Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho các khu công nghiệp khu chế xuất tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
-------------- oOo -------------

NGUYỄN THÁI ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI PHÙ HỢP CHO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP –KHU CHẾ XUẤT TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
CHUN NGÀNH : QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG – KHĨA 2007

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . n ăm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THÁI ANH
Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 16 – 12 – 1983


Nơi sinh : TP HỒ CHÍ MINH
Chun ngành : Quản lý mơi trường
MSHV : 02607629
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải ti ến công nghệ xử lý
nước thải phù hợp cho các Khu công nghiệp – Khu chế xuất tại TP Hồ Chí
Minh.
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
 Thu thập các tài liệu và chọn lọc các số liệu về KCN -KCX:
- Thơng tin về các loại hình cơng nghiệp, ngành nghề sản xuất, vị trí của các
KCN và KCX tại TPHCM
- Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại các KCN-KCX
- Tình hình đầu tư sơ sở hạ tầng hệ thống xử lý nước thải tại các KCN-KCX ;
- Hiện trạng công nghệ của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCNKCX
- Kết quả quan trắc Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN-KCX
 Đánh giá hiệu quả xử lý của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCNKCX dựa trên các tiêu chí đánh giá cơng ngh ệ xử lý nước thải
 Đề xuất các giải pháp cải tiến cơng nghệ và quản lý như kiểm tốn chất thải,
sản xuất sản xuất sạch hơn, … trong KCN-KCX nhằm nâng cao hiệu xuất xử
lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 01/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ : 06/2009
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chun Ngành thơng
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MƠN
QUẢN LÝ CHUN NGÀNH


Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua
TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ của tơi đã hồn thành tốt như mong đợi, để làm được điều này không
phải chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân mà cịn nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
người.
Tơi xin chân thành cám ơn giáo viên hư ớng dẫn, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Trân, cám ơn cô
đã luôn luôn hỗ trợ, động viên và hướng dẫn tôi thực hiện tốt luận văn thạc sĩ của
mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo và các anh chị Phịng Quản lý Mơi trường
thuộc Ban quản lý Các khu chế xuất và cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
(HEPZA), Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM (HEPA), Ban quản lý hạ tầng Các khu
công nghiệp và khu chế xuất, đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ giúp tơi hồn tất
luận văn thạc sĩ này.
Xin cảm ơn gia đình, nguồn động viên tinh thần to lớn trong suốt q trình học tập của
tơi.


2

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bên cạnh các lợi ích và đóng góp to lớn về mặt kinh tế, thì vấn đề ô nhiễm môi trường
tại các KCX – KCN cần phải được quan tâm và xử lý triệt để. Tính đến 31/12/2008, 3
khu chế xuất và 10 khu cơng nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào
hoạt động. TP HCM đã trải qua 17 năm trong công tác bảo vệ môi trường và đã thực

hiện được các bước tiến bộ, tuy nhiên các thông tin ph ản ánh từ cộng đồng vẫn chưa
được khả quan.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ
xử lý nước thải tập trung thích hợp cho các khu cơng nghiệp – khu chế xuất tại thành
phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại đầu ra NMXLNT
tập trung của các KCN – KCX do Chi cục bảo vệ môi trường TP HCM và các công ty
đầu tư hạ tầng KCN – KCX thực hiện. Kết quả thể hiện các KCX – KCN với các
ngành nghề ít ơ nhiễm thì các chỉ tiêu ơ nhiễm môi trường cơ bản như nhiệt độ, pH,
COD, BOD, SS, kim loại nặng đã được xử lý ổn định và đạt TCVN; các KCX – KCN
với các ngành nghề ô nhiễm nhiều thì các chỉ tiêu trên chưa được xử lý ổn định và
vượt 1.3 – 3.25 lần so với TCVN quy định; 8 KCX – KCN có chỉ tiêu Coliforms vượt
gấp nhiều lần và một số KCX – KCN vượt chỉ tiêu dầu khoáng từ 2 – 3 lần. Từ kết
quả trên, các công nghệ được đề xuất cải tạo bổ sung là thiết bị thu váng nổi, tạo thêm
vách ngăn cho bể khử trùng, xử lý bậc 3 lọc áp lực với than hoạt tính và wetland.
Ngồi ra, đề tài nhận thấy các mặt giới hạn về diện tích, kinh tế trong việc cải tiến
cơng nghệ xử lý nên đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý môi trường như ISO
14001, sản xuất sạch hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu ô nhiễm
đầu vào giúp cho việc vận hành ổn định các NMXLNT tập trung.


3

ABSTRACT

In despite of major economic benefits, environmental issues of Export
Processing Zones (EPZs) and Industrial Parks (IPs) should be taken in to
consideration seriously. Up to D ecember, 31, 2008, 3 EPZs and 10 IPs in Ho
Chi Minh City were officially put into operation. Although some achievements
have been gained through environmental protection strategy of HCMC since 17
years, there are still negative responses from local communities.

The objectives of this thesis are to evaluate the current situation and proposing
improvement of suitable technological solutions for centralized wastewater
treatment of EPZs - IPs in Ho Chi Minh City based on analyzing wastewater’s
quality monitoring measured by the Ho Chi Minh city Environmental Protection
Agency (HEPA) and infrastructure companies for in IPs . The results showed
that within EPZs-IPs with low amount of pollutant generating i ndustrial sectors,
majors wastewater quality parameters such as temperature, pH, COD, BOD, SS,
heavy metal meet the TCVN 5945:2005. On the contrary, EPZs -IPs with higher
pollutant discharging sectors got unstable waste water quality indicators and
these are 1.3 – 3.25 times higher than TCVN. For instance, 8 EPZs -IPs have
Coli forms concentration goes over many t imes to TCVN; some got mineral oils
exceed 2 -3 times over the TCVN. This thesis suggested that adding FOG
skimmer; 3rd level treatment with pressing filter using active coal and Wetland .
Moreover, because of many limitations of land areas and finance impr oving end
of pipe treatment technologies, this thesis also recomment to implement other
environmental management standard s like ISO 14001 series; cleaner production
practices in order to reduce pollutants generated at inputted materials; as well as
to help stable operation of centralized wastewater treatment plants.


