi cá trê có
điểm khác biệt rõ rệt. Đối với cá trê vàng có dạng hình vịng cung, cá trê vàng lai
hình dạng gần giống chữ M, cá trê phi hình chữ M rất nhọn và rõ nét.

(a)


(b)

(c)

Hình 3: Hình thái xƣơng chẩm cá trê vàng (a), cá trê phi (b) và cá trê lai (c)
2.1.4. Đặc điểm dinh dƣỡng của nhóm cá trê
Sau khi tiêu biến hết nỗn hồng, cá ăn thức ăn bên ngoài như: Moina sp, Daphia
sp, Copepoda, trùn chỉ. Cá trưởng thành ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng
thiên về thức ăn động vật (Dương Tấn Lộc, 2004). Ngoài ra, cá trê vàng lai cịn
có khả năng sử dụng thức ăn chế biến (Nguyễn Văn Kiểm, 2004a; Phan Phương
Loan, 2007).
Khi cá trê vàng lai hết nỗn hồng, việc cho ăn artemia sp đến ngày thứ 11, tần
suất cho ăn một lần/ngày, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn so với các
loại thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế (Rakpong Petkama and G. Eric E.
Moodie, 2000).
Cá trê là loài ăn tạp thiên về động vật đáy, cá thích ăn xác động vật đang thối rữa.
Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùn, giun, ốc, tôm, cua, cá, ... Ngồi ra trong điều
kiện ao ni cá trê cịn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn ni, nhà máy chế
biến thủy sản, chất thải từ lị mổ (Phạm Công Phin, 2000; Dương Nhật Long,
2003; Trần Văn Vỹ và Huỳnh Thị Dung, 2003; Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ,
2003; Phạm Văn Trang và Trần Văn Vỹ, 2003).
5


2.1.5. Đặc điểm sinh trƣởng
Cá trê vàng có thể dài 25 – 45 cm nặng 150 – 500 g. Cá 1 tuổi dài 20,5 cm, nặng
70 g; 2 tuổi dài 35 cm, nặng 250 g; 3 tuổi dài 45 cm, nặng 500 g (Trần Văn Vỹ
và Huỳnh Thị Dung, 2003). Khi nuôi cá trê vàng lai sau một năm tuổi cá đạt 300
– 400g/con (Phan Phương Loan, 2007).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng khuyến (2000) cá trê vàng có tốc độ tăng trưởng

tương đối chậm so với các loài cá khác. Ngồi tự nhiên cá có chiều dài tối đa 45
cm và nặng khoảng 495 g.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Ngồi tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi được
khoảng 8 tháng tuổi. Cá có hai mùa vụ sinh sản chính là tháng 3 – 6 và tháng 7 –
8 hàng năm. Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 40.000 – 60.000 trứng/kg
cá cái. Trứng cá trê thuộc loại trứng dính và cá có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các
bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5m. Nhiệt độ thích hợp cho sự
sinh sản của cá 28 – 300C (Nguyễn Văn Kiểm, 1999; Phan Phương Loan, 2007).
Ở Philippines, Cá trê cái sau một năm tuổi có thể tham gia sinh sản nhân tạo
(Tan-Fermin et al, 1997a) và có thể sử dụng kích dục tố kích thích cá đẻ trứng tại
bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ sinh sản (Tan-Fermin et al, 1997b).
Trứng cá trê vàng lai nở sau 22 – 30 giờ khi ấp ở nhiệt độ 26 – 300C (Bạch Thị
Quỳnh Mai, 1999; Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000; Dương Tấn Lộc,
2004). Sau khi nở cá nằm dưới đáy, hoạt động khơng định hướng và dinh dưỡng
bằng nỗn hồng.
2.2. Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục
Tất cả các lồi cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục của con đực và con cái
có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ. Phần cuối của ống dẫn niệu sinh dục
của cá đực giống như gai nhọn. Ở cá cái lỗ sinh dục hình trịn.
Những cá trê đực có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn
và nhỏ, phần nhơ ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa
sinh sản có màu hồng.
Cá trê cái thành thục tốt thường có bụng to, mềm, lỗ sinh dục hình vành khun,
màu hồng nhạt, phần ngồi lỗ sinh dục hơi cương, có thể tiết ra trứng khi nặn nhẹ
ở vùng bụng gần lỗ sinh dục (Nguyễn Tường Anh, 2004).
Khi cá cái thành thục tốt, sẽ có hệ số thành thục từ 10 – 13%, bụng cá to, buồng
trứng nổi rõ ràng. Khi trứng đã chín, da bụng mỏng, bụng mềm, có tính đàn hồi.
Lỗ sinh dục cá hơi sưng và có màu hồng. Tính đàn hồi là một trong những tiêu
chuẩn đáng chú ý khi chọn cá đẻ: vào đầu vụ, tính đàn hồi thường lớn, cá thể cịn

