Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.67 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
80
<i><b> </b></i>
Trước đây, khi xây dựng đường ôtô thường người ta chỉ chú trọng một cách đơn giản đến
chức năng thông xe của đường. Ngày nay, các vấn đề về an tồn giao thơng, báo hiệu đường bộ
và cả về mỹ quan của đường phố ngày càng được quan tâm giải quyết.
<b>5.1.</b> <b>Trồng cây xanh </b>
Việc trồng cây hai bên đường ôtô nhằm mục đích tơ điểm cho khu vực hai bên đường và để
tạo bóng mát. Cây thường được trồng ở những đường đi qua đơ thị, hoặc làng xóm và trồng
dọc theo lối vào thành phố để cải thiện tiện nghi cho người đi đường và cải thiện khung cảnh
sống của dân cư hai bên đường.
<b>5.1.1.</b> <b>Yêu cầu đối với việc trồng cây </b>
Cây trồng hai bên đường ôtô phải đảm bảo các yêu cầu sau:
<b>-</b> Không gây ảnh hưởng xấu đối với kết cấu nền mặt đường (rễ cây phát triển có thể gây
nứt vỡ mặt đường nếu trồng quá gần đường), khơng ảnh hưởng đến tầm nhìn, bảo đảm an toàn
cho xe chạy với tốc độ thiết kế, an tồn cho người đi lại trên đường;
<b>-</b> Khơng ảnh hưởng tới đến việc xây dựng và bảo vệ các cơng trình có liên quan (đường
điện cao thế, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đường cáp điện lực, đường ống cấp nước…), không
làm hư hại kênh mương thủy lợi, khơng làm tắc rãnh thốt nước dọc đường;
<b>-</b> Đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường bằng cơ giới tiến hành thuận
lợi, việc chăm sóc cây được dễ dàng.
Vì vậy phải căn cứ vào cấp đường, địa hình, thổ nhưỡng của từng địa phương, quy hoạch
của từng nơi đường đi qua để thiết kế hàng cây và chọn loại cây trồng thích hợp.
<b>5.1.2.</b> <b>Những quy định về cách trồng cây hai bên đường ôtô </b>
<b>-</b> Trên cự ly ngang, phải trồng cây cách vai đường trên 2m. Nếu có rãnh dọc thì phải trồng
cây cách mép ngoài rãnh dọc trên 2m.
<b>-</b> Trên cự ly dọc, cây phải trồng cách nhau 15m. Để tiện cho việc cơ giới hóa cơng tác duy
tu bảo dưỡng đường, áp dụng sơ đồ trồng cây theo kiểu song song và so le.
<b>-</b> Ở những nơi khơng có điều kiện trồng cây liên tục như trên các đoạn đường đào sâu,
đường đèo dốc quanh co liên tục, đường có lưu lượng xe thơ sơ, khách bộ hành rất ít thì trồng
thành cụm ở những vị trí có điều kiện dùng làm nơi nghỉ chân của khách bộ hành. Các cụm cây
này không cách xa nhau quá 15km.
<b>-</b> Trên những đường thường xun có xe bt chạy, ngồi hàng cây ven đường còn phải
81
<b>-</b> Những đoạn đường qua thành phố, thị xã, thị trấn, khu du lịch việc trơng cây ven đường
cịn phải thống nhất với quy định trồng cây của quy hoạch thành phố, thị xã, thị trấn và khu du
<b>-</b> Không trồng cây trong những trường hợp sau:
Ở những đoạn nền đường đào sâu trên 1m, trên đoạn đường cách mố cầu 10m;
Những đoạn đường ôtô chạy song song với đường sắt mà vai đường ôtô cách chân
nền đường sắt dưới 7m và các đoạn đường có đủ khoảng cách ngang 7m nhưng khơng đủ chiều
dài trên 200m;
Ở bụng đường cong nằm mà do trồng cây sẽ không bảo đảm tầm nhìn theo quy định
của cấp đường;
Dưới các đường dây điện cao thế chạy song song sát đường ôtô;
Trên các đường ống dẫn dầu, nước, khí, điện thoại ngầm, cáp thông tin, cáp điện
lực... (nếu trồng thì phải đảm bảo cách hành lang bảo vệ các cơng trình này trên 2m);
Trên các đường vừa là đường vừa là đê.