4

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề ................................ ................................ ................................ .........1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài................................ ................................ ..................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................ ................................ ..........3

1.4 Đối tượng thực hiện và phạm vi nghiên cứu ................................ ...................... 3
1.5 Nội dung thực hiện đề tài................................ ................................ ................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ ................... 3
1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................ ........................ 4
1.7.1 Tình hình nghiên c ứu trong nước ................................ ............................... 4
1.7.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước................................ ............................... 8
CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT VÀ HIỆN
TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG................................................................18

2.1 Tổng quan về các KCX - KCN tại TP HCM ................................ .................... 18
2.1.1 Tình hình chung ................................ ................................ ........................ 18
2.1.2 Thế mạnh kinh tế ................................ ................................ ...................... 20
2.1.3 Tình hình quản lý mơi trường ................................ ................................ ...21
2.2 Hiện trạng xử lý nước thải tập trung tại các KCN – KCX ................................ 22
2.2.1 Hệ thống xử lý nước thải tập trung................................ ............................ 22
2.2.2 Tình hình xử lý nước thải cục bộ và đấu nối nước thải của các Doanh nghiệp...... 24
2.3 Công nghệ xử lý nước thải tập trung tại một số KCX - KCN .......................... 25
2.3.1 Khu chế xuất Tân Thuận ................................ ................................ ......... 25
2.3.2 Khu chế xuất Linh Trung 1 và Khu chế xuất Linh Trung 2 ..................... 27
2.3.3 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân ................................ ............................. 29
2.3.4 Khu công nghiệp Tân Tạo................................ ................................ ....... 32
2.3.5 Khu cơng nghiệp Tân Bình ................................ ................................ .....34
2.3.6 Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp ................................ ............................. 35
2.3.7 Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi................................ ........................... 37
2.3.8 Khu công nghiệp Hiệp Phước ................................ ................................ .39
2.3.9 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ................................ ................................ .....41
2.3.10 Khu cơng nghiệp Bình Chiểu ................................ ................................ ..43
2.4 Đánh giá sơ đồ công nghệ của các NMXLNT tập trung ................................ ...45

2.4.1 Nhận xét sơ đồ công nghệ ................................ ................................ ........ 45
2.4.2 Đánh giá công ngh ệ của NMXLNT tập trung................................ ........... 47
CHƯƠNG 3.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
CỦA CÁC KCN – KCX.................................................................................................50

3.1 Lựa chọn các tiêu chí đánh giá cơng ngh ệ xử lý nước thải............................... 50
3.1.1 Nhóm các tiêu chí về mơi trường ................................ .............................. 51
3.1.2 Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật cơng nghệ ................................ .................. 52
3.1.3 Nhóm các tiêu chí về kinh tế ................................ ................................ .....52
3.2 Đánh giá chất lượng nước thải đầu ra NMXLNT tập trung của các KCN – KCX...... 53


5
3.3 Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải tập trung dựa trên các tiêu chí lựa chọn...... 57
3.3.1 Xây dựng cách tính điểm ................................ ................................ .......... 57
3.3.2 Kết quả tính điểm dựa trên các tiêu chí ................................ ..................... 58
3.3.3 Kết quả đánh giá ................................ ................................ ....................... 63
CHƯƠNG 4.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC THẢI TẠI CÁC KCN – KCX.........................................................................65

4.1 Giải pháp công nghệ cho NMXLNT tập trung ................................ ................ 65
4.1.2 Mục tiêu lựa chọn và xác định công nghệ cải tạo bổ sung ........................ 65
4.1.3 Công nghệ xử lý bậc 3 ................................ ................................ ............. 66
4.2 Giải pháp quản lý ................................ ................................ ............................ 70
4.2.1 Hệ thống quản lý môi trường (EMS) ................................ ........................ 70
4.2.2 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001................................ .................. 70

4.2.3 Chương trình kiểm tốn chất thải ................................ ............................. 76
4.2.4 Chương trình sản xuất sạch hơn ................................ ............................... 81
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................87
5.1 Kết luận................................ ................................ ................................ .......... 87
5.2 Kiến nghị................................ ................................ ................................ ........ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................90
PHỤ LỤC

...............................................................................................................................................93


6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3

Bảng 4.4
Bảng 4..5
Bảng 4.6

Bốn giai đoạn phát triển của một khu công nghiệp.......................................... 14
Các chương trình quản lý mơi trường của khu công nghiệp ........................... 15
Bảng ký hiệu tên các KCN – KCX và mức độ xử lý ....................................... 46
Bảng tổng hợp mức độ xử lý của các NMXLNT tập trung ............................ 46
Bảng điểm các tiêu chí đánh giá ......................................................................... 58
Kí hiệu tên các KCX - KCN ............................................................................... 58
Bảng điểm đánh giá tiêu chí mơi trư ờng ........................................................... 59
Bảng điểm đánh giá tiêu chí kỹ thuật cơng nghệ ............................................. 59
Kí hiệu tên các tiêu chí kinh tế ........................................................................... 61
Bảng tính kinh tế ..................................................................................................62
Bảng điểm đánh giá tiêu chí kinh t ế...................................................................63
Bảng tính điểm tổng hợp các tiêu chí ................................................................ 63
Sơ lược về các yếu tố trong HTQLMT ISO 14001 .......................................... 71
Các tài liệu cần thiết lập ...................................................................................... 74
Lượng hóa chất tiêu thụ hàng tháng ...................................................................81
Lượng hóa chất tiêu thụ hàng tháng trên 1m 3 nước thải .................................81
Tổng lưu lượng nước thải và lượng chất rắn có trong nước thải đầu vào, đầu ra hàng tháng..81
Kết quả sản xuất sạch hơn tại các Doanh nghiệp ............................................. 82


