Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu sử dụng bã mía ủ urê thay thế rau muống trong khẩu phần nuôi dê thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.52 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ MÍA Ủ URÊ THAY
THẾ RAU MUỐNG TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI DÊ THỊT

NGUYỄN THỊ THU HỒNG

AN GIANG, THÁNG 11 – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ MÍA Ủ URÊ THAY
THẾ RAU MUỐNG TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI DÊ THỊT

Chủ nhiệm đề tài
TS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG
Thành viên đề tài
Ths. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG

AN GIANG, THÁNG 11 – 2019



TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu sử dụng bã mía ủ urê thay thế rau muống
trong khẩu phần nuôi dê thịt” do tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng, công tác tại Khoa
Nông nghiệp và TNTN thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày 30/10/2019

Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng

i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp TNTN Trƣờng Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện đề tài này.
Tơi chân thành cảm ơn q đồng nghiệp bộ môn Chăn nuôi Thú y khoa Nông nghiệp
TNTN và các cán bộ Khu Thí nghiệm Thực hành đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.

Nguyễn Thị Thu Hồng

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
công trinh nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về mặt khoa học

của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 08 Tháng 08 Năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hồng

iii


TĨM TẮT
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại khu thực nghiệm Trƣờng Đại học An Giang từ 12/2018 đến
4/2019 nhằm xác định ảnh hƣởng của bã mía ủ với 2% urê lên khả năng sinh trƣởng của dê
thịt. Thí nghiệm 1 đƣợc thực hiện nhằm xác định thay đổi thành phần dinh dƣỡng của bã mía
ủ ure. Bã mía đƣợc cắt ngắn 2 cm và đƣợc ủ với các tỷ lệ ure 1; 2; 3% và 4%. Kết quả cho
thấy hàm lƣợng NH3-N khi bổ sung urê gia tăng ở tất cả các nghiệm thức. Mức bổ sung 2%
urê đƣợc sử dụng cho thí nghiệm 2. Thí nghiệm 2, mƣời sáu dê đực (13,0± 0,99 kg) đƣợc bố
trí trong thí nghiệm 4 nghiệm thức với 4 lần lặp lai. Bốn nghiệm thức là bốn mức sử dụng bã
mía ủ urê trong khẩu phần 0%; 15%; 30% và 45% tƣơng ứng NT1; NT2; NT3 và NT4. Kết
quả cho thấy vật chất khô ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa vật chất khơ là 405; 377; 394 và 404
g/con/ngày và 74,2%; 77,8%; 75,4% và 76,4% tƣơng ứng với NT1; NT2; NT3 và NT4. Tăng
khối lƣợng tuyệt đối là 94,2; 94,4; 91,8 và 85,1 g/con/ngày tƣơng ứng với NT1; NT2; NT3 và
NT4. Sử dụng bã mía ủ 2% urê có hiệu quả trong việc nâng cao giá trị dinh dƣỡng, đảm bảo
lƣợng vật chất khô ăn vào và tăng khối lƣợng tuyệt đối của dê. Do đó, bã mía ủ urê phù hợp
để sử dụng làm nguồn thức ăn cho dê.
Từ khóa: bã mía, dê tăng trưởng, tăng trọng, urê

iv


ABSTRACT


The experiment was carried out in the farm of An Giang University from December 2018 to
April 2019 to evaluate the feeding value of treated sugarcane bagasse with urea at level of
2% on digestibility for growing goats. The first experiment conducted to investigate changes
in nutritive value of sugarcane bagasse treated with urea. Sugarcane bagasse was chopped into
pieces, approximately 2 cm in length and solution of feed grade urea was applied at rates of 1,
2, 3 and 4%. The amounts of NH3-N increased (P<0.05) when urea were applied at all rates.
The level of 2% urea supplement was used for experiment 2. In experiment 2, Sixteen
growing male goats (13.0±0.99kg live weight) were allocated to 4 treatments with 4
replications. Four treatments were 0, 15, 30 and 45% treating sugarcane bagasse with urea in
diets (in DM) corresponding to NT1, NT2, NT3 and NT4 treatments. The results indicated
that DM intakes and DM digestibility of goats were 405, 377, 394 and 404 g/head/day and
74.2, 77.8, 75.4 and 74.6%, respectively with NT1, NT2, NT3 and NT4. The results indicated
that daily weight gain of goats were 94.2; 94.4; 91.8 and 85.1, respectively with NT1, NT2,
NT3 and NT4. Utilization of 2% urea as ingredient in sugarcane bagasse treatments would be
effective in enhancing the nutritive value, DM intake and growth performance of goats.
Therefore, sugarcane bagasse treated with urea could be suitable for use as a roughage source
for growing goats.
Key words:, growing goats, growth performance, sugarcane bagasse, urea

v


MỤC LỤC

Chấp nhận của hội đồng

i

Lời cảm ơn


ii

Lời cam kết

iii

Tóm tắt

iv

Abtract

v

Mục lục

vi

Danh sách bảng

viii

Danh mục từ viết tắt

Ix

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU

1


Chƣơng 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

3

2.2 Tổng quan về bã mía

3

2.3 Tổng quan về dê thịt

6

2.4 Đặc điểm của rau muống

11

2.5 Cám gạo

12

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm

13


3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm

13

3.3 Xử lý số liệu

17

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1 Thí nghiệm 1: xác định ảnh hƣởng của các urê lên thành phần dinh dƣỡng
của bã mía

18

4.1.1 Thành phần dinh dƣỡng của bã mía

18

4.1.2 Trạng thái của bã mía ủ urê qua các thời điểm

19

4.1.3 Xác định độ pH của bã mía ủ urê qua các thời điểm

19

4.1.4 Hàm lƣợng NH3-N của bã mía ủ urê qua các thời điểm


20

4.1.5 Hàm lƣợng vật chất khô của các nghiệm thức thí nghiệm

21

4.1.6 Hàm lƣợng chất hữu cơ của các nghiệm thức thí nghiệm

22

vi

13


4.2. Thí nghiệm 2: xác định khả năng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dƣỡng chất và mức
tăng trọng của dê tăng trƣởng khi sử dụng bã mía ủ với urê trong khẩu phần

