Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị dự toán và giá dự thầu xây lắp các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 118 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN ĐỖ ANH VŨ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DỰ TOÁN VÀ GIÁ DỰ
THẦU XÂY LẮP CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Chun Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 09 Năm 2009


LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS. Lê Văn Kiểm, TS. Phạm
Hồng Luân những người đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn các thầy cô
trong Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc
chuyên ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng. Tất cả những kiến thức, kinh
nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học cũng
như những góp ý quý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là hành
trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau
này.


Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi
trải qua những ngày học tập thật vui, bổ ích và những thảo luận trong suốt
thời gian học đã giúp tôi tự hoàn thiện mình và mở ra trong tôi nhiều sáng
kiến mới.
Xin cám ơn những người đồng nghiệp của tôi, đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều
trong suốt quá trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong quá
trình công tác của họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tôi, những người
bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009



TĨM TẮT
Ngành cơng nghiệp xây dựng giữ một vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó quyết định quy mơ và trình độ kỹ thuật của xã hội trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
Lượng vốn đầu tư xây dựng do Nhà nước quản lý thường chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ vốn đầu tư của nền kinh tế quốc dân và lượng vốn đó tăng nhanh qua
các năm.
Để thực hiện có hiệu quả lượng vốn q đó cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước địi hỏi phải có một giải pháp tồn diện và đồng bộ, trong đó giải
pháp nâng cao chất lượng của công tác định giá và quản lý chi phí các dự án đầu tư
xây dựng.
Cơng tác định giá và quản lý chi phí xây dựng các cơng trình sử dụng vốn Nhà
nước trong nhiều năm qua đã có nhiều cải tiến, có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế
của các dự án đầu tư. Tuy nhiên, công tác này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng
mắc và bất cập gây thất thốt và lãng phí tài sản nhà nước. Việc đổi mới và hoàn

thiện cơ chế hình thành và quản lý chi phí xây dựng là một một vấn đề cần thiết và
cấp bách hiện nay.
Chính từ yêu cầu thực tế đó, Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu quá trình hình
thành giá cả sản phẩm xây lắp để từ đó đưa ra một số kiến nghị cải tiến, hoàn thiện
sao cho giá sản phẩm xây lắp vừa phản ánh quy luật cung - cầu - giá cả, vừa đảm bảo
sự quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế, với những việc
cụ thể sau:
ƒ Nghiên cứu, tổng kết quá trình hình thành giá sản phẩm xây dựng qua các giai
đoạn ở Việt Nam.
ƒ Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của việc định giá và quản lý chi phí xây
dựng trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, làm cơ sở lý luận cho
việc cải tiến phương pháp lập giá và hình thành giá sản phẩm xây dựng.
ƒ Nghiên cứu đề xuất phương pháp lập dự tốn cơng trình của Chủ đầu tư,
phương pháp “Lập dự tốn xây lắp hạng mục cơng trình có xét đến hệ số K1, K2”.
ƒ Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu của nhà thầu, các gói thầu
xây lắp sử dụng vốn Nhà nước.


ABSTRACT

Industrial Construction plays a very important role in the national economy. It
determines the scale and technical level of the society of each period of the country's
development.
The amount of capital construction investments managed by the government are
occupied a great density of the national economy's entire capital which increased over
the years.
To make that valable capital effective for the industrialization and modernization
of the country requires a comprehensive and synchronous solution,included with the
evaluation and managing the costs of project construction investments.
The evaluation and management of construction costs for using the goverment's

capital have been improvements over years, which are efficientive to improve the
economic perfomance of projects. However, this work also reveals everal limitations,
concerns caused losing and wasting the goverment's property. The renovation and
improve the establishment and management of construction costs is an essential and
urgent matter today.
Just from those pratical requirements, the Essay accesses the research of forming
the construction product price deeply to do some improvement suggestions to
complete the price of construction products, not only reflecting the providing –
needing – price rule, but also ensuring the goverment's management in each period of
the economic development, which the folling particular:
ƒ Reserching and summarizing the product construction – forming progress
through the periods in Vietnam.
ƒ Researching some basic characteristics of the evaluation and management the
construction costs in a market economy by the Governmtment's management which
are theory foundation of the setting and forming the price of product construction.
ƒ Researching and suggesting the methods of setting estimation projects of the
investors, methods “setting construction estimation by considerating K1, K2
coefficient”
ƒ Researching the method of contructor's setting tender price, construction
tender packages used the Government's capital perfectly.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CẢ SẢN PHẨM XÂY
LẮP VÀ GIÁ GĨI THẦU XÂY LẮP QUA CÁC THỜI KỲ Ở VIỆT NAM ............................. 5