7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9


Mơ hình phân hủy nước thải nhà vệ sinh thơng thường. Oikos,2004. ................. 9
Mơ hình đất ngập nước nhân tạo. McBrien,2000 ................................................... 11
Biểu đồ diện tích các KCN-KCX tại TP HCM theo quy hoạch.......................... 19
Biểu đồ ngành công nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất KCX – KCN .......... 19
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Tân Thuận ............................................... 25
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Linh Trung 1 ........................................... 27
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Linh Trung 2 ........................................... 28
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân ........................................ 30
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Tạo .................................................... 32
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Bình .................................................. 34
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Thới Hiệp ........................................ 36
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Tây Bắc Củ Chi ...................................... 38
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Hiệp Phước ............................................. 40
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Vĩnh Lộc .................................................. 42
Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Bình Chiểu .............................................. 44
Biểu đồ giá trị ô nhiễm theo thiết kế đầu vào các NMXLNT tập trung ............ 46
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCX Tân Thuận ....................... 54
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCX Linh Trung 1 .................. 55
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCX Linh Trung 2 .................. 55
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCN Lê Minh Xuân ................ 56
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCN Tân Tạo ........................... 56
Biểu đồ giá trị đầu ra của NMXLNT tập trung KCN Tân Bình ......................... 57
Thiết bị thu váng nổi áp dụng tại KCN Tây Bắc Củ Chi ...................................... 67
Bể khử trùng với các vách ngăn zic zac ................................................................... 67
Công nghệ lọc áp lực với than hoạt tính dạng hạt .................................................. 68
Cơng nghệ đất ngập nước (Wetland) ........................................................................ 69
Sơ đồ dịng thải và các khía cạnh mơi trường của NMXLNT ............................. 73
Sơ đồ hệ thống cấp bậc văn bản ................................................................................. 74
Sơ đồ tham khảo nhanh về kiểm toán chất thải ...................................................... 78
Sơ đồ liên kết giữa các công đoạn xử lý hóa lý và vi sinh thơng thường .......... 80

Sơ đồ 6 bước và 18 nhiệm vụ trong Sản xuất sạch hơn ........................................ 84


8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh
hóa

COD

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

SS

Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng

Coliforms

Các vi sinh gây bệnh đường ruột cho người

HEPZA

Ban quản lý Các khu chế xuất và cơng nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh

KCX - KCN


Khu cơng nghiệp – Khu chế xuất

IP

Khu công nghiệp (Industrial Park)

EPZ

Khu chế xuất (Export Processing Zone)

DN

Doanh nghiệp

XLNT

Xử lý nước thải

NMXLNT

Nhà máy xử lý nước thải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


SXSH

Sản xuất sạch hơn

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard
Organization)

ISO 14000 standards

Bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường

EMS

Hệ thống quản lý môi trường (Environmental
Management System)

SBR

Bể sinh học hiếu khí từng mẻ (Sequence Batch
Reator)


1

Chương 1.

MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa tại TPHCM đã gia tăng
mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Các KCN KCX đang là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngồi nước, đóng vai trị
quan trọng trong việc thu hút đầu tư, tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Sau 18 năm phát triển (1991-2008), mơ hình KCX - KCN đã gặt hái những thành tựu
to lớn, khẳng định vai trò quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
KCX - KCN thực sự là một sản phẩm mới của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố
cùng hịa vào thành tựu và tồn tại chung của cả nước trên con đường phát triển kinh tế
- xã hội. Số lượng các dự án đầu tư và vốn đầu tư trong và ngoài nước vào KCX KCN tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư về một địa bàn đầu tư
có nhiều ưu đãi và thuận lợi. Tính đến 30/9/2008, 3 khu chế xuất và 12 khu cơng
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.156 dự án đầu tư, trong đó có 472 dự
án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,57 tỉ USD, kim ngạch
xuất khẩu tính đến nay trên 16 tỉ USD với các thị trường chủ yếu có tỉ trọng lớn là
Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; s ản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
đồng thời thu hút 249.881 lao động.
Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển
công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến 2020 xác định quỹ đất khu chế xuất,
khu công nghiệp tập trung là 7.000 ha trong đó đã khai thác 4000 ha, diện tích đất còn
lại là 3000 ha.Hiện nay, định hướng phát triển KCX - KCN của thành phố Hồ Chí
Minh chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên
tiến, đặc biệt là các ngành cơ khí, điện-điện tử và hóa chất.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích to lớn mà các KCX - KCN tạo ra thì các KCX - KCN
này cũng gây ra khơng ít các tác đ ộng tiêu cực đối với môi trường và hệ sinh thái.