24

4.2.1 Thành phần hóa học của các thực liệu thí nghiệm

24

4.2.2 Mức ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa dƣỡng chất biểu kiến của các nghiệm thức
thí nghiệm
4.2.3 Mức ăn vào và khả năng tăng trọng của dê giai đoạn tăng trƣởng khi sử
dụng bã mía ủ urê trong khẩu phần


25

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

35

5.1 Kết luận

35

5.2 Khuyến nghị

35

Tài liệu tham khảo

35

Phụ lục thống kê

43

vii

30


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1 Lƣợng vật chất khô ăn vào (g/con) của dê theo khối lƣợng cơ thể..................... 7

Bảng 2 Nhu cầu protein cho dê sinh trƣởng của một số nghiên cứu............................... 7
Bảng 3 Khối lƣợng của một số giống dê qua các tháng tuổi (kg) ................................... 9
Bảng 4 Thành phần dinh dƣỡng của bã mía thí nghiệm, % tính trên vật chất khô ....... 18
Bảng 5 Giá trị pH của các nghiệm thức ủ urê qua các giai đoạn .................................. 20
Bảng 6 . Hàm lƣợng NH3-N của các nghiệm thức thí nghiệm qua các thời điểm ........ 20
Bảng 7 Hàm lƣợng vật chất khơ của các nghiệm thức thí nghiệm................................ 22
Bảng 8 Hàm lƣợng chất hữu cơ của các nghiệm thức thí nghiệm ................................ 23
Bảng 9 Thành phần hóa học của các thực liệu thí nghiệm ............................................ 23
Bảng 10 Mức vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, ADF và NDF ăn vào
(g/con/ngày) của dê thí nghiệm
....................................................................................................................................... 25
Bảng 11 Tỉ lệ tiêu hóa dƣỡng chất biểu kiến (%) và ni tơ tích lũy của dê thí nghiệm .. 28
Bảng 12 Ảnh hƣởng của bã mía ủ urê trong khẩu phần đếnkhả năng ăn vào của dê thí
nghiệm ........................................................................................................................... 31
Bảng 13 Ảnh hƣởng của bổ sung bã mía ủ urê đến khả khăng tăng trọng của dê thí
nghiệm ........................................................................................................................... 23

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Xơ axit

BM

Bã mía

CP


Protein thơ

DC

Dƣỡng chất

HSCH

Hệ số chuyển hóa

NDF

Xơ trung tính

NT1

Nghiệm Thức 1

NT2

Nghiệm Thức 2

NT3

Nghiệm Thức 3

NT4

Nghiệm Thức 4


SD

Độ lệch chuẩn

TA

Thức ăn

TL THDC

Tỷ lệ tiêu hóa dƣỡng chất

VCK

Vật Chất Khô

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dê là loại động vật nhai lại, ăn được nhiều loại thức ăn như lá cây cỏ nghèo
dinh dưỡng, chịu đựng cam khổ, khí hậu nóng ẩm, được ni ở nhiều vùng có
điều kiện khí hậu địa lý khác nhau, dê có khả năng sinh sống ở những vùng
miền, địa hình khác nhau. Chính vì thế, chăn ni dê đang giữ vai trị tương

đối quan trọng trong sinh kế người dân nông thôn (Pearcock, 2008). Từ những
ưu điểm đó nên việc chăn ni dê ở nước ta cũng dần hình thành và phát triển
khá mạnh mẽ ở nhiều nơi. Ở vùng nhiệt đới dê thường có năng suất thấp do
tốc độ tăng trưởng chậm, chủ yếu do thiếu dinh dưỡng, quản lý và các yếu tố
khơng di truyền như thời tiết, giới tính, chậm sinh và tuổi tác (Gbangboche và
cs., 2006). Cải tiến năng suất vật nuôi là cách hiệu quả nhất nhằm tăng sản
xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người mà khơng tăng sử dụng đất và
khơng tăng khí thải nhà kính. Để phát triển đàn dê có hiệu quả trong điều kiện
nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng ít do đất đai ngày càng bị giới hạn, song
song việc phải cải tiến về phẩm chất đàn dê, phương thức chăm sóc và ni
dưỡng thì việc tận dụng hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có bổ sung vào khẩu phần
để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi là điều thật sự
cần thiết.
Nguồn thức ăn xanh và nhiều xơ cho gia súc nhai lại có nhiều vào mùa mưa
nhưng khan hiếm mùa khơ. Bã mía là phần còn lại sau khi ép lấy đường chiếm
khoảng 20-30% khối lượng cây mía. Trong khi mía thu hoạch vào mùa khơ vì
vậy các phụ phẩm của mía là nguồn thức ăn rất dồi dào cho vật nuôi (Nguyễn
Nhật Xuân Dung và cs., 2006a). Bã mía là nguồn chất xơ trong khẩu phần
chăn ni dê. Tuy nhiên, bã mía có hàm lượng chất xơ cao, để sử dụng nguồn
thức ăn này một cách hiệu quả bã mía cần được xử lý (Ramli và cs., 2005).
Các nghiên cứu xử lý bã mía phổ biến là sử dụng với urê (Baiti và cs., 2013).
Saraye (2009) đã nghiên cứu việc sử dụng urê để cải thiện giá trị dinh dưỡng
của bã mía, kết quả cho thấy với mức 3% urê trong khẩu phần đã cải thiện
được tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và mức tăng trọng của dê thịt.
Điều này cho thấy bã mía là nguồn thức ăn sẵn có dồi dào, rẻ tiền góp phần để
giải quyết nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại, đặc biệt là con dê và mang lại
hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

1



1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định ảnh hưởng của các mức urê trong hỗn hợp ủ với bã mía đến sự thay
đổi thành phần dinh dưỡng của bã mía.
Xác định ảnh hưởng của các mức bổ sung bã mía ủ urê thay thế rau muống
trong khẩu phần lên mức ăn vào và mức tăng trọng của dê tăng trưởng
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dê thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trên 16 dê đực lai (Bách Thảo x Cỏ)
có khối lượng 13,0± 0,99 kg, 3-4 tháng tuổi, khỏe mạnh, được nuôi trên các
lồng cá thể, mỗi con ở trong một ô chuồng riêng biệt, được chăm sóc và vệ
sinh như nhau.
Thức ăn cho dê: Thức ăn gồm bã mía ủ urê, rau muống và cám gạo
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu gồm 2 nội dung
1. Xác định ảnh hưởng của các mức urê lên thành phần dinh dưỡng của bã mía
2. Xác định khả năng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và mức tăng trọng của

dê tăng trưởng khi sử dụng bã mía ủ với urê trong khẩu phần
1.5 NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt khoa học là cơ sở cho việc tận dụng bã mía trong chăn ni gia súc
nhai lại. Đóng góp cơng tác đào tạo góp phần đào tạo học sinh viên đại học chun
ngành chăn ni. Đóng góp phát triển kinh tế xã hội giúp bổ sung nguồn thức ăn cho
gia súc nhai lại trong mùa khan hiếm thức ăn. Đóng góp bảo vệ mơi trường: tận dụng
nguồn phụ phế phẩm sử dụng trong chăn nuôi giúp giảm thải ra môi trường.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc tập trung mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng số lượng đàn dê ở các
trang trại là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên phát triển chăn nuôi kéo theo nhiều vấn
đề liên quan khác cần được quan tâm hàng đầu đó là làm sao đảm bảo môi
trường sống, thức ăn, nước uống, thể trạng, vấn đề dịch bệnh,... để con dê
được sống trong điều kiện tốt nhất và đảm bảo chất lượng thịt, sữa cung cấp
cho con người.
Thức ăn tự nhiên hay cỏ trồng là nguồn thức ăn chính cho dê, nhưng trên thực
tế hiện tại nguồn cung cấp này càng ít và khơng đáp ứng đủ và nhất là vào
mùa khô. Vào mùa khô, các nguồn cung cấp thức ăn thô xanh cho chăn nuôi
gia súc thường bị thu hẹp, gia súc thiếu thức ăn, nước uống, gây suy dinh
dưỡng, mất sức đề kháng, phát sinh bệnh tật có thể dẫn đến gia súc khơng tăng
trưởng, năng suất kém, nghiêm trọng hơn là gia súc có thể chết. Nguồn cung
cấp thức ăn thơ xanh cho gia súc phần lớn từ các đồng cỏ tự nhiên, đồng cỏ
trồng và các phụ phẩm trồng trọt (Wanapat và cs., 2013)
Bã mía là phần cịn lại của thân cây mía sau khi nghiền và ép tách nước. Bã
mía chủ yếu được tạo thành bởi cellulose; hemicellulose và lignin; hàm lượng
protein thô thấp (CP) và ngon miệng kém (Brendt và cs., 2002). Một số
phương pháp cải thiện giá trị dinh dưỡng của bã mía đã được thực hiện. Pires
và cs. (2004) đã xử lý bã mía với amoniac và /hoặc natri sulphat. Sarmento và
cs. (2001) sử dụng urê để cải thiện giá trị dinh dưỡng của bã mía. Saraye
(2009) sử dụng bã mía được kết hợp với các thực liệu có sẵn tại địa phương có
hàm lượng dinh dưỡng cao cho việc xây dựng khẩu phần hoàn chỉnh sử dụng
động vật nhai lại.
Đề tài được thực hiện với hy vọng tận dụng được nguồn bã mía sẵn có dồi dào,
rẻ tiền, không bị giá cả thị trường chi phối để giải quyết nguồn thức ăn cho gia
súc nhai lại và mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
2.2 TỔNG QUAN VỀ BÃ MÍA
2.2.1 Đặc điểm của bã mía

Cây mía, về mặt thực vật học thuộc chi Andropogonae của họ Gramineae, bộ
Glumiflorae, lớp Monocotyledoneae, phân ngành Angiospermae, ngành
Embryophyta siphonogama. Chi phụ là Sacharae và lồi là Saccharum.
Thân mía sau ép lấy nước dịch thu được phụ phẩm là bã mía, là nguồn chất
đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. Bã mía được đưa vào máy xay
nhuyễn, sấy, rồi đưa vào máy ép viên tạo thành các viên nén rắn chắc, đường
3


kính 6-8mm, chiều dài 15-30 mm. Các viên nén này có thể sử dụng trong cơng
nghiệp và dân dụng làm nguồn nhiên liệu đốt cho nhiệt lượng từ 4200 – 4700
Kcal/kg. Bã mía ép viên là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện,
lò hơi. Các viên nén này có thể sử dụng trong cơng nghiệp và dân dụng làm
nguồn nhiên liệu đốt cho nhiệt lượng từ 4200 – 4700 Kcal/kg. Sinh khối này
có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng điện thông qua chuyển đổi nhiệt và
có một số ứng dụng cơng nghiệp. Một ứng dụng tiềm năng là một phụ phẩm
trong khẩu phần của gia súc nhai lại Ahmed và Babiker (2015).
Bã mía là một trong những sản phẩm phụ của các nhà máy xay xát đường có
tiềm năng là nguồn thức ăn thơ thay thế cho thức ăn của động vật nhai lại, đặc
biệt là trong mùa khơ kéo dài. Bã mía chiếm khoảng 30% khối lượng mía
mang đi ép. Thành phần của cây mía chưa qua xử lý chủ yếu là nước chiếm
khoảng 40 – 50%; Xơ chiếm khoảng 48%, hàm lượng protein thấp chứa 2,1 2,9% protein thô; 79,4 - 88,3% neutral detergent fiber (NDF); và 62,2 - 69,8%
acid detergent fiber (ADF) (Gunun và cs., 2017).
2.2.2. Những nghiên cứu sử dụng bã mía
Mía là một loại cây trồng có năng suất sinh khối cao hơn nhiều loại cây cỏ
nhiệt đới khác. Hơn nữa, theo Preston (1989) cây mía có một số đặc điểm nổi
trội để có thể dùng như một loại cây thức ăn đầy tiềm năng cho gia súc ở các
nước nhiệt đới. Theo Nguyễn Xuân Trạch (k.n), cây mía có các đặc điểm là
cây trồng hàng năm nhưng chu kỳ kinh tế của ruộng mía lại có thể kéo dài vài
ba năm, thậm chí 5-7 năm. Khối lượng và chất lượng dinh dưỡng của cây mía