1.1. Tổng quan về quá trình hình thành giá sản phẩm xây lắp và giá gói thầu xây lắp qua
các thời kỳ ở Việt Nam............................................................................................................. 5

1.1.1 Giai đoạn I: Từ khi hịa bình lập lại (năm 1954) đến Đại hội VI của Đảng Cộng
Sản Việt Nam (năm 1986)........................................................................................................ 6
1.1.1.1 Thời kỳ từ 1954-1958 .......................................................................................... 6
1.1.1.2 Thời kỳ từ 1959-1967 .......................................................................................... 6
11.1.3 Thời kỳ 1968 – 1976 ............................................................................................. 7
1.1.1.4 Thời kỳ 1976-1982............................................................................................... 8
1.1.1.5 Thời kỳ 1976-1982............................................................................................... 8
1.1.2 Giai đoạn II: Từ năm 1986 đến nay ........................................................................... 9
1.1.2.1 Thời kỳ 1986-1990............................................................................................... 9
1.1.2.2 Thời kỳ 1991-1995............................................................................................... 11
1.1.2.3 Thời kỳ 1996-1999............................................................................................... 11
1.1.2.4 Giai đoạn 2000-2005............................................................................................ 12
1.1.2.5 Giai đoạn 2006 đến nay........................................................................................ 14
1.2 Quá trình hình thành giá cả những gói thầu xây lắp sử dụng vốn Nhà nước .................. 17
1.2.1 Vốn đầu tư do Nhà nước quản lý ............................................................................... 17
1.2.2 Giá gói thầu ở các giai đoạn đầu tư xây dựng ........................................................... 18
1.2.2.1 Gói thầu và giá gói thầu ....................................................................................... 18
1.2.2.2 Giá gói thầu ở các giai đoạn đầu tư xây dựng...................................................... 18
1.2.3 Quá trình hình thành giá cả theo thời gian những gói thầu xây lắp sử dụng vốn
Nhà nước hiện nay.................................................................................................................... 20
1.2.4.1 Phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp dựa vào đơn giá tổng hợp ... 21
1.2.4.2 Phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp dựa vào chi phí cơ sở và
chi phí tính theo tỷ lệ ................................................................................................................ 22
1.2.4.3 Phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp như lập dự tốn trọn gói....... 23
1.2.4.3 Phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp bằng cách ‘tính lùi dần’
hoặc gọi là phương pháp ‘tính từ trên xuống’ .......................................................................... 24


1.2.5 Quá trình hình thành, phát triển và trình tự thực hiện công tác đấu thầu ở Việt
Nam ...... ................................................................................................................................... 25

1.2.5.1 Q trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu ......................................... 25
1.2.5.2 Một số nội dung chính quy định về đấu thầu....................................................... 26
1.2.5.3 Trình tự thực hiện cơng tác đấu thầu.................................................................... 30
1.2.5.4 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác đấu thầu .............................................. 32
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ
SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ CẢ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................................... 33

2.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường................................................................................ 33
2.1.1 Khái niệm chung về nền kinh tế thị truờng................................................................ 33
2.1.1.1 Thị trường............................................................................................................. 34
2.1.1.2 Nền kinh tế thị trường .......................................................................................... 34
2.1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường ................................................. 34
2.1.2 Kinh tế thị trường đối với 3 vấn đề cơ bản ................................................................ 35
2.1.3 Vai trò và chức năng của thị trường .......................................................................... 35
2.1.3.1 Vai trò của thị trường ........................................................................................... 35
2.1.3.2 Các chức năng của thị trường............................................................................... 36
2.1.4 Các yếu tố cơ bản của thị trường ............................................................................... 36
2.2 Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước........................................................ 37
2.2.1 Tổng quan về các nền kinh tế trên thế giới ................................................................ 37
2.2.1.1 Mơ hình kinh tế thị trường tự do (Điển hình là Mỹ)............................................ 37
2.2.1.2 Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (điển hình là Liên Xơ).......................... 37
2.2.1.3. Mơ hình kinh tế hỗn hợp ..................................................................................... 38
2.2.2 Vai trò của Nhà nước về việc quản lý giá cả trong nền kinh tế hỗn hợp................... 39
2.2.2.1 Quản lý định giá trực tiếp (Nhà nước định giá) ................................................... 40
2.2.2.2 Nhà nước quản lý giá gián tiếp (Nhà nước chỉ đạo giá) ...................................... 40
2.2.2.3 Khống chế tổng mức giá cả.................................................................................. 40
2.3 Thị trường xây dựng và quá trình hình thành giá cả sản phẩm xây dựng ....................... 43
2.3.1 Khái niệm, các yếu tố và đặc điểm của thị trường xây dựng..................................... 43
2.3.1.1 Khái niệm thị trường xây dựng ............................................................................ 43

