Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.61 KB, 82 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN PHÚ QUỚI

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 1: ………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 2:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày…..tháng…..năm 2008

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN PHÚ QUỚI

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN PHÚ QUỚI


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh: Vĩnh Long

29/08/1979

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Khoá (Năm trúng tuyển): 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Dựa trên mô hình nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng
doanh nghiệp, độ tin cậy thông tin hoạt động kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng,
thủ tục cho vay vốn của ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng đến khả năng tiếp
cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ và ngân hàng thương mại nhằm giảm bớt rào cản tín dụng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

21/01/2008

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2008
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ VĂN THẮNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


v

TÓM TẮT
Các nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy khó khăn trong việc
tiếp cận tài chính, cụ thể là nguồn tài chính từ ngân hàng cho việc hình thành và phát
triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những vấn đề chủ yếu trong nền kinh tế
chuyển đổi nói chung và Việt nam nói riêng. Nghiên cứu này cố gắng tìm hiểu bản chất
của rào cản tín dụng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Tổng quan cơ sở lý thuyết và kết
quả của những nghiên cứu hiện thời xây dựng các giả thuyết xác định những nhân tố
then chốt ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các giả thuyết này liên quan đến những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ như chất lượng doanh
nghiệp, độ tin cậy của thông tin hoạt động kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng, thủ
tục cho vay vốn của ngân hàng và chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Mục đích của nghiên cứu định tính là để khám phá, điều chỉnh và hoàn thiện các
thang đo những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua phỏng vấn
chuyên sâu với cỡ mẫu là 10. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua kỹ thuật
phỏng vấn với bản câu hỏi khảo sát. Việc kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy dữ liệu cũng
được thực hiện để bảo đảm tất cả các chi tiết đều thoả mãn với yêu cầu trước khi thực
hiện phân tích sau đó. Nghiên cứu cũng trình bày các kết quả mơ hình hồi quy logistic
và đánh giá sự phù hợp của mơ hình và các kết quả kiểm định thống kê. Có bốn cách
để đo lường rào cản tín dụng thơng qua sự thành cơng và thất bại của hồ sơ vay vốn,

vốn vay nhận được so với hồ sơ vay vốn ban đầu, thời hạn trả nợ vay, vốn vay có tài
sản thế chấp. Ngồi ra nghiên cứu cịn tóm tắt kết quả chủ yếu và trình bày các hạn chế
của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai.


vi

Abtract
The studies on small and medium enterprises revealed that difficulty in accessing
finance, especially bank finance for foundation and growth is one of key problems for
small and medium enterprises in transition economies in general and in Vietnam in
particular. The research attempts to understand the nature of credit constraint and
identify the factors that affect the probability of credit access for small and medium
enterprises in Vietnam. The review of current literature and the findings of exploratory
work result in the construction of hypotheses that serve the purpose of identifying the
key factors affecting the ability of small and medium enterprises to access bank
finance. These hypotheses relate to the factors that can affect the ability of small and
medium enterprises to access bank finance, such as business quality, reliability of
business information, bank relationship, bank's lending procedure and quality of bank
services.
The study is realized via two stages of qualitative and quantitative research. The
purpose of the qualitative research is to explore, adjust and complete the scales used to
measure the key factors affecting the ability of small and medium enterprises to access
bank finance. It is carried out via in-depth interview with sample size of 10. The
quantitative research is carried out via interview technique with survey questionnaire.
The examination of validity and reliability of the data is conducted to ensure all items
are satisfactory with the requirement before further analysis is implemented. The study
also presents the results of the logistic regression model and assessment of model fit
and the results of the statistical test. There are four ways to be carried out to measure
the credit constraint by looking at the success and failure of loan application and loan

grant compared with original loan application, loan maturity, collateral requirement of
loan. The study also summarizes the key findings and presents the research limitations
and direction for the future research.


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Giới thiệu

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tại những
nước Đông Âu, Việt nam và Trung quốc thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và những nhà hoạch định chính sách từ khi q trình này bắt đầu. Vấn đề trung tâm của
quá trình chuyển đổi là hình thành các định chế của nền kinh tế thị trường nhằm kích
thích sản xuất và phân bổ hiệu quả các nguồn lực của quốc gia. Trong quá trình này,
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân được coi là một yếu tố quan
trọng cho phép thị trường thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Tuy nhiên, sự
phát triển của các doanh ngiệp này phụ thuộc vào việc tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân có thể hình thành và phát triển. Có thể nói rằng khu
vực doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
chuyển đổi gặp nhiều khó khăn trong q trình hình thành và phát triển, trong đó việc
tiếp cận các nguồn vốn, cụ thể việc tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng là một trong
những trở ngại lớn nhất. Do đó, nghiên cứu “Tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa
và nhỏ” với mục đích tìm hiểu rõ hơn các rào cản tín dụng mà các doanh nghiệp vừa và
nhỏ gặp phải trong nền kinh tế Việt Nam, thông qua khảo sát các yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
1.2.


