Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.57 KB, 42 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT
BAO BÌ THIÊN HÀ
1. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của
công ty
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH In và SX Bao Bì Thiên Hà (Thien Ha Packing Company Ltd)
được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0504000026 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 12/12/2002.
Chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Hoá chất Thiên Hà, Giấy chứng nhận
Đăng ký kinh doanh số: 0103000066 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp
ngày 09/06/2000. Công ty có trụ sở giao dịch: Số 9 Ngô Thì Nhậm. Công ty mẹ
kinh doanh ngành nghề sau:
+ Đầu tư và kinh doanh vốn
+ Quản lý phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, hoá chất,các loại
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành hoá chất và các ngành kinh
tế khác
+ Khai thác và chế biến khoáng sản
+ Kinh doanh các dịch vụ nhà nghỉ, văn phòng, du lịch
+ In ấn phẩm
+ Dịch vụ khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn đầu công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà được
thành lập với số vốn đăng ký: 35.000 triệu đồng (Ba mươi lăm tỷ đồng VN) đi vào
hoạt đông với trang thiết bị máy móc hiện đại, hệ thống dây chuyền sản xuất khép
kín được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới. Những năm tiếp theo công ty
không ngừng phát triển và cái tiến máy móc dây truyền công nghệ hiện đại.
Trải qua 5 năm, mặc dù còn non trẻ. Nhưng Thiên Hà đã dần dần đứng
vững và tạo được uy tín trong ngành in và sản xuất bao bì, không những là với


những đối tác trong nước mà còn là những nhà cung cấp nước ngoài. Không chỉ
1
2
Luận văn tốt nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại mà còn thuê ngoài gia công, tự chế tạo để
cung cấp các sản phẩm phục vụ đúng, đủ, chất lượng tốt cho các hợp đồng.
Nhiệm vụ của công ty đó là hoạt động có hiệu quả, tìm kiếm thêm thị trường mới,
sản phẩm mới, các nhà cung cấp mới, các lĩnh vực mới,…nhằm tạo doanh thu,
mang lại lợi nhuận cho các thành viên góp vốn, một mặt gây dựng uy tín tốt trên
thị trường.Với những thay đổi trên, thêm vào đó là cung cách làm việc Công ty đã
cho ra đời những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách
hàng. Từ đó, Công ty đã chủ động trong việc ký kết hợp đồng, đảm bảo chất
lượng, thời gian, giá cả hợp lý nên đã thu hút được khách hàng trong và ngoài
nước. Hiện nay Công ty đã đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả, doanh thu
luôn đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%.
1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH In và SX Bao Bì Thiên Hà thông qua các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vật tư,
nhân lực và tài nguyên của đất nước, đồng thời tiến hành nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để không ngừng cải tiến nâng cao chất
lượng bao bì hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
* Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất màng ghép phức hợp, in trên chất liệu màng
- Sản xuất ván gỗ nhân tạo
- Sản xuất và in bao bì
- Kinh doanh nguyên liệu ngành in và ngành nhựa.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhu cầu về các sản phẩm nhựa là rất lớn
kéo theo sự phát triển nhanh của công nghiệp bao bì nhựa. Từ năm 20002 đến
năm 2005 công nghiệp bao bì nhựa của Việt nam phát triển với tốc độ 35%. Sau

năm 2005 tốc độ này vẫn tăng nhưng sẽ tăng trưởng nhiều nhất về sản phẩm bao
bì nhựa kỹ thuật cao do thị trường tiêu thụ sẽ ngày càng khó tính, đòi hỏi cao về
chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là hàng dân dụng và xuất
khẩu. Công ty TNHH In và SX Bao Bì Thiên Hà chủ yếu là nhận in theo hợp đồng
và đơn đặt hàng của khách nên mặt hàng cuả công ty rất đa dạng về chủng loại.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
2
3
Luận văn tốt nghiệp
1.3.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 10 - Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý công ty
- Chủ tịch
- Thành viên

- Giám đốc
- P.giám đốc điều hành
- Quan hệ theo chiều ngang là quan hệ ngang cấp.
- Quan hệ theo chiều dọc là quan hệ trên dưới.
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban và lãnh đạo công ty.
+ HĐQT: Là người đại diện cho các cổ đông trực tiếp điều hành công ty,
chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về công việc của mình.
+ Giám đốc công ty: là người đại diện theo pháp luật của công ty do Chủ
tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc của
mình.
+ Phó Giám đốc công ty: do Giám đốc công ty bổ nhiệm và giúp việc cho
giám đốc công ty trong phạm vi Giám đốc công ty uỷ quyền. Thay mặt giám đốc
điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt.
+ Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ vật tư, nguyên liệu
đầu vào, xây dựng cơ bản cho nhà máy.
Tiêu thụ toàn bộ đầu ra của nhà máy.