non, tính đàn hồi lớn. Khi buồng trứng cá cái chuẩn bị chín, tính đàn hồi cũng
kém đi (Đỗ Đồn Hiệp, 2007).

6


Lổ sinh dục cá cái

(a)

(b)

Hình 4: Cơ quan sinh dục thứ cấp (a) và hình thái cá trê vàng cái (b)
Gai sinh dục cá đực

(c)

(d)

Hình 5: Cơ quan sinh dục thứ cấp (c) và hình thái cá trê vàng đực (d)
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Trong sinh sản nhân tạo, việc chọn cá bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sinh sản. Khi chọn cá bố mẹ cho sinh sản thường dựa vào các chỉ tiêu hình thái
bên ngoài như màu sắc cơ thể, mức độ xung huyết của lỗ sinh dục,…
- Cá cái: chọn cá khỏe mạnh, không bị thương tật, không bị xây xát, màu sắc ánh
vàng, phần bụng to, mềm đều, da bụng mỏng, lỗ sinh dục to, trịn và lồi lên, màu
hồng nhạt.

Hình 6: Cơ quan sinh dục cá trê vàng cái thành thục
- Cá đực: Chọn con đực có thân thon dài, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật,

mặt bụng phẳng, cơ quan sinh dục phụ cương phồng và có màu hồng nhạt.

Hình 7: Cơ quan sinh dục cá trê vàng đực thành thục
7


2.3. Một số nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường (2006) đã xác định HCG, não thùy,
LHRHa đều có thể gây chín và rụng trứng trên cá trê trắng sau khi tiêm liều sơ
bộ 0,6 mg não thùy cá cho 1 kg cá cái. Liều kích thích tố đơn độc có hiệu quả đối
với sự sinh sản của cá trê trắng trong liều quyết định là: 2000 UI/kg đối với
HCG, 5 mg/kg cá cái đối với não thùy và LHRHa: 50 µg/kg. Theo Sahoo, S.K et
al (2005) khi nghiên cứu kích thích cá trê trắng sinh sản bằng ovarim với các
mức nồng độ nhận thấy: Liều 20 mg SGnRH-a kết hợp 10 mg Domperidone cho
1 kg cá cái cho tỷ lệ rụng trứng tốt nhất với thời gian hiệu ứng là 23 giờ, thời
gian hiệu ứng thuốc từ 14 – 17 giờ với 30mg SGnRHa + 15 mg Domperidone
cho 1 kg cá cái. Khi dùng HCG cho cá trê trắng sinh sản ở nồng độ 3000 – 5000
UI/kg cá cái thì thời gian hiệu ứng là 14 – 17 giờ, tỷ lệ thụ tinh đạt 75 – 89% và
tỷ lệ nở từ 66 – 78% (Sahoo, S.K et al, 2006).
Ở cá trê vàng lai, có thể sử dụng não thùy kích thích cá sinh sản với liều 10 – 12
mg/kg cá cái, cá đực bằng 1/3 liều cho cá cái. Đối với HCG, dùng liều 5000 8000 UI/kg cá cái, 2000 – 3000 UI/kg cá đực. Ngồi ra, có thể kết hợp giữa HCG
và não thùy với liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều, cách nhau 5 - 6 giờ, thời gian hiệu
ứng 8 – 9 giờ. Có thể gây rụng trứng cá trê vàng lai bằng LHRHa với liều 30 - 50
µg/kg cá cái + 3 - 5 mg Domperidone, thời gian hiệu ứng là 10 giờ. Trứng nở sau
22 – 26 giờ ấp (ở nhiệt độ nước 28 – 300C) (Bạch Thị Quỳnh Mai, 1999).
Nguyễn Tường Anh và Trương Minh Hữu Hạnh (2003) đã nghiên cứu hiệu quả
gây chín, rụng trứng trên cá trê vàng bằng 17,20P (17α, 20βdihydroxyprogesteron); 17P (17α-hydoxyprogesteron) kết hợp với não thùy cá
trôi và HCG trong một lần tiêm duy nhất. Liều tổ hợp gồm 2,5 mg 17,20P + 2,0
mg 17P và 8,5 mg não thùy cá trôi cho 1 kg cá trê đã cho tỷ lệ chín và rụng trứng
93,3%, tỷ lệ nở tương ứng là 89,1%. Liều tổ hợp gồm 2,5 mg 17,20P + 2,0 mg