<b>5.1.3.</b> <b>Loại cây trồng </b>
<b>-</b> Cây trồng hai bên đường ôtô nên chọn các loại cây có bộ rễ cọc cắm thẳng, ít phát triển
ngang, rễ không ăn nổi, thân thẳng, cành cao trên 3m, tán lá xanh tốt, hoa lá quả rụng không
gây trơn lầy, hôi thối mất vệ sinh cho đường. Nên chọn loại cây phát triển nhanh, dễ chăm sóc
đồng thời có chú ý khả năng khai thác của cây trồng.
<b>-</b> Không nên trồng cây ăn quả dọc đường (khó bảo quản, chăm sóc, dễ gây mất an toàn).
Trên một đoạn đường nhất định nên chỉ trồng một loại cây để dễ chăm sóc và đảm bảo mỹ
<b>-</b> Đường qua thị xã, thị trấn, thành phố, khu danh lam thắng cảnh, khu du lịch nên trồng
các loại cây có hoa thơm, đẹp.
<b>-</b> Trên các giải phân cách nên trồng các loại cây cỏ dễ trồng, dễ phát triển, dễ cắt tỉa và
82
<i>Hình 5.1 – Trồng cây tạo cảnh quan trên phố đi bộ </i>
<b>5.2.</b> <b> Biển báo hiệu trên đường ôtô </b>
Đặt các biển báo hiệu trên đường là một biện pháp quan trọng nhằm hướng dẫn cho người
điều khiển các phương tiện tham gia giao thơng có thể biết được điều kiện, đặc điểm của đường
để bảo đảm đi cho đúng và an tồn.
Biển báo hiệu đường ơtơ có rất nhiều loại, có ý nghĩa và cấu tạo khác nhau. Từ năm 1926 ở
Giơnevơ (Thụy Sỹ) đã có hội nghị quy ước các dấu hiệu quốc tế trên đường ôtô. Đến năm 1968
tại Viên (Áo) các nước đã thỏa thuận một công ước quốc tế về dấu hiệu và biển báo hiệu trên
đường ôtô. Tuy nhiên, ở mỗi nước, ngồi những dấu hiệu mà cơng ước quốc tế đã quy định,
cịn có những sửa đổi thêm bớt để thích hợp với hồn cảnh cụ thể của nước mình.
Hệ thống biển báo hiệu trên đường ôtô của nước ta cũng tuân thủ theo những nguyên tắc
chung là:
<b>-</b> Có hình dạng đơn giản: tam giác, hình trịn, hình chữ nhật;
<b>-</b> Các hình vẽ trên biển báo hiệu có màu đậm và phân biệt với màu nhạt của nền;
Hệ thống biển báo hiệu đường ôtô ở nước ta hiện nay được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
<b>5.2.1.</b> <b>Phân loại biển báo hiệu </b>
83
<i>5.2.1.1.</i> <i>Nhóm biển báo cấm: </i>
<b>-</b> Là hình trịn (trừ biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều
- hình bát giác) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng
đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ,
nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm
hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thơ sơ và người
đi bộ.
<b>-</b> Nhóm biển báo cấm gồm có 40 kiểu được đánh số thứ tự từ
biển số 101 đến số 140.
<i>5.2.1.2.</i> <i>Nhóm biển báo nguy hiểm: </i>
<b>-</b> Là hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ
màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường
biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp
<b>-</b> Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu được đánh số thứ
tự từ biển số 201 đến biển số 247.
<i>5.2.1.3.</i> <i> Nhóm biển hiệu lệnh: </i>
<b>-</b> Là hình trịn, nền màu xanh lam (trừ biển số 310 là hình chữ
nhật, nền màu trắng), trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho
hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi
hành.
<b>-</b> Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 10 kiểu được đánh số thứ tự từ
biển số 301 đến biển số 310.
