Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thông qua kiến trúc và các hoa văn trang trí tại địa điểm thực tế huyện Mai Châu, Hòa Bình. Anh (chị) hãy viết khái quát về bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Mai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.94 KB, 7 trang )

Đề bài: Thông qua kiến trúc và các hoa văn trang trí tại địa điểm thực
tế huyện Mai Châu, Hịa Bình. Anh (chị) hãy viết khái quát về bản sắc
văn hóa của người Thái ở huyện Mai Châu
Mai Châu thuộc tỉnh Hịa Bình là một huyện miền núi, Mai Châu đã từ
lâu được nhắc đến như một điểm đến kì thú với cuộc sống đầy màu sắc bản
sắc đến từ các đồng bào dân tộc khác nhau mà chủ yếu là dân tộc Thái. Ở
thung lũng Mai Châu người Thái tập trung chủ yếu tại Bản Lác, Poong
Coong, Bản Văn… Về với Mai Châu là về với những bản sắc văn hóa đa
dạng như:
*Nhà sàn

Người Thái Hồ Bình cũng làm nhà sàn như người Mường song nhà
sàn Thái rộng hơn, sắp xếp quy củ hơn.
Nhà sàn là nơi thể hiện rất rõ “bản sắc văn hóa” của người Thái Mai
Châu. Đó khơng chỉ là nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày mà cịn là nơi tế lễ,
sinh hoạt văn hóa của gia đình họ hàng – cộng đồng trong dịp lễ hội bên bàn
thờ - bếp lửa. Nhà sàn Mai Châu hiện nay vẫn bảo tồn những nét truyền
thống từ rất xa xưa tạo nên sự tinh hoa trong văn hóa là đặc điểm nổi trội
trong một tập thể sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn.. Nhà sàn của người Thái ở
Mai Châu khơng cịn giữ kiểu nhà sàn “chính thống” như ở Tây Bắc, trên hai
đầu hồi khơng có “khau cút” – một nét đặc trưng tiêu biểu, đậm chất Thái
1


Tây Bắc. Ngôi nhà sàn ở Mai Châu gần gũi với kiểu dáng của nhà sàn
Mường Bi nhưng gầm sàn nâng cao hơn, chân cột thanh hơn, cầu thang lên
có lan can tay vịn, ván thưng vách chứ không dùng phên đan hoa văn như
nhà sàn Mường. Trước đây, người Thái có ba gian lớn, ngày nay bố cục các
gian nhà có thay đổi để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và thích ứng với
cuộc sống.
* Trang phục



Cái độc đáo của dân tộc Thái còn được thể hiện qua những bộ trang phuc.
Nam thường có mũ đội đầu, quần ống rộng chủ yếu là màu chàm hoặc màu
đen. Nữ thì ln gắn bó với âu phục truyền thống: áo cỏn màu trắng, xanh,
đen bó sát thân, váy đen được thêu viền hoa. Cùng với áo váy, phụ nữ Thái
cịn có những chiếc khăn piêu màu sắc sặc sỡ thu hút cánh mày râu. Trang
phục của người Thái đa dạng và hết sức độc đáo. Trang phục phụ nữ Thái có
những hoa văn trang trí mang biểu tượng thiên nhiên đa dạng : chim muông,

2


cây cỏ. mặt trời. Đai thắt lưng và khăn Piêu là những tác phẩm nghệ
thuậthoàn hảo.
Tang phục truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc
“Sà rông” của phụ nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực,
mặc vừa sát người. Phụ nữ Thái đen thường đội khăn “Piêu” là một chiếc
khăn dài một đen, hai đầu khăn được trang trí bằng những mẫu thêu hình kỷ
hà đầy mầu sắc. Người Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may
trang phục. Màu đỏ nhuộm bằng cánh kiến cũng được sử dụng để duyệt
những tấm thổ cẩm mà họ gọi là vải “Khuýt”. Theo tập qn, các cơ gái
Thái từ khi cịn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm sợi. Hiện nay, những
kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những em gái 12, 13 tuổi vẫn
phải học cách dệt vải thêu thùa.
Để chuẩn bị cho đám cưới, các cô phải làm rất nhiều chăn gối, đệm để
mang về nhà chồng. Những tấm chăn được dệt từ sợi bông đen và trắng rất
tinh xảo, hoặc được may bằng những tấm vải “khuýt” và vải bông.
* Lễ hội
Người Thái Mai Châu hôm nay vẫn giữ được bản sắc dân tộc trong
những lễ hội truyền thống mang sắc thái riêng như:

Hội cầu mưa: của người Thái ở Mai Châu được mở vào những đêm
trăng quầng đỏ của tháng 3, tháng 4 âm lịch. Mọi người đi hát cầu mưa ở
khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản.Vào dịp tổ chức hội
cầu mưa, hầu như mọi sinh hoạt của người Thái đều hướng cả vào việc cầu
mưa. Trai gái yêu nhau cũng tạm gác những lời hát tỏ tình giao duyên dành
lời ước ao cho hạt mưa rơi. Giọng hát gieo vừng, gieo kê (bán pháng bán
ngà) vọng từ núi này sang núi khác đều một lời cầu mưa tha thiết. Trong lễ
hội, mọi người ca hát để cầu mưa, nhà nhà đốt đuốc quanh làng.
3