17P và 1000 – 1500 UI HCG đã cho tỷ lệ chín và rụng trứng là 66,7 – 75%, tỷ lệ
nở tương ứng là 82,5 – 83,9%. Cá trê được kích thích sinh sản bằng LHRHa hoặc
HCG chỉ một lần tiêm với liều lượng 50 – 70 µg LHRHa và 10 mg Domperidone
hoặc HCG liều lượng 2.500 UI cho 1kg cá cái; 20 – 30 µg LHRHa hoặc 500 UI
HCG cho 1kg cá đực. Sau khoảng thời gian 14 – 16 giờ thì cá rụng trứng (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Võ Thị Thùy Trang (2009) đã xác định ngưỡng nhiệt độ trên và dưới giai đoạn
phôi của cá trê vàng là 41,5 và 11,30C; ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá
cá trê vàng giai đoạn cá bột là 42,1 và 11,50C. Khi xác định khả năng chịu đựng
pH, kết quả nghiên cứu cho biết, ngưỡng pH trên và dưới giai đoạn phôi cá trê
vàng lần lượt là 9,2 và 3,8. Ở giai đoạn cá bột là 9,2 và 3,8. Hàm lượng tiêu hao
oxy của phơi cá trê vàng trung bình là 1,66 và ngưỡng oxy của cá trê vàng
giai đoạn cá bột trung bình là 1,04.
Theo Roshada Hashim et al., (1993) đã xác định hàm lượng protein tối ưu cho cá
trê vàng giai đoạn bột 30 – 40%. Sau khi hết nỗn hồng, cá được cho ăn
nauphilus Artemia trong 4 ngày tiếp theo sẽ cho tốc độ tăng trưởng từ 11,7 - 20,8
%/ngày và tỷ lệ sống cao dao động từ 64 – 73% (Fermin et al., 1996).
8


Trong nghiên cứu thức ăn ương cá trê trắng từ bột đến 65 ngày tuổi thì Moina sp
là loại thức ăn cho kết quả cao nhất so với 3 loại thức ăn khác là cám gạo, cá rô
phi và nội tạng cá thu. Tốc độ tăng trưởng trung bình 0,823 g/ngày. Tỷ lệ sống
đạt 71 – 92 % (Samran, D and Prasit, K, 1981).
Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (1999) xác định thức ăn cho cá trê vàng lai là Moina
sp trong 2 – 3 ngày đầu sau khi hết noãn hoàng. Lượng cho ăn khoảng 1 – 1,15
lon Moina sp cho 20.000 cá bột trong một ngày, sau đó cho ăn 2 lon trùn chỉ cho
20.000 cá bột/ngày. Lượng trùn cho ăn sẽ điều chỉnh tăng dần trong q trình
ni. Trong quá trình ương giống cá trê vàng lai thường sử dụng khoảng 100 –
110 lon trùn chỉ để có 10.000 cá giống đạt kích cỡ 4 – 5 cm.

