Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sách giáo khoa địa phương Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.89 KB, 13 trang )

Trang 1
Văn lớp 8
Tiết 53
KHÁCH ĐỊA TƯ GIA
(Ở đất khách nhớ nhà)
Nguyễn Thông

VĂN BẢN

Ong óng nhạn kêu thu
Ong óng nhạn kêu thu
Trời xanh lẫn một màu
Nước non nhìn cảnh lạ
Cây cỏ chạnh thêm sầu
Một gánh đồ thơ
(1)
đó
Ngàn trùng xứ sở đâu?
Chữ nhàn
(2)
ai bán rẻ
Trăm lượng cũng nên cầu.
(Nguyễn Thông, tác phẩm, NXB Long An, 1984)
Chú thích :
∗ Nguyễn Thông (1827 – 1884), tự là Hi Phần, hiệu là
Kì Xuyên, biệt hiệu là Độn Am xuất thân trong một
gia đình nhà nho nghèo ở tổng Thạnh Hội Hạ, huyện
Tân Thạnh, tỉnh Gia Định, nay thuộc xã Phú Ngãi Trị,
huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Sau khi đỗ Cử nhân năm 1849, Nguyễn Thông giữ
chức Huấn đạo huyện Phú Phong, An Giang. Năm


1859, hay tin Pháp đánh Gia Định, ông từ Huế về quê
xung vào đội quân của thống đốc Tôn Thất Thiệp
chống Pháp. Khi Pháp chiếm Đông Nam Bộ, Nguyễn
Thông về miền Tây làm Đốc học tỉnh Vĩnh Long ; khi Pháp chiếm miền Tây
Trang 2
Kết quả cần đạt
– Hiểu biết và tự hào về một nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước, một vị quan thanh
liêm của quê hương Long An.
– Cảm thông với tâm trạng da diết nhớ quê hương của tác giả khi phải lưu lạc
nơi đất khách quê người.
– Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ngắn gọn, cô đúc trong bài thơ ngũ ngôn.
Nam Bộ, ông ra Bình Thuận chiêu dân Nam Bộ ở đấy khai khẩn đất hoang làm ăn.
Sau đó, Nguyễn Thông làm Biện lí bộ Hình, rồi Bố chánh Quảng Ngãi, được dân
chúng hết sức mến mộ. Năm 1873 Nguyễn Thông cáo bệnh về hưu, lập thi xã ở
Bình Thuận cùng bè bạn ngâm vịnh, gửi lòng vào những giấc mơ sum họp. Năm
1876 Nguyễn Thông lại về Huế làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Cuối đời, Nguyễn
Thông trở lại Bình Thuận làm Đốc học kiêm Phó sứ điền nông. Tại đây, bên bờ
sông Phan Thiết, ông làm ngôi nhà nhỏ đặt tên là Ngoạ du sào (Tổ nằm chơi).
Thơ văn Nguyễn Thông là tấm lòng ưu ái đối với những người xấu số, sự
quan tâm sâu sắc đến đời sống của người nông dân và tấm lòng cảm phục đối với
những nghĩa sĩ đã dũng cảm hi sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống
Pháp.
Không chỉ là nhà thơ, Nguyễn Thông còn là nhà nghiên cứu giáo dục, lịch sử,
địa lí. Các tác phẩm chính : Ngoạ du sào thơ tập, Ngoạ du sào văn tập, Kỳ Xuyên
công độc văn sao, Việt sử cương giám khảo lược, Nhân sự kim giám…
Ông mất 07/7/1884, thọ 57 tuổi, mộ phần đặt ở đồi Ngọc Lâm, sát chân núi
Ngọc Sơn, đối diện lầu Ông Hoàng, đường từ Phan Thiết ra Mũi Né.
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Long An đã lấy tên Nguyễn Thông đặt cho giải
thưởng văn học nghệ thuật lớn nhất của tỉnh nhà.
Bài Khách địa tư gia (Ở đất khách nhớ nhà) Nguyễn Thông sáng tác khoảng

1873, 1874, sau khi triều đình Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp.