Lễ xên bản, xên mường: chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng
thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu
thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp. Mục đích của lễ xên bản,
xên mường là tạ ơn thổ địa, tổ tiên, cầu mùa, cầu sự bình yên cho dân.
Lễ hội Chá Chiêng: mang ý nghĩa cộng đồng tạo khơng khí náo nức và
phấn chấn cho mọi người trong bản, trong mường. Lễ hội chính thức được
bắt đầu phần hội với nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi. Buổi đầu của ngày
hội chủ yếu là làm lễ và múa hát, đánh trống chiêng. Buổi thứ hai có tổ chức
thi bắn súng và cung nỏ. Hình thức bắn súng là người ta tung quả bưởi lên
mái nhà, quả bưởi lăn xuống theo mí dốc, các tay súng thiện xạ lần lượt
ngắm, đón, bắn.
Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng do ơng Mùn lớn - người có uy tín trong
cộng đồng người Thái tổ chức. Cứ ba năm, ông Mùn lại tổ chức lễ tạ ơn
Then Luông và các then khác trên Mường Trời. Lễ vật dùng cho việc này
đều do các con nuôi, con ruồng (lục liểng, lục nà) - những người đau ốm
được ông Mùn cúng khỏi trở thành người con phụ thuộc vào thầy Mùn đóng
góp.
Cây hoa chá được làm bằng cây tre, đục nhiều lỗ để cắm các cành hoa
do các con nuôi làm và mang đến. Hoa được làm bằng thân cây mềm, xốp

gọt nhiều cánh và nhuộm nhiều màu. Cây được phân ra làm hai tầng: tầng
cao nhất là tầng của trời, tầng chủ lễ; tầng dưới là tầng của trần gian treo
những vật đan kết bằng sợi lạt tre, nứa tượng trưng cho vạn vật trên mặt đất
như ếch, nhái, ve sầu, chim, cá, quả trứng, khung cửi, cái trống, con dao…
biểu tượng cho sự sống sinh sôi nảy nở ở trần gian.

4


Mâm cỗ cúng đặt trước bàn thờ, gồm có một con gà luộc, xơi, quả
trứng, cuộn vải trắng, vịng đeo tay bằng bạc, đĩa trầu cau, thanh kiếm và các
đồ cúng khác của ông mo.
Địa điểm tiến hành lễ là ngơi nhà sàn của chính ơng Mùn. Ngơi nhà
được trang trí sặc sỡ bằng những tấm vải thổ cẩm. Chính giữa nhà đặt cây
hoa chá - cây hoa trung tâm của lễ hội. Tham gia vào cuộc lễ gồm có: ông
Mùn luông chủ lễ, ông Mùn lam, ông nhồm (phụ trị), ơng thổi pí mùn, các
con ni và đơng đảo dân chúng.
Ngồi ra cịn nhiều trị chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái
như: Keng Loóng, đánh trống chiêng, chơi cù quay, ném còn, tò lẻ, thi hát
đối đáp, múa quạt, xoè Thái…
* Ẩm thực
Nếu vào các bản thái và được thưởng thức hương vị cá đồ, măng đắng,
là coi như bạn đã trở thành người khách quý. Món cơm nếp trong ống lam
của Mai Châu, do có nước dừa nên rất thơm ngon. Đặc sản vùng này còn có
loại rượu cần tuyệt ngon làm bằng lúa nếp, lá hính ho, ngực mèo, gừng…
làm say đắm lịng người.
* Một số phong tục tập qn
Người Thái cịn có những phong tục tập qn vơ cùng đặc sắc. Ví như
nhà sàn dựng cao hơn mặt đất chừng 2m. Khách muốn vào nhà sẽ được mời
múc nước rửa chân trước khi bước lên các bậc cầu thang. Những người con

trai khi tìm vợ, chỉ cần nhìn lên giá xếp chăn đệm, gối sạch sẽ ở một góc cửa
sổ trong nhà, nơi gọi là “phịng” ngủ của con gái lớn là có thể biết tài nữ
công và sự chăm chỉ của người vợ tương lai. Cịn riêng các cơ gái, muốn
hiểu người con trai sắp làm chồng chỉ cần nhìn lên các cột nhà, nếu thấy
nhiều vảy cá to hoặc đuôi cá dán trên cột nhà thì có thể n tâm vì chồng
5


mình là người lao động giỏi. Hay là tục chọc sàn kết nối hôn nhân, tục tắm
tiên của những cô gái Thái nhiều phen khiến các chàng trai tò mò khổ sở.
Hay theo quan niệm của người Thái, đã là phận trai tráng ở đời phải biết thổi
pí, người thổi pí hay là người có tâm hồn đẹp và trong tương lai sẽ là người
chồng tôt.
Một số bản Thái ở Mai Châu từ lâu đã cuốn hút và làm cho du khách
sững sờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên cùng sự phong phú, độc đáo của nếp
sinh hoạt Thái. ‘Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có,
nhân dân các dân tộc Thái huyện Mai Châu đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, hịa nhập với cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thống đã
trở thành nét tiêu biểu về văn hóa ở Mai Châu.

6


Một số ảnh tư liệu của dân tộc Thái – Hịa Bình

7




×