Khi cá trê vàng hết nỗn hồng cho ăn Artemia sp đến ngày thứ 11, tần suất cho
ăn một lần/ngày, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn so với các loại thức
ăn công nghiệp và thức ăn tự chế (Rakpong Petkama và ctv, 2000).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) khi nghiên cứu sinh sản các loài
cá trê đã xác định. Khi ương cá trê lai nên chia làm hai giai đoạn từ bột lên
hương (15- 20 ngày), từ hương lên giống (30 ngày) với mật độ:
Giai đoạn bột lên hương ương trong bể: 5.000 – 10.000 con/m. Thời gian ương
15 – 20 ngày. Kích cỡ đạt 2-3 cm. Tỷ lệ sống đạt 50 – 90%. Giai đoạn hương lên
giống: 200 – 500 con/m. Thời gian ương 20 – 30 ngày kích cỡ đạt 5 – 10 cm. Tỷ
lệ sống 45 – 70%.
Trong ương cá trê vàng lai, hai ngày đầu sau khi nở cá dinh dưỡng bằng nỗn
hồng, từ ngày thứ 3 bắt đầu bằng động vật phù du trong 3 – 4 ngày, từ ngày thứ
5 - 15 cho ăn giun băm + động vật phù du, sau đó cho ăn cá tạp. Sau 4 - 5 tuần cá
đạt cỡ 4-6 cm, tỷ lệ sống 75 – 80% (Phạm Văn Trang và Trần Văn Vỹ, 2003).
Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003) đã xác định mật độ ương cá trê lai trong bể
là 2.500 – 3.000 con/m2 cho kết quả tối ưu.
Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích đến khả năng rụng và chín
trứng trên cá trê vàng lai, trê trắng, tuy nhiên nghiên cứu trên trê vàng có khá ít.
Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (1999) có nghiên cứu trên cá trê vàng lai nhưng với
liều kích thích tố khá cao. Nguyễn Tường Anh và Trương Minh Hữu Hạnh
(2003) cũng có nghiên cứu kích thích sinh sản cá trê vàng bằng 17,20 P; 17 P kết
hợp với não thùy và HCG cho tỷ lệ rụng trứng khá cao tuy nhiên các loại kích
thích tố này ít phổ biến rộng rãi, khó khả năng áp dụng đại trà. Về nghiên cứu
sinh lý cá trê vàng, Võ Thị Thùy Trang (2009) có thử nghiệm nhưng chỉ dừng ở
giai đoạn phơi và giai đoạn bột, chưa đánh giá hết đến giai đoạn giống. Việc
nghiên cứu đến giai đoạn này giúp phục vụ tốt cho công tác thuần dưỡng, vận
chuyển một cách hiệu quả hơn. Về dinh dưỡng cá trê vàng, cũng có một vài
nghiên cứu như Roshada Hashim et al (1993) và Rakpong Petkama và và ctv
(2000) sử dụng artemia ương cá; khuyết điểm là kéo giá thành sản xuất lên cao
và các tác giả này chỉ dừng lại ở giai đoạn 11 ngày chưa đánh giá hết tốc độ tăng

trưởng và hiệu quả đến giai đoạn giống. Mật độ ương có nhiều nghiên cứu về cá
trê lai, tuy nhiên trên cá trê vàng thì chưa có nghiên cứu nào đánh giá.
9


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, sẽ đánh giá tổng quan về ảnh hưởng
của các loại kích thích tố đang được sử dụng phổ biến hiện nay lên khả năng chín
và rụng trứng cá trê vàng. Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn đến quá trình
thành thục của cá nhằm đưa ra loại thức ăn phù hợp trong q trình ni vỗ thành
thục cá. Nghiên cứu khả năng dinh dưỡng nỗn hồng, việc xác định thời gian
dinh dưỡng nỗn hồng rất quan trọng nhằm biết được thời gian cá tiêu thụ hết
nỗn hồng để bổ sung thức ăn cho cá giúp tăng tỷ lệ sống trong q trình ương
cá. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá các chỉ tiêu sinh lý, mật độ, các loại
thức ăn của cá đến giai đoạn giống giúp quy trình sản xuất giống hồn thiện hơn.