2
Hoạt động của các KCX - KCN đã tạo ra một lượng chất thải (nước thải, khí thải, chất
thải rắn và chất thải nguy hại) không nhỏ dẫn đến nhu cầu hình thành những khu xử lý

chất thải tập trung hoặc cục bộ nhằm giảm áp lực đối với môi trường và đáp ứng
những quy định của pháp luật. Trong thời gian vừa qua hoạt động của một số loại hình
cơng nghiệp trong KCN-KCX của thành phố mặc dù có hệ thống xử lý nước thải cục
bộ nhưng vẫn không đạt hiệu quả, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nước ảnh hưởng đến khu
vực xung quanh.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến tháng 9/2008, 12/13 KCX - KCN đã có nhà máy XLNT đi vào vận hành.
Riêng KCN Tân Phú Trung đang trong giai đo ạn lắp dặt thiết bị cho nhà máy XLNT
tập trung. Hiện nay, tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy tại các KCX KCN này là 53.000 m 3/ngày.
Hiện nay, trong tổng số 949 DN đang hoạt động, có 330 Doanh nghiệp có phát sinh
nước thải; Trong đó có: 253 D oanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất qui mô lớn,
nước thải ô nhiễm đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ và được Sở TNMT
nghiệm thu; 77 Doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ (Hầu hết
những Doanh nghiệp này có phát sinh lưu lượng nước thải sản xuất thấp, phát sinh
không thường xuyên như: nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải, vệ sinh thiết bị và
nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn).
Mặc dù hầu hết các Doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất qui mô lớn và đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý của một số
Doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Nhiều Doanh nghiệp xây dựng
hệ thống XLNT cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm
tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không
vận hành, dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCX - KCN bị quá tải về nồng độ.
Gần đây, sự kiện kênh Ba Bò thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, giáp ranh tỉnh
Bình Dương trở thành kênh chết và sự kiện KCN Lê Minh Xuân có tình trạng lá cây bị
mất màu xanh do ơ nhiễm mơi trường ... Nhìn chung, hiệu quả quản lý và xử lý nước
thải của một số khu công nghiệp còn thấp và đặt ra một số vấn đề tồn tại cần giải
quyết. Đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI


3

TIẾN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP CHO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP –KHU CHẾ XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” hướng đến một
giải pháp tổng hợp cấp thiết cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đối với các
KCX - KCN và góp phần tiến đến sự phát triển bền vững của thành phố.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ xử lý nước thải tập
trung phù hợp cho các khu công nghiệp – khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh .
1.4 Đối tượng thực hiện và phạm vi nghiên cứu
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN-KCX
1.5 Nội dung thực hiện đề tài
 Thu thập các tài liệu và chọn lọc các số liệu về KCN-KCX:
-

Thông tin về các loại hình cơng nghiệp, ngành nghề sản xuất, vị trí của các
KCN và KCX tại TPHCM (thu thập 11 phiếu điều tra tại các nhà máy xử lý
nước thải tập trung của 11 KCN-KCX; nội dung phiếu điều tra được trình bày ở
phụ lục 1)

-

Hiện trạng ơ nhiễm nước thải tại các KCN-KCX

-

Tình hình đầu tư sơ sở hạ tầng hệ thống xử lý nước thải tại các KCN-KCX ;

-

Hiện trạng công nghệ của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCNKCX


-

Kết quả quan trắc Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN-KCX

 Đánh giá hiệu quả xử lý của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN-KCX
dựa trên các tiêu chí đánh giá cơng nghệ xử lý nước thải (tham khảo chương 3)
 Đề xuất các giải pháp cải tiến cơng nghệ và quản lý như kiểm tốn chất thải, sản
xuất sản xuất sạch hơn, … trong KCN-KCX nhằm nâng cao hiệu xuất xử lý của
các hệ thống xử lý nước thải tập trung .
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu


4
Kế thừa tối đa các kết quả của những nghiên cứu đã được công bố liên quan đến các
vấn đề KCN, các các kết quả đã nghiên cứu về hiện trạng hoạt động KCN-KCX tại
TPHCM
 Tài liệu của HEPZA về hiện trạng môi trường, số liệu quan trắc chất lượng nước
thải của Chi cục Bảo vệ Môi trường về các KCN-KCX ở TP HCM;
 Tài liệu trong nước và ngoài nước về công nghệ xử lý nước thải .
Phương pháp khảo sát hiện trường
Khảo sát thực địa: thu thập số liệu, tài liệu, quan sát trực tiếp, lập phiếu điều tra thu
thập dấu hiệu chỉ thị ô nhiễm môi trường nước .
Phương pháp thống kê
Phương pháp này sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình sử
dụng nguồn nước…Quá trình này cho phép th ống kê được các số liệu từ các KCNKCX.
Phương pháp phân tích và t ổng hợp
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong tất cả các ngành
nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia t ổng thể hay một vấn đề phức tạp
thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là phương pháp

liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa v ấn đề
trong sự nhận thức tổng thể.
Phương pháp so sánh
Đối chiếu các kết quả phân tích với Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5945 –
2005) .
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn từ các chuyên gia thông tin chuyên ngành nh ằm hoàn thiện nội dung,
phương pháp và kết quả nghiên cứu .
1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước


5
Phùng Chí Sỹ (2004) nêu về hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại khu
công nghiệp ở Việt Nam
Trong những năm gần đây tốc độ hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu
chế xuất tại Việt Nam xảy ra rất nhanh. Tính đến tháng đầu năm 2003 đã có 76 KCX KCN được thành lập với tổng diện tích 15.216 ha, trong đó vùng Đơng Nam Bộ chiếm
53% về số khu công nghiệp và 65.5% về diện tích đất; Duyên hải miền Trung tương
ứng là 18% và 13%; đồng bằng sông Hồng là 18% và 14%; Trung du, miền núi Bắc
Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 10,5% và 7,5%. Tính đến q I
năm 2004 đã có 93 KCX - KCN được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 18.630
ha.
Ngồi những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển các KCX - KCN sinh ra một khối
lượng lớn nước thải, khí thải, chất thải rắn gây tác động nghiêm trọng tới môi trường
và sức khỏe nhân dân trong khu vực.
Trong thời gian qua đã có 18/76 KCX - KCN áp dụng công nghệ xử lý nước thải tập
trung như KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Suối Dầu (Khánh Hòa), các KCN Biên
Hòa 2, Amata, Loteco, Gò Dầu (Đồng Nai); các KCX Tân Thuận, Linh Trung, các
KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân (TP. HCM); các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Việt
Hương, Đồng An, Việt Nam-Singapore, Bình Đường (tỉnh Bình Dương); KCN Hịa

