GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI
3.1 Đối với toàn ngành may mặc
Cung cấp thông tin gián tiếp qua các trang web, đặc san ngành về
thị trường xuất khẩu như các hiệp định thuế quan, hạn ngạch, các yêu
cầu kỹ thuật, chất lượng của các quốc gia nhập khẩu; tư vấn và hỗ trợ
các doanh nghiệp về đăng ký, bảo hộ thương hiệu cũng như các đặc
tính thị trường khác như xã hội, văn hoá, thu nhập. Phổ biến các vấn đề
chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục
để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công
nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn
riêng cho từng đối tượng doanh nghiệp.
Củng cố mối quan hệ với Liên đoàn may mặc Châu Á để khẳng
định vị thế của ngành may mặc Việt Nam, từ đó xây dựng thương hiệu
may mặc Việt Nam trên thế giới. Với tư cách là một thành viên, ngành
may mặc nước ta sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ từ các thành viên khác của
Liên đoàn gia nhập vào các thị trường mới cũng như kinh nghiệm quản
lý, sản xuất… đồng thời góp ý kiến đưa ra các đề xuất có lợi cho liên
đoàn cũng như ngành may nước ta .
Phát triển các hiệp hội may mặc, liên đoàn may mặc Việt Nam để
các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau đồng thời trao đổi
kinh nghiệm về phát triển thị trường cũng như về xây dựng thương hiệu.
Viện mẫu thời trang Việt Nam ( Fadin) nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực thiết kế cả về số lượng cũng như chất lượng nhầm đáp
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp may mặc. Đồng thời trong thời gian
tới các công ty may cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận
nhiều hơn nữa công nghệ kỹ thuật của nhà máy để nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực thiết kế. Mở rộng hợp tác với nước ngoài, nâng
cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế.
Thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính Phủ về các chính
sách vĩ mô liên quan đến ngành trong tiến trình hội nhập. Như phát triển
cơ sử hạ tầng, đường xá, các sân bay, cảng biển nhằm phục vụ cho
việc xuất khẩu hàng may mặc, định hướng phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ khác, hay hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan, tăng
cường các biện pháp quản lý thị trường nhằm chống nạn hàng giả hàng
nhập lậu. Với thời thế hiện nay cho thấy muốn phát triển ngành may
mặc cần phải phát triển các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải,
công nghiêp dệt, cơ khí điện máy, du lịch, thương mại… Đòi hỏi một
chính sách đồng bộ từ phía Nhà nước cả về quy hoạch vùng kinh tế,
liên kết kinh tế liên ngành.
Tổ chức nhiều buổi diễn thời trang cũng như hội chợ hàng may
mặc quy mô lớn, hiện đại cả trong và ngoài nước nhằm đưa sản phẩm,
thương hiệu may mặc Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng. Bởi
đa số các doanh nghiệp may đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít
vốn nên không có điều kiện quảng bá thương hiệu qua kênh bán hàng
tại các thị trường nước ngoài. Vì lẽ đó nên ngành may mặc cần có sự
hỗ trợ để các doanh nghiệp may trong nước có thể quảng bá được
thương hiệu và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
Xây dựng trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế để cập nhật cho
cán bộ quản lý, kinh doanh về kiến thức hội nhập quốc tế, tranh chấp
quốc tế, phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông
tin trong kinh doanh ngành may mặc.
3.2 Đối với các doanh nghiệp may
3.2.1 Xác lập thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong ngành chưa xác định được lợi thế của
mình, sản xuất còn tràn lan theo đơn đặt hàng. Như đã đề cập ở trên
các doanh nghiệp may còn sản xuất quá nhiều chủng loại sản phẩm
nhưng không xác định sản phẩm nào là chính yếu cho doanh nghiệp
của mình. Điều này không những làm cho doanh nghiệp tốn kém về chi
phi mà mặt khác không chiếm được
Đặc biệt sản phẩm may mặc giờ không đơn thuần khách hàng tiêu
dùng theo tính năng sử dụng nữa mà còn để khẳng định bản thân; do
vậy doanh nghiệp không lựa chọn cho mình một thị trường mục tiêu với
một nhóm khách hàng có đặc tính riêng thì doanh nghiệp cũng khó xác
lập được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Doanh nghiệp phải tìm được lợi thế cạnh tranh của mình và tìm sản
phẩm mũi nhọn để xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp cần phân
tích thị trường tiêu thụ, các đối thủ cạnh tranh, sử dụng lợi thế trong sản
xuất, thiết kế, kỹ thuật, từ đó xây dựng thị trường "ngách", thí dụ như
thời trang công sở dành cho phụ nữ tuổi trung niên, sơ-mi cao cấp cho
doanh nhân.
