U bi Đề bài: Những thành tựu của CNXH và nguyên nhân làm cho CNXH lâm
vào khủng hoảng trong thời gian vừa qua?
Làm bài:
Chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giớí ra đờì
cho đến nay đã gần 90 năm (1917-2006). Trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở
Liên Xô và các nước XHCN ở bên cạnh đạt được
những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ý nghĩa
lịch sử và có ý nghĩa quốc tế thì còn có một số
khuyết, nhược điểm chậm được phát hiện và khắc
phục cho nên đã gây ra sự trì trệ về kinh tế - xã hội
rồi sau đó dẫn đến khủng hoảng
Thành tựu nổi bật của các nước xã hội chủ
nghĩa (XHCN) là xoá bỏ chế độ người bóc lột
người, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất
nước, quản lý xã hội. Chính vì lẽ đó, Hồ Chí Minh
đã từng khẳng định nước Nga có chuyện lạ đời,
đem người nô lệ thành người tự do. Đi cùng với
việc xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, CNXH
còn thiết lập 1 quan hệ quốc tế bình đẳng giữa các
quốc gia, dân tộc. Điều này, hoàn toàn xa lạ với
việc dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác như
trước đây. Quan hệ quốc tế trước XHCN luôn luôn
là cá lớn nuốt cá bé; nước mạnh, nước lớn thống trị
nước nhỏ, nước yếu. CNXH ra đời đã xây dựng
một mối quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, tốt đẹp,
tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc giúp đỡ lẫn
nhau để cùng phát triển.
Bên cạnh đó, trong khoảng giữa những
năm 50 và 60 của thế kỉ XX mặc dầu phải trải qua
chiến tranh thế giới thứ II , chịu hậu quả nặng nề
nhưng các nước XHCN nhờ bản chất chế độ xã hội
tốt đẹp lại động viên được tinh thần hăng say của
nhân dân lao động nên đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trên lĩnh vực kinh tế. Trong vòng 20 năm đó
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước XHCN đạt
được mức trung bình trên 7%/năm. Trong khoảng
30 năm gần đây, Trung Quốc luôn giữ được tốc độ
tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 9%/năm (Năm 1993 đạt
13.4%), Việt Nam được xem là nước phát triển cao
thứ hai Châu Á (sau Trung Quốc) đã gần 20 năm
nay giữ tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/năm.
Không những trên lĩnh vực kinh tế mà ở
lĩnh vực văn hoá, khoa học công nghệ các nước
XHCN cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
đáng tự hào. Trước khi cách mạng XHCN thành
công thì hầu hết các nước này trình độ học vấn
của nhân dân còn rất thấp kém, số người mù
chữ chiếm tỷ lệ lớn (nước Nga trước cách mạng
tháng Mười có đến trên 75% số người mù chữ)
thế mà sau một thời gian xây dựng CNXH trình
độ học vấn của người dân các nước XHCN
tương đối cao và đồng đều (năm 1987 Liên Xô
có 154 triệu người có trình độ học vấn từ trung
học phổ thông trở nên). Trong lĩnh vực khoa
học công nghệ Liên Xô và một số nước XHCN
cũng đạt được một số thành tựu đáng trân trọng.
Ở giai đoạn đầu Liên Xô luôn là nước đi đầu
trong việc nghiên cứu, chinh phục vũ trụ. Năm
1957 Liên Xô phóng thành công Vệ tinh nhân
tạo, năm 1961 có người bay vào vũ trụ trên tàu
Phương Đông I. Một sự kiện đáng ghi nhớ vào
ngày 4/3/1961 lần đầu tiên trên thế giới Liên Xô
đã dùng tên lửa V1000 bắn trúng tên lửa ở tầng
bình lưu. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật máy tính
của Liên Xô lúc đó rất khá. Sự kiện này phải
mất mấy chục năm sau Mỹ mới đạt được.
Không chỉ thu được nhiều thành tựu
trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội mà ngày
trên lĩnh vực quân sự, quôc phòng các nước
XHCN cũng gặt hái được nhiều kết quả to lớn.
Nhờ vậy các nước XHCN đã bảo vệ được thành
quả của cách mạng, bảo vệ được nền hoà bình
thế giới, chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế
giới.
Những thành tựu to lớn mà các nước
XHCN giành được trong thời gian qua là hết
sức đáng trân trọng, đáng ghi nhận, có ý nghĩa
lịch sử và ý nghĩa quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô
và các nước XHCN khác vẫn còn một số yếu
khuyết, nhược điểm chậm được phát hiện và
khắc phục cho nên đã gây ra sự trì trệ về kinh
tế, xã hội rồi sau đó dẫn đến khủng hoảng trong
thời gian trước đây.
Trước hết, các nước XHCN đã thực hiện
sự tấp trung quá mức cần thiết: tập trung quan liêu.
Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng CNXH
muốn tồn tại, phát triển thì cần phải có sự tập trung
ở mức độ nhất định, mức độ cần thiết. Những sai
lầm của CNXH đã thực hiện sự tập trung quan liêu.
Chính điều này dấn tới những hậu quả tai hại cho
sự nghiệp xây dựng CNXH. Hậu quả đầu tiên là
làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh, đồ sộ thì
hiệu lực quản lý của nó sẽ kém hiệu quả, vì nó
chồng chéo nhau, dẫn đạp lên nhau. Để thấy mức
độ cồng kềnh của bộ máy nhà nước ở các nước
XHCN, chúng tôi xin đưa ra số liệu sau (theo Ban
tổ chức chính phủ năm 1999): Nếu ở Mỹ bộ máy
hành chính tính trung bình 1 cán bộ/100 dân, ở
Singapo 1 cán bộ/500 dân thì ở Việt Nam 1 cán
bộ/63 dân, ở Trung Quốc 1 cán bộ/45 dân. Hậu quả
thứ hai của sự tập trung quan liêu là nhà nước kiểm
soát quá mức cần thiết đối với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh. Sự kiểm soát đó được thể hiện thông
qua chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Một xã hội hiện
đại muốn tồn tại và phát triển vững chắc thì cần
phải có kế hoạch. Nhưng sai lầm của CNXH là ở
chỗ: trước đây chúng ta xây dựng kế hoạch từ ý
muốn chủ quan, kế hoạch đó lại được ấn từ trên
xuống. Cho nên có nhiều trường hợp càng hoàn
thành vượt mức kế hoạch bao nhiêu thì hậu quả
kinh tế càng kém bấy nhiêu, thậm chí gây ra những
hậu quả xấu khó lường cho xã hội. Ở Trung Quốc
có thời bắt nông dân phải sản xuất gang thép với
chỉ tiêu kế hoạch rất cao. Cho nên nông dân không
có điều kiện, thời gian để sản xuất lương thực nên
nạn đói đã xảy ra trên diện rộng, thời gian dài gây
nên cảnh hàng chục triệu người chết đói. Sự tập
trung quan liêu đó đã tạo điều kiện cho cán bộ lạm
dụng chức quyền nên dẫn đến tệ đặc quyền đặc lợi.
Hậu quả này ở các nước XHCN nào cũng có
nhưng nó rõ nét nhất là ở Rumani thời XêauXêcu
cầm quyền.
Khuyết, nhược điểm thứ hai mà các nước
XHCN mắc phải là việc thực hiện chủ nghĩa bình
quân trên thực tế. Chủ nghĩa bình quân trong
CNXH nó được nảy sinh, hình thành từ mặt tốt của
CNXH. Trước đây, trong lĩnh vực phân phối sản
phẩm tiêu dùng CNXH công bằng, hợp lý hơn
CNTB nên sự cách biệt giàu nghèo trong CNXH
có nhưng không lớn. Tuy nhiên, một sự công bằng,
hợp lý vượt quá giới hạn cần thiết thì sẽ dẫn đến
chủ nghĩa bình quân. Chủ nghĩa bình quân trong
CNXH gây ra hậu quả: làm cho người lao động
không quan tâm đến sản xuất, biến người lao
động tích cực trở thành kẻ chây lười ăn bám xã
hội. Chủ nghĩa bình quân và hậu quả của nó
được thấy rõ nhất khi chúng ta hoàn thành sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, cả nước đi vào xây dựng CNXH nhưng ở
các hợp tác xã nông nghiệp vẫn thực thi nguyên
tắc phân phối lương thực: tối thiểu 13 kg thóc
tối đa 18 kg thóc.