Hiệp (Phú n) ... . Nhìn chung việc xử lý nước thải trong các KCN – KCX chưa được
coi trọng, ngay cả các KCN – KCX có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng việc vận
hành cũng chưa tốt, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng.
Nguyễn Văn Phước (2006) nêu lên các đặc điểm của các quy trình xử lý nước thải
thực tế áp dụng tại một số khu công nghiệp lớn ở khu vực miền Đơng Nam Bộ như
sau:
Đa số các quy trình sử dụng biện pháp xử lý nhiều cấp, cấp đầu tiên thường là q
trình xử lý hóa lý (keo tụ, tạo bơng), hoặc q trình xử lý sinh học kỵ khí; cấp cuối
cùng là xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính làm thống kéo dài (mương oxy hóa)
hoặc sử dụng biện pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm việc theo mẻ (hệ thống bể
SBR, hệ thống Unitank) có kết hợp lọc nước thải đầu ra hoặc sử dụng hồ sinh học ổn
định.


6
Khi kết hợp hệ thống xử lý hóa lý và hệ thống xử lý sinh học để xử lý nước thải khu
công nghiệp sẽ tránh được những sự cố khi vận hành như chết bùn, xử lý không đạt
hiệu quả vì hệ thống xử lý hóa lý sẽ loại bỏ các chất độc hại, nhất là kim loại nặng,
đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho xử lý sinh học, hoặc xử lý nối tiếp với hệ
thống sinh học trong trường hợp nước thải đầu ra của hệ thống sinh học khơng đạt tiêu
chuẩn. Cịn hệ thống sinh học kế tiếp xử lý hóa lý giúp giảm chi phí xử lý vì hệ thống
hóa lý khơng cần phải xử lý đạt đến tiêu chuẩn thải, đỡ tiêu tốn hóa chất.
Quá trình xử lý nhiều cấp thường được áp dụng cho các KCN có thành ph ần nước thải
tương đối phức tạp, có sự dao động về tính chất nước thải, nước thải có các thành phần
độc hại, khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học bùn hoạt tính hoặc có ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình này.
Nguyễn Phước Dân (2003) nêu lên các công đoạn xử lý nước thải cho các KCN –
KCX như sau :
Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ
Ở hầu hết nhà máy xử lý nước thải, công đoạn tiền xử lý gồm các cơng trình và thiết bị

làm nhiệm vụ bảo vệ máy bơm và loại bỏ phần lớn cặn nặng (cát…), vật nổi (dầu mỡ,
bọt…) cản trở cho các cơng trình xử lý tiếp theo. Các cơng trình thường dùng là:
 Song chắn rác
 Máy nghiền cắt vụn rác
 Bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ
 Bể làm thống sơ bộ
 Bể điều hịa chất lượng và lưu lượng
Xử lý sơ cấp hay xử lý bậc I
Khử một phần chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ trong nước thải .
Chủ yếu là quá trình lắng để loại bỏ bớt cặn lơ lửng. Có nhiều loại bể lắng như: bể
lắng hai vỏ, bể tự hoại, bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm…


7
Kết quả xử lý của công đoạn xử lý bậc I là loại bỏ được một phần cặn lơ lửng và các
chất nổi như dầu, mỡ… đồng thời với việc phân hủy kỵ khí cặn lắng ở phần dưới các
cơng trình ổn định cặn.
Đối với xử lý bậc I tăng cường, châm thêm hóa chất keo tụ tạo bơng vào nhằm gia
tăng hiệu quả khử cặn lơ lửng và một phần chất rắn hịa tan .
Xử lý bậc I có thể làm giảm khoảng 60% cặn lơ lửng và 35% BOD 5 trong nước thải
đầu vào.
Xử lý thứ cấp hay xử lý bậc II
Khử chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (dạng hòa tan và lơ lửng) và chất rắn lơ lửng.
Các cơng trình và thiết bị dùng trong cơng đoạn xử lý bậc II có thể chia thành hai
nhóm:
 Xử lý bậc II được thực hiện trong điều kiện tự nhiên
 Xử lý bậc II được thực hiện trong điều kiện nhân tạo
Xử lý bậc II nước thải thực hiện trong điều kiện nhân tạo thường có thêm bể lắng gọi
là bể lắng đợt II để chắn giữ các bơng bùn và màng vi sinh.
Mặc dù q trình xử lý bậc II có thể loại bỏ được 85% BOD 5 và các chất rắn lơ lửng,

nó vẫn khơng thể loại bỏ hoàn toàn nitơ, photpho, kim lo ại nặng, vi khuẩn và virus gây
bệnh.
Xử lý bậc II truyền thống thường bao gồm cả quá trình khử trùng.
Khử trùng
Mục đích của q trình khử trùng là nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn
tiếp nhận khơng cịn vi trùng, virut gây và truy ền bệnh, khử màu, khử mùi và giảm nhu
cầu oxy sinh hóa của nguồn tiếp nhận. Cơng đoạn khử trùng có thể thực hiện sau công
đoạn xử lý sơ bộ (nếu yêu cầu vệ sinh cho phép), nhưng thông thư ờng là sau xử lý thứ
cấp.
Khử trùng có nhiều phương pháp: dùng clo, ozon, tia c ực tím…


