Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề tài "Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.17 KB, 20 trang )










Luận văn
Đề tài "Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO"










1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay toàn kinh tế đang trở thành xu thế khách quan của sự phát
triển kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập và gia
nhập tổ chức thương mại WTO nói riêng sẽ tạo cho nền kinh tế nước ta có xu
hướng mở, để đón nhận sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh thuận lợi thì chúng ta
cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là yêu cầu phát triển để cạnh tranh đặt ra
cho các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là rất lớn. Một vấn đề đặt ra là làm


thế nào, như thế nào để nang cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
trong tiến trình ra nhập tổ chức thế giới WTO. Đó chính là nguyên nhân mình
chọn đề tài:
"Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến
trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO".

2
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP WTO
 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Khái niệm hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm thông thường được hiểu là quá
trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng thương lượng, ký kết và tuân
thủ các cam kết song phương và đa phương toàn cầu ngày nay đa dạng hơn
cao hơn, đồng bộ hơn trong các lĩnh vực kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế.
Theo quan điểm rộng rãi thì hội nhập kinh tế là: sự gắn kết của một
nước và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó mối quan hệ
giữa các thành viên có sự ràng buộc theo quy định chung của khối.
2. Tính tất yếu của hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có sự tự do hoá thương mại được xem
là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho
mỗi quốc gia, đa số các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh nền kinh tế của
mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn nữa là tháo rỡ các rào cản thương mại
làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá và lưu thông các nhân tố sản xuất
ngày càng thuận lợi hơn, để tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu hầu hết các
nước trên thế giới ngày càng nỗ lực hội nhập vào xu thế chung để tăng cường
sức mạnh kinh tế.
Hiện nay xu thế hoà bình, hợp tác để cùng phát triển ngày càng trở
thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới, các nước này

đều có môi trường hoà bình, ổn định và thực hiện chính sách mở cửa các nền
kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau tạo động lực cho tăng trưởng
kinh tế, các thể chế đa phương trên thế giới và khu vực có vai trò ngày càng
tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực của các dân tộc.
Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của
quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng KTKT đã và đang thúc đẩy mạnh

3
mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng
sản xuất được quốc tế hoá cao độ những tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là
lĩnh vực thông tin đã đưa các quốc gia tiến lại gần nhau hơn dần đến sự hình
thành của mạng lưới toàn cầu, trước biến đổi to lớn về khoa học công nghiệp
này, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế,
điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và dỡ bỏ hàng rào thuế quan
làm cho việc trao đổi hàng hoá, di chuyển vốn, lao động và các kỹ thuật trên
thế giới ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế
mở rộng và phát triển.
3. Mục tiêu của WTO
Tiếp tục kế thừa những mục tiêu nêu ra trong lời nói đầu của CĐTT là:
nâng cao đời sống nhân dân ở các nước thành viên đảm bảo việc làm và tăng
trưởng kinh tế, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Đồng
thời WTO còn thực hiện thêm 3 mục tiêu sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá, dịch vụ trên thế giới phục
vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ
thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công
pháp quốc tế, đảm bảo cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém
phát triển được hưởng lợi ích thực sự từ tăng trưởng thương mại quốc tế, phù
hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các

nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Nâng cao mức sống tạo việc làm cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
4. Chức năng của WTO
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương
mại đa phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả việc định giúp kỹ thuật cho các
nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế.

4
- Tạo điều kiện cho việc tiến hành các vòng đàm phán đa phương trong
khuôn khổ WTO hoặc theo quyết định của hội nghị cấp bộ trưởng.
- Thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên
quan đến việc thực hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương
mại đa phương.
- Là cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên,
thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định
của WTO.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế như quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định chính sách,
dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
5. Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO được điều hành bởi các nước thành viên, tất cả các quyết định
đều do các nước thành viên đưa ra thông qua nguyên tắc đồng thuận, về vấn
đề này quyền hạn của WTO còn do ban giá đốc hoặc 1bộ phận đứng đầu như
ở tổ chức quốc tế khác như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay ngân hàng thế giới
(WB), do vậy khi có quyết định với chính sách của 1 quốc gia thì đó là kết
quả của quá trình đàm phán giữa các nước thành viên, lợi ích của nguyên tắc
này hiển nhiên là các quyết định sẽ đảm bảo lợi ích cho tất cả các nước thành
viên, nhưng việc đạt được nhất trí của 148 nước là 1 quá trình lâu dài.
6. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân

Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của
doanh nghiệp nhà nước hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước đang có
vai trò hết sức quan trọng trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên
những khía cạnh chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực
then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà

5
nước trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng)
cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí,
thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản
xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm
thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay.
Phần của doanh nghiệp nhà nước trong GDP chiếm tỷ trọng năm 1992:
40,2%, năm 1996: 39,9%, năm 1998: 41,2%, năm 2000: 39,5%.
Cụ thể tỷ trọng phần doanh nghiệp nhà nước trong số ngành như
sau:80% công nghiệp khai thác, trên 60% công nghiệp chế biến, 99% công
nghiệp điện - gaz - dầu khí, cung cấp nước, trên 82% vân chuyển hàng hoá,
50% vận chuyển hành khách,…74% thị phần đối với nền kinh tế.
- Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết
cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái
của cơ chế thị trường.
- Doanh nghiệp nhà nước chiếm 1 phần rất quan trọng trong XNK,
trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động XNK,
riêng công nghiệp năm 1999 đã xuất khẩu được 6,17 tỷ USD (chủ yếu do
doanh nghiệp nhà nước) chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn
bộ nền kinh tế tổng công ty lương thực miền Nam xuất khẩu, gạo chiếm tỷ
trọng 60 - 70% so với cả nước, năm 2000 doanh nghiệp nhà nước chiếm trên

50 % kim ngạch xuất khẩu.
- Doanh nghiệp nhà nước đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định
cho ngân sách nhà nước.
- Trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sáchcấp vốn lưu động cho
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì nhiều doanh nghiệp
đã tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài,
bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay cùng nhân viên doanh
nghiệp.

6
- Trong lúc các thành phần kinh tế chưa vươn lên được thì doanh nghiệp
nhà nước là đối tác chính trong liên doanh liên kết với bên nước ngoài, chiếm
98% dự án liên doanh với nước ngoài, đồng thời doanh nghiệp nhà nước cũng
thực hiện được các hạ tầng kỹ thuật cần thiết đẻ thu hút các doanh nghiệp có
vốn trong nước và nước ngoài đầu tư.
- Doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một
trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu
cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có
phần xuất khẩu chủ yếu thông qua xây dựng các đường giao thông huyết
mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển
công nghiệp chế biến…
5. Những thuận lợi khi Việt Nam trở thành thành viên WTO
5.1. Đối với nền kinh tế
Việt Nam được hưởng ưu đãi trong hoạt động thương mại quốc tế:
trong quá trình tồn tại GAT/WTO đã thực hiện các vòng đàm phán nhằm tạo
điều kiện cho tự do hoá thương mại trên cơ sở quy chế tối hậu giữa các quốc
gia thành viên. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi và công nhân dồi dào, Việt Nam
có cơ hội tận dụng những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh đặc biệtlà
các ngành nông nghiệp dệt may, theo hiệp định dệt may của WTO (ACT) đến

đầu 2005 các nhà nước thành viên phải hoàn toàn xoá bỏ các hạn chế nghạch
đối với hàng dệt may. Nếu vào thời điểm đó Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO thì triển vọng xuất khẩu dệt may là rất lớn.
Tiến hành thương mại không có phân biệt đối xử: nguyên tắc không
phân biệt đối xử còn biết đến dưới tên gọi "nguyên tắc đãi ngộ quốc gia".
Hiện nay do Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên trong buôn bán với
các nước là thành viên của WTO, các nước này có thể giành quy chế đối xử
gây bất lợi đối với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại
thương, một số mặt hàng của Việt Nam đã có năng lực cạnh tranh trên một số

7
thị trường như gạo, cà phê, thuỷ sản, dệt may. Khi đó các quốc gia thành viên
WTO như Hoa kỳ, EU, Ca na đa… đưa ra lý do phân biệt đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam như các vụ kiện bán phá giá với cá basa ở Hoa kỳ và bán
bật lửa ở Châu âu. Trong việc giải quyết các vụ tranh chấp này Việt Nam
không được hưởng quy chế tranh chấp như các quốc gia thành viên WTO.
Gia nhập WTO là do động lực cho các cải cách môi trường kinh doanh
trong nước. Để trở thành thành viên của WTO, thì các quốc gia nộp đơn xin
gia nhập đều phải minh bạch hoá các chính sách kinh tế, đặc biệt là: Chính
sách thương mại . Kể từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam
đã tiến hành một số biện pháp cải cách như:
- Mở rộng quyền kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế. Nếu như trước năm 1998, chỉ có các doanh nghiệp có giấy
phép xuất nhập khẩu mới được tham gia ngoại thương thì bỏ từ ngày 1-9-
2001 bất kỳ doanh nghiệp nào có đăng ký kinh doanh thì đều có quyền xuất
nhập khẩu. Chính phủ ban hành quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001
về quản lý xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005, trong đó bãi bỏ hạn
ngạch và quản lý nhập khẩu thông qua đầu mối đối với gạo và phân bón, bãi
bỏ giấy phép nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như xi măng, thép, dầu thực
vật…

- Về đầu tư nước ngoài: đây là lĩnh vực đang được hoàn thiện với các
cải cách về thủ tục cấp giấy phép đầu tư, giảm yêu cầu về tỉ lệ kết hối ngoại
tệ, tăng cường ưu đãi. Ngày 17/5/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định 62/2002/QĐ-TTg ban hành dự án danh mục quốc gia gọi vốn đầu tư
nước ngoài thời kỳ 2001-2005 với muc tiêu thu hút vốn đầu tư cho các dự án
trọng điểm nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp
vàonăm 2002.
- Về quyền sở hữu trí tuệ: Việt Nam đã cam kết về chương trình hành
động thực hiện hiệp định về vấn đề thương mại có liên quan đến sở hữu trítệ
(TRíP) và tham gia vào công ước quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ như: công

×