tăng theo khoảng cách thu hoạch, với các giá trị tối ưu có thể đạt được với
khoảng cách thu hoạch giữa 12-18 tháng. Đặc điểm này hoàn toàn trái ngược
với hầu hết các loại cỏ nhiệt đới khác là những cây thường có năng suất và
chất lượng giảm xuống khi khoảng cách giữa các lứa cắt tăng lên. Hàm lượng
vật chất khơ của mía trung bình là 30%, cao hơn hầu hết các loại cỏ khác.
Bã mía có hàm lượng xơ cao hơn 60% tính trên vật chất khơ, do đó khi sử
dụng bã mía để ni gia súc nhai lại có nhiều hạn chế do sự cồng kềnh, khả
năng ăn vào và tiêu hóa kém. Theo Ramli và cs. (2005) thành phần xơ trong
bã mía gồm cellulose chiếm 50%; hemicellulose chiếm 27,9%; lignin 9,8%;
và hàm lượng protein thô là 1,3%. Việc sử dụng tiềm năng bã mía làm thức ăn
cho gia súc nhai lại có thể được thực hiện thơng qua việc ứng dụng các
phương pháp xử lý vật lý, hóa học và sinh học cho phép bã mía được sử dụng
làm nguồn thức ăn thô cho động vật nhai lại. Nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện để nâng cao giá trị dinh dưỡng của bã mía đối với gia súc nhai lại thơng
qua các phương pháp xử lý vật lý, hóa học và sinh học để nuôi động vật nhai

4


lại (Gunun và cs., 2017). Nghiên cứu của Lý Tuấn Cường (2014) xác định ảnh
hưởng của bánh dầu bông vải và urê đến khả năng phân giải bã mía của tổ hợp
vi khuẩn dạ cỏ trong điều kiện in vitro và in vivo. Xử lý hóa học, như xử lý
urê, được coi là hiệu quả để cải thiện giá trị dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa
chất dinh dưỡng của bã mía; Xử lý urê là phương pháp hiệu quả do chi phí
thấp, xử lý dễ dàng, ít nguy hiểm khi xử lý và không độc hại đối với động vật
(Ahmed và cs., 2013). Balgees và cs. (2015) báo cáo rằng 5% urê và 3%
amoniac xử lý bã mía làm tăng hàm lượng CP và tăng khả năng tiêu hóa vật
chất khô trong điều kiện in vitro. Ahmed và cs. (2013) cũng báo cáo rằng sự
phân hủy CP và NDF gia tăng đáng kể (p <0,05) trong bã mía được xử lý bằng
10% của urê.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2009) tiến hành chế biến ngọn lá mía cho
bị sữa kết quả cho thấy đã cải thiện được năng suất sữa của bò. Nghiên cứu
của Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs. (2006a) sử dụng bã mía xử lý urê và rỉ
mật đường cho bò đực lai hướng sữa F2 để đánh giá ảnh hưởng bổ sung bã
mía ủ 4% urê và 4% mật đường lên tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn
(HSCHTĂ) được tiến hành trên 12 bị đực lai hướng sữa F2. Kết quả thí
nghiệm về tăng trọng của nghiệm thức bổ sung bã mía đã qua xử lý ủ urê và ủ
với rỉ mật đường tương đương nhau (520 g/con/ngày) và cao hơn có ý nghĩa
(P = 0.01) so với đối chứng 420 g/con/ngày). Tương tự, hệ số chuyển hóa thức
ăn ở mức 7,9) và thấp hơn có ý nghĩa (P=0.01) so nghiệm thức đố chứng 9,4.
Cả hai hình thức xử lý bã mía (ủ urê hay mật đường) đều cải thiện tăng trọng
rõ rệt, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỉ lệ tiêu hóa của bị.
Gunun và cs. (2017) xử lý bã mía có hàm lượng CP 28 g/kg vật chất khô với
mức 2% và 4% urê, kết quả cũng cho thấy hàm lượng protein thơ gia tăng ở
mức có ý nghĩa thống kê 47 và 67 g/kg vật chất khô, tương ứng.
Saraye (2009) sử dụng bã mía được kết hợp với các thực liệu có sẵn tại địa
phương có hàm lượng dinh dưỡng cao cho việc xây dựng khẩu phần hoàn
chỉnh sử dụng động vật nhai lại. Kết quả cho thấy dê sử dụng khẩu phần bã
mía có mức tăng trọng 116 g / ngày cao hơn so với khẩu phần đối chứng (82g
/ ngày). Theo tác giả khẩu phần thí nghiệm cân bằng và tối ưu hóa cho sự lên
sự lên men ở dạ cỏ từ đó đưa đến hoạt động dạ cỏ tối ưu về pH và nồng độ
amoniac. Nghiên cứu của Baiti và cs. (2013) sử dụng hỗn hợp hoàn chỉnh với
3 mức bã mía 15, 25, và 35% trong khẩu phần của 3 nhóm dê có khối lượng
cơ thể trung bình 18 kg. Kết quả cho thấy sử dụng bã mía trong khẩu phần
khơng ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêu hóa vật chất khơ (mức vật chất khơ tiêu hóa
giữa các khẩu phần đạt từ 58-65% với P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn 6,96

5



đến 7,59 (với P>0,05). Các chỉ tiêu về thành phần thân thịt khơng có sự khác
biệt giữa các khẩu phần thí nghiệm.
2.3 TỔNG QUAN VỀ DÊ THỊT
Dê là động vật nhai lại nhỏ, ăn nhiều loại thức ăn, tăng trọng nhanh từ lúc mới
sinh đến 3 tháng tuổi và sau đó chậm lại cho đến lúc thành thục. Tuy nhiên, sự
sinh trưởng và phát triển của dê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều
kiện chăm sóc ni dưỡng, mơi trường, quản lý và giới tính. Vì vậy có thể nói
sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui luật giai đoạn (Đinh Văn
Bình, 2005).
Đặc điểm nổi bật về tiêu hóa của gia súc nhai lại là sự lên men thức ăn ở dạ cỏ
nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình lên men thức ăn và các
sản phẩm cuối cùng từ quá trình lên men là những yếu tố quan trọng trong
việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc nhai lại. Nuôi gia súc nhai lại trước hết
là nuôi hệ vi sinh vật dạ cỏ. Thức ăn thô xanh là yếu tố quan trọng đối với
dinh dưỡng gia súc nhai lại và đó cũng là yếu tố cần thiết để đảm bảo duy trì
hoạt động tiêu hóa bình thường. Bên cạnh việc sử dụng tốt các thức ăn thô xơ,
gia súc nhai lại cịn có thể sử dụng được các nguồn protein chất lượng thấp để
cung cấp nguồn protein quan trọng cho gia súc nhai lại. Sự cân bằng các sản
phẩm cuối cùng của quá trình lên men trong dạ cỏ sao cho phù hợp với sinh lý
của con vật sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong khẩu phần cũng
như năng suất của vật nuôi.
Khối lượng vật chất khô ăn vào của dê tùy thuộc vào giống như cho sữa hay
chuyên thịt và môi trường chung quanh. Dê thịt ở vùng nhiệt đới thường ít khi
tiêu thụ được một lượng vật chất khô quá 3% khối lượng cơ thể. Khối lượng
vật chất khơ ăn vào cịn tùy thuộc vào mức năng lượng của khẩu phần ăn (Lê
Đăng Đảnh, 2005). Nếu thức ăn nghèo dinh dưỡng thì lượng vật chất khô ăn
vào hàng ngày khoảng 1,5% khối lượng cơ thể, đối với thức ăn giàu dinh
dưỡng thì lượng vật chất khô ăn vào khoảng 3% khối lượng cơ thể (Gatenby,
1991). Tăng lượng vật chất khô ăn vào làm thay đổi dung tích dạ cỏ. Điều đó
làm cho thời gian thức ăn lưu lại dạ cỏ và thời gian cho sự tiêu hóa chất hữu

cơ giảm (Djouvinov và Todorov, 1994). Nhu cầu vật chất khô theo khối
lượng cơ thể của dê thể hiện ở Bảng 1 Mức ăn vào và các đặc điểm của tiêu
hóa phụ thuộc vào tập tính ăn của dê ni trong nhà, trên đồng cỏ hoặc trong
điều kiện thiếu nguồn thức ăn. Dê tìm kiếm sự đa dạng về nguồn thức ăn để có
thể duy trì mơi trường dạ cỏ ổn định (Morand - Fehr, 2005).

6


Bảng 1. Lƣợng vật chất khô ăn vào (g/con) của dê theo khối lƣợng cơ thể
Khối lượng
cơ thể (kg)

Duy trì và tăng
trọng (50 g/ngày)

Duy trì và tăng
trọng (100 g/ngày)

Duy trì và tăng
trọng (150
g/ngày)

10

414

597

781


20

571

755

938

30

709

983

1.076

40

836

1.019

1.203

50

954

1.138


1.321

60

1.068

1.251

1.435

(Nguồn: Devendra, 1981)

Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức tăng trọng hàng ngày của
dê. Nhu cầu protein cho dê theo các hệ thống nghiên cứu khác nhau được thể
hiện trong Bảng 2. Các hệ thống khác nhau có những khuyến cáo về nhu cầu
protein thơ khác nhau, mức thấp nhất có ở hệ thống chăn nuôi theo NRC
(Ledin, 2005).
Bảng 2. Nhu cầu protein cho dê sinh trƣởng của một số nghiên cứu
Protein thơ (g/ngày)

Duy trì
với hoạt
động nhẹ

Ni nhốt

Langston
University
System


Nhu cầu duy trì (dê 20 kg)
và tăng trưởng 50 g/ngày

50

53

62

Nhu cầu duy trì (dê 20 kg)
và tăng trưởng 100 g/ngày

74

71

82

(Nguồn: Ledin, 2005)

Những khẩu phần khác nhau có thể ảnh hưởng đến môi trường và hệ vi sinh
vật dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại.
Đây là cơ sở khoa học để xây dựng các phương pháp cải tiến cho việc sử dụng
thức ăn, đặc biệt là phụ phế phẩm trong khẩu phần của gia súc nhai lại mang
lại hiệu quả cao nhất. Tạo được môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật
dạ cỏ tồn tại, phát triển và hoạt động là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng
tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là những phụ phế phẩm nhiều xơ. Từ những đặc

7



điểm trên cho phép chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn có sẵn và
khơng canh tranh để phát triển bền vững.
Hiệu quả chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm động vật phụ thuộc vào nguồn
dinh dưỡng cho duy trì và sản xuất. Do đó, phối hợp tốt giữa khả năng động
vật và đặc điểm nguồn thức ăn ở địa phương sẽ tạo sự bền vững của hệ thống
sản xuất chăn ni. Ngồi việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dê cần tận
dụng hiệu quả hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Để đạt được năng suất
vật nuôi cao, cần thiết phải phối hợp các nguồn thức ăn thô với các nguồn thức
ăn không truyền thống để xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng được nhu cầu dinh
dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của dê.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh trƣởng trong chăn nuôi
dê thịt
Tăng trưởng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận trong bất kỳ cơ sở
chăn ni. Tăng trưởng nhanh chóng trong thời kỳ đầu có thể giảm thiểu chi
phí ni và mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Khối lượng sơ sinh
và tỷ lệ tăng trưởng sớm của vật nuôi được xác định bởi tiềm năng di truyền,
yếu tố của gia súc mẹ và môi trường (Mandal và cs., 2006). Lựa chọn hiệu quả
bằng cách sử dụng chính xác các hệ số di truyền và cải thiện điều kiện môi
trường là hai cách chính để tăng lợi nhuận sản xuất (Al - Shorepy và cs., 2002).
Khối lượng cơ thể và tỷ lệ tăng trưởng trước cai sữa thường được coi là một
chỉ số quan trọng trong chăn nuôi (Hanford và cs., 2006). Các yếu tố như
giống, tuổi, giới tính và dinh dưỡng ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng và
chất lượng thịt (Casey & Webb, 2010).
Theo Lê Đăng Đảnh (2005) sự tăng trưởng và khối lượng trưởng thành của
các giống dê ở nhiều vùng trên thế giới rất khác biệt do sự khác nhau về chăm
sóc và ni dưỡng. Dê tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 4 đến 6 tháng
đầu sau khi sinh. Điều này cũng được báo cáo bởi Nguyễn Thiện (2003) thể
hiện qua Bảng 3.


8


Bảng 3. Khối lƣợng của một số giống dê qua các tháng tuổi (kg)
Lứa tuổi

Dê Cỏ

Dê Bách
Thảo


Barbary

Dê Jumnapari Dê Beetal

Đực

2,3

2,7

2,3

3,4

3,5

Cái


1,6

2,3

2,1

3,0

2,9

Đực

6,1

11,6

9,4

12,4

12,9

Cái

5,3

10,1

9,1


11,7

10,7

Đực

9,7

17,9

14,8

18,5

18,9

Cái

8,2

15,8

12,5

14,6

15,4

Đực


14,3

25,5

19,4

24,0

26,6

Cái

13,7

22,1

15,3

20,6

22,9

12
tháng

Đực

19,8


31,4

23,3

30,2

31,6

Cái

17,2

26,8

18,3

29,3

25,7

18
tháng

Đực

25,0

41,7

31,1


39,3

40,9

Cái

20,7

33,5

21,8

27,1

29,6

24
tháng

Đực

28,0

46,2

34,7

47,5


49,0

Cái

22,8

35,3

23,7

29,1

33,0

30
tháng

Đực

32,8

54,3

39,6

54,4

56,2

Cái


25,7

38,6

25,8

32,1

36,1

36
tháng

Đực

36,6

57,3

44,9

59,5

62,3

Cái

27,6


40,6

27,9

36,2

40,1

Sơ sinh

3 tháng

6 tháng

9 tháng

(Nguồn: Nguyễn Thiện, 2003)

2.1.4. Khả năng sản xuất thịt của dê
Khả năng sản xuất thịt của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng trong ngành chăn
nuôi, ngoài việc đánh giá khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn của gia súc
vẫn còn các chỉ tiêu theo d i về khối lượng và phẩm chất thịt của gia súc, tiêu
tốn thức ăn, chi phí trên một đơn vị tăng trọng, chi phí thời gian, khối lượng
giết mổ, khối lượng thịt xẻ,...
Theo Shrestha và Fahmy (2007), năng suất vật ni (AP) được xác định bởi
hai thành phần chính là di truyền (G) và môi trường (E) tác động (sự tương tác
đồng thời giữa kiểu gen và môi trường (G x E).

9



AP = G + E + (G × E)
AP là năng suất vật nuôi (sinh sản, sản xuất sữa, sinh trưởng) và năng lực (sức
đề kháng, tỷ lệ chết). G là ảnh hưởng di truyền. E là tác động môi trường bao
gồm sinh thái nông nghiệp, môi trường vật lý, điều kiện kinh tế xã hội và kỹ
thuật quản lý. G × E là sự tương tác thường gặp ở vùng nhiệt đới.
Chất lượng thịt bao gồm nhiều yếu tố như độ ngon miệng, khả năng giữ nước,
màu sắc, dinh dưỡng và bảo quản. Nó có thể bị ảnh hưởng do thay đổi di
truyền, môi trường hoặc chế biến sản phẩm. Các đặc tính chất lượng thịt thay
đổi tùy theo người sử dụng sản phẩm và loại sản phẩm (Hopkins và Geesink,
2009).
Yếu tố giống có ảnh hưởng lớn đến thành phần thân thịt của gia súc mà chủ
yếu là tỷ lệ thịt xẻ. Vì vậy, tỷ lệ thịt xẻ thường được sử dụng như một tham số
về đặc điểm giống để xác định tiềm năng nguồn gen ở gia súc (Snowder và cs.,
1994). Điều này cũng phù hợp với chăn nuôi dê thịt. Nghiên cứu của Nguyễn
Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2014) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh giữa các giống dê, trong đó cao
nhất là con lai Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) với các giá trị 49,56 và 38,23%; kế
tiếp là dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) với các giá trị 47,68 và 36,96% và thấp nhất
dê Cỏ 44,33 và 34,64%.
Đối với loài dê cũng như với các loài gia súc nhai lại khác, chất béo là thành
phần biến động nhất trong thân thịt (Mahgoub và cs., 2004). Sự tích lũy chất
béo được cho là bắt đầu tương đối chậm và tăng mạnh ở giai đoạn vỗ béo
(Berg và Walters, 1983). Thịt dê có hàm lượng các axit béo khơng bão hịa
cao hơn hơn thịt của gia súc nhai lại khác (Mushi và cs., 2009). Dê thiến
thường có độ béo trong thịt cao và phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng. Dê cái
tích lũy béo trong thịt và nội tạng tương đối nhanh hơn dê đực không thiến
(Abdullah và Musallam, 2007). Nghiên cứu của Abdullah và Musallam
(2007), sử dụng khẩu phần có mức thức ăn hỗn hợp cao ghi nhận hàm lượng
chất độ béo của thân thịt ở dê thiến cao hơn so với dê không thiến ở cùng độ

tuổi. Dê có khối lượng cao khi giết mổ sẽ có khối lượng thịt cao hơn (Safari và
cs., 2009). Báo cáo của Gokdal (2013) cho thấy sử dụng khẩu phần với mức
dinh dưỡng cao sẽ cho đặc điểm thịt tốt hơn. Nghiên cứu của Nguyen Quan
Hai (2014) sử dụng các mức thức ăn hỗn hợp bổ sung trong khẩu phần của dê
Bách Thảo, kết quả cho thấy gia tăng thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần làm gia
tăng tỷ thịt nạc và giảm tỷ lệ xương với P<0,05. Tương tự như vậy,
Phengvichith và Ledin (2007) tiến hành thí nghiệm trên dê địa phương với 2
mức protein thô trong khẩu phần, với mức protein thô cao trong khẩu phần

10


cho mức tăng trọng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm và đặc biệt là tỷ lệ thịt
nạc cao hơn với mức ý nghĩa P<0,001. Từ những kết quả trên cho thấy có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của dê. Tận dụng các tiềm
năng từ gia súc kết hợp với các yếu tố kỹ thuật để đem lại hiệu quả cao nhất
cho chăn nuôi dê.
Tóm lại, nhu cầu dinh dưỡng của dê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống dê,
giai đoạn sản xuất và điều kiện môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất tăng trưởng của dê thịt, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui
luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện ni dưỡng, chăm
sóc, quản lý và mơi trường.
Phát triển chăn ni dê trong tương lai cần hướng đến sự phát triển bền vững
với sự tăng cường sử dụng diện tích bề mặt, sử dụng các nguồn lực thức ăn
sẵn có tại địa phương, nâng cao năng suất vật nuôi và áp dụng kỹ thuật đảm
bảo tính bền vững. Do đó, hệ thống sản xuất phải được dựa trên các quy tắc
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, khả năng thích ứng và tính bền vững.
Hệ thống sản xuất phải kết hợp với nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương và tối
ưu hóa việc sử dụng chuyên sâu của các đồng cỏ. Lựa chọn các giống phù hợp
với hệ thống chăn nuôi của khu vực và điều kiện kinh tế. Tạo sự cân bằng giữa

các đặc điểm thích nghi và hiệu quả giữa khả năng sinh sản, tăng trưởng và
khả năng sản xuất thịt. Kiểm soát dịch bệnh ký sinh trùng một cách hiệu quả.
Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc điểm sinh thái các vùng, địa phương,
tận dụng các cơ hội để phát triển chăn nuôi bền vững.
2.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA RAU MUỐNG
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang
Convolvulaceae. Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng
hoặc tím, quả nang, chứa 4 hạt có lơng màu hung. Rau muống có nguồn gốc
nhiệt đới Châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới Châu Phi, Trung Á,
Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng
nhanh, cho năng suất cao, sống được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Có thể
trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm giàu
mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,0 (Trần Khắc Thi &
Trần Ngọc Hùng, 2005).
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, chịu lạnh
kém được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, trong điều kiện thuận lợi về thời
tiết, đủ phân rau muống có năng suất và chất lượng cao. Hàm lượng chất khơ ở
rau muống trung bình 100 g/kg rau muống tươi. Rau muống được chia làm 2

11


loại là rau muống nước, được trồng hoặc mọc tại nơi nhiều nước, ẩm ướt,
thậm chí sống tốt khi kết thành một bè và thả trôi trên kênh mương hay hồ.
Loại này thân to, cuống thường có màu đỏ mọng. Rau muống cạn trồng trên
luống đất, cần không nhiều nước thân thường trắng xanh, nhỏ (Trần Khắc Thi
và Trần Ngọc Hùng, 2005).
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích mặt nước rộng lớn, những cây hoang
dại hoặc những cây trồng dưới nước có quanh năm, đặc biệt là rau muống

nước (Ipomoea aquatica). Rau muống ln có sẵn dưới nước hoặc những
vùng đất thấp. Rau muống sử dụng làm thức ăn cho heo và bị ở vùng Đơng
Nam Á. Rau muống cũng được sử dụng phổ biến cho heo ở nước ta (Trần
Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).
Ngoài việc sử dụng rau muống làm thức ăn cho heo, vịt, cá…người ta còn sử
dụng rau muống làm thức ăn cho dê và những loài gia súc nhai lại khác. Lá và
cộng rau muống tươi có hàm lượng protein thơ 28% (tính trên vật chất khô) và
hàm lượng xơ thô thấp khoảng 12% (Göhl, 1981). Sử dụng rau muống ở mức
10 g và 20 g vật chất khô/kg thể trọng của dê và lá khoai mì tươi cho ăn tự do
Pathoummalangsy và Preston (2006) nhận thấy rau muống không ảnh hưởng
đến mức ăn vào của lá khoai mì với kết quả vật chất khô ăn vào trên ngày tăng
33% và 60%, tương ứng và tăng khả năng tiêu hóa vật chất khơ và protein thơ.
2.5 CÁM GẠO
Cám cịn có tên cám bột, cám xay xát do trong quy trình xay xát và chế
biến ngũ cốc, sau khi thu được sản phẩm chính là hạt thì cịn một sản phẩm
phụ có giá trị khá cao đó là cám.
Nước ta nguồn cám xay xát thóc gạo rất lớn và nguồn nguyên
liệu thức ăn tốt có đến gần 9% protein tiêu hố, 6,5% lipid, cao hơn ngô.
Trong cám gạo nhiều axit min, lyzin, albumin cao hơn trong gạo. Cám nhiều
vitamin nhóm B, vitamin E, nhiều chất khống. Cám tốt màu nâu sáng, hơi
nhớt vì có dầu, ít bay bụi, cám lụa màu trắng, cám có mùi thơm ngon. Một
điều cần chú ý là trong dầu cám có men lipaza làm phân giải axit béo khơng
no, làm hỏng mỡ, gây mùi khét, ôi, vị đắng khi cám để lâu trong khơng khí ẩm,
nhiệt độ cao. Vì thế cám không dự trữ quá 15 ngày, nếu ép dầu lấy khơ thì có
thể để lâu hơn nhưng đều phải được bảo quản trong khơ thống, nhiệt độ, ẩm
độ đều thấp. Tỷ lệ cám trong thức ăn gà con 5-10%, gà broiler 20 - 25%. Cám
ép có protein cao trên 15%, thơm, gà thích ăn nhưng tỷ lệ xơ cao, năng lượng
thấp nên cho vào thức ăn gà các loại khơng q 15 -20%. Cám gạo mịn có
protein 11–13% và béo thô 10–15%, khi bổ sung trong khẩu phần ăn nhiều
chất xơ sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hóa chất xơ trên gia súc nhai lại. Cám gạo có thể