8
Xử lý cặn
Cặn lắng ở sau các công đoạn xử lý sơ bộ và xử lý thứ cấp còn chứa nhiều nước
(thường có độ ẩm đến 99%) và chứa nhiều cặn hữu cơ cịn khả năng thối rữa vì thế cần
áp dụng một số biện pháp để xử lý tiếp cặn lắng, làm cho cặn ổn định và loại bớt nước
để giảm thể tích, trọng lượng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng. Có nhiều
phương pháp xử lý cặn:
 Cô đặc cặn hay nén cặn
 Ổn định cặn
 Sân phơi bùn
 Làm khô bằng cơ học (thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy l ọc ép trên
băng tải…)
 Đốt cặn trong lò thiêu
Xử lý bậc III
Khử chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) riêng bi ệt hoặc kết hợp xử lý bậc II.
Xử lý bậc III thường được tiến hành tiếp sau công đoạn xử lý bậc II nhằm nâng cao
chất lượng nước thải đã được xử lý để dùng lại hoặc xả vào nguồn tiếp nhận với yêu
cầu vệ sinh cao. Có thể dùng các cơng trình, thiết bị sau:

 Lọc cát, lọc nổi, lọc qua màng để lọc trong nước, lọc qua than hoạt tính để ổn định
chất lượng nước
 Xử lý hóa chất để ổn định chất lượng nước
 Dùng hồ sinh học để xử lý thêm…
1.7.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Elizabeth McGhie (2005) đề xuất việc quản lý và xử lý nước thải hiệu quả tại Khu
công nghiệp Debert :
Khu công nghiệp Debert có hệ thống kênh rạch chằn chịt và mạch nước ngầm chảy
qua. Vì vậy việc quản lý nguồn nước tự nhiên là rất quan trọng. Nước thải ở đây bao
gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt . Khu cơng nghiệp này hiện có nhà


9
máy xử lý nước thải tập trung . Nếu nước thải tại đây không được xử lý triệt để sẽ gây
nên vấn đề môi trường nghiêm trọng . Nhà máy này đã hoạt động hết công suất.
Hướng tới sự phát triển lâu dài, khu công nghi ệp phải lựa chọn 1 trong 2 hướng giải
quyết : giảm lưu lượng nước đầu vào hoặc tăng công suất xử lý nước thải .
Đối với nước sử dụng cho việc chuẩn bị thức ăn (nội trợ) hay tắm giặt (greywater) thì
được đánh giá là còn rất hữu dụng (Aalbers et al., 1999). Lư ợng nước này được tái sử
dụng theo công nghệ từng đợt (cascading techniques). Ch ất lượng nước ở các cấp độ
có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau . Nước sau khi sử dụng cho việc tắm
giặt hay rửa tay sẽ được tích trữ lại thay cho việc đưa đến nhà máy xử lý nước thải .
Nước thải cịn sạch trên có thể dùng lại cho cơng việc không yêu cầu nước quá sạch
như việc rửa xe.
Trong khi công nghệ từng đợt áp dụng rất hiệu quả đối với greywater thì lại khơng
hiệu quả đối với blackwater (nước thải hầm cầu). Một giải pháp giảm thiểu blackwater
đã được đưa ra là sử dụng composting toilet. Từ năm 1995, công nghệ rẻ tiền này đã
được Peggy’s Cove áp dụng cho khu vực nơng thơn để tránh nhiễm khuẩn.

Hình 1.1 Mơ hình phân hủy nước thải nhà vệ sinh thông thường. Oikos,2004.



10
Chú thích hình 1.7.2.1
1 - Ống thốt nhiệt, CO2, hơi nước
2 - Quạt
3 - Vùng hoạt tính (tồn tại vi khuẩn hiếu khí)
4 - Vùng trung gian (tồn tại khuẩn tia actinomycetes và nấm mốc)
5 - Vùng hoàn thiện (tồn tại nấm)
6 - Nước sau lọc
7 - ống dẫn nước sau lọc
8 - Nhu cầu oxy
9 - Bồn cầu
Khi khu công nghiệp mở rộng với cở hạ tầng hiện hữu thì khơng thể xử lý lượng nước
thải dư thừa so với cơng suất thiết kế. có 2 hướng giải quyết là mở rộng cơ sở hạ tầng
hiện hữu hoặc xây mới nhà máy xử lý nước thải. Việc xây mới nhà máy xử lý nước
thải thì phù hợp hơn với khái niệm khu công nghiệp sinh thái bao gồm wetland
creation và sử dụng công nghệ xử lý nước thải solar-aquatic .
Phương pháp Wetlands có khả năng lọc, hấp thu, chuyển hóa vật chất lơ lửng và hịa
tan trong nước (UNEP, 2000). Do có các đ ặc tính này mà Wetlands đư ợc xem như lá
gan của môi trường tự nhiên, loại bỏ chất ô nhiễm và tạo ra nước sạch. Chất ô nhiễm
được loại bởi Wetland nhân tạo thông qua các q trình v ật lý, hóa học, sinh học bao
gồm sự hấp thu, hấp phụ, lọc, chuyển hóa vi sinh (phân hủy sinh học), kết tủa, trầm
tích bởi thực vật và sự bay hơi (McBrien, 2000). Đ ể tăng tối đa hiệu quả xử lý nước
thải , wetland nhân tạo được thiết kế cụ thể như hình bên dưới .