10


Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012
Địa điểm nghiên cứu:
- Bố trí thí nghiệm: được bố trí tại Ấp Bình Hịa 2, xã Mỹ Khánh, Thành phố
Long Xun, An Giang.
- Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý: Phòng thí nghiệm Khoa Nơng nghiệp & TNTN,
Trường Đại học An Giang.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus)
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu

Cá trê vàng bố mẹ (65 kg) được thu gom từ nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên của
các ngư dân (cá chủ yếu được thu gom từ các thủy vực thuộc huyện Tri Tôn, An
Giang), cá có xương chẩm rất ngắn trịn (vịng cung) và một vây lưng rất cao.
Cá trê vàng bột là sản phẩm của thí nghiệm sinh sản nhân tạo.
Bể composite 1m3, giai nuôi vỗ và ương cá
Test kiểm tra: pH, DO, NO2-, NH3/NH4+
Thức ăn: Moina sp, trùn chỉ, cá tạp, thức ăn cơng nghiệp.
Thuốc kích thích: Não thùy nhóm cá chép, HCG, LHRHa (Sản phẩm của Trung
Quốc) + Dom (Motidium do xí nghiệp dược Hậu Giang sản xuất)
Các loại dụng cụ khác: nhiệt kế, thước, đĩa Petri, cân điện tử, thau, vợt, khung
lưới, kính hiển vi, cối nghiền thuốc, bơm tiêm, bình tam giác, thùng xốp, cốc
thủy tinh, máy đo pH, khúc xạ kế, nước muối sinh lí (NaCl 0,9 %),...
Một số hóa chất: Iotdine, Hadaclean, Vitamine C, Vitamine E,.....

Hình 8: Cá bố trí thí nghiệm sinh sản

Hình 9: Cá bột bố trí thí nghiệm
11


Hình 10: Đo cá

Hình 11: Cân cá

Hình 12: Moina sp

Hình 13: Trùn chỉ

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn đến sự thành thục

sinh dục cá trê vàng
Bảng 1. Các nghiệm thức và thơng số liên quan đƣợc bố trí trong thí nghiệm.
Thức ăn nuôi vỗ
Chỉ tiêu kỹ thuật

Mật độ thả (kg/m2)

Cá tạp
(NT1)

50% Cá tạp + 50%
TACN 40%P (NT2)

1,5

1,5

Khẩu phần ăn
Tỷ lệ đực/cái

Theo nhu cầu
2/1

2/1

Cá bố mẹ được thu gom từ nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên của các ngư dân (cá
chủ yếu được thu gom từ các thủy vực thuộc huyện Tri Tơn, An Giang). Cá có
chiều dài từ 16,5 – 18,9cm và khối lượng từ 120,3 – 153,4g/con. Vèo nuôi vỗ có
kích thước 2 x 2 x 2 m được đặt trong ao có diện tích 1200 m2, thử nghiệm với 2
loại thức ăn bao gồm cho ăn 100% cá tạp (NT1) và 50% cá tạp + 50% TACN

12


40%P (NT2), mỗi nghiệm thức được bố trí với 3 lần lặp lại. Thức ăn nuôi vỗ cá
bố mẹ được phân tích thành phần dinh dưỡng, các chỉ tiêu khảo sát bao gồm:
Protein, lipid, tro, ẩm độ.
* Protein: Xác định bằng phương pháp phân tích Kjeldah.
* Lipid: Xác định bằng phương pháp Soxhlet.
* Tro: Xác định bằng cách đốt và nung mẫu ở nhiệt độ cao 500-6000C
* Ẩm độ: Xác định theo phương pháp tính sự chênh lệch về khối lượng của mẫu
trước và sau khi sấy mẫu ở 1050C trong 4-5h
Cá bố mẹ được kiểm tra định kỳ 15 ngày/1lần, mỗi nghiệm thức bắt ba cá thể để
đánh giá mức độ thành thục. Việc đánh giá mức độ thành thục của cá được thực
hiện bằng quan sát trực tiếp kết hợp với giải phẫu. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm
hệ số thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối.
- Sự biến đổi về hệ số thành thục (HSTT) của cá, được tính theo công thức:
HSTT (%) = 100 x (Wtsd/Wcá)
- Sức sinh sản tuyệt đối (F) được xác định theo công thức:
F = nG/g
- Sức sinh sản tương đối (SSTD) xác định theo cơng thức:
SSTĐ = F/Wcá
Trong đó: Wtsd: khối lượng tuyến sinh dục, Wcá: khối lượng cá, G: Khối lượng
buồng trứng (g), g: Khối lượng buồng trứng lấy ra để đếm (g), n: Số trứng đếm
được trong 1gram mẫu (hạt), F: sức sinh sản tuyệt đối, Wcá: khối lượng cá.