<i>5.2.1.4.</i> <i> Nhóm biển chỉ dẫn: </i>
<b>-</b> Là hình chữ nhật, hình vng hoặc hình chữ nhật vát nhọn một
đầu, để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết
hoặc những điều có ích khác trong hành trình, nền màu xanh lam.
<b>-</b> Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển
số 401 đến biển số 447.
<i>5.2.1.5.</i> <i>Nhóm biển phụ: </i>
<b>-</b> Là hình chữ nhật hoặc hình vng, được đặt kết hợp với các
<i>Hình 5.2 - Biển báo cấm </i>
<i>Hình 5.3 - Biển báo nguy </i>
<i>hiểm</i>
<i>Hình 5.4 - Biển hiệu lệnh </i>
84
biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn
nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử
dụng độc lập.
<b>-</b> Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển
số 501 đến biển số 509.
<i>5.2.1.6.</i> <i>Nhóm biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại và các biển khác: </i>
<b>-</b> Nhóm biển này tuân thủ theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
<b>-</b> Đối với các tuyến đường đối ngoại, các biển bằng chữ đều phải viết thêm chữ tiếng Anh
ở bên dưới chữ tiếng Việt, kích cỡ chữ bằng kích cỡ chữ tiếng Việt.
<b>-</b> Ngồi 6 nhóm biển báo hiệu trên, Quy chuẩn này cịn có loại biển viết bằng chữ có dạng
hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thơ
sơ và người đi bộ.
<b>5.2.2.</b> <b>Kích thước của biển báo hiệu </b>
<b>-</b> Kích thước của biển báo hiệu được quy định theo tốc độ thiết kế. Tương ứng với từng
loại biển báo phải nhân với hệ số ghi trong bảng sau:
<i>Bảng 5.1</i>
<i>Bảng 5.2 </i>
85
<i>Hình 5.7 - Kích thước cơ bản biển báo hiệu hệ số 1. </i>
<b>-</b> Các thơng số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết ứng với tốc độ V≤
60km/h có hệ số là 1; các đường có tốc độ lớn hơn phải nhân với hệ số tương ứng, kích thước
biển được làm tròn theo nguyên tắc:
Hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
Hàng đơn vị > 5 thì lấy là 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.
<b>-</b> Đối với đường đô thị: căn cứ vào tốc độ khai thác để lựa chọn kích thước biển báo hiệu.
<b>-</b> Tuỳ theo điều kiện thực tế kích thước các biển chỉ dẫn có thể tăng lên khi được cơ quan
có thẩm quyền cho phép.
<b>-</b> Biển di động, tạm thời trong thời gian ngắn được phép dùng kích thước bằng 0,7 lần
kích thước biển có kích thước hệ số 1.
<b>-</b> Đối với các tuyến đường đối ngoại thì biển bằng chữ được điều chỉnh kích thước biển để
86
<b>5.2.3.</b> <b>Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường </b>
<b>-</b> Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường
của một chiều xe chạy.
<b>-</b> Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn
đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của
biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải
treo biển ở phía trên làn đường (trên giá long môn). Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và
biển số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.
<b>5.2.4.</b> <b>Vị trí đặt biển báo theo chiều ngang đường </b>
<b>-</b> Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian
để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi
lại của người sử dụng đường;
<b>-</b> Trường hợp khơng tính tốn xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo
người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ
cao và có nhiều làn đường, là 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m
trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư;
<b>-</b> Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vng góc với chiều đi, biển phải đặt thẳng
đứng. Trong các trường hợp cần thiết cho phép lắp đặt thêm biển báo phía bên trái để nhắc lại
biển đã lắp đặt phia bên phải;
<b>-</b> Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn
chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
<b>-</b> Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần đường xe chạy là 0,5m.
Trường hợp có khó khăn như khơng có lề đường, vỉa hè, khuất tầm nhìn... mới được phép xê
dịch và không cách xa điểm quy định q 1,7m để đảm bảo góc nhìn của người lái xe vừa quan
sát được biển, vừa quan sát được các tình huống xảy ra trên đường.