2.3.1.2 Phân loại thị trường xây dựng.............................................................................. 43
2.3.1.3 Các yếu tố của thị trường xây dựng ..................................................................... 44


2.3.1.4 Một số đặc điểm của thị trường xây dựng liên quan đến sự hình thành giá sản
phẩm xây dựng (SPXD) ........................................................................................................... 47
2.3.2 Giá cả sản phẩm xây dựng trong nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước................ 48
2.3.2.1 Khái niệm về giá cả sản phẩm xây dựng.............................................................. 48
2.3.2.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng........................................................................ 49
2.3.2.3 Giá sản phẩm xây dựng qua các góc độ .............................................................. 51
2.3.2.4 Những biểu hiện của giá SPXD ........................................................................... 51
2.3.2.5 Những cơ sở hình hành giá SPXD ....................................................................... 55
2.3.2.6 Cơ chế hình thành giá cả SPXD........................................................................... 56
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ GIÁ ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM XÂY LẮP THƠNG QUA ĐẤU THẦU CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ......................................................................................................... 58

3.1 Một số đặc điểm của việc định giá và quản lý giá trong XD .......................................... 58
3.2 Hồn thiện phương pháp lập giá dự tốn cơng trình sử dụng vốn Nhà nước.................. 60
3.2.1 Phương pháp lập dự tốn cơng trình hiện nay ........................................................... 61
3.2.2 Ý tưởng ban đầu và nội dung cải tiến phương pháp đề xuất ..................................... 64
3.2.3 Xây dựng quy trình lập dự tốn xây lắp các hạng mục theo phương pháp đề xuất... 66
3.3.4 Phương pháp xác định hệ số K1 và K2 ...................................................................... 68
3.3.4.1 Cơ sở khoa học của hệ số K1 và K2 ..................................................................... 68
3.3.4.2 Phương pháp xác định các hệ số K1, K2 ............................................................. 73
3.4 Đánh giá những ưu điểm và những điều kiện cần có để có thể áp dụng phương pháp
đề xuất... ................................................................................................................................... 77
3.4.1 Những ưu điểm của phương pháp đề xuất ................................................................. 77
3.4.1 Những điều kiện cần có để áp dụng phương pháp đề xuất ........................................ 77
CHƯƠNG 4: HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ GĨI THẦU XÂY LĂP SỬ

DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ......................................................................................................... 78

4.1 Một số cơ sở lý luận về giá dự thầu và phương pháp lập giá dự thầu ............................. 78
4.1.1 Khái niệm về giá dự thầu ........................................................................................... 78
4.1.2 Các cơ sở hình thành giá dự thầu xây lắp .................................................................. 78
4.1.3 Lưu trình lập HSDT xây lắp ...................................................................................... 78
4.1.4 Lập phương án kỹ thuật – cơng nghệ và tổ chức thi cơng gói thầu........................... 83
4.1.5 Lưu trình xác định giá dự thầu XL các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước .................. 86


4.1.6 Sự khác nhau giữa phương pháp lập giá dự thầu và cách thể hiện giá dự thầu
trong HSDT .............................................................................................................................. 88
4.2 Hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu đối với bên dự thầu ........................................ 90
4.2.1 Một số chiến lược về giá của doanh nghiệp xây dựng............................................... 90
4.2.2 Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định giá dự thầu xây lắp........................... 92
4.3 Một số kiến nghị về quản lý giá đối với bên dự thầu ...................................................... 104
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 107

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 108


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề ra để nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986)
đánh dấu sự chuyển biến của nền kinh tế nước ta từ mơ hình kế hoạch hóa tập trung
sang mơ hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