Hình 14: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni vỗ cá trê vàng
13


3.3.2. Thí nghiệm 2: Kích thích cá trê vàng rụng trứng

Nghiên cứu tác dụng của não thùy họ cá Chép, HCG, LHRHa + DOM lên khả
chín và rụng trứng của cá trê vàng được bố trí theo kiểu khối hồn toàn ngẫu
nhiên, gồm 3 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức thực hiện trên 3 mức nồng độ chất
kích thích) và 3 lần gặp lại. Mỗi mức nồng độ chất kích thích được tiêm ít nhất
cho 3 cá cái.
Sử dụng phép tiêm 2 lần: lần 1 sử dụng não thùy ở tất cả các nghiệm thức với liều
lượng 1mg não/1kg cá cái. Liều quyết định được tiêm sau liều sơ bộ 6 - 8h. Cá
đực được tiêm 1 liều bằng ¼ liều quyết định so với cá cái.
Bảng 2: Liều lƣợng thuốc sử dụng kích thích sinh sản cá trê vàng
Nghiệm thức Loại thuốc

Liều sử dụng cho 1kg cá cái

1

Não thùy (mg)

8

9

10

2

HCG (UI)

2000

2500


3000

3

LHRHa (µg) + Dom

50

60

70

Cá bố mẹ sau khi tiêm thuốc kích thích sinh sản sẽ được bố trí vào bể composite.
Định kỳ 8 giờ thay nước 1 lần nhằm kích thích sự rụng trứng của cá. Mỗi lần
thay khoảng 30 – 40% lượng nước trong bể.

Hình 15: Cân cá và tiêm kích thích tố cho cá trê vàng
Khoảng 10 giờ sau khi tiêm kích thích tố, tiến hành kiểm tra sự rụng trứng.

Hình 16: Kiểm tra sự rụng trứng của cá
14


Song song với thời điểm cá rụng trứng, bắt cá đực lau khô sạch phần bụng, dùng
kéo bén đã sát trùng cắt bụng cá đực lấy buồng tinh.

(e)

(f)


Hình 17: Mổ lấy buồng tinh cá đực (e) và buồng tinh của cá (f)
Sau đó dùng kéo cắt nhuyễn tinh sào và dùng vải the vắt tinh, sau đó cho tinh vào
trứng. Dùng lông gà khuấy đều khoảng 5 phút rồi đem trứng vào vỹ ấp.
Trứng được ấp bằng vỹ lưới, được giữ nổi lơ lửng với mật độ ấp là 20.000 –
30.000 trứng/m. Sau khi thụ tinh, lấy trứng cho vào đĩa petri để theo dõi q trình
phát triển phơi.

(g)

(h)

Hình 18: Thụ tinh (g) và ấp trứng (h)
Các chỉ tiêu khảo sát trong kích thích sinh sản bao gồm:
Đường kính trứng trước khi đẻ: đo 30 tế bào trứng trên kính hiển vi có thước đo.
Đường kính trứng sau khi đẻ (trứng đã trương nước): đo 30 tế bào trứng trên kính
hiển vi có thước đo.
Thời gian hiệu ứng: là khoảng thời gian sau khi tiêm liều quyết định cho cá đến
khi cá bắt đầu rụng trứng.
- Thời gian trứng nở: là khoảng thời gian tính từ lúc thụ tinh đến khi trứng nở.

15


Số cá rụng trứng
Tỷ lệ cá rụng trứng (%) =

x 100
Tổng số cá cho đẻ
Số lượng trứng đẻ ra (trứng)


SSS thực tế (trứng/gam cá cái) =
Khối lượng cá cái tham gia sinh sản (g)
Số lượng trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x 100
Số lượng trứng quan sát