<b>-</b> Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho
phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra q hè đường và khơng chốn
q nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía
trên phần xe chạy;
<b>-</b> Trên những đoạn đường có phần đường thô sơ đi riêng, phân biệt bằng dải phân cách thì
cho phép đặt biển trên dải phân cách;
<b>-</b> Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở
87
giá long mơn.
<i>Hình 5.8 - biển được treo trên giá long môn. </i>
<b>5.2.5.</b> <b>Giá long môn </b>
<b>-</b> Giá long môn là kết cấu thép chịu được trọng lượng bản thân, trọng lượng biển báo và
chịu được gió bão cấp 12;
<b>-</b> Chân trụ giá long môn đặt ở lề đường, vỉa hè, phải cách mép ngồi mặt đường kể cả
những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc ít nhất là 0,5m. Nếu
chân trụ giá long môn đặt ở trong phạm vi dải phân cách, phải cách mép ngồi của dải phân
cách ít nhất 0,5m;
<b>-</b> Tĩnh khơng tính từ mép dưới của biển (nếu treo biển phía dưới) hoặc điểm thấp nhất của
dầm ngang giá long mơn (nếu treo biển phía trên) xuống mặt đường ít nhất là 5m.
88
<b>5.2.6.</b> <b>Độ cao đặt biển </b>
<b>-</b> Biển phải được đặt chắc chắn cố định trên cột riêng biệt. Tuy nhiên ở khu đô thị, khu
dân cư có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện hoặc những vật kiến trúc vĩnh cửu nhưng
phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt biển về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy biển
theo Quy chuẩn này;
<b>-</b> Trường hợp treo biển trên cột: Độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mép phần
xe chạy là 1,8m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong
phạm vi khu đông dân cư. Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1m đến 1,5m. Loại biển viết bằng
chữ áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt lề đường hoặc hè đường là
1,8m;
<b>-</b> Trường hợp biển treo ở phía trên phần xe chạy thì cạnh dưới của biển phải cao hơn tim
phần xe chạy từ 5m đến 5,5m;
<b>-</b> Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng
không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển cấm (1), biển báo nguy hiểm (2), biển
hiệu lệnh (3), biển chỉ dẫn (4) như hình vẽ dưới đây :
<i>Hình 5.10 - Thứ tự bố trí các nhóm biển trên cùng 1 cột đỡ. </i>
<b>-</b> Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ điểm trung tâm phần có biển
đến mép phần xe chạy là 1,80m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với
đường trong phạm vi khu đông dân cư.
<b>5.3.</b> <b>Vạch kẻ đường </b>
<b>5.3.1.</b> <b>Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường </b>
<b>-</b> Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thơng
nhằm nâng cao an tồn và khả năng thông xe;
<b>-</b> Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường
bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thơng;
<b>-</b> Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa
89
thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thơng, chỉ hướng đi quy định của làn đường
xe chạy.
<b>5.3.2.</b> <b>Phân loại vạch kẻ đường </b>
<b>-</b> Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch
dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;
Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số
vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng (QCVN 41:2012/BGTVT);
Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các cơng trình giao thơng và một số bộ phận khác
của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.
<b>-</b> Vạch tín hiệu trên đường được thiết kế phụ thuộc vào vận tốc thiết kế:
Vạch tín hiệu giao thông trên các đường có tốc độ > 60km/h (xem Phụ lục G,
QCVN 41:2012/BGTVT);
Vạch tín hiệu giao thơng trên các đường có tốc độ ≤ 60km/h (xem Phụ lục H,
QCVN 41:2012/BGTVT).
<b>5.3.3.</b> <b>Hiệu lực của vạch kẻ đường </b>
<b>-</b> Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý
nghĩa của vạch kẻ đường.
<b>-</b> Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham
gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo
hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của QCVN 41:2012/BGTVT.
<b>5.3.4.</b> <b>Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu </b>
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu được quy định tại Điều 3 của QCVN
41:2012/BGTVT.