+ Bộ phận tổ chức và kỹ thuật sản xuất
Tổ chức sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng khách hàng yêu cầu và
hoàn thành kế hoạch được giao.
+ Bộ phận hành chính
Thực hiện toàn bộ các công việc ngoài các nhiệm vụ đã giao cho Bộ phận
H i đ ngộ ồ
qu n trả ị
Ban giám đ cố
Bộ
ph nậ
h nhà
B ph n tộ ậ ổ
ch c & k thu tứ ỹ ậ
s n xu tả ấ
Bộ
Ph nậ
Kế
Bộ
ph n kinhậ
doanh
3
4
Luận văn tốt nghiệp
khác.
1.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất và ảnh hưởng của nó tới công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà chuyên sản xuất các loại
bao bì đóng gói, trong đó chủ yếu là các loại bao bì đóng gói các sản phẩm sinh
hoạt hàng ngày theo đơn đặt hàng của các công ty sản xuất các mặt hàng này ví

dụ như vỏ bao bột giặt, vỏ bao mì tôm, vỏ bao các loại thực phẩm… và rất nhiều
các loại vỏ bao cho rất nhiều các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của
chúng ta. Các loại vỏ bao này chủ yếu được làm bằng nhựa, ngoài ra công ty còn
sản xuất một số loại vỏ bao giấy cacton được làm tù các loại giấy khác nhau. Sau
đây là sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất loại vỏ bao bằng nhựa (sản
phẩm chủ yếu của công ty):
Sơ đồ11 - Quy trình công nghệ sản xuất
Hệ thống máy
cắt, dán, làm túi
Máy in chìm
tám màu
Máy ghép màng
dạng gravure
Kho thành phẩm
Thiết bị phụ thêm
Kho
nguyên li uệ
Màng để ghép và in
4
5
Luận văn tốt nghiệp
Keo để ghép màng

5
6
Luận văn tốt nghiệp
Giải thích sơ đồ quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất vỏ bao tại công ty Thiên Hà trải qua 4 công đoạn sau:
1)Công đoạn tráng màng:
Hai loại nguên liệu chủ yếu được dùng để tráng màng là nhựa PP và

PE(LLDPE, LDPE, HDPE), nhựa taical,… Nhựa được tráng thành các loại màng
mỏng với độ dày khác nhau tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm
2) Công đoạn in:
Trong quá trình sản xuất, in trên màng thường được tiến hành trước, sau
đó mới tiến hành việc ghép màng.
Chọn quá trình in: in 1 mặt 8 màu hay in đồng thời mỗi mặt 4 màu hoặc số
màu theo yêu cầu khác hàng.
Chuẩn bị mực in và lô in :bản in ống đồng sau khi được chế bản theo đúng
yêu cầu của khách hàng được lắp đặt vào các bệ máy in. Mực in được đặt vào
các bệ in với màu thích hợp, đây là giai đoạn phức tạp nhất trong quy trình in vì
chỉ một sơ xuất trong việc lắp đặt trục in chế bản và ống mực vào các bệ in cũng
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng in.
Cài đặt chế độ làm việc như: nhiệt độ in, tốc độ các mô tơ, xi lanh khí, điều
khiển sức cằng cấp liệu và truyền động…trên bảng điều khiển PLC.
Sau khi lắp đặt cuộn nguyên liệu vào bệ, sếp màu in và bẳng in ống đồng
vào các bệ in và tiến hành in.
Sản phẩm sau khi in, được chuyển sang máy ghép màng.
3) Công đoạn ghép màng:
Có thể chọn tráng lớp màng thứ hai ở mặt trong hay mặt ngoài lớp màng
đã qua in. lắp ráp hai cuộn nguyên liệu màng vào bệ căp liệu, điều chỉnh nhiệt độ
ghép màng, sức căng, nhiệt độ sấy, lưu lượng nước làm mát, ga trên tủ điều
khiển. Gia nhiệt keo dùng để ghép màng đến nhiệt độ cần thiết và bắt đầu quá
trình vận hành.
Keo dính để ghép màng:Tùy theo từng loại vật liệu màng ghép mà chuẩn
bị những loại keo thích hợp, keo được pha cùng dung môi để tạo nồng độ phù
hợp
Dùng bộ đếm để tính toán chiều dài sản phẩm, nếu cuộn cấp liệu bị hết,
tiếp tục nối màng để quá trình diễn ra liên tục cho đến khi đạt được khối lượng
6
7