XHCN. Đó là một sự thay đổi sâu sắc, toàn diện cả về mặt kinh tế và đời sống xã
hội. Trong quản lý đầu tư xây dựng có sự biến đổi mạnh mẽ phương thức giao nhận
thầu: từ giao nhận thầu, chỉ định thầu sang đấu thầu là chủ yếu. Để đáp ứng đòi hỏi
về lý luận cho sự chuyển biến phương thức giao nhận thầu trên cũng đã có nhiều tác
giả đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể [15]. Trong thực tế quản lý
Nhà nước và quản lý sản xuất, Đảng và Chính phủ, các bộ và các cơ quan có liên
quan cũng đã nghiên cứu ban hành các chủ trương, chính sách, các quy định kịp
thời trong từng thời kỳ chuyển biến.
Lượng vốn đầu tư xây dựng do Nhà nước quản lý thường chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ vốn đầu tư của nền kinh tế quốc dân và lượng vốn đó tăng nhanh qua
các năm. Để thực hiện có hiệu quả lượng vốn quý đó cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi phải có một giải pháp tồn diện và đồng bộ, trong
đó giải pháp nâng cao chất lượng của cơng tác định giá và quản lý chi phí các dự án
đầu tư xây dựng.
Công tác định giá và quản lý chi phí xây dựng các cơng trình sử dụng vốn Nhà
nước trong nhiều năm qua đã có nhiều cải tiến, có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh
tế của các dự án đầu tư. Tuy nhiên, công tác này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế,
vướng mắc và bất cập dẫn đến hiện tượng làm sai, hiện tượng cửa quyền và tiêu cực
trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
Đặc biệt, chế độ chính sách của Nhà nước chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các
yếu tố thị trường xây dựng tác động đến quá trình hình thành giá cả sản phẩm xây
dựng. Để nghiên cứu vấn đề phức tạp này và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý chi phí sản phẩm xây dựng trong giai đoạn hiện nay và sau này, đòi hỏi
vận dụng các cơ sở lý luận chung để nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm ra các giải pháp
có cơ sở khoa học và tính khả thi cao trong lĩnh vực lập và quản lý chi phí xây
dựng. Cơng tác quản lý chi phí xây dựng các cơng trình sử dụng vốn Nhà nước rất
rộng lớn và phức tạp. Trong khuôn khổ của một luận văn chỉ tập trung vào quá trình
hình thành giá sản phẩm xây lắp hạng mục cơng trình. Vì vậy tác giả chọn đề tài
luận văn là “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị dự tốn và giá dự
thầu xây lắp các cơng trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước”.


Trang 1/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng lý luận về quá trình hình thành giá cả hàng
hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào q trình hình
thành giá cả sản phẩm xây lắp – là loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế quốc
dân.
Để giá cả sản phẩm xây lắp phản ánh đúng quy luật cung - cầu - giá cả và bảo
đảm sự quản lý của Nhà nước, đề tài góp phần hồn thiện một số vấn đề trong cả 3
“Chân kiềng” tạo ra giá sản phẩm xây lắp là: Giá của Chủ đầu tư – Người mua, giá
của nhà thầu – Người bán và thị trường cạnh tranh – các vấn đề về giá trong đấu
thầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu của luận văn:
Luận văn lấy sự hình thành giá các gói thầu xây lắp hạng mục cơng trình xây
dựng khi đã có thiết kế bản vẽ thi công của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
Nhà nước làm đối tượng nghiên cứu nhằm hồn thiện phương pháp lập, quản lý chi
phí của chủ đầu tư, của nhà thầu và việc hình thành giá cả sản phẩm xây lắp thơng
qua đấu thầu góp phần cải tiến tổ chức quản lý kinh tế và quản lý sản xuất xây
dựng.
Phạm vi nghiên cứu:
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế hình thành và quản lý chi phí xây dựng trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một vấn đề rất lớn và phức tạp.
Luận văn chỉ nghiên cứu những cơng trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước và cũng

chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:
Cải tiến phương pháp lập dự tốn xây lắp hạng mục cơng trình của chủ đầu tư
Hồn thiện phương pháp lập giá dự thầu xây lắp hạng mục cơng trình của nhà
thầu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của đề tài thể hiện ở việc vận dụng lý luận chung về giá cả
và sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường vào lĩnh vực xây dựng mang
nhiều nét đặc thù, góp phần làm phong phú thêm lý luận về giá trong xây dựng.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực tế quá trình hình thành giá cả sản phẩm xây
lắp các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước để từ đó có những đề xuất nhằm hồn thiện
các phương pháp lập giá dự toán xây lắp của Chủ đầu tư, giá dự thầu của nhà thầu
và các vấn đề về giá trong đấu thầu xây lắp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có
thể vận dụng được và thực tế quản lý vĩ mô về giá và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hiện nay.