<b>-</b> Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau,
người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng;
Tín hiệu đèn hoặc cờ;
Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
<b>-</b> Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất
90
<b>5.4.</b> <b>Cọc tiêu </b>
<b>5.4.1.</b> <b>Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ </b>
<b>-</b> Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng
hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến
đường.
<b>5.4.2.</b> <b>Hình dạng và kích thước cọc tiêu </b>
<b>-</b> Cọc tiêu có tiết diện là hình vng, cạnh 15cm;
<b>-</b> Chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70cm;
<b>-</b> Ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ
40cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70cm tại phân giác;
<b>-</b> Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất
liệu phản quang.
<b>5.4.3.</b> <b>Các trường hợp cắm cọc tiêu </b>
Những trường hợp sau đều phải cắm cọc tiêu:
<b>-</b> Phía lưng các đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối;
<b>-</b> Trên đường hai đầu cầu. Trường hợp bề rộng cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những
cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắn hoặc xây tường bảo vệ. Khoảng cách
giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này là 3m;
<b>-</b> Hai đầu cống nơi chiều dài cống hẹp hơn bề rộng nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết
thành hàng rào chắc chắn hoặc xây tường bảo vệ, khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường
hợp này từ 2m - 3m;
<b>-</b> Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;
<b>-</b> Các đoạn nền đường đắp cao từ 2m trở lên;
<b>-</b> Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;
<b>-</b> Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;
<b>-</b> Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và
hai bên thân đường ngầm;
<b>-</b> Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy
với dải đất hai bên đường.
<b>5.4.4.</b> <b>Kỹ thuật cắm cọc tiêu </b>
<b>-</b> Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và phải cách
mép phần xe chạy tối thiểu 0,5m;
91
<b>-</b> Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc
tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào
phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường;
<b>-</b> Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tơng cao
trên 0,40m thì khơng phải cắm cọc tiêu;
<b>-</b> Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho
xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và khơng có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu;
<b>-</b> Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc
cắm cọc tiêu thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn;
<b>-</b> Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:
Khoảng cách giữa hai cọc tiêu (S) trên đường thẳng là S= 10m;
Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong:
Nếu đường cong có bán kính R=10m đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu
S= 3m;
Nếu đường cong có bán kính R: 30m<R≤100m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu
Nếu đường cong có bán kính R> 100m thì S = 8m÷10m;
Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 3m so
với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.
Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc (cong đứng) (không áp dụng đối
với đường đầu cầu và đầu cống):
Nếu đường dốc ≥ 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m;
Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.
<b>-</b> Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.
<b>5.4.5.</b> <b>Hàng cây thay thế cọc tiêu </b>
Trên những đoạn đường thẳng, nếu hàng cây có đủ điều kiện như sau thì được phép sử dụng
thay thế cọc tiêu:
<b>-</b> Khoảng cách giữa hai cây khoảng 10m và tương đối bằng nhau (đường kính 0,15m trở
lên) thẳng hàng;
<b>-</b> Hàng cây trồng ở ngay vai đường hoặc trên lề đường;
92
<b>5.5.</b> <b>Thiết bị phịng hộ </b>
<b>5.5.1.</b> <b>Tổng quan </b>
Vì lý do an tồn, việc thiết kế đường có thể địi hỏi phải xây dựng ở một số vị trí những
thiết bị phịng hộ để giữ cho ơ tơ khỏi bị bất ngờ đi chệch ra khỏi mặt đường.
Trên các nền đắp cao, các đoạn đường gần vực sâu, bên bờ song và hồ, gần những vách đá
nhô ra cạnh đường, các cây to, trụ cầu và các đối tượng khác, nếu ô tô đâm vào chúng sẽ hết
sức nguy hiểm. Do vậy, tại đây phải làm sao giữ cho ô tô không lao ra khỏi đường khi máy
móc bất ngờ bị hư hỏng hay khi người lái xe hành động không đúng.
<i>5.5.1.1.</i> <i>Các yêu cầu đối với thiết bị phòng hộ: </i>
<b>-</b> Giới hạn vùng nguy hiểm thị giác cùng những đặc điểm của nó phải cho phép người lái
xe nhìn thấy một cách đồng thời.