Số lượng cá bột
Tỷ lệ nở (%) =

x 100
Số lượng trứng thụ tinh
Số cá bột 3 ngày tuổi

Tỷ lệ cá bột sau 3 ngày tuổi (%) =

x 100
Số cá bột mới nở

Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: DO, nhiệt độ, pH bể chứa cá đẻ, bể ấp trứng.
Các chỉ tiêu này được xác định 2 lần mỗi ngày vào lúc: 6h và 14h.
3.3.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý cá trê vàng giai đoạn cá
bột lên cá giống.
3.3.4.1 Xác định thời gian cá dinh dƣỡng bằng noãn hồng
 Bố trí thí nghiệm
Lấy 20 cá mới nở bố trí trong thau nhựa 5l, có sục khí nhẹ và đo nhiệt độ nước
trong thau định kỳ 3h/lần. Trong suốt q trình thí nghiệm khơng cho cá ăn. Sự
tiêu biến nỗn hồng được xác định bằng cách quan sát những cá thể trên đĩa

petri đặt dưới kính hiển vi và chụp hình. Lập lại 3 lần để khẳng định kết quả.
 Ghi nhận kết quả
Ghi nhận kết quả theo dõi q trình tiêu biến nỗn hồng tại các thời điểm: cá
mới nở và định kỳ các lần tiếp theo cho đến khi có 50% số cá quan sát tiêu biến
hết nỗn hồng. Cơ sở các mốc xác định thời gian cá dinh dưỡng bằng nỗn
hồng được thiết kế dựa trên cơ sở xác định các mốc thời gian khi nghiên cứu các
chỉ số về sinh học cá của Pravdin (1973)
Mức độ tiêu biến nỗn hồng được đánh giá qua mức độ giảm đường kính mặt
cắt ngang của khối nỗn hồng (tính bằng %). Đường kính mặt cắt ngang của
khối nỗn hoàng được xác định trên cùng một mặt cắt ngang. Mức độ giảm
đường kính mặt cắt ngang của khối nỗn hồng (%) được tính theo cơng thức:

16


(Di – Dt)*100
Mức độ giảm đường kính nỗn hồng (%) =
Di
Trong đó: Di và Dt là đường kính mặt cắt ngang của khối nỗn hồng lúc mới nở
và ở các lần đo (mm)
3.3.4.2 Xác định ngƣỡng nhiệt độ gây chết
 Bố trí thí nghiệm
Cho 10 cá thí nghiệm vào dụng cụ chứa là cốc thủy tinh 1L (đối với cá 1, 5, 10
ngày tuổi), 2L (đối với cá 20 và 30 ngày tuổi), 3L (đối với cá 40, 50 ngày tuổi).
Sục khí nhẹ trong các cốc chứa cá.
Dụng cụ chứa cá được đặt trong các thau nước. Điều chính nhiệt độ môi trường
gián tiếp qua các thau nước bằng nước nóng (Xác định ngưỡng nhiệt độ trên)
hoặc nước lạnh (Xác định ngưỡng nhiệt độ dưới) theo nguyên tắc trong 1h nhiệt
độ không thay đổi quá 20C (Carl and Peter, 1990). Trong các dụng cụ chứa cá có
đặt nhiệt kế. Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự

nhiên thuận lợi cho cá sống.
 Ghi nhận kết quả
Ngưỡng nhiệt độ trên và dưới là giá trị nhiệt độ được ghi nhận tại thời điểm khi
có 50% số cá chết trong dụng cụ chứa.
3.3.4.3. Xác định ngƣỡng oxy
 Bố trí thí nghiệm
Ngưỡng oxy được xác định theo phương pháp bình kín. Cho 30 cá 1 và 5 ngày
tuổi vào bình 0,5L; 20 cá 10 ngày tuổi vào bình 0,5L; 20 cá 20 và 30 ngày tuổi
vào bình 1L; 20 cá 40, 50 ngày tuổi vào bình 2L. Sau khi thả cá vào đậy kín
miệng bình lại bằng nút cao su có gắn 2 vịi, đảm bảo khơng có bọt khí bên trong
và khơng cho oxy xâm nhập vào.
 Thu mẫu và tính tốn kết quả
Tiến hành thu mẫu nước trong bình hai vịi khi 50% số cá trong bình chết. Cố
định và phân tích mẫu nước bằng phương pháp Winkler.
Cơng thức tính: DO = (Vtb x N x 8 x 1000)/50
Trong đó:
DO: Ngưỡng oxy (mg/l)
N: nồng độ Na2S2O3 là 0.01 N

Vtb: thể tích dung dịch Na2S2O3
8: Phân tử lượng oxy

50: thể tích mẫu nước phân tích

17


×