Khuyết, nhược điểm thứ ba mà các
nước XHCN trước đây đã mắc phải là chậm trễ
trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vào
những năm 70 của thế kỷ XX, lúc đó thế giới
lâm vào 1 cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Đứng trước cuộc khủng hoảng thiếu này CNTB
(nhất là các nước TBCN phát triển cao) đã
nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất: phát
triển các ngành tiêu tốn ít nguyên,nhiên, vật
liệu; phát triển sản xuất theo chiều sâu (đầu tư
đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ tiên tiến
hiện đại). Chính vì lẽ đó CNTB dần hồi phục và
phát triển. Trong khi đó các nước XHCN ít chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, thậm chí còn
được lợi (điển hình là Liên Xô thu được món
lợi nhuận khổng lồ 60 tỷ USD nhờ giá dầu mỏ
tăng trên thị trường thế giới). Hơn nữa, lúc đó
các nước XHCN lại quan niệm sản xuất lớn là
quy mô phải to (nhà máy, công xưởng đồ sộ; số
lượng công nhân đông hàng vạn người). Bởi
vậy, các nước XHCN ngày càng ra sức phát
triển sản xuất theo chiều rộng, trong khi các
nước TB ra sức phát triển theo chiều sâu cho
nên kết cục tất yếu dẫn tới trình độ khoa học
công nghệ của các nước XHCN ngày càng tụt
hậu so vơí CNTB. Năm 1985 trình độ khoa học
kỹ thuật của Liên Xô lạc hậu 15 năm so với các
nước phương Tây, còn các nước XHCN khác
chắc chắn khoảng cách đó sẽ còn lớn hơn nhiều.
Một khi trình độ khoa học công nghệ của các
nước XHCN lạc hậu hơn so với các nước
TBCN thì các nước XHCN sẽ không có năng
suất cao, chất lượng hàng hoá tốt, giá cả hạ
được. Vì lẽ đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế
các nước XHCN yếu kém so với CNTB. Có
người xem đây là cội nguồn của sự khủng
hoảng say này.
2
Cuối cùng sự trì trệ, khủng hoảng về kinh
tế-xã hội của các nước XHCN thời gian qua còn do
sự duy ý chí, cứng nhắc, chủ quan. Biểu hiện của
vấn đề này đó là việc các nước XHCN đã tự đề ra
quy luật rồi buộc quá trình xây dựng CNXH phải
tuân thủ; việc tất cả các nước đều xây dựng theo
mô hình duy nhất: mô hình Liên Xô. Năm 1957 đại
diện 12 Đảng Cộng sản cầm quyền đã có Hội nghị
tại Matxcova. Tại Hội nghị đó các Đảng Cộng sản
đã tự đề ra 9 quy luật và bắt buộc sự nghiệp xây
dựng CNXH phải tuân thủ. Điều này làm hạn chế
sự nghiệp xây dựng CNXH. Tất cả các nước
XHCN trước đây còn xây dựng theo một mô hình
duy nhất, mô hình Liên Xô. Trước hết phải thấy
rằng mô hình này nó đúng cho Liên Xô nhưng
đúng trong giai đoạn lịch sử nhất định. Việc duy trì
mô hình này quá lâu ở Liên Xô, hơn nữa nó lại
được áp dụng y nguyên vào các nước XHCN trong
1 thời gian dài, bất chấp điều kiện lịch sử cụ thể
của các nước khác nhau. Chính điều này đã làm
cho những hạn chế của mô hình Liên Xô càng có
điều kiện bộc lộ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự
nghiệp xây dựng CNXH ở các nước. Đánh giá về
mô hình Liên Xô người ta thấy nó có 5 hạn chế
sau:
- Cải tạo XHCN nóng vội, đốt cháy giai
đoạn.
- Hình thức sở hữu thiếu đa dạng, phong
phú.
- Phủ nhận hoặc coi nhẹ nền kinh tế hàng
hoá, thị trường.
- Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan
liêu.
- Hệ thống chính trị cũng tập trung quan
liêu.
Cho nên đã làm suy yếu nền dân chủ
XHCN, làm suy yếu mối quan hệ giữa Đảng
Cộng sản cầm quyền với nhân dân. Một nguy
cơ mà trước đây Lênin đã từng cảnh tỉnh các
Đảng Cộng sản.
Việc nhận thức đúng, đầy đủ những
thành tựu của các nước XHCN cũng như những
nguyên nhân làm cho CNXH lâm vào trì trệ,
khủng hoảng về kinh tế - xã hội trong thời gian
trước đây là hết sức cần thiết. Thấy rõ những
thành tựu của CNXH để ta thấy được mặt tốt,
bản chất ưu việt của CNXH nhưng đồng thời
phải thấy cả những mặt kìm hãm, những khuyết
nhược điểm của CNXH để chúng ta không bao
giờ ngủ quên trước thực tế, không say sưa với
thắng lợi. Thấy rõ, thấy đầy đủ cả mặt tốt và
mặt hạn chế để chúng ta xác định rõ hơn, đúng
đắn hơn con đường đi tới cho CNXH. Chỉ trên
cơ sở phát huy các thành các thành tựu đã có;
sửa chữa, khắc phục những khuyết nhược điểm
đã mắc phải CNXH tự hoàn thiện mình trong
quá trình phát triển đó là con đường giúp
CNXH không ngừng lớn mạnh.
3