<b>-</b> Ngăn ngừa được ô tô đi vào khu vực này.
<b>-</b> Khi ô tô va chạm vào thiết bị phịng hộ thì khơng phải một bộ phận mà một vài đoạn của
chúng cùng chống đỡ lại. Do đó, các cột của chúng phải uốn cong và xoay chiều được, phải có
độ cứng theo hướng chạy xe nhỏ hơn độ cứng theo hướng ngang.
<b>-</b> Làm cho tốc độ xe chạy chậm lại một cách đều đặn để không gây nguy hiểm cho hành
khách.
<b>-</b> Có thể uốn cong và khi biến dạng có khả năng chịu được năng lượng lớn của xe và vào
nó, biến dạng và phá hủy của thiết bị phòng hộ khi xe đâm vào phải ở trong phạm vi không cho
phép xe lao vào vùng nguy hiểm.
<b>-</b> Ơ tơ đi nghiêng dọc theo thiết bị phịng hộ khơng bị lật vào dịng xe đang chạy, gia tốc
của xe lúc đó phải an tồn cho hành khách.
<b>-</b> Giới hạn tiếp xúc của ô tô với thiết bị phòng hộ là các bộ phận dầm, không cho phép ô
tô đụng vào các cột trụ.
<b>-</b> Có chiều cao cho phép để giữ các xe du lịch thấp không bị hư hỏng nặng, không để các
ô tô cao bị lật nhào.
<b>-</b> Không gây ra hư hỏng đánh kể cho các xe va phải chúng, và khi đó chính bản than thiết
bị cũng chỉ bị hư hỏng ít nhất.
<b>-</b> Thiết bị phải là những bộ phận dễ vận chuyển và dễ khôi phục.
<b>-</b> Kết cấu của thiết bị không được gây ra những hư hỏng nguy hiểm, đặc biệt là hệ thống
treo bánh xe trước, hệ thống hãm và điều khiển tay lái khi xe đâm phải.
93
hiểm cho lưu thông.
<i>5.5.1.2.</i> <i>Những khu vực cần bố trí thiết bị phịng hộ: </i>
<b>-</b> Cầu và nền đắp có tường chắn cao hơn 1m.
<b>-</b> Các đường cong có bán kính nhỏ hơn bán kính cho phép với tốc độ tính tốn, các đường
cong làm thay đổi đánh kể hướng đều đặn mà xe đã chạy qua trước đó.
<b>-</b> Nền đất đắp với taluy 1:1,5 hoặc dốc hơn, khi chiều cao lớn hơn 3m.
<b>-</b> Các trụ cầu vượt trên dải phân cách, mố cầu đặt bên cạnh phần xe chạy, cửa các đường
hầm.
<b>-</b> Phần cuối của các đoạn dốc xuống kéo dài.
Chiều dài bố trí thiết bị phịng hộ trên các đoạn không ngắn hơn 50m để đảm bảo cho việc
phỏng đoán quang học được tốt.
Mặt khác, cũng cần cân nhắc đến giá thành sửa chữa vì những thiết bị này thường bị tổn hại
sau mỗi lần bị xe đâm vào. Đơi khi ở những đường ít quan trọng có cấp hạng kỹ thuật thấp,
việc phịng hộ này có thể được thực hiện rẻ hơn bằng cách làm một đê chắn bằng đất cao
khoảng 40 – 50cm.
<b>5.5.2.</b> <b>Thiết bị gờ trượt bằng kim loại </b>
Loại thiết bị này giữ được ô tô lại trong điều kiện an toàn được đảm bảo tốt. Loại này được
thử nghiệm với 1 ô tô 1250kg đâm vào gờ trượt theo góc 30o<sub> với tốc độ 80km/h hoặc theo góc </sub>
20o<sub> với tốc độ 100km/h. </sub>
Kiểu thường được sử dụng là loại thiết bị gờ trượt bằng thép mạ có chiều dài hữu ích 4m,
được nối với nhau bằng bu long và cố định trên cột đỡ thông qua các khối đệm.