coi là thức ăn cung cấp năng lượng và protein cho gia súc nhai lại, nhưng còn
hạn chế là chất béo cao dễ bị ôi và khét (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
12


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn ni thực nghiệm và phân tích mẫu tại
phịng thí nghiệm, khoa Nơng Nghiệp - Tài Ngun Thiên Nhiên, trường Đại
học An Giang. Thời gian thực hiện: từ 12/2018 đến 4/2019.
3.1.2. Vật liệu thí nghiệm
Lồng ni cá thể, xô đựng hứng nước tiểu, đựng nước uống cho dê. Dao, lưỡi
hái để cắt và cắt ngắn thức ăn. Cân và bọc nylon để cân và lấy mẫu
Sổ ghi chép, máy vi tính...
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hƣởng của các mức urê lên thành phần
dinh dƣỡng của bã mía
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
tương ứng với mức urê bổ sung là 1%; 2%; 3% và 4% với 4 lần lặp lại.
BM01: Bã mía bổ sung 1% urê và 1% muối
BM02: Bã mía bổ sung 2% urê và 1% muối
BM03: Bã mía bổ sung 3% urê và 1% muối
BM04: Bã mía bổ sung 4% urê và 1% muối
Phương pháp ủ: Bã mía trước khi ủ được cắt ngắn 1-2 cm bằng máy cắt cỏ.
trước khi ủ. Sau đó tùy vào từng nghiệm thức bã mía sẽ được trộn với các mức
urê và muối. Sau đó cho hỗn hợp đã trộn vào mỗi túi nilon, nén thật chặt để
tạo điều kiện yếm khí. Túi nilon được buộc kín và bảo quản trong điều kiện
phịng thí nghiệm.

Số túi ủ bao gồm 4 nghiệm thức x 4 lần lặp lại x 4 giai đoạn (7 ngày; 14 ngày;
21 ngày và 28 ngày)= 64 túi, mỗi túi ủ có khối lượng 1kg.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bã mía gồm vật chất khô, chất hữu cơ,
protein thô, ADF và NDF
- Độ pH và thành phần dinh dưỡng (vật chất khô; chất hữu cơ; NH3) của các
hỗn hợp sau thời gian ủ là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày.
Thu thập số liệu
Độ pH: Giá trị pH của hỗn hợp được xác định bằng pH kế
Xác định vật chất khô và protein thô bằng phương pháp Kjeldahl (N*6,25) và
hàm lượng tro được xác định bằng cách đốt mẫu ở 600 0C theo AOAC (1990)

13


và hàm lượng ADF và NDF được xác định theo phương pháp Van Soest và
Robertson (1985). Đường khử được xác định trực tiếp bằng phương pháp
Bertrand. Saccharose xác định bằng phương pháp thủy phân nó thành các
đường khử glucose và fructose, sau đó xác định trực tiếp bằng phương pháp
Bertrand theo Bertrand và cs. (1967).
Từ kết quả của nội dung sẽ chọn ra công thức tối ưu để sử dụng cho thí
nghiệm 2.
3.2.2. Thí nghiệm 2. Xác định khả năng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dƣỡng chất
và mức tăng trọng của dê tăng trƣởng khi sử dụng bã mía ủ với urê trong
khẩu phần
Từ kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 1 chọn ra cơng thức tốt nhất để sử dụng
trong thí nghiệm 2. Theo khuyến cáo từ Barbosa và cs. (2012) mức urê trong
khẩu phần cho dê an tồn và tối ưu là 2%. Do đó, bã mía sử dụng trong thí
nghiệm 2 được ủ với 2% urê.
Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp
lại, mỗi dê là một đơn vị thí nghiệm.
Phƣơng pháp tiến hành
Dê được ni thích nghi trong thời gian 15 ngày. Trong thời gian thích nghi,
dê được tẩy ký sinh trùng và tiêm phịng Lở mồm long móng. Sau thời gian
thích nghi, dê được tiến hành thu thập chỉ tiêu về tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất.
trong thời gian 5 ngày liên tục. Tiếp theo là thí nghiệm ni dưỡng được tiến
hành trong thời gian 3 tháng, dê được cân trước khi đưa vào thí nghiệm và lúc
kết thúc thí nghiệm. Tất cả dê thí nghiệm được cân 2 tuần/ lần trong suốt thời
gian thí nghiệm để điều chỉnh lượng bã mía ủ urê cho ăn. Tất cả các dê đều
khỏe mạnh và được nuôi theo phương thức nuôi cá thể, mỗi con được ở trong
ô chuồng cá thể (1,0 x 0,9 m).
Các khẩu phần thí nghiệm
Từ kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 1, tỷ lệ urê sử dụng là 2% để tiến hành ủ
bã mía sử dụng cho thí nghiệm 2.
Các khẩu phần thí nghiệm bao gồm các mức bổ sung bã mía ủ urê trong khẩu
phần của dê tăng trưởng với các mức gồm 0%; 15%; 30% và 45% tính trên vật
chất khơ. Các khẩu phần gồm
NT1: Bã mía ủ urê 0% (tính trên vật chất khơ) và rau muống ăn tự do
NT2: Bã mía ủ urê 15% (tính trên vật chất khô) và rau muống ăn tự do
14


×