Luận văn tốt nghiệp
yêu cầu. Trong quá trình sản xuất, phải theo dõi thường xuyên sự chuyển động
của lớp màng, nếu phát hiện lỗi lập tức dừng máy kiểm tra lại chế độ làm việc của
máy và hoạt động của các con lô và trục quay.
4) Công đoạn dựng bao: Kiểm tra, phân loại, đóng gói
Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm bao bì. Công việc của
giai đoạn này chỉ là cắt các BTP ghép và tiến hành may thành các loại vỏ bao theo
yêu cầu của khách hàng.
1.4.2 Ảnh hưởng của quy trình công nghệ đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí giá thành là toàn bộ quy trình
công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công
đoạn. Các khoản mục chi phí NVLTT và chi phí NCTT được mở chi tiết cho từng
giai đoạn công nghệ, chi phí SXC tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ sau đó
phân bổ đều cho từng công đoạn.
Giá thành đv BTP mỳ tôm công đoạn in được tính theo công thức sau:
Giá thành
đv BTP in mỳ
tôm
=
CP NVLTT
phân bổ cho BTPin
mỳ tôm
+
CP NCTT phân bổ
cho BTPin mỳtôm
+
CPSXC phân
bổ cho BTPin mỳ
tôm

Giá thành đv TP i được tính theo công thức sau
Giá thành
đv TP mỳ tôm
=
Giá thành đv BTP
ghép mỳ tôm
+
CPNCTT
Phân bổ cho
TPghép mỳ tôm
+
CP SXC phân
bổ cho TP mỳ tôm
7
8
Luận văn tốt nghiệp
=
Giá thành từng loại màng
=
Giá thành từng loại BTP in
CP sản xuất chung phân bổ cho từng loại màng
Giá thành từng loại BTP ghép
=
Giá thành BTP ghép
-
Phế thu hồi
+
Chi phí NCTT từng loại vỏ bao
+
CP sản xuất chung phân bổ cho từng loại vỏ bao

=
Giá thành từng loại vỏ bao
Chi phí NVL từng loại màng
-
Phế thu hồi
+
Chi phí NCTT từng loại màng
-
Phế thu hồi
+
Chi phí NCTT từng loại BTP in
+
Lương Thị Hằng Lớp: Kế
toán 46A
9
Luận văn tốt nghiệp
+
CP sản xuất chung phân bổ cho từng BTP in
-
Phế thu hồi
+
Chi phí NCTT từng loại BTP ghép
+
CP sản xuất chung phân bổ cho từng BTP in
Giá thành
BTP In
Giá thành từng loại màng
Sơ đồ12 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH
Lương Thị Hằng Lớp: Kế
toán 46A

10
Luận văn tốt nghiệp
1.5. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của
Công ty và do 4 nhân viên đảm nhiệm. Tất cả các chứng từ thanh toán hạch toán
đều được chuyển về trụ sở chính của công ty tập trung ở phòng kế toán. Tất cả
các hợp đồng, dự án từ các chi nhánh này sẽ được sự thông qua của ban giám
đốc và căn cứ vào đó, Thiên Hà sẽ có những chính sách hợp lý. Tất cả các chứng
từ đều được gửi về phòng kế toán và được thanh toán ở phòng kế toán của Công
ty. Phòng kế toán của công ty gồm có 4 nhân viên và được phân bố trí nhiệm vụ
như sơ đồ sau
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm các phần hành kế toán tiền lương, chi phí giá thành,
TSCĐ và công nợ
Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Thủ quỹ kiêm kế toán chi phí dự án, kế toán vật tư
Sơ đồ 13 -Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán
1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, trình độ
nghiệp vụ của các nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán. Công ty
TNHH In và SX Bao Bì Thiên Hà sử dụng phương pháp Nhật ký chung và sử
dụng phần mềm hạch toán kế toán FAST để tổ chức ghi sổ. Nhìn chung, hình
thức này dễ ghi chép, dễ thiết kế, dễ mã hóa, phù hợp với áp dụng kế toán máy
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
11
Luận văn tốt nghiệp
tại Công ty và thuận lợi cho việc lưu trữ, tìm kiếm chứng từ cũng như kiểm tra, đối
chiếu.
Phương pháp hạch toán chung được áp dụng tại công ty như sau:

- Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý và trình độ
quản lý công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá NVL, CCDC xuất kho theo giá trị thực tế đích danh.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo nguyên gía và gía trị còn lại. Phương
pháp khấu hao đường thẳng.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cùng với việc áp dụng chế
độ kế toán mới của nhà nước công ty xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp theo Quyết định số 15 của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.
- Cũng như đơn vị khác, công ty có niên độ kế toán là 1năm từ 01/01 đến
31/12. Kỳ kế toán là theo quý phù hợp với chu kỳ lập báo cáo.
- Đơn vị tiền tệ là VNĐ để tránh nhầm lẫn, tránh sự quy đổi sai và thuận
tiện trong việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH in và sản xuất bao bì Thiên Hà
2.1. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty
2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất
2.1.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá
mà doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một kỳ nhất định. Một trong những thông tin quan trọng đối với các nhà quản
lý là thông tin về chi phí, vì mỗi khi chi phí tăng thêm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận. Các công ty luôn có xu hướng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ gía thành sản
phẩm để tăng lợi nhuận. Cũng vì điều này nhà quản lý của công ty Thiên Hà nhận
thấy sự tất yếu phải quản kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất của mình. Chi phí
sản xuất phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH In
Và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh ở nhiều
địa điểm khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền
lương, tiền công, chi phí về khấu hao tài sản cố định…
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A

12
Luận văn tốt nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện tập chung ở xí
nghiệp với 4 phân xưởng khác nhau nên việc đảm bảo các yếu tố của quá trình
sản xuất được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả là một vấn đề luôn
được nhà máy quan tâm, chú ý.
Toàn bộ chi phí sản xuất tại công ty được phân loại theo khoản mục phí
trong giá thành. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của công ty được chia
thành 3 khoản mục phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính (các
loại nhựa, nhựa PP nhựa, nhựa PE, Tâical, nhựa tái sinh, nhựa sủi, nhựa dẻo,
Nguyên vật liệu phụ: Mực Offset, bản kẽm (to, nhỏ), thuốc tút bản, cao su in máy,
đế bình phim, keo dán các loại, gỗ dán.., và chi phí về các loại nguên vật liệu khác
(dầu máy, phụ tùng thay thế…) phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phát sinh trong kỳ
của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếo được tập
hợp cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng.
- Chi phí sản xuất chung: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố
định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn bộ quy trình sản xuất.
Cách phân loại chi phí này là cơ sở cho việc tính gía thành sản phẩm theo
khoản mục phí, từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch gía thành trong công ty.
2.1.1.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí
phục vụ nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty TNHH In
và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là
toàn bộ quy trình công nghệ. Đồng thời công ty sử dụng phương pháp tính giá

theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
Các sản phẩm bao bì là kết quả của quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên
tục qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ thì BTP sẽ
được chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo cho đến khi hoàn thiện sản phẩm cuối
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
13
Luận văn tốt nghiệp
cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Xuất phát từ yêu cầu và trình độ quản lý, xuất phát từ đặc điểm quy trình
công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc biệt là từ yêu cầu thông tin cho
quản trị chi phí bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nên công ty
TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà xác định đối tượng tính giá thành là bán
thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng.
Mỗi phân xưởng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với qui trình công nghệ
sản xuất khác nhau.Vì thế tại nhà máy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được
xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, trình độ tổ
chức và yêu cầu quản lý… của công ty. Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản
phẩm là quy trình công nghệ kiểu liên tục. Quá trình sản xuất các loại sản phẩm
như bao bì nhựa, bao bì cácton …được tổ chức ở xí nghiệp.
Để tiện cho việc tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà, trong đề tài
này em tập trung vào tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản
phẩm chính là sản phẩm bao bì nhựa cụ thể là bao bì mì tôm các loại được sản
xuất trong tháng 2 năm 2008.
2.1.2 Hạch toán chi phí tại công ty
2.1.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi chí nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch dụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp để săn xuất vỏ bao bì mì tôm gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu như chi phí
nhựa tráng màng, mực in, keo dính, chỉ may…Với mỗi công đoạn khác nhau chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng khác nhau:
Công đoạn tráng màng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại
nhựa như nhưạ pp, nhựa tâical, nhựa tái sinh, nhựa dẻo.
Công đoạn in: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các loại mực Mực Offset
các màu bản kẽm (to, nhỏ), thuốc tút bản, cao su in máy, đế bình phim.
Công đoạn ghép: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại keo,
màng và dung môi, gỗ dán.
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
14
Luận văn tốt nghiệp
Công đoạn dựng bao: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí giấy
nẹp, chỉ khâu, ghim sắt…
- Phương pháp hạch toán
Công ty sử dụng nguyên tắc giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu. Theo
đó giâ nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Gía NVL
nhập kho
=
Giá mua ghi trên
hoá đơn
-
Giảm giá hàng
mua
+
Chi phi thu
mua
+
Thuế nhập