<i>Hình 5.11 – Cấu tạo gờ trượt kim loại </i>
94
C125. Độ mềm của thiết bị gờ trượt sẽ tăng lên khi cự ly giữa các cột đỡ tăng lên.
<i>5.5.2.1.</i> <i>Sự làm việc của các thiết bị gờ trượt bằng kim loại: </i>
Gờ trượt bằng kim loại chỉ có thể làm việc tốt nếu đảm bảo được đúng các điều kiện sau:
<b>-</b> Bảo đảm được tính liên tục về sức kéo dọc của các gờ trượt liên tiếp (lực kéo dọc sẽ phát
dinh khi có một xung lực tác động).
<b>-</b> Bảo đảm gờ trượt được đặt đúng cao độ.
<b>-</b> Bảo đảm neo giữ tốt chân cột đỡ, đặc biệt là ở gần các đoạn đầu dãy.
<b>-</b> Bảo đảm liên kết “mềm” giữ gờ trượt và cột đỡ (bằng các khối đệm).
<i>5.5.2.2.</i> <i>Lắp đặt các thiết bị gờ trượt bằng thép: </i>
<b>-</b> Gờ trượt không được đặt quá gần mép mặt đường để khỏi ảnh hưởng đến giao thơng. Ở
đoạn bình thường, tối thiểu phải đặt cách mép mặt đường 70cm. Mặt khác, cần phải dành lối đi
đủ cho người đi bộ bên cạnh phía ngồi mặt đường, và vì thế có thể cần phải mở rộng lề đường.
<b>-</b> Nền đất phải cho phép neo ngàm được cột đỡ và phải chịu được những lực lan truyền
khi xảy ra va chạm.
<b>-</b> Chiều dài của cột đỡ bình thường là 2m, nhưng có thể giảm xuống 1,50m nếu nền đất rất
vững chắc. Các cột đỡ này thường được đóng xuống đất, sau đó các gờ trượt được lắp và bắt
bulong. Việc lắp đặt được tiến hành ngược với chiều xe chạy để tránh xe đâm từ phía sau. Các
lỗ đục hình thn dài trên cột đỡ cho phép điều chỉnh chính xác độ cao của gờ trượt.
<b>-</b> Các đoạn ở đầu phải bảo đảm nhiệm vụ neo dọc các dãy gờ trượt. Trong phạm vi có thế,
95
<i>Hình 5.12 – Sơ đồ lắp đặt gờ trượt </i>
<i>Hình 5.13 – Bố trí thiết bị gờ trượt kim loại bên đường </i>
<b>5.5.3.</b> <b>Tường phân cách bằng bê tông </b>
<b>-</b> Đây là một loại tường thấp liên tục làm bằng bê tong cốt thép lắp ráp hoặc đúc liền tại
chỗ. Hình dáng của loại này có tác dụng kéo dài thời gian va chạm của bánh xe lên tường, bảo
đảm cho bánh xe trượt dọc theo tường sau khi va chạm và làm giảm lực va chạm và gia tốc xe.
96
nghiệm, các tường này cho phép chịu được tác dụng của một xe nặng 12T, chạy với tốc độ
70km/h, đâm vào với góc 20o<sub>. </sub>
<b>-</b> Loại thiết bị này thường được sử dụng trên các giải phân cách hẹp, đường vùng núi, trên
các cầu, hầm,…
<i>Hình 5.14 - Tường phân cách bằng bê tông </i>
<b>5.5.4.</b> <b>Gương cầu lồi </b>
Gương cầu lồi có tác dụng cải thiện tầm nhìn cho người tham gia giao thơng ở các đường
cong có bán kính nhỏ, tầm nhìn bị che khuất. Qua gương cầu lồi người điều khiển phương tiện
có thể quan sát được từ xa phương tiện chạy ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.
Vị trí gương cầu lồi đặt ở sát vai nền đường phía lưng trên đường phân giác của góc đỉnh
đường cong, gương phải đặt vng góc với mặt phẳng nằm ngang và mép dưới gương phải cao
hơn cao độ vai đường là 1,2m.
<i>Cấu tạo gương cầu lồi: </i>
<b>-</b> Gương cầu lồi gồm các bộ phận: gương, giá đỡ, cột và biển báo phụ.
<b>-</b> Gương: được sản xuất bằng vật liệu kính thơng thường, kính pha lê hoặc inox, đường
97
gương cầu lồi.
<b>-</b> Giá đỡ và đế gương dùng chất liệu thép xây dựng bao gồm đế gương kể cả lưới chắn bảo
vệ phía trên, bộ phận điều chỉnh gương và bộ phận liên kết vào cột.
<b>-</b> Cột bằng thép ống tròn đường kính 80 – 100mm, chiều dài cột ≥ 2,8m tùy thuộc vào vị
trí đặt gương cầu lồi. Chân cột được chon sâu ít nhất 50cm so với mặt đất tại vị trí đặt gương và
được gia cố bằng bê tơng xi măng M200 với kích thước 20cm x 20cm x H (H là chiều sâu chôn
cột).
<b>-</b> Biển phụ là biển phản quang màu xanh lam, chữ trắng với nội dung “gương cầu lồi an
toàn giao thơng”.
98
<i>Hình 5.16 – Gương cầu lồi </i>
<b>5.5.5.</b> <b>Đường cứu nạn </b>
<i>5.5.5.1.</i> <i>Khái niệm: </i>
Đường cứu nạn là đoạn đường được bố trí trên các đoạn đèo dốc nhằm cứu các xe khi
xuống dốc không điều khiển được do hỏng phanh, kẹt số hoặc do máy quá nóng. Khi gặp
những sự cố đó, xe có thể rẽ khỏi đường chính vào đường cứu nạn, dừng lại để sửa chữa.
<i>5.5.5.2.</i> <i>Phạm vi áp dụng: </i>
<b>-</b> Đường cứu nạn được thiết kế và thi công ở những đoạn đèo cao, dốc lớn, đường cong có
bán kính nhỏ, nhất là những đoạn kết hợp giữa độ dốc lớn và đường cong có bán kính nhỏ
(thường phải phanh và chuyển số cấp tốc).
<b>-</b> Đường cứu nạn được áp dụng trên cả đường cũ cải tạo nâng cấp cũng như trên đường
mới xây dựng.
<i>5.5.5.3.</i> <i>Bình đồ đường cứu nạn: </i>
<b>-</b> Vị trí đường cứu nạn được nghiên cứu đặt ở những nơi thường xảy ra tai nạn, dốc lớn,
đường cong bán kính nhỏ, vận tốc tích lũy vượt qua vận tốc cho phép 100 – 120km/h.
<b>-</b> Đường cứu nạn thường được bố trí bên phải tuyến chính theo hướng xuống dốc, chỉ
trường hợp do địa hình khơng cho phép người ta mới phải bố trí bên trái (điều này bất lợi vì có
thể va chạm với xe đang lên dốc).
<b>-</b> Đường cứu nạn thường bố trí theo dạng tiếp tuyến của đường cong chính hoặc dạng của
99
<i>Hình 5.17 – Sơ đồ các dạng đường cứu nạn </i>
<b>-</b> Tầm nhìn trong đường cứu nạn được xác định trong tình huống: xe khơng phanh được
(hỏng phanh) và chỉ dừng lại khi tiêu hao hết năng lượng trong đường cứu nạn:
Ltn = Lcn + 1/2K + 10
Trong đó: Ltn – chiều dài tầm nhìn cần thiết, m
Lcn – chiều dài đường cứu nạn, m.
K – đường cong bắt vào đường cứu nạn, m.
10 – cự ly an toàn để quan sát và phản ứng, m.
Đảm bảo tầm nhìn trong đường cong rẽ vào đường cứu nạn được xác định từ vị trí cách
mép phần xe chạy 1,5m.
<i>5.5.5.4.</i> <i>Trắc dọc đường cứu nạn: </i>