Tỉ suất lợi tức mong đợi
Tỉ giá hối đoái giảm
Giá dự
tính tăng làm
lãi suất tăng
Sự tăng giá
dự tính giảm
R
0
R
1
Rf
1
Rf
0
Ex
Tỉ giá
Ex
0
Ex
1
Ex
1
Lãi
suất
r
1
r
0
S
1
T0=
1
S
1
T
1
S
1
S
0
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ …… Nguyễn Đặng Thuỳ Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Lãi suất luôn được coi là một biến số nhạy cảm đối với đời
sống kinh tế. Lãi suất tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể
kinh tế, quyết định đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh ngân
hàng, quyết định hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Có rất nhiều nghiên cứu, các cuộc
tranh luận và bàn cãi về lãi suất, diễn biến lãi suất được đưa tin hầu
như hàng ngày trên các báo, tạp chí, tạp san chuyên ngành… Lãi
suất thực sự là một vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của
mọi tầng lớp dân cư và xã hội. Quan tâm đến vấn đề lãi suất, chúng
ta không ai có thể phủ nhận lãi suất là một công cụ sắc bén trong
điều hành kinh tế vĩ mô. Song sử dụng công cụ lãi suất cũng giống
như sử dụng một con dao hai lưỡi. Muốn điều hành nền kinh tế có
hiệu quả, đòi hỏi phải nắm bắt, nghiên cứu kỹ lưỡng lãi suất, nếu
không nó sẽ đem lại những kết quả ngoài dự kiến.
Với mong muốn được hiểu thêm về lãi suất trên cơ sở các kiến
thức đã được học và xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn cùng với tính thời
sự của vần đề này, em đã lưa chọn đề tài: “Lãi suất và hệ thống lãi
suất của Việt Nam trong thời gian vừa qua”.Tuy nhiên, với tính chất
phức tạp của vấn đề, trong giới hạn của bài viết này, xin đề cập tới
những nhân tố tác đông thường xuyên đến lãi suất, dưới góc độ vĩ mô.
Nội dung chính của bài tiểu luận được trình bày theo thú tự sau:
1. Một số vấn đề lý luận chung về lãi suất.
2. Thực trạng hệ thống lãi suất Việt Nam.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của ngân hàng thương
mại Việt Nam.
4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống lãi suất ở Việt
Nam hiện nay
SINH VIÊN
NGUYỄN ĐẶNG THUỲ DUNG
2
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ ……… ……NguyễnĐặng Thuỳ
Dung
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm
Kể từ khi hoạt động kinh tế xã hội của loài người đang còn ở
hình thức sơ khai cho đến nay đã phát triển đến trình độ cao, trong
nền kinh tế luôn tồn tại mâu thuẫn, đó là: tại một thời điểm nhất định
trong nền kinh tế tồn tại những tác nhân tạm thời thừa và tạm thời
thiếu vốn. Mâu thuẫn này xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn của vốn
trong nền kinh tế và có thể được giải quyết thông qua hệ thống ngân
hàng và tổ chức tín dụng.
Với mạng lưới hoạt động rộng khắp của mình trong nền kinh tế,
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đã huy động được
phần lớn lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để tạo lập các quỹ
cho vay. Như bất cứ một doanh nghiệp nào khác, các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng muốn kinh doanh phải có sản phẩm
mang ra trao đổi trên thị trường và vốn tiền tệ là “hàng hoá” đặc biệt
mà các tổ chức này mang ra trao đổi. Nhưng hàng hoá đặc biệt này
không được mua, bán theo đúng nghĩa đen của nó như là việc mua,
bán các hàng hoá thông thường khác, chúng ta xem quá trình mua, bán
là việc trao đổi hàng hoá tiền tệ thì giá cả được tính như thế nào? Lãi
suất chính là giá cả của loại hàng hoá này.
Thật vậy ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
bằng cách đi vay để cho vay. Để đảm bảo hoạt động an toàn và có hiệu
quả thì giữa khoản tiền đi vay và cho vay của ngân hàng phải có sự
chênh lệch nhất định, khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức (tiền
lãi). Vậy “ Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải
trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng tiền
ấy trong khoảng thời gian đã thoả thuận trước” (Trang 256- “ Tiền và
hoạt động ngân hàng”- NXB Chính trị quốc gia).
2. Các nguyên tắc xác định lãi suất
Lãi suất tồn tại trên thị trường trong một thời kỳ nào đó được
hình thành trên những nguyên tắc nhất định buộc những tác nhân và
thể nhân tham gia vào quan hệ tín dụng phải tuân theo.
2.1 Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương:
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng cho nên
giá cả “ hàng hoá” của ngân hàng phải do ngân hàng ấn định. Tuy
nhiên giá cả này có thể biến đổi theo thị trường sao cho giá cả đó có
thể đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một các có hiệu quả:
vưa huy động được nhiều vốn đồng thời cũng phải cho vay được
nhiều vốn nhất, đặc biệt là phải có lãi.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng lãi suất ngân hàng chỉ
có thể phát huy tác dụng khi nó thực sự là tổng hoà lợi ích của cá bên
tham gia vào quan hệ tín dụng. Cơ chế lãi suất dương ra đời để đảm
bảo yêu cầu này. Nội dung của cơ chế lãi suất dương như sau: Tỷ lệ
lạm phát bình quân< lãi suất huy động vốn bình quân< Lãi suất cho
vay bình quân ≤ lợi nhuận bình quân.
2.2 Căn cứ vào quan hệ cung cầu về vốn:
Lãi suất tín dụng tức là lãi suất huy động và lãi suất cho vay, hay
hiểu đơn giản là giá mua và giá bán hàng hoá của thị trường tiền tệ.
Khi giá mua tăng tất yếu giá bán cũng phải tăng để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thu được lợi nhuận và ngược lại
khi giá mua giảm thì việc giảm giá bán hoàn toàn có thể xảy ra.
4
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ ……… ……NguyễnĐặng Thuỳ
Dung
Thật vậy, khi nền kinh tế đang “đói” vốn, để huy động ngân
hàng có thể quy định một mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng.
Lượng tiền này ngan hàng sẽ bơm cho nền kinh tế bằng cách cho các
odanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh vay. Với mức lãi suất này,
các nhà đầu tư buộc phải suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định
đầu tư cho một dự án, họ phải xem dự án mà họ đầu tư có hiệu quả, có
khả năng có lãi hay không? điều này giúp loại bớt những khoản vay
không hiệu quả của những dự án không mang tính kinh tế cao.
Khi lượng vốn trong ngân hàng đang ứ đọng, tức là ngân hàng
chưa cho vay được hết lượng vốn mà mình huy động và như vậy cầu
về vay vốn của ngân hàng là rất ít. Lúc này ngân hàng sẽ hạ lãi suất
huy động vốn nhằm hạn chế người dân gửi tiền vào ngân hàng đồng
thời cũng hạ lãi suất cho vay để kích thích các tác nhân trong nền kinh
tế tăng cầu về vốn cho hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của
mình.
2.3 Căn cứ vào thời hạn cho vay
Giống như tất cả các loại hình cho vay khác, đầu tư vào hoạt
động kinh doanh vốn tất yếu phải gặp rủi ro cao. Thời gian đầu tư
càng dài thì khả năng gặp rủi ro càng lớn. Những rủi ro đó có thể do
cung cầu về vốn thay đổi, tình hình lạm phát trong nước, hoặc do sự
biến động về kinh tế trong và ngoài nước như đợt khủng hoảng tiền tệ
của các nước trong khu vực,.. tác động đến tâm lý khách hàng. Vì vậy
khi xác định lãi suất phải tính đến những yếu tố trên.
3./ Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của Ngân
hàng thương mại Việt Nam
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nên lãi suất đã trở thành
một phạm trù kinh tế mang tính khách quan, chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều nhân tố:
3.1 Mức cung tiền tệ:
Như đã trình bày ở trên, trong kinh tế thị trường (vốn)
được coi như hàng hoá khác và lãi suất chính là giá của vốn đi vay.
Cũng như giá cả của hàng hoá, nó sẽ tăng hoặc giảm theo quan hệ
cung cầu về hàng hoá đó. Cũng như vậy khi cung về tiền vốn lớn hơn
cầu về tiền thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại. Cung cầu tiền
tệ là nhân tố tác động trực tiếp đến lãi suất.
3.2 Lạm phát và tỉ giá hối đoái – hai nhân tố tác động đến lãi
suất:
Có thể thấy tác động này qua hình vẽ:
6
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ ……… ……NguyễnĐặng Thuỳ
Dung
Khi có sự tăng lên của lãi suất trong nước do sự tăng lên của
lạm phát dự tính trong nước dẫn đến sự sụt giá của đồng bản tệ. Ngược
lại, khi có sự giảm sút lãi suất trong nước do lạm phát dự tính trong nước
giảm dẫn đến sự tăng giá của đồng nội tệ.
1/ Với một lãi suất Ex
0
cố định, một sự tăng lên của lạm phát dự
tính làm lãi suất danh nghĩa trong nước tăng lên từ Rf
0
đến Rf
1
.
2/ Trong một khoảng thời gian lạm phát dự tính trong nước cao hơn
làm giảm giá đồng bản tệ, đường Rf chuyền từ Rf0 đến Rf1.
3/ Qua kinh nghiệm của các nhà kinh tế chỉ ra tác động thứ nhất
quyết định tácđộng thứ hai do đó tỉ giá hiện hành giảm từ Ex
0
xuống
Ex
1
.
Qua nhiều phân tích các nhà kinh tế cũng chỉ ra: lợi tức
mong đợi của tài sản trong nước tăng ít hơn so với lợi tức mong đợi
của tài sản ngoài nước. Như hình vẽ đã chỉ rõ: sự chuyển dịch từ R
0
sang R
1
.
3.3 Sự ổn định của nền kinh tế:
Lãi suất ngân hàng là một công cụ quan trọng được sử dụng
trong nhiều chính sách kinh tế của nhà nước. Vì vậy khi nền kinh tế có
sự biến động hay ổn định ( đó là tình hình tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp và cán cân thanh toán quốc tế ) thì lãi suất sẽ thay đổi theo. Vì
thế lãi suất như một tấm gương phản chiếu thực trạng của nền kinh tế
ở mỗi quốc gia từng lãnh thổ tại thời điểm khác nhau. Các nhà kinh tế
trên thế giới đã tổng kết rằng : Lãi suất ngân hàng rất cao ứng với nền
kinh tế khủng hoảng thiếu, lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát; Lãi
suất NH hơi cao, ứng với nền kinh tế năng động; Lãi suất NH thấp,
ứng với nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng thừa và thiểu phát.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang ở trong một
giai đoạn có rất nhiều khó khăn: Nhìn một cách tổng quát thì nền kinh
tế Việt Nam đang có một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm nhanh, trong
khí tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng lên. Ta hãy nhìn vào bảng tổng kết tỷ
lệ tăng GDP hàng năm của các ngành sản xuất kinh doanh:
Năm
Toàn nền
kinh tế
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1995 9,5 4,8 13,6 9,8
1996 9,3 4,4 14,5 8,8
1997 8,2 4,3 12,6 7,1
1998 5,8 2,7 10,3 4,2
1999 4,8 5,2 7,7 2,3
2000 6,2 4,9 7,9 6,35
3.4 Tình hình cân đối ngân sách Nhà nước:
8