11

Hình 1.2 Mơ hình đất ngập nước nhân tạo. McBrien,2000

Bên cạnh ưu điểm của Wetland là xây dựng và vận hành rẻ tiền thì có những mặt hạn
chế : diện tích lớn, cấp nước đầu vào đều đặn (khi khơ sẽ giảm công suất xử lý), lượng
thực vật xử lý phải ươm trước vài mùa, chất thải phải hòa tan trong nước và không
thấm qua lớp chống thấm giữa đất với nước ngầm.
Wetland nhân tạo được áp dụng ở vài nơi ở Nova Scotia (River Herbert, Annapolis
Royal, các nông trại tư nhân, khu công nghiệp Burnside)
Wetland phù hợp với diện tích và yêu cầu nước thải của Debert Industrial Park
Một công nghệ khác tương tự Wetland là xử lý nước thải Solar – Aquatic. Thay vì xây
dựng Wetland trên vùng đất rộng lớn ở ngồi trời thì cơng nghệ Solar – Aquatic sử
dụng bể chứa thực vật , vi khuẩn, ốc sên, và cá đặt trong nhà kính (greenhouses) đ ể
làm sạch nước thải. Công nghệ này đã được áp dụng ở nhà máy xử lý nước thải Bear
River. Với cơng nghệ này thì đầu tiên nước thải được đưa vào bể pha trộn để sục khí
làm vở các chất rắn, kế đến vi khuẩn được đưa vào. Từ đây, nước tự chảy qua 12 bể có
hệ sinh thái như trên và ti ếp tục qua 1 hồ lớn với cùng hệ sinh thái. Nước thải tại hồ


12
này được sục khí để làm tăng oxy hịa tan. Trước khi thải qua nhánh sông Bear Riv er ,
nước được khử trùng bằng tia UV.
Yong Geng, Raymond Cote, Fujita Tsuyoshi (2007) nghiên cứu mơ hình quản lý
nước tích hợp ở khu công nghiệp :
Nghiên cứu này đề xuất 4 hướng tiếp cận để quản lý nước : tái sử dụng nước trực tiếp
từ những người sử dụng, tái sử dụng nước từ những người sử dụng bằng cách trộn với
nước sạch, tái sử dụng nước giữa những người sử dụng với nhà máy xử lý nước thải,
nạp lại nước ngầm bằng cách cải tạo nước thải hay những ứng dụng khả thi khác để
đánh giá toàn diện hiệu quả sử dụng nước. Kết quả mơ hình trong một phương pháp
luận quản lý toàn diện cho việc đánh giá nguồn nước một cách khách quan trong khu
cơng nghiệp, tìm kiếm tiềm năng tái sử dụng nước giữa các ngành công nghiệp và hợp
nhất qui mơ và chi phí cho hệ thống phân phối nước đã cải tạo . Một nghiên cứu cụ thể
được đặt ra để kiểm tra tính khả thi của mơ hình. Một phân tích kinh tế của việc đánh

giá mạng lưới sử dụng nước, thể hiện việc tiết kiệm chi phí và nguồn nước tiềm năng
Hsu, Shu-Kang; Chang, Kuan-Foo; Hsiao, Hsiang-Hsien (2005) khảo sát và thiết
lập dữ liệu nền về hợp chất hữu cơ bay hơi từ các nhà máy xử lý nước thải tập
trung của các khu công nghiệp ở Đài Loan :
Do ozone thay thế các hạt lơ lửng trở thành chất ơ nhiễm chính chịu trách nhiệm về chỉ
số tiêu chuẩn chất gây ô nhiễm trên mức độ vừa phải , và sự tăng nồng độ nền ozone
trong những năm gần đây nên Tổ chức bảo vệ môi trường Đài Loan (EPA) nổ lực cắt
giảm sự phát thải ozone ngay từ nguồn – hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) và d ạng oxit
của nitơ (NOx) . Với việc xử lý lượng lớn nước thải công nghiệp, nhà máy xử lý nước
thải tập trung của khu công nghiệp (Industrial Park wastewater treatment plants IPWTPs) được xem xét là nguồn chính phát thải VOCs. Vào năm 2004, T ổ chức bảo
vệ môi trường Đài Loan đã trợ cấp một dự án để khảo sát 6 nhà máy xử lý nước thải
tập trung của khu công nghiệp bao gồm 01 IPWTPs hóa dầu , 02 IPWTPs công nghệ
cao, 03 nhà máy xử lý nước thải tập trung thông thường cho việc thiết lập dữ liệu nền
VOCs trong nước thải công nghiệp của IPWTPs. Kết quả thể hiện nhiều dạng VOCs
và nồng độ VOCs trong nước thải đầu vào của IPWTPs cao hơn rất nhiều so với
IPWTPs hóa dầu và IPWTPs cơng nghệ cao . Kết quả khảo sát này phù hợp với việc