3.2.2 Lựa chọn mô hình thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp
Từ những đặc điểm của ngành và đặc tính thị trường may mặc tôi
xin đề xuất việc lựa chọn mô hình thương hiệu gia đình là phù hợp với
điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp may nước ta.
Xuất phát từ đặc điểm là chi phí quản lý và duy trì thấp nên mô hình
được coi là rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về
mặt tài chính và đội ngũ quản trị thương hiệu còn mỏng của ngành may
mặc. Hơn nữa các doanh nghiệp trong ngành đa phần chỉ đang kinh
doanh trên mỗi lĩnh vực dệt may nên không nhất thiết phải sử dụng mô
hình thương hiệu cá biệt hay mô hình đa thương hiệu.
Sử dụng mô hình này, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được biết
đến hơn, bớt bị cô lập trên thị trường. Bởi với việc cùng chung nhãn hiệu
thì với mỗi sản phẩm được người tiêu dùng chú ý là một lần doanh
nghiệp được quảng cáo. Nhờ vậy tận dụng được lợi thế vì sự nổi tiếng
của các thương hiệu đi trước hay cùng hỗ trợ nhau để gây dựng thương
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2.3 Xây dựng các giải pháp Marketing- mix cho doanh nghiệp
a) Chiến lược sản phẩm:
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về
quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 và trách nhiệm xã hội
SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. Ngoài ra
doanh nghiệp còn nên đưa ra các tiêu chẩn đặc trưng của doanh nghiệp
về sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt về sản phẩm đồng thời công bố cho
công chúng biết về các tiêu chuẩn nay; điều này không những tạo ra
dựng được niềm tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà từ đó
chính người tiêu dùng sẽ là người trực tiếp chống lại nạn hàng nhái,
hàng giả cho doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có
ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có
thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu, dễ thâm nhập vào thị trường
mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.
Với đặc tính của ngành may mặc thì việc sản phẩm phải hợp thời
trang và có tính biến đổi không ngừng. Do vậy doanh nghiệp cần tìm
kiếm và đào tạo đội ngũ thiết kế và tạo mẫu chuyên nghiệp, thường
xuyên cập nhật với lối sống thời trang hiện đại sao cho sản phẩm của
doanh nghiệp không những không bị lỗi mốt mà phải có tính đi trước,
tạo ra xu hướng thời trang mới.
Đi đôi với việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì
doanh nghiệp còn phải hình thành cơ chế quản lý chất lượng từ khâu
đầu vào tới khâu đầu ra, sao cho hạn chế tối đa sản phẩm lỗi ra thị
trường vì chính chất lượng sản phẩm là cái giữ chân khách hàng và thu
hút thêm khách hàng mới. Đồng thời có một hệ thống kiểm tra chất
lượng còn đảm bảo cho chi phí toàn bộ hệ thống giảm xuống tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Hợp tác với các đối tác nước ngoài và một số hãng thời trang nổi
tiếng quốc tế để đầu tư vào khâu thiết kế, chuyển nhượng quyền
thương hiệu, tạo ra những sản phẩm mang tính khác biệt, vượt trội,
đẳng cấp cao hơn.
b) Chiến lược giá:
Về việc định giá thì doanh nghiệp không nhất thiết phải bán với giá
thấp, mà khi đã xây dựng được chiến lược định vị thì doanh nghiệp có
thể định mức giá sao cho phù hợp với chiến lược định vị thương hiệu
nhất. Đồng thời doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống mức giá mềm
nhằm phù hợp với các đối tượng khách hàng (bán buôn, bán lẻ …)
Và hoạt động khuyến mãi, giảm giá chiết khấu …
c) Chiến lược phân phối: