Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.26 KB, 25 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp
1.1.1. Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối
cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu
chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi sản xuất phải gắn liền với thị
trường thì chất lượng của sản phẩm cả về nội dung và hình thức càng trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Thành phẩm sản xuất ra đời với chất lượng tốt, phù
hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còn của
mỗi doanh nghiệp. Có như vậy thì việc tiêu thụ thành phẩm mới được đảm bảo
tốt.
Vậy tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp của quá trình sản xuất. Đó là
quá trình chuyển quyền sở hữu thành phẩm từ doanh nghiệp (người bán) cho
khách hàng (người mua), theo đó doanh nghiệp (người bán) thu được tiền hoặc
được quyền thu tiền. Quá trình này được chuyển vốn từ dạng thành phẩm (hiện
vật) sang vốn bằng tiền (giá trị). Đây là căn cứ hình thành nên kết quả sản xuất
kinh doanh (kết quả tiêu thụ). Ngoài thành phẩm là bộ phận chính, hàng tiêu thụ
còn có thể là hàng hóa, vật tư hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Xét về mặt hành vi thì quá trình tiêu thụ thành phẩm là việc đưa thành phẩm từ
lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực lưu thông. Thông qua tiêu thụ, giá trị sử dụng của
thành phẩm được thực hiện thông qua trao đổi thỏa thuận giữa người bán và
người mua. Lúc này giá trị sử dụng không thể so sánh được và cũng không thể
cố định được ở mức chênh lệch nào đó vì còn tùy thuộc vào thị trường. Xét về
mặt kinh tế thì tiêu thụ là khâu quyết định quá trình sản xuất, doanh nghiệp nào
cũng mong muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ nhiều hơn, do vậy mỗi
doanh nghiệp có một chiến lược phù hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành


phẩm trong doanh nghiệp mình.
1.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
thành phẩm
1.1.2.1. Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
nó là căn cứ để xác định kết quả tiêu thụ, là tiền đề thúc đẩy quá trình tái sản
xuất xã hội. Do đó, nó sẽ đóng vai trò quan trọng để duy trì sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp. Khi nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ kế hoạch hóa tập
trung thì tiêu thụ không phải là vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp vì
tất cả đã có Nhà nước sắp xếp, mà chỉ chú trọng vào việc sản xuất ra cho đủ nhu
cầu. Nhưng với nền kinh tế thị trường hiện nay thì chế độ đó đã không còn được
áp dụng mà tự mỗi doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh trong việc sản xuất ra
sản phẩm và tiêu thụ nó. Tiêu thụ chính là thước đo của sự thành công hay thất
bại của mỗi doanh nghiệp, do vậy tiêu thụ chính là khâu cạnh tranh quyết liệt
nhất, doanh nghiệp nào cũng muốn giành nhiều thị phần về mình để đưa sản
phẩm đến với khách hàng, vì nếu không có biện pháp tích cực thì hàng hóa sẽ bị
ế đọng, khi đó chất lượng hàng sẽ bị giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp không thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra ban đầu. Đây chính là nguyên
nhân làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và đi đến phá sản.
Ngoài ra, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ còn có ý nghĩa rất
quan trọng trong quản lý. Nó giúp doanh nghiệp quản lý được sự vận động và
số hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng,
chủng loại và giá trị của chúng. Doanh nghiệp sẽ nắm rõ được số lượng chính
xác của từng loại thành phẩm tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất tiêu thụ và lập dự
trữ cần thiết để có kế hoạch cung cấp kịp thời cho nhu cầu của thị trường.
Nắm bắt được tầm qua trọng của tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ tiêu thụ thành phẩm, nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng tới công tác
hỗ trợ khâu tiêu thụ như các chính sách xúc tiến bán hàng, chăm sóc sau bán
hàng...Điều đó làm cho hoạt động tiêu thụ được nâng lên một tầm cao mới,