13
hầu hết các nhà máy trong các khu công nghi ệp thông thường không xử lý nước thải
sơ bộ trước khi thải vào nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp . Hiện
nay , Tổ chức môi trường Đài Loan sẽ ban hành đạo luật tiêu chuẩn phát thải VOCs
cho các nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Ivonne Linares-Hernández, C. Barrera –Díaz, G. Roa-Morales, F. Ura-Núđez
(2007) trình bày phương pháp xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp
bằng phương pháp hệ thống keo tụ điện cực nhôm :
Các phương pháp loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải thường dùng là quá trình vật lý,
hóa học, vi sinh. Những q trình này không quá h ữu hiệu trong trường hợp nước thải
công nghiệp hỗn hợp chứa nhiều loại hợp chất hóa học khác nhau. Kết quả khả quan
của nghiên cứu này là sự khảo sát về tính áp dụng và hiệu quả trong việc loại bỏ chất ô

nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp hỗn tạp cao bằng hệ thống keo tụ điện cực
nhôm (aluminum electrocoagulation system). M ẫu nước thải được lấy từ đầu vào một
nhà máy xử lý nước thải tập trung (hỗn hợp nước thải của 144 nhà máy trong khu cơng
nghiệp). Bể phản ứng hóa học điện cực từng mẻ được xây dựng cho bước keo tụ điện
cực. Hệ thống điện cực là điện cực đơn (monopolar). Tế bào phản ứng có một dãy 10
điện cực nhơm song song, mỗi mẻ xử lý được 4 Lit . Một nguồn điện 1 chiều cung cấp
cho hệ thống 1-4 ampe và 8V (tương đương current density of 15.15 –60.60Am- 2). Thể
tích mẫu nước thải thử được đưa vào bể phản ứng và cho nguồn điện chạy qua. Sau
khi phản ứng một thời gian, mẫu nước được đem đi lọc. Điều kiện keo tụ tối ưu là pH
8 và current density là 45.45Am - 2 . Hiệu quả xử lý COD là 50%, BOD là 46%, độ màu
85%, độ đục 83% và total coliforms là 99%.
Korhonen, Chiu, Christensen (2004) đã đúc kết 4 giai đoạn phát triển của khu công
nghiệp qua lịch sử phát triển khu công nghiệp trên thế giới :
 Giai đoạn 1 : Trung lập bên trong (Internally Neutral)
Khơng có sự kết hợp tương hỗ trong cơng tác bảo vệ môi trường giữa các ngành
công nghiệp
 Giai đoạn 2 : Hỗ trợ bên trong (Internally Supportive)


14
Nhà nước bước đầu tạo điều kiện để các ngành công nghiệp kết hợp tương hỗ
trong công tác bảo vệ mơi trường
 Giai đoạn 3 : Trung lập bên ngồi (Externally Neutral)
Các ngành cơng nghiệp hình thành được sự kết hợp tương hỗ trong công tác bảo
vệ môi trường ở phạm vi vùng quy hoạch
 Giai đoạn 4 : Hỗ trợ bên ngồi (Externally Supportive )
Hình thành các dịch vụ bảo vệ môi trường liên vùng quy hoạch để tạo nên sự gắn
kết bảo vệ môi trường giữa các ngành cơng nghiệp
Ở giai đoạn 1 chỉ có các khu cơng nghiệp truyền thống và các Nhà máy sản xuất
chưa được di dời vào KCN

Ở giai đoạn 2, 3, 4 có sự xuất hiện của khu công nghiệp sinh thái là thành phần
quan trọng tạo nên sự gắn kết bảo vệ mơi trường giữa các ngành cơng nghiệp
Các chương trình quản lý môi trường tương ứng với 4 giai đoạn phát triển của
Khu công nghiệp
Bảng 1.1 Bốn giai đoạn phát triển của một khu công nghiệp
Giai đoạn Trung lập bên Hỗ trợ bên Trung lập bên Hỗ trợ bên ngoài
trong
trong
ngoài
External
Internal
Internal
External
Supportive (4)
Neutral (1) Supportive (2) Neutral (3)
Giảm thiểu tác Hỗ trợ các Giảm thiểu tác Cung cấp dịch vụ bảo
Mô tả
động
môi doanh nghiệp động môi trường ở vệ môi trường đến
trường công trong khu công mức khu công mạng lưới địa phương
nghiệp riêng lẻ nghiệp
cộng nghiệp
(công nghiệp lân cận,
tác bảo vệ môi
công nghiệp đơn lẻ)
trường
(0)
(+)
(++)
(+++)

Tác động
môi trường
của từng
doanh
nghiệp
(-)
(-)
(0)
(+)
Tác động
môi trường
của KCN
(+)
(++)
(+++)
(++++)
Tiến triển
kinh tế của


15
Giai đoạn Trung lập bên Hỗ trợ bên Trung lập
trong
trong
ngoài
Internal
Internal
External
Neutral (1) Supportive (2) Neutral (3)
hệ thống

Hình
tượng
KCN
Chương
trình

(-)

CP
EMS
ED
LCA
EMA
EPI
CSR

(-)

GSC
CSSII
GP
Eco-labeling
P-CP
P-EIA
BPX
PMTB
DFE
RM/EOD

bên Hỗ trợ bên ngồi

External
Supportive (4)

(0)

EPR
PS
MWR
EC
Co-generation
CUS
GA
LE
CIBE
ERS
PEM

(+)

IRRS
RRM
LCA
SFA
MFA
NPCE
IIEC

(0) : Trung tính
(+) : Tác động tốt đến mơi trường / hình ảnh xã hội
(-) : Tác động khơng tốt đến mơi trường / hình ảnh xã hội


Bảng 1.2 Các chương trình quản lý mơi trường của khu cơng nghiệp
Giai đoạn
1

Chương trình quản lý mơi trường
CP - Cleaner Production : Sản xuất sạch hơn
EMS - Environmental Management System : Hệ thống quản lý môi trường
ED - Ecodesign : Thiết kế thân thiện môi trường
LCA - Life Cycle Assessment : Đánh giá vòng đời sản phẩm
EMA - Environmental Management Accounting : Kế tốn mơi trường
EPI - Environmental Performance Indicator : Chỉ thị môi trường
CSR - Corporate Social Responsibility : Trách nhiệm hợp tác xã hội

2

GSC (Greening the Supply Chain) : Xanh hóa chuỗi cung cấp


×