Trang 2/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Những đóng góp chủ yếu của đề tài là:
Phân tích khái quát tình hình giá cả sản phẩm xây lắp qua các thời kỳ ở Việt
Nam. Trong đó nêu bật sự hình thành giá cả sản phẩm xây dựng (SPXD) ở Việt
Nam chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi hịa bình lập lại đến năm 1986, phương pháp hình thành
giá SPXD là dựa trên các Thơng tư, các định mức, đơn giá và phương pháp xác
định tổng hợp giá của Nhà nước. Nổi bật trong giai đoạn này là “Giá trị dự tốn xây
lắp tính theo những quy định nhất định đóng vai trị giá cả sản phẩm xây dựng”

Giai đoạn II: Từ năm 1986 đến nay, sự hình thành giá cả SPXD thường thơng
qua đấu thầu cạnh tranh. Vì vậy, ở giai đoạn này “giá trúng thầu với những điều
kiện ghi trong hợp đồng đóng vai trị giá cả SPXD”
Nghiên cứu q trình hình thành giá cả sản phẩm xây lắp những gói thầu sử
dụng vốn ngân sách Nhà nước theo trình tự thời gian và theo từng yếu tố thị trường
từ đó rút ra những kết luận khoa học làm cơ sở cho các đề xuất của luận văn.
Nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề lý luận chung về nền kinh tế thị trường và
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước làm cơ sở cho việc khẳng định
vai trò của Nhà nước trong việc quản lý giá nói chung và chi phí xây dựng nói
riêng. Từ đó luận văn đi sâu vào quá trình hình thành giá sản phẩm xây dựng hiện
nay.
Nghiên cứu rút ra một số đặc điểm cơ bản của việc định giá và quản lý chi phí
xây dựng trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đề xuất một phương pháp mới trong việc lập giá trị dự tốn các hạng mục
cơng trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước. Đó là phương pháp “Lập dự tốn xây
lắp các hạng mục cơng trình xét đến hệ số K1, K2”. Chứng minh được những ưu
điểm và những điều kiện cần có để có thể áp dụng phương pháp đề xuất. Kết quả
này là cơ sở để Chủ đầu tư xác định giá gói thầu nhanh hơn, chính xác hơn và phù
hợp hơn với giá cả thị trường.
Xây dựng lưu trình lập hồ sơ dự thầu xây lắp và lưu trình lập giá dự thầu xây
lắp các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước. Lưu trình này đã được một số doanh nghiệp
xây dựng (DNXD) sử dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp
khác có thể vận dụng được.
Từ quá trình nghiên cứu thực tiễn lý và lý luận của tác giả trong và ngoài nước
luận văn cũng đi sâu hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu “như lập dự tốn trọn
gói” là phương pháp xác thực với các DNXD hiện nay. Trong đó đi sâu vào khoản
mục chi phí sử dụng máy, có phân biệt máy đi th và máy tự có. Phân tích sâu 3
trường hợp đấu thầu có thể sảy ra để áp dụng tính khoản thu nhập dự kiến vào giá
dự thầu cho phù hợp.


Trang 3/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

5. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành giá cả sản phẩm xây lắp và giá gói
thầu xây lắp qua các thời kỳ.
Chương 2: Lý luận chung về giá cả trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước và giá cả lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện phương pháp lập và quản lý giá đối với sản phẩm xây lắp
thông qua đấu thầu các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước.
Chương 4: Hồn thiện phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp sử dụng
vốn Nhà nước.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Trang 4/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CẢ SẢN PHẨM XÂY
LẮP VÀ GIÁ GÓI THẦU XÂY LẮP QUA CÁC THỜI KỲ Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về quá trình hình thành giá cả sản phẩm xây lắp qua các thời