Ý nghĩa nghiên cứu

Việt nam bắt đầu cải cách kinh tế vào 1986 và bắt đầu quá trình chuyển đổi từ một nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Những chính sách mở cửa đã
chứng minh hiệu quả và có tác động nhất định đến các mặt kinh tế - xã hội của đất
nước. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ 1990 đến 2007 xấp xỉ là 7% và tỉ lệ lạm
phát được kiểm soát dưới hai con số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cải thiện mức sống


2

của người dân và GDP bình quân đầu người đạt hơn 835 USD năm 2007. Việt nam trở
thành một nước thu hút các nhà đầu tư nuớc ngồi vì sự ổn định chính trị, sự an tồn và
sự phát triển tiềm năng (GSO, 2007).
Trong quá khứ, Việt nam cơ bản là một nền kinh tế kế hoạch – tập trung, dựa trên hai
dạng sở hữu tư liệu sản xuất là sở hữu nhà nuớc và sở hữu tập thể. Khái niệm quyền sở
hữu tư nhân hay khu vực kinh tế tư nhân không được chấp nhận trong nền kinh tế quốc
gia. Khu vực kinh tế nhà nước chi phối và cung cấp hầu hết hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng. Hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước cùng với ảnh hưởng của
việc thay đổi chính trị trên thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối những năm 1980 và đầu
những năm 1990, và điều này tạo ra yêu cầu cần phải có các cải cách kinh tế. Cùng với
cải cách kinh tế, một trong những thành tựu nổi bật là sự chuyển biến trong nhận thức
về sở hữu tư nhân và chấp nhận khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả là quyền sở hữu tư
nhân đã được định nghĩa trong luật và khu vực kinh tế tư nhân đã được chấp nhận như
một bộ phận kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, khu vực kinh tế
nhà nước vẫn được xem như nền tảng cơ bản của nền kinh tế đất nước. Khu vực kinh tế
nhà nước nhận được nhiều hỗ trợ từ chính phủ, như trợ cấp vốn, trợ giá, quyền ưu tiên
về thuế và tín dụng so với khu vực kinh tế tư nhân, nhưng hiệu quả thực hiện thì ngược

lại. Do đó, có thể nói rằng việc duy trì phần lớn doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh
tế không chỉ là sức nặng cho ngân sách nhà nước mà cịn là chướng ngại cho q trình
chuyển đổi của nền kinh tế.
Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân, cụ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trị
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, đội ngũ này chiếm tới trên
90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp 40% GDP và thu hút một lực
lượng lao động đáng kể, tạo nhiều cơng ăn việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, khai thác những tiềm năng trong dân chúng. Xác định tầm quan trọng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập


3

kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải
pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng
như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Có thể thấy rõ ở hệ thống pháp luật, môi
trường kinh doanh đã và đang được cải thiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
Các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy khó khăn trong việc tiếp cận tín
dụng ngân hàng là một trong những rào cản chính cho sự phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ nói riêng và cả nền kinh tế nói chung . Tuy nhiên, khó khăn trong việc tiếp cận
tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được nghiên cứu một
cách đầy đủ. Hơn nữa, đa số những nghiên cứu liên quan đến những doanh nghiệp vừa
và nhỏ được thực hiện ở những nước chuyển đổi theo liệu pháp sốc, do đó nghiên cứu
"Tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ" được thực hiện trong nghiên cứu
này với mục đích tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế chuyển đổi tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu khơng chỉ góp phần làm sang tỏ về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa về mặt
thực tiễn trong việc khuyến khích sự hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3.


Mục tiêu nghiên cứu

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ về các rào cản tín dụng mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ gặp phải khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế
chuyển đổi. Những nỗ lực trong nghiên cứu này góp phần làm rõ những nhân tố ảnh
hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể,
nghiên cứu cố gắng đạt được những mục tiêu sau đây. Trước hết, nghiên cứu xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp
cận tín dụng ngân hàng. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đó đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp tận tín dụng ngân hàng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ?
1.5.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có thực hiện giao
dịch với ngân hàng thương mại trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
1.6.

Cấu trúc nghiên cứu


Luận văn này gồm có năm chương:
Chương một trình bày q trình hình thành đề tài gồm: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Chương hai giới thiệu cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu, đề ra mơ hình
nghiên cứu và các giả thuyết.
Chương ba tập trung vào phương pháp nghiên cứu, thu nhập dữ liệu và giới thiệu các
phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương bốn tập trung mơ tả dữ liệu, phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương năm tóm tắt các kết quả nghiên cứu, ý nghĩa của kết quả nghiên cứu, hạn chế
của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu mới.


5

Chương hai
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Giới thiệu
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu bản chất các rào cản tín dụng và xác định những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây để
xây dựng các giả thuyết phục vụ việc xác định những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói cách khác,
luận văn cố gắng xác định những lý do chính có thể gây ra rào cản tín dụng giữa doanh
nghiệp vừa và nhỏ và các ngân hàng thương mại. Các nhân tố ảnh hưởng có thể được
phân biệt bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài. Những yếu tố bên trong thuộc về
bản thân của doanh nghiệp như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, chất
lượng hoạt động của doanh nghiệp và độ tin cậy của thông tin mà doanh nghiệp cung
cấp. Những yếu tố bên ngoài thuộc về hành xử của ngân hàng như chất lượng dịch vụ
ngân hàng và thủ tục cho vay vốn của ngân hàng. Trước hết, chương này sẽ giới thiệu
khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở lý thuyết và

các nghiên cứu trước đây về “Tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ” dưới
tác động của thông tin không tương xứng và sự thất bại của thị trường cung cấp tín
dụng và đánh giá tín dụng sẽ được trình bày trong chương này. Cuối cùng chương này
sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và đề nghị mơ hình nghiên cứu.
2.2. Giới thiệu chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước
khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy tính chủ động
sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân


6

lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc
làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Hiện nay, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, tiêu chí
xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở
sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn
đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300
người”. Trong nghiên cứu này, tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên quy
mô vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng. (Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh
tế - xã hội Quốc gia).
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
- Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc
độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trong
doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất – kinh doanh.
- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động cịn hạn chế. Tuy Việt Nam có lực

lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình
độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao...
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp:
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Yếu tố tư bản cấu thành trong sản phẩm thấp,
hàm lượng tri thức và cơng nghệ trong sản phẩm khơng cao, tính độc đáo không cao,
giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp;


7

+ Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin... của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước... đã hạn
chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quản trị nội bộ của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu, nhất là quản lý tài chính; ý
thức chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; cịn lúng túng trong việc liên kết, nhất
là liên kết trong cùng một hội ngành nghề.

2.3. Thông tin không tương xứng và sự thất bại của thị trường cung cấp tín dụng
2.3.1. Thơng tin khơng tương xứng
Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến sự thất bại thị trường tín dụng là thơng tin
khơng tương xứng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo lý thuyết kinh tế, một dự án
được cấp vốn phải có thu nhập trên vốn đầu tư cao hơn hay ít nhất bằng với lãi suất yêu
cầu trong thị trường vốn. Nếu người cho vay và người vay có cùng thơng tin về dự án
và có thể đánh giá thơng tin như nhau và dự án đáp ứng các tiêu chuẩn địi hỏi thì dự án
có thể được tài trợ. Tuy nhiên, trong thực tế có khoảng cách thơng tin giữa người cho
vay và người vay. Trong trường hợp dự án có rủi ro cao, người cho vay khơng chỉ u
cầu chi phí rủi ro cao dưới dạng lãi suất cao hay yêu cầu thế chấp tài sản mà còn giới
hạn lượng tín dụng hoặc loại bỏ dự án để giảm bớt tổn thất nếu xảy ra khả năng người
vay không thanh tốn được khoản nợ.

Có thể nói rằng thơng tin khơng tương xứng có thể dẫn đến sự thất bại thị trường tín
dụng dưới dạng sự lựa chọn sai (adverse selection) và hành vi sai trái (moral hazard).
Sự lựa chọn sai xảy ra khi ngân hàng chọn sai đối tượng cho vay dẫn đến việc không
thu hồi được vốn vay và hành vi sai trái xảy ra sau khi ký kết hợp đồng khi một bên có
hành vi tạo lợi ích cho mình nhưng là chi phí của bên cịn lại (Mathews & Thompson,
2005). Parkin (1998) định nghĩa " Sự lựa chọn sai là xu hướng những người tham gia


8

hợp đồng sử dụng thông tin riêng tư để tạo lợi thế mình và tạo ra bất lợi cho bên ít
thông tin hơn, và hành vi sai trái xảy ra khi một bên sau khi ký hợp đồng có xu hướng
hành động tạo lợi ích cho mình nhưng lại là chi phí của bên kia”. Nói cách khác, hành
vi sai trái tăng vì bên bị thiệt hại phải tốn nhiều chi phí theo dõi hoạt động của bên có
lợi thế về thơng tin. Trong lĩnh vực tài chính, sự lựa chọn sai xuất hiện khi người vay
biết được khả năng trả nợ vay của mình cịn người cho vay khơng thể đánh giá được
khả năng trả nợ vay. Trong trường hợp này, ngân hàng khơng có đủ thơng tin để đánh
giá rủi ro dự án và do dự trong việc ra quyết định cho vay, vì thế dự án khơng được cấp
vốn. Vấn đề thứ hai là việc thị trường tài chính tập trung vào tác động lãi suất cao có
thể gây ra việc sử dụng sai mục đích của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người
cho vay khơng có đủ thông tin để theo dõi vốn vay được sử dụng như thế nào trong dự
án, và việc sử dụng vốn vay sai mục đích có thể dẫn tới rủi ro cao cho dự án được cấp
vốn (Ennew & Binks, 1992).
Vấn đề thông tin không tương xứng giữa người cho vay và người vay có thể tạo ra khó
khăn ngân hàng xác định giá trị thực dự án và điều này có thể dẫn đến việc đánh giá tín
dụng khắt khe (Stiglitz & Weiss, 1981). Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng vấn đề
thông tin không tương xứng gặp phải ở doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn doanh
nghiệp lớn vì chi phí thu thập thơng tin cao. Khi hành vi sai trái và sự lựa chọn sai tồn
tại, những phí tổn kiểm sốt và hiệu lực hợp đồng vay vốn tạo ra khó khăn cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận nguồn tài chính bên ngồi. Điều này hồn tồn đúng với

doanh nghiệp vừa và nhỏ vì ngân hàng gặp nhiều khó khăn để có thơng tin từ doanh
nghiệp. Vì vậy, ngân hàng khơng có đủ thơng tin để đánh giá những dự án được đề
nghị (sự lựa chọn sai) và họ cũng không biết được là nguồn tín dụng được sử dụng
đúng mục đích hay khơng. Nói cách khác, sự lựa chọn sai và hành vi sai trái dẫn đến
đánh giá tín dụng khắt khe trong thị trường tín dụng (Stiglitz & Weiss, 1981).