(1)
Đồ thơ : địa đồ và thư tịch, đây chỉ đất nước và nền văn hiến nói chung.
(2)
Nhàn : phong cách ung dung tự tại, thanh cao, không màng danh lợi.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại bài thơ ?
2. Tâm trạng luôn nhớ và hướng về quê nhà của tác giả được thể hiện qua
những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào ?
3. Qua chữ “nhàn” tác giả muốn thể hiện trong bài thơ, em thấy tác giả là
người thế nào ?
LUYỆN TẬP
1. Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về tâm trạng của
tác giả khi ở đất khách nhớ về quê hương Long An .
2. Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) khi đi xa nhớ về
quê nhà.
Trang 3
Nguyễn Thông là nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã
hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Sau khi mất, theo
nguyện vọng khi còn sống cụ được gia đình,bạn bè chôn cất dưới chân núi Cố thuộc
xã Phú Hải, cách thành phố Phan Thiết 9km về phía Đông.
HÖÔÙNG DAÃN SOAÏN GIAÛNG:
Trang 4
Lớp: 8
Tiết 53: Đọc văn:
KHÁCH ĐỊA TƯ GIA
(Ở đất khách nhớ nhà)
Nguyễn Thông
I- TÌM HIỂU CHUNG:

1. Về tác giả: Nguyễn Thông (1827-1884) ⇒ phần trên văn bản.
2. Tác phẩm: “Khách địa tư gia” - là bài thơ Nôm nhưng tựa đề bằng chữ
Hán - dịch sang tiếng Việt là “Ở đất khách nhớ nhà”.
- “Đất khách”: Đất của tổ tiên, ông bà; mà nay gọi là “đất khách” đối với
Nguyễn Thông thì “Quê nhà” với “đất khách” là một.
a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Nôm duy nhất còn sót lại của Nguyễn
Thông sáng tác khoảng 1873,1874. Sau khi triều đình Nguyễn ký hiệp ước năm
Giáp Tuất 1874 với thực dân Pháp nhường nốt 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. (GV
giảng thêm sự kiện năm 1873,1874).
b) Thể loại: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn, ngôn từ cô đúc, ngắn
gọn , hàm súc.
c) Chủ đề: Tấm lòng yêu nước, thái độ sống và nỗi nhớ quê hương da diết
của Nguyễn Thông - nhà chí sĩ yêu nước - một vị quan thanh liêm.
b) Bố cục: 2 phần:
+ 4 câu đầu: Tấm lòng yêu nước sâu nặng của Nguyễn Thông đối với quê
hương.
+ 4 câu sau: Thái độ sống và tâm trạng da diết nhớ quê hương của tác giả.
II- ĐỌC VĂN BẢN:
1. Nội dung:
- “Khách địa tư gia”: là bài thơ Nôm duy nhất còn sót lại đến nay của
Nguyễn Thông, được Cao Tự Thanh và Đoàn Lê Giang trích dịch (trong quyển:
“Tác phẩm Nguyễn Thông”, NXB-VHTT Long An - xuất bản 1984).
- Tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Thông đối với quê hương, là biểu hiện
của lòng yêu nước chân thành của người con đất Long An trong những ngày thực
dân Pháp xâm lược.
- Tư tưởng yêu nước trong bài: là nỗi nhớ quê hương của tác giả xuất phát
từ tư tưởng chống bọn cướp nước và bọn bán nước; nhớ quê hương Nam Bộ đang
bị tù hãm trong vòng vây của giặc Pháp, chống bọn phi nghĩa, tham quan ô lại,
thương người cô thế, hoạn nạn, thơ Nguyễn Thông đầy vẻ ai oán và nỗi nhớ quê
càng da diết.

Trang 5

×