kỳ
Cơng tác định giá và quản lý chi phí xây lắp là một khâu quan trọng của công
tác quản lý kinh tế trong ngành xây dựng. Định giá đúng, hợp lý và quản lý chặt chẽ
giá xây dựng là góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, sớm đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng, nâng cao chất lượng cơng trình, tạo quyền chủ động cho doanh
nghiệp xây dựng hạch toán sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng.
Cùng với sự hình thành và phát triển của cơng tác XDCB, cơng tác định giá và
quản lý chi phí trong xây dựng cũng được phát triển từ không đến có, từ lúc đầu rất
sơ sài đến lúc ngày càng hoàn chỉnh và đồng bộ, từ lúc phạm vi hẹp ở một vài cơng
trình, một vài tỉnh đến lúc đồng bộ thống nhất trong cả nước, được thực hiện nhiều
ngành, nhiều địa phương. Từ lúc công tác xây dựng giá còn thiếu căn cứ khoa học,
chủ yếu sao chép của nước ngoài đến lúc đã nghiên cứu để hoàn chỉnh, bổ sung trên
cơ sở khoa học và thực tiễn ở Việt Nam và luôn được đổi mới theo công tác quản
lý.
Có thể xem cơng tác định giá và quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam theo 2
giai đoạn lớn phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế quốc dân:
- Giai đoạn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung – Từ khi hịa bình lập
lại (1954) đến Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986).
Trong giai đoạn này phương thức giao nhận thầu là chỉ định thầu nên cơ chế
định giá, duyệt giá dự toán và thanh quyết toán là do các cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Người lập, người duyệt đều dựa vào các Thông tư, định mức, đơn giá của
Nhà nước và mang tính bình qn (bình qn về cự ly, bình quân về giá gốc vật
liệu, bình quân về các biện pháp thi cơng…). Vì vậy phương pháp lập giá của nhà
thầu xây lắp đều giống nhau và đều tuân thủ quy định chung của Nhà nước.
- Giai đoạn II: Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN (từ 1986 đến nay).
Trong giai đoạn này phương thức giao nhận thầu chủ yếu là thông qua đấu
thầu. Lợi ích của các bên có sự khác nhau, vì vậy phương pháp xác định giá của họ
cũng khác nhau: Các Chủ đầu tư sử dụng vốn Nhà nước xác định giá xây dựng theo

phương pháp riêng của mình trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, nhưng
giá cả các SPXD chỉ có thể được xác định thơng qua đấu thầu cạnh tranh.

Trang 5/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Dưới đây xin trình bày các phương pháp tính và sự hình thành giá các hạng
mục cơng trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước qua các giai đoạn và các thời kỳ
khác nhau:
1.1.1. Giai đoạn I: Từ khi hòa bình lập lại (năm 1954) đến Đại hội VI của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (năm 1986)
Giai đoạn này chia thành 5 thời kỳ căn cứ vào chủ trương, chính sách lớn của
các cơ quan quản lý Nhà nước về XDCB.
1.1.1.1. Thời kỳ từ 1954-1958
Ở thời kỳ này chưa có căn cứ cụ thể cho việc định giá xây dựng, việc tính tốn
cho phí xây dựng chủ yếu là đưa ra mức dự trù kinh phí xây dựng cơng trình, được
xác định căn cứ vào các chỉ tiêu khái toán và các định mức chi phi theo tỷ lệ phần
trăm. Còn thanh quyết tốn cơng trình theo chế độ “Thực thanh, thực chi”.
1.1.1.2. Thời kỳ từ 1959-1967
Giai đoạn này có nhiều tiến bộ vượt bậc trong công tác định giá các sản phẩm
xây lắp: Nội dung các khoản mục chi phí trong giá dự toán xây lắp đã được Ủy Ban
Kế Hoạch Nhà nước (UBKHNN) quy định rất tỉ mỉ, chi tiết thơng qua thơng tư số
880/UB-CQL ngày 24-4-1959. Sau đó UBKHNN nước ban hành tiếp thông tư số
3209/UB-CQL ngày 27-12-1959 về định mức tỉ lệ các chi phí trực tiếp và gián tiếp
trong giá dự tốn xây lắp.
Theo các thơng tư trên, giá dự tốn xây lắp một cơng trình đơn vị hoặc hạng

mục cơng trình (GDT) có các thành phần và cách xác định như sau:
GDT = (T + G) x K

(1.1)

Trong đó:
T : Chi phí trực tiếp
G : Chi phí gián tiếp
K : Hệ số kể đến tỉ lệ lãi định mức
Chi phí trực tiếp (T) lại bao gồm bốn khoản mục là chi phí vật liệu (VL), chi
phí nhân cơng (NC), chi phí máy thi cơng (M) và chi phí trực tiếp khác theo cơng
thức:
T = VL + NC + M + TK