khẩu(nếu có)
Công ty sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
nên giá mua không bao gồm thuế GTGT đầu vào.
Giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh trên
cơ sở giá thực tế nhập kho, giá thực tế xuất kho = giá thực tế NVL nhập kho. Cuối
kỳ, giá trị NVL tồn kho được tính bằng cách lấy tồn đầu kỳ cộng nhập trong kỳ trừ
xuất trong kỳ.
- Thủ tục chứng từ
Khi có nhu cầu về vật tư, tổ trưởng tổ sản xuất phải viết “Giấy đề nghị xuất
vật tư” yêu cầu xuất kho các loại NVL cần thiết, trên giấy ghi rõ nơi sử dụng vật tư,
mục đích sử dụng vật tư và tên vật tủ cùng với số lượng vật tư cần xuất. Căn cứ
vào đề nghị xuất vật tư, kế toán NVL lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho chia
thành 3 liên theo quy định.
CÔNG TY TNHH IN VÀ
SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Họ tên người yêu cầu: Bùi Duy Hoàng
Tổ sản xuất: Tổ tráng màng
Mục đích sử dụng: Sản xuất bao bì mì tôm
Nội dung yêu cầu:
STT Tên vật tư đvt
Số lượng
Mục đích sử
dụng
Yêu cầu Thực xuất
1 Nhựa OPP tráng màng kg 1.400 1.400
2 Nhựa CPP tráng màng kg 1.500 1.500
3 Nhựa taical kg 400 400
Hà Nội, ngày 02tháng 02 năm 2008
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A

15
Luận văn tốt nghiệp
Duyệt Quản đốc Tổ trưởng tổ sản xuất
(Ký, họ tên) (hoặc NV kỹ thuật) (Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH IN VÀ
SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ
PHIẾU XUẤT KHO
Số: 05/02
Ngày 28 tháng 02 năm 2008
Họ tên người nhận hàng: Bùi Duy Hoàng
Địa chỉ (bộ phận): Tráng màng
Lý do xuất hàng: Sản xuất bao bì mì tôm
Xuất tại kho: Ông Hải
STT Tên vật tư MS ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Nhựa OPP tráng màng kg 1.400 1.400 20.500 28.700.000
2 Nhựa CPP tráng màng kg 1.500 1.500 18.750 28.125.000
3 Nhựa taical kg 400 400 21.400 8.560.000
Cộng 65.385.000
Xuất, ngày 02 tháng 02 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận hàng Thủ
kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,
họ tên)
* Tài khoản sử dụng

Tk 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tk này được mở chi tiết cho từng bộ phận
TK 62101: Bộ phận tráng màng
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
16
Luận văn tốt nghiệp
Tk 62102: Bộ phận in
Tk 62103: Bộ phận ghép
Tk 62104: Bộ phận dựng bao
* Hạch toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ ghi sổ Nhật ký chung bút toán thích
hợp vào máy vi tính. Khi xuất NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, tuỳ
theo từng bộ phận sử dụng kế toán hạch toán vào Tk 621 phù hợp theo giá xuất
kho của NVL (hiện tại công ty sử dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo
giá thực tế đích danh). Khi nhập số liệu vào máy, kế toán chỉ cần nhập chủng loại
và số lượng NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự
động tính ra giá trị NVL xuất dùng theo phương pháp thức tế đích danh đã được
lựa chọn rồi chuyển các thông tin đó đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
Ví dụ:
Căn cứ vào phiếu xuất số 05/02 kế toán sẽ hạch toán bút toán vào máy tính
Nợ TK 62101- Bộ phận tráng màng : 65.385.000
Có TK 152- NVL (Mã số 1520301): 28.700.000
Có TK 152-NVL (Mã số 1520604): 28.125.000
Có TK 152- NVL (Mã số 1520605): 8.560.000

Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A

×