đồng thời cũng đặt ra một số thách thức mới cho mỗi doanh nghiệp.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
thành phẩm
Trong bộ máy kế toán thì kế toán tiêu thụ là một công cụ quản lý kinh tế
không thể thiếu. Nó cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh
nghiệp, các đối tượng có lợi ích trực tiếp, gián tiếp với doanh nghiệp giúp họ
nhận biết được tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp, kiểm tra,
giám sát và ra các quyết định kịp thời phục vụ cho mục tiêu của mình. Để đảm
bảo được vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cần thực hiện
tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Cần phải phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành
phẩm; tính chính xác các khoản giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản
thuế phải nộp.
Thứ hai: Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
thành phẩm.
Thứ ba: Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh
nghiệp công nghiệp
1.2.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập
WTO, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược nhạy bén để thúc đẩy
quá trình tiêu thụ, trong đó phương thức bán hàng là một yếu tố rất quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các TK kế toán, phản ánh tình hình
xuất kho thành phẩm, hàng hóa với việc xác định thời điểm bàn hàng, ghi nhận
doanh thu, tiết kiệm CPBH để tăng lợi nhuận. Các phương thức tiêu thụ mà các
doanh nghiệp hiện nay áp dụng là:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao
hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua
kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức
coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.

Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: Theo phương thúc này, bên
bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trên hợp đồng. Số hàng chuyển
đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi bên mua thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng
được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở
hữu về số hàng đó.
Phương thức bán hàng địa lý, ký gửi: Theo phương thức này bên chủ
hàng (gọi là bên giao đại lý) sẽ xuất hàng cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên
đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng theo đúng giá bán hàng của bên
giao đại lý và phải thanh toán cho doanh nghiệp. Bên nhận đại lý sẽ được hưởng
hoa hồng đại lý. Số hàng ký gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Số hàng này được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền do
bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Số hoa hồng đại lý sẽ
được tính vào CPBH. Phương thức này đã giúp doanh nghiệp tiếp cận khai thác
tốt thị trường, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh mà không phải đầu tư thêm
vốn
Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp: Bán hàng trả chậm, trả góp là
phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay
tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua sẽ chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp
theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ
là bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả
chậm. Lãi do bán hàng trả góp được xác định là doanh thu hoạt động tài chính.
Phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà
trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hóa của mình để đổi lấy hàng
hóa, vật tư của người mua. Giá trao đổi là giá thỏa thuận hoặc giá bán của hàng
hóa, vật tư đó trên thị trường.
Ngoài các phương thức tiêu thụ chính trên, còn có một số trường hợp khác
cũng được coi là tiêu thụ như: Trả công cho cán bộ công nhân viên chức bằng
thành phẩm của doanh nghiệp, biếu tặng thành phẩm của doanh nghiệp lấy từ
quỹ phúc lợi, biếu tặng thành phẩm của doanh nghiệp nhằm mục đích kinh

doanh.
1.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.2.1. Các phương pháp xác định giá trị thành phẩm xuất tiêu thụ
Theo chuẩn mực 02 – HTK của BTC, giá vốn của hàng xuất kho (vật tư,
thành phẩm, hàng hóa) được xác định bằng một trong bốn phương pháp sau:
Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế của
hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức:
Giá thực tế thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho*Giá đơn vị
bình quân
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
=
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
Lượng thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
=
Giá thực tế hàng tồn sau mỗi lần nhập
Lượng hàng tồn sau mỗi lần nhập
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể được tính theo 3 cách sau:
Cách 1:
Cách này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công
việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói
chung.
Cách 2:
Cách này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động thành phẩm
trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến biến động giá thành
phẩm kỳ này. Phù hợp với doanh nghiệp có thành phẩm giá tương đối ổn định.
Cách 3:
Cách này khắc phục được nhược điểm của cả hai cách trên, vừa chính xác, vừa
cập nhật nhưng lại tốn nhiều công sức cho việc tính toán. Phương pháp phù hợp

với doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ nhập xuất ít.
Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO):
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua trước thì
xuất trước, HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuất gần thời điểm
cuối kỳ. Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị bình
quân đầu kỳ
Giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập
hàng nhập ở thời điểm đầu kỳ, giá trị HTK nhập kho tính theo giá của hàng
nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.
Ưu điểm: đảm bảo tính chính xác, hợp lý cao, công tác kế toán được thực hiện
thường xuyên trong kỳ.
Nhược điểm: chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp có số lần nhập xuất ít,
giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng
giảm, phù hợp với doanh nghiệp có quy định bảo hành.
Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua sau
hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua
hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được
tính theo giá trị của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn
gần cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
Ưu điểm: độ chính xác, hợp lý cao, thực hiện thường xuyên trong kỳ và đặc biệt
chi phí của doanh nghiệp luôn thích ứng với giá cả trên thị trường.
Nhược điểm: tính theo từng danh điểm.
Phương pháp này phù hợp trong trường hợp lạm pháp.
Phương pháp giá thực tế đích danh:

Giá thực tế thành phẩm xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế thành
phẩm nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.
Ưu điểm: tính chính xác, hợp lý cao, theo dõi được thời hạn bảo quản.
Nhược điểm: đòi hỏi công tác bảo quản thành phẩm phải được tiến hành cẩn
thận, tỷ mỉ.
Phương pháp này thường áp dụng đối với các thành phẩm đơn chiếc, có giá trị
cao và doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng.
1.2.2.2. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán
Tài khoản kế toán sử dụng chính là TK 632, TK 155 và ngoài ra kế toán còn sử
dụng một số tài khoản khác có liên quan.
Tài khoản 632 Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh
nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
Bên có: - Giá vốn hàng bán trả lại trong kỳ
- Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của
các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu quản lý, tài khoản này
có thể được mở chi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ sản phẩm.
Bên nợ: - Phản ánh các nghiệp vụ tăng giá thành thực tế thành phẩm.
Bên có: - Phản ánh các nghiệp vụ giảm giá thành thực tế thành phẩm.
Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán:
- Trường hợp bán trực tiếp, bán trả góp cho khách hàng trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Xuất kho thành phẩm
Có TK 154: Xuất trực tiếp tại phân xưởng không qua kho

- Trường hợp hàng gửi bán đã xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Kết chuyển giá vốn hàng gửi đã bán được
- Nhập kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Có TK 157: Gửi tại kho của khách hàng
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
- Cuối kỳ, xác định giá vốn của sản phẩm đã bán được trong kỳ để kết chuyển
trừ vào kết quả.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632: Giá vốn được kết chuyển.
154
Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay không qua kho
Thành phẩm sx ra gửi đi bán không qua nhập kho
Thành phẩm đã bán bị trả lại kho
155,157
Thành phẩm, hàng hóa xuất kho gửi bán
Xuất kho thành phẩm,hàng hóa để bán
157
Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ
154
Cuối kỳ, k/c giá thành dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ
632
911
159
Cuối kỳ, k/c giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
155
Sơ đồ 1.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp

kê khai thường xuyên:


1.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng
Giá bán chưa thuế
Giá thành sản xuất thực tếThặng số thương mại
=
*
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp
vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, cung
cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phải thu thêm
ngoài giá bán (nếu có). Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã
thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính thì chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán
khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
o Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm.
o Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát
sản phẩm.
o Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
o Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
o Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
Cách xác định giá bán hàng tiêu thụ cũng là một trong những công đoạn
quan trọng để xác định doanh thu, bởi giá bán là một chỉ tiêu quan trọng góp
phần hình thành doanh thu. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi xác định giá bán

của thành phẩm cũng phải bù đắp giá vốn, chi phí và đảm bảo hình thành một
khoản lãi nhất định cho doanh nghiệp.
Giá bán được xác định theo công thức sau:
Thặng dư số thương mại dung để bù đắp số chi phí, thuế và hình thành lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá thành
thực tế (hoặc giá mua thực tế) của thành phẩm đã tiêu thụ.
Thng s thng mi
% Thng s
= *
Giỏ thnh thc t
Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 511- Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ và Tài khoản 512-Doanh thu bán hàng nội bộ,Tài
khoản 333
Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung tài khoản 511: Tài khoản này đợc dùng để phản ánh tổng số doanh thu
bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kì và các khoản giảm doanh thu.
Kết cấu TK 511:
Bên nợ: + Số thuế phải nộp( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT
theo phơng pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ.
+ Chiết khấu thơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh
doanh
Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kì hạch toán.
Tài khoản 511 không có số d cuối kỳ và đợc chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu t

Tài khoản 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Nội dung tài khoản 512: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ
Kết cấu của tài khoản 512: Tài khoản này có kết cấu tơng tự TK 511.
Phng phỏp hch toỏn:

×