(1.2)

Trong đó:
VL =

n

∑ Q .G
j =1

NC =

J

n


j
VL

∑ Q .G
j =1

J

j
NC

Trang 6/109


Luận văn thạc sĩ

NC =

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng
n

∑ Q .G
j =1

J

j
M

TK = a (VL + NC + M)


(1.3)

Qj : Khối lượng công tác thứ j được bóc theo bản vẽ.
GjVL, GjM : Chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng và chi phí sử dụng máy thi công
cho một đơn vị khối lượng công tác thứ j theo đơn giá XDCB.
TK : Chi phí khác
a : Tỉ lệ phần trăm chi phí trực tiếp khác so với ba khoản mục trực tiếp (ví dụ
cơng trình dân dụng a = 1% ; cơng trình cơng nghiệp a = 1,5% …).
G=

b
T
100 − b

b : Tỉ lệ phần trăm chi phí gián tiếp so với giá thành dự tốn xây lắp. Cơng
trình dân dụng và cơng nghiệp có b riêng và phụ thuộc vào khu vực thượng du,
trung du hay đồng bằng. Ví dụ:
Cơng trình xây dựng cơng nghiệp ở thượng du b = 10%
Cơng trình xây dựng cơng nghiệp ở trung du và đông bằng b = 9,5%
Công trình xây dựng dân dụng ở cả 3 khu vực b = 8,5%
K=1+C
C : Phần trăm lãi định mức so với giá thành dự tốn cơng tác xây lắp và được
quy định thống nhất cho các cơng trình ở mọi khu vực xây dựng, tỉ lệ này là 2,5%
so với giá thành.
1.1.1.3. Thời kỳ 1968 – 1976
Công tác định giá trong thời kỳ này về cơ bản vẫn giữ cơ cấu và thành phần
như thời kỳ trước, chỉ thay đổi thành phần gián tiếp phí. Theo thơng tư 3209/UBCQL thì b là tỷ lệ phần trăm so với giá dự tốn xây lắp. Giá thành càng lớn thì gián
tiếp phí càng cao. Điều đó khơng phản ánh đúng thực chất chi phí gián tiếp vào
cơng trình. Đồng thời vì so với giá thành nên ngay mục chi phí gián tiếp trong giá

thành cũng được tính gián tiếp.
Vì vậy, Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước (UBKTCBNN) đã ra thông tư số
159-UB/KTXD ngày 25-10-1968 đổi lại cách tính gián tiếp phí bằng tỷ lệ phần trăm
so với trực tiếp phí (T) mà khơng so với giá thành dự tốn nữa. Cách chia nhóm chi
phí trong gián tiếp phí cũng có sự thay đổi thành 4 nhóm:
- Chi phí quản lý hành chính.
- Chi phí phục vụ cơng nhân.
- Chi phí phục vụ thi cơng.
- Chi phí gián tiếp khác.
Trang 7/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

1.1.1.4. Thời kỳ 1976-1982
Trong nhóm chi phí gián tiếp người ta nhận thấy một số khoản mục khơng
mang tính chất gián tiếp mà chúng mang tính chất trực tiếp tạo ra sản phẩm xây lắp
như chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ thi cơng; Chi phí phân bổ dụng cụ thi
cơng, dụng cụ an tồn lao động,… Để phù hợp hơn nội dung với tên gọi kinh tế của
khoản mục này, ngày 1-7-1976 Bộ Xây Dựng đã cho ra thơng tư số 558/BXD/VKT
đổi khoản mục chi phí gián tiếp thành mục phụ phí thi cơng. Cách tính phụ phí thi
cơng, theo Thơng tư này cũng có căn cứ vào loại hình cơng trình xây dựng ở nơi có
phụ cấp khu vực và phụ cấp lưu động khác. Phụ phí thi cơng được tính bằng phần
trăm so với chi phí trực tiếp trong dự tốn theo cơng thức sau:
P= x.T

(1.4)