9

2.3.2. Sự thất bại của thị trường cung cấp tín dụng
Khái niệm sự thất bại thị trường trong kinh tế học là “hàng hóa hay dịch vụ khơng
được tạo ra với chi phí xã hội thấp nhất”. Stiglitz et al (1988) định nghĩa sự thất bại thị
trường là "Thị trường không đạt hiệu quả". Cressy (2002) cho rằng rào cản tín dụng là
kết quả của sự thất bại thị trường cung cấp tài chính. Cụ thể, sự khơng hồn hảo thị
trường tín dụng có thể được giải thích do sự xuất hiện của thơng tin khơng tương xứng.
Nói cách khác, sự thất bại thị trường xuất hiện trong thị trường có vấn đề thơng tin
khơng tương xứng.
Trong thực tế, sự thất bại thị cung cấp tín dụng có thể tăng do hành vi của cả bên cung
cấp và bên cầu tín dụng trong thị trường. Sự thất bại thị trường cung cấp tài chính bên
phía cung cấp tài chính xuất hiện khi các định chế tài chính loại bỏ các hồ sơ vay vốn
vì những vấn đề khơng liên quan đến bản thân của hồ sơ vay vốn. Nói cách khác, sự
thất bại thị trường cung cấp tài chính xuất hiện khi tài chính bị từ chối cung cấp cho
những dự án được kỳ vọng sinh lợi. Có thể nói rằng sự thất bại thị trường dựa vào nhận
thức khả năng sinh lợi của dự án. Dự án có thể được đánh giá bởi những nhân tố như
nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất, tính thích nghi quản lý, tỷ suất sinh lợi, mức độ rủi
ro, kết quả kinh doanh, vị trí doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và ngành công
nghiệp. Sự thất bại thị trường cung cấp tài chính bên phía cầu xuất hiện khi doanh
nghiệp khơng tiếp cận nguồn tài chính đúng mức do thiếu kiến thức, năng lực quản lý
kém và trình bày hồ sơ vay vốn nghèo nàn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sẵn sàng
cho việc nộp hồ sơ vay vốn. Rõ ràng, sự thất bại thị trường tín dụng có thể xuất hiện ở

cả hai phía cung và cầu, việc trao đổi thơng tin giữa người cho vay và người vay có thể
giảm bớt vấn đề thông tin không tương xứng và tăng khả năng thành công hồ sơ vay
vốn (Berger & Udell, 1998).


10

2.4. Đánh giá tín dụng (Credit rationing)
Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng thị trường vận hành để đạt điểm cân bằng giữa cung và
cầu. Trong trường hợp cầu vượt quá cung, giá có thể tăng lên hay cung tăng cho đến
khi cầu và cung bằng nhau tại một điểm cân bằng giá mới trên thị trường và nguợc lại.
Vì vậy, nếu thị trường tín dụng vận hành hiệu quả thì sự thất bại thị trường tín dụng có
thể khơng xảy ra. Trong thực tế, vì thơng tin khơng hồn hảo giữa người cho vay và
người vay nên thị trường tín dụng khơng thể thực hiện chức năng của nó một cách hiệu
quả. Vì vậy, người vay có thể bị tác động bởi cơ chế sàng lọc tín hiệu (screening
signals), như lãi suất cao và đảm bảo tiền vay (Parkin, 1998). Các mơ hình thơng tin
khơng tương xứng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc khảo sát các vấn đề tài
chính. Hầu hết các mơ hình đều kết luận rằng đánh giá tín dụng vẫn cịn tồn tại vì
người cho vay khơng thể vượt qua được vấn đề thông tin không tương xứng. Các
nghiên cứu này cho rằng đánh giá tín dụng có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc
điểm cụ thể của thị trường cho vay, như rủi ro khơng thanh tốn tiền vay và thơng tin
nghèo nàn giữa người vay và người cho vay. Stiglitz và Weiss (1981) đóng góp lý
thuyết đánh giá tín dụng bằng việc chứng minh thơng tin khơng tương xứng có thể gây
ra đánh giá tín dụng trong thị trường vốn. Thông tin không tương xứng giữa người vay
và người cho vay có thể gây ra sự thất bại thị trường cung cấp tài chính. Stiglitz và
Weiss (1981) cũng cho rằng đánh giá tín dụng thường xảy ra trong thị trường vốn trong
đó cầu tín dụng vượt q cung tín dụng, và khi lãi suất tăng, những người vay tốt rời bỏ
thị trường và ngân hàng có thể gặp rủi ro không thu hồi được vốn vay càng cao làm
giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có thể đưa ra tỷ lệ cho vay
trên cơ sở giá cao hơn giá thơng thường, điều này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp

không thể tiếp cận nguồn tài chính bên ngồi tại bất kỳ giá nào của tiền vay. Sự thất bại
thị trường và đánh giá tín dụng có thể ảnh hưởng khả năng thành cơng của hồ sơ vay
vốn. Nói chung, lãi suất cao hay yêu cầu đảm bảo tiền vay cao có thể thấy được qua
phản ứng của ngân hàng chống lại vấn đề không tương xứng thông tin giữa người cho


11

vay và người vay trong thị trường tín dụng. Có thể nói rằng tại điểm khơng cân bằng,
thị trường khơng hồn hảo khi tín dụng được phân phối bởi việc giá phân phối cao hơn
giá thị trường. Binks (1992) cho rằng thông tin không tương xứng trong một số trường
hợp có thể dẫn đến những dự án chất lượng xấu được cấp vốn (sự lựa chọn sai) và
trong khi đó những dự án chất lượng cao trong trường hợp khác bị từ chối cấp vốn
(đánh giá tín dụng). Rõ ràng, ngân hàng gặp vấn đề lựa chọn sai và hành vi sai trái khi
họ khơng có đủ thơng tin xem xét lựa chọn những khách hàng tiềm năng và giám sát
dự án được cấp vốn sẽ được thực hiện ra sao. Bởi vậy, sức khỏe tài chính và năng lực
quản lý doanh nghiệp và kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng việc giảm bớt sự
lựa chọn sai và hành vi sai trái.
Cressy (2002) cho rằng việc cung cấp quá mức tín dụng tại các nền kinh tế phát triển,
vấn đề thơng tin khơng tương xứng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phá sản của các
định chế tài chính do khách hàng có chất lượng thấp. Trong các nền kinh tế phát triển,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội tiếp cận được nhiều nguồn tài chính khác
nhau. Ngược lại, các nghiên cứu trong nền kinh tế chuyển đổi cho rằng vấn đề thông
tin không tương xứng cịn tồi tệ hơn nhiều vì thiếu thơng tin và mơi trường đầu tư bất
ổn hơn. Ngồi ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế chuyển đổi có thể
thích nguồn tài chính bên trong vì tác phong quan liêu và thái độ không thân thiện của
ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân ngăn cản họ tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân
hàng. Việc thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận tài chính dài hạn có thể dẫn
những doanh nghiệp vừa và nhỏ đến với các nguồn tài chính ngắn hạn có chi phí cao.
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều tập trung vào các rào cản ảnh hưởng đến sự phát

triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung hơn là xem xét vấn đề các hồ sơ vay vốn
bị từ chối chiếm tỷ lệ cao từ các ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu này tác giả
đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài
chính ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ”.


12

2.5. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
2.5.1. Chất lượng doanh nghiệp
Có thể nói rằng tài sản thế chấp đóng vai trị phát tín hiệu trong thị trường tín dụng.
Trong thị trường tín dụng có thơng tin khơng hồn hảo, tài sản thế chấp có một vai trị
then chốt trong việc giảm bớt mức độ đánh giá tín dụng. Trong thực tế, người vay có
rủi ro cao phải cung cấp tài sản thế chấp nhưng thu được lượng tín dụng thấp hơn so
với người vay thơng thường vì phần lớn các ngân hàng cố gắng tránh thua lỗ khi không
thu hồi được vốn vay. Mặt khác, những người vay tiềm năng có thể thế chấp tài sản vì
họ có nhiều tài sản. Rõ ràng tài sản thế chấp là cơng cụ hữu hiệu cho phép các định chế
tài chính cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với những điều khoản thuận
lợi cho ngân hàng khi có thông tin không tương xứng hoặc mở rộng những điều khoản
bất lợi cho doanh nghiệp (Bester, 1994). Tài sản thế chấp cũng làm giảm bớt chi phí
trung gian vì ngân hàng có khả năng định giá trị tài sản thấp hơn chi phí các doanh
nghiệp đang hoạt động tốt (Berger & Udell, 1998). Có hai loại tài sản bao gồm tài sản
bên trong thuộc về doanh nghiệp, tài sản bên ngoài cụ thể là tài sản của chủ sở hữu
doanh nghiệp. Tài sản cá nhân bên ngồi có thể khuyến khích các chủ sở hữu hành xử
theo hướng đem lại lợi ích cho bên cung cấp tín dụng. Sự khuyến khích này dựa vào
việc khơng đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nếu mất tài sản cá nhân, giá trị tài sản sẽ
thuộc về người cho vay trong trường hợp khơng thu hồi được vốn (Berger & Udell,
1998). Ngồi ra, tài sản bên ngồi có thể giảm bớt chi phí phá sản kỳ vọng. Lợi ích của
tài sản này liên quan đến thua lỗ từ việc thanh lý dự án. Rõ ràng, trong một thị trường
tín dụng có sự hiện diện của sự lựa chọn sai và hành vi sai trái, tài sản thế chấp bên

ngồi có thể được dùng để sàng lọc. Trong trường hợp nhà đầu tư đó có thể lựa chọn
những dự án khác với những nguy cơ khác, tài sản thế chấp khuyến khích nhà đầu tư
lựa chọn dự án ít rủi ro hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp có khả năng thua lỗ thấp sẵn


13

sảng thế chấp tài sản theo yêu cầu của ngân hàng nhưng có thể khơng nhận các dự án
có rủi ro cao (Bester, 1994).
Rõ ràng, khi đánh giá tín dụng tồn tại, tài sản thế chấp được thừa nhận như một phương
pháp hiệu quả để nhận ra vấn đề thông tin khơng tương xứng (Bester, 1985). Có thể nói
rằng ngân hàng có thể phân loại doanh nghiệp được dựa vào các thông tin như khả
năng trả nợ, tuổi doanh nghiệp và kết quả kinh doanh trong quá khứ. Tuy nhiên, việc
thiếu tài sản thế chấp nên rào cản tín dụng vẫn tồn tại. Bởi vậy, việc tăng tài sản thế
chấp có thể gây ra hai tác động trên thị trường tín dụng như những doanh nghiệp cịn
lại trên thị trường có thể lựa chọn dự án ít rủi ro hơn và những doanh nghiệp rời bỏ thị
trường tín dụng có thể có ít tài sản và có rủi ro thấp. Tác động thứ hai có ảnh hưởng
mạnh mẽ, yêu cầu thế chấp cao có thể làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của bên cho vay.
Có thể nói rằng các định chế tài chính thường u cầu người vay có rủi ro cao phải có
tài sản đảm bảo cho vốn vay. Việc theo dõi tài sản bên trong của doanh nghiệp có thể
tạo ra thơng tin có giá trị về kết quả kinh doanh trong tương lai của doanh nhiệp cũng
như thông tin về giá trị của tài sản thế chấp, và điều này có thể được sử dụng như một
phần của mối quan hệ chung với những điều khoản tín dụng thuận lợi hơn trong tương
lai (Berger & Udell, 1995). Tài sản bên ngoài cũng cần thiết để tài trợ cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ khi doanh nghiệp gặp vấn đề về thông tin không tương xứng và
thiếu tài sản doanh nghiệp. Khi cho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng cần thông tin
tương xứng để đánh giá dự án trước khi ra quyết định cho vay, nhưng trong thị trường
vốn khơng hồn hảo thì thơng tin là chi phí. Bởi vậy, việc sử dụng cách tiếp cận vốn để
đánh giá khoản vay là yêu cầu tài sản thế chấp để giảm rủi ro cho việc cấp tín dụng.
Trong trường hợp này, tài sản thế chấp đóng vai trị báo hiệu quan trọng để giảm bớt

vấn đề thông tin không tương xứng. Tuy nhiên, việc áp dụng cách tiếp cận này dẫn tới
thực tế là những dự án có khả năng sinh lợi có thể mất đi vì thiếu tài sản thế chấp. Kết
quả là, những doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp khơng tiếp cận được nguồn tài chính,


14

trong khi những doanh nghiệp có tài sản thế chấp lựa chọn những dự án không phù hợp
cũng không nhận được vốn theo các điều kiện của thị trường vốn (Binks, 1990). Binks
& Ennew (1997) cho rằng chi phí giao dịch và lãi suất là hai rào cản đầu tiên mà nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải. Điều này có thể được giải thích rằng ngân hàng u
cầu lãi suất cao vì rủi ro của dự án và sự thiếu minh bạch trong quá trình đánh giá. Rõ
ràng khi tồn tại thông tin không tương xứng, các rào cản tín dụng có thể được giảm nhẹ
bởi tài sản thế chấp được coi là giải pháp đảm bảo hiệu quả cho người cho vay. Có thể
nói rằng tài sản thế chấp được sử dụng để bảo vệ ngân hàng chống lại khả năng không
thu hồi được vốn khi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. Tuy nhiên, trong thực tế khơng
phải là doanh nghiệp nào cũng có tài sản thế chấp cho ngân hàng. Ngồi ra, ngân hàng
có thể khơng chấp nhận tài sản thế chấp dưới dạng khoản phải thu và tồn kho vì chi phí
theo dõi cao (Berger & Udell, 1995).
Có thể nói rằng chất lượng doanh nghiệp phản ánh qua thành tích hiện thời qua các yếu
tố quản lý, thơng tin tài chính có tác động đến sự thành công của hồ sơ vay vốn và
những doanh nghiệp có chất lượng thấp gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ
ngân hàng thương mại (Berger và Udell, 1998). Yếu tố quản lý doanh nghiệp liên quan
đến năng lực, kinh nghiệm và việc quản lý nguồn tín dụng. Thơng tin tài chính liên
quan đến các tỷ số tài chính, kết quả kinh doanh (lãi và lỗ), bảng cân đối tài sản, ngân
sách vốn (Binks và Ennew, 1997). Ngoài ra, khả năng tiếp cận được vốn vay tiền vay
dựa vào trên các nhân tố như có tài sản thế chấp và lịch sử vay vốn. Dựa trên những
thông tin quan sát liên quan đến chất lượng doanh nghiệp, ngân hàng ra quyết định có
cho vay hay khơng. Dựa trên cơ sở lý thuyết ở trên, giả thuyết được xây dựng như sau:
H1: Chất lượng doanh nghiệp càng tốt, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.


15

2.5.2. Độ tin cậy thông tin hoạt động kinh doanh
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho thấy rào cản tín dụng trong các điều khoản cho vay của
ngân hàng. Các định chế tài chính rất ngại khi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay dài
hạn vì chi phí và rủi ro cao. Một điều hiển nhiên là doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ lệ
rủi ro cao bởi vì họ thiếu các báo cáo theo dõi kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá
tín dụng (Binks & Ennew, 1997). Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn
doanh nghiệp có quy mơ lớn trong việc tiếp cận tín dụng vì tính minh bạch thơng tin
của hồ sơ vay vốn (Berger & Udell, 1992). Vấn đề thông tin thường xảy ra đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chi phí thu thập thơng tin cao (Ennew & Binks, 1995). Các
nghiên cứu trước đây cho thấy rằng phần lớn những doanh nghiệp mới thành lập và có
quy mơ nhỏ khó phát triển khi phụ thuộc vào nguồn tài chính bên trong trừ phi có sẵn
nguồn vốn lớn từ chủ sở hữu và từ các quan hệ. Ngoài ra, việc thiếu lợi nhuận trong
gian đoạn đầu của doanh nghiệp, nguồn tài chính bên ngồi là sự lựa chọn tất yếu của
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (Binks & Ennew, 1997).
Hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính minh bạch, đủ độ tin cậy phản ánh
đúng năng lực tài chính của doanh nghiệp hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài
chính minh bạch là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng nắm bắt được tình tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài
chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có
thể căn cứ để xem xét “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp (Huỳnh Thế Du, 2005).
Theo nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện
kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi,
doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật
doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích kiểm tốn các báo cáo tài chính. Mặt khác,
tại hầu hết các ngân hàng chưa yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có báo cáo tài chính

được kiểm tốn. Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định hồ sơ vay
vốn chưa đủ độ tin cậy. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xây dựng báo cáo tài


16

chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp
luật cơng nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, khơng đảm bảo đủ điều kiện vay
vốn ngân hàng. Những vấn đề nêu trên đã tạo kẽ hở để doanh nghiệp có nhiều hệ thống
sổ sách báo cáo kế toán (thường là 3). Một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh
thấp hơn thực tế) một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế)
Một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn vì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế
nào. Vậy, giả thuyết được phát biểu như sau:
H2: Độ tin cậy thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.
2.5.3. Mối quan hệ với ngân hàng
Các nghiên cứu trước đây đều xác nhận tầm quan trọng của mối quan hệ giữa ngân
hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giảm bớt các rào cản tài chính. Có thể nói
rằng ngân hàng có thể giảm bớt vấn đề thơng tin khơng tương xứng qua các quá trình
sàng lọc và theo dõi (Thakor, 1993). Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy mối
quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp càng gần gũi càng tăng khả năng tiếp cận tín
dụng vì mối quan hệ có thể cải thiện vấn đề thơng tin bất tương xứng (Binks & Ennew,
1997). Boot và Thakor (1994) cho rằng, trong một hợp đồng tín dụng tối ưu, người vay
trước tiên phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất thị trường và yêu cầu thế chấp, nhưng sau
khi dự án đầu tiên thành cơng, ngân hàng có thể cung cấp khoản vay không đảm bảo
với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cho dự án mới. Boot và Thakor (1994) chỉ ra
rằng người vay phải trả lãi suất cao hơn và thế chấp nhiều hơn trong giai đoạn đầu của
mối quan hệ. Ngược lại, yêu cầu tài sản thế chấp thấp hơn và lãi suất thấp hơn sẽ được
đề nghị sau khi các dự án này thành công.

Mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và doanh nghiệp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tín dụng (Berger & Udell, 1995). Ngồi ra, mối quan


17

hệ tốt giữa doanh nghiệp và ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhận được vốn
vay với lãi suất thấp hơn và giảm tài sản thế chấp cho vốn vay của doanh nghiệp
(Berger & Udell, 2001). Ngân hàng có thể thu thập thông tin qua các dữ liệu trong các
báo cáo tài chính và nguồn khác trong thời gian đầu. Thơng tin có thể được thu thập
qua mối quan hệ bền vững với nhà quản lý doanh nghiệp, khoản vay trong quá khứ,
khách hàng của doanh nghiệp, nhà cung cấp của doanh nghiệp và chính quyền địa
phương (Berger & Udell, 2001). Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa nhận rằng tín
dụng ngân hàng thương mại là nguồn tài chính chủ yếu và mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với ngân hàng có thể kéo dài qua nhiều năm. Kết quả là ngân hàng có thể thu
thập thơng tin liên quan đến khả năng trả nợ qua việc cung cấp các dịch vụ cho vay và
việc quản lý đầu tư (Berger & Udell, 1998).
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho rằng mối quan hệ với ngân hàng có thể ảnh
hưởng tới giá và giá trị của tín dụng và doanh nghiệp vừa và nhỏ có được lợi ích từ
những mối quan hệ này. Các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ với ngân hàng giảm
bớt đáng kể các rào cản tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lợi ích của mối quan
hệ không những ở chi phí thấp hơn, mà còn ở việc tiếp cận vốn cao hơn và thế chấp
thấp hơn (Berger & Udell, 1995). Rõ ràng, doanh nghiệp có lợi thế quan trọng từ việc
cải thiện mối quan hệ với ngân hàng. Ngân hàng nhận được thơng tin càng tốt, độ tin
cậy càng cao có thể áp dụng làm cơ sở cho vay hơn là sử dụng tài sản thế chấp để đảm
bảo chủ yếu (Binks & Ennew, 1997). Berger và Udell (1998) cho rằng cho vay theo
mối quan hệ có thể tạo lợi ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới dạng chi phí thấp
hơn, tín dụng được cấp nhiều hơn, yêu cầu thế chấp thấp hơn. Tuy nhiên, sự hiệu quả
của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt ở từng
quốc gia trong môi trường kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng thơng tin, điều

kiện kinh doanh và chế độ chính trị (Berger và Udell, 1998). Thực tế, phần lớn các
nghiên cứu đều tập trung nhấn mạnh mối quan hệ với ngân hàng trong các nền kinh tế
phát triển (Binks và Ennew, 1997; Berger và Udell, 1998). Các lý thuyết hiện thời cho


18

rằng mối quan hệ tốt với ngân hàng có thể giảm bớt rào cản tín dụng cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong các nền kinh tế phát triển (Berger và Udell, 1995). Mối quan hệ tốt
thể hiện qua các yếu tố truyền đạt và chia sẽ thơng tin có thể cung cấp thông tin nhiều
hơn cho các bên trong hợp đồng và giúp cho cả hai bên vượt qua được vấn đề thơng tin
khơng tương xứng (Udell, 2003). Vì vậy, mối quan hệ càng lâu dài, ngân hàng có thể
thẩm định rủi ro của hồ sơ vay vốn tốt hơn và giảm bớt thua lỗ cho ngân hàng.
Vậy giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu như sau:
H3: Mối quan hệ với ngân hàng càng tốt, khả năng tiếp cận tín dụng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ càng cao.
2.5.4. Thủ tục cho vay vốn của ngân hàng và chất lượng dịch vụ ngân hàng
Nói chung, thơng tin khơng tương xứng có thể dẫn tới sự thất bại thị trường tín dụng
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy tín dụng ngân hàng là một nguồn tài
chính chủ yếu của đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nền kinh tế phát triển và
kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận tài
chính ngân hàng trong nền kinh tế chuyển đổi do thiếu các định chế thị trường và
khung pháp lý. Khó khăn trong việc tiếp cận tài chính ngân hàng là một trong những
rào cản chính mà khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải trong cả nền kinh tế phát
triển và kinh tế chuyển đổi. Chi phí trung gian và chi phí thơng tin khơng tương xứng
có tác động đến nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng
gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp vừa và nhỏ và vì
vậy cản trở ngân hàng đánh giá hồ sơ vay vốn tốt hơn (Berger & Udell, 1995). Các
ngân hàng thừa nhận rằng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì rủi ro hơn doanh
nghiệp lớn. Trong điều kiện không chắc chắn, tỷ lệ thất bại cao của doanh nghiệp vừa

và nhỏ làm ngân hàng ngại cho cho các doanh nghiệp này vay. Chi phí thu thập thơng
tin, chi phí thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn
doanh nghiệp lớn. Thực tế, thời gian thu thập thông tin và xử lý hồ sơ vay vốn của


19

doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn khi so sánh với
doanh nghiệp có quy mơ lớn. Rào cản tín dụng tồn tại do doanh nghiệp vừa và nhỏ
phải trả chi phí cao hơn các doanh nghiệp lớn. Thực tế ngân hàng thường định lãi suất
cao hơn khi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Kết quả là các định chế tài chính
hướng tới việc sử tài sản thế chấp để đảm bảo cho vốn vay. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường khơng thể đáp ứng được vì quy mơ doanh nghiệp và giá trị
tài sản và vì vậy rào cản tín dụng vẫn cịn tồn tại (Haron, 1994).
Thị trường vốn và hệ thống ngân hàng kém phát triển buộc các nhà quản lý doanh
nghiệp dùng các nguồn tài chính bên trong để tài trợ cho các dự án của họ. Việc thiếu
vốn chủ sở hữu và khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng dài hạn dẫn doanh nghiệp đến
các nguồn tài chính ngắn hạn có chi phí cao. Các rào cản tài chính có thể xuất hiện
dưới dạng chi phí tín dụng, yêu cầu tài sản thế chấp và thiếu vốn bên ngồi. Những yếu
tố như chi phí tín dụng, yêu cầu thế chấp, chi phí giao dịch và thái độ không thân thiện
của ngân hàng là những chướng ngại lớn nhất khi doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tín
dụng ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy lãi suất vốn vay ngân hàng
cao ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, lãi suất cao được giải thích là do lạm phát cao.
Kết quả là chỉ có những doanh nghiệp thành cơng trong việc tìm kiếm được lợi nhuận
cao để trả được lãi suất cao như thế. Có thể nói rằng sáu nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng thành tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm: yêu cầu tài
sản thế chấp, chi phí vốn vay, thời gian trì hỗn xử lý hồ sơ, thủ tục phức tạp, yêu cầu
báo cáo theo dõi hoạt động kinh doanh, yêu cầu liên lạc với quản lý ngân hàng. Các
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra các rào cản tín dụng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp

phải trong các nền kinh tế chuyển đổi do các lý do sau: thị trường vốn thắt chặt và kém
phát triển, hệ thống ngân hàng cứng nhắc và không hiệu quả, các hành vi sai trái và rủi
ro từ thái độ lạc quan là khá cao vì sự khơng hồn thiện của khung pháp lý và hiệu lực
của luật pháp không hiệu quả.


×