Trong đó:
x: Tỉ lệ phần trăm phụ phí thi cơng phụ thuộc vào loại hình cơng trình, nơi phụ
cấp khu vực và phụ cấp lưu động khác nhau.
T: Chi phí trực tiếp tính theo đơn giá XDCB và sử dụng cơng thức (1.2) trong
mục 1.1.1.2.
1.1.1.5. Thời kỳ 1982-1986
Tính phụ phí thi cơng theo tỉ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp, nghĩa là phụ
phí phụ thuộc vào chi phí vật liệu, nhân cơng và máy thi cơng. Cách tính này làm
cho phụ phí tính được phụ thuộc quá nhiều vào khoản mục chi phí vật liệu vì khoản
mục này chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí trực tiếp, làm cho khoản thu của các đơn vị
sản xuất về phụ phí khơng sát với khoản phụ chi phí. Các đơn vị xây dựng thường
được lãi khoản phụ phí đối với những cơng trình có giá trị vật liệu lớn như cơng
trình lắp ghép nhà ở tấm lớn, nhà cơng nghiệp kết cấu thép, cơng trình sử dụng vật
liệu cao cấp nhập ngoại,… Và thường lỗ khoản phụ phí đối với những cơng trình và
cơng tác có giá trị vật liệu thấp hoặc khơng có vật liệu như cơng trình thủy lợi, đê
đập, cơng tác đất, hồn thiện, cơng tác phá dỡ…
Hơn nữa, quy luật của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và quản lý là
khi trình độ khoa học kỹ thuật càng tăng lên thì yêu cầu về lao động vật hóa (thể
hiện chủ yếu ở khoản mục vật liệu) sẽ tăng cịn chi phí quản lý phụ trong sản xuất
phải giảm đi.
Trong xây dựng, nếu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách áp dụng
những vật liệu và kết cấu mới thì giá trị khoản mục trong giá thành sẽ tăng lên. Như
vậy nếu tính phụ phí theo tỉ lệ với chi phí vật liệu thì sẽ xảy ra hiện tượng là áp
dụng tiến bộ kỹ thuật càng nhiều thì chủ đầu tư càng chi nhiều. Phương pháp này
dẫn đến hiện tượng các tổ chức xây dựng chạy theo các cơng việc có giá trị cao, kéo
dài thời gian thực hiện những công tác trang trí hồn thiện, kéo dài thời gian đưa

Trang 8/109



Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

cơng trình vào sử dụng (vì thường áp dụng chế độ tạm ứng và thanh toán theo giai
đoạn) làm giảm hiệu quả đầu tư.
Từ việc đánh giá phân tích trên, ngày 19-11-1982 Ủy ban xây dựng cơ bản
Nhà nước (UBXDCBNN) đã ban hành thông tư số 209/UBXD quy định cách tính
phụ phí thi cơng theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí thi cơng (cho phần thi cơng thủ
cơng) có nhiều thay đổi nhất cả về nội dung và chi phí, tên gọi, tỉ lệ tính và phương
pháp tính nhằm phù hợp với bản chất kinh tế và thực tế u cầu của cơng tác quản
lý XDCB.
Cịn q trình hình thành giá cả sản phẩm xây lắp là quá trình xác định giá trị
dự tốn các hạng mục cơng trình hoặc cơng trình đơn vị theo những quy định chung
hiện hành của Nhà nước và địa phương.
Thực chất của giai đoạn này là giá cả phụ thuộc và khối lượng cơng tác xây lắp
và các định mức hao phí lao động, hao phí nguyên liệu và ca máy cũng như đơn giá
chi tiết và các khoản phụ phí quy định mang tính bình qn, mà ít phụ thuộc vào các
giải pháp kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức của đơn vị thi cơng xây dựng.
Q trình hình thành giá dự tốn xây lắp cơng trình gần như khơng có mặt của
tổ chức xây dựng. Giá cả sản phẩm xây dựng trong giai đoạn này mang tính bình
qn cao. Phương châm của cách định giá trong giai đoạn này là ‘lấy lợi bù thiệt,
lấy gần bù xa’ và nó gắn liền với việc ‘phân vùng’ hoạt động của xí nghiệp công ty
xây dựng: Mỗi đơn vị được quy định hoạt động trong một địa giới, một lĩnh vực
chuyên ngành nhất định, các đơn vị khác khơng được lấn vào.
Vì vậy giá trị dự tốn được tính theo những quy định nhất định sẽ đóng vai trị
giá cả sản phẩm xây lắp trong giai đoạn này.
1.1.2. Giai đoạn II: Từ năm 1986 đến nay
Giai đoạn này được chia làm 5 thời kỳ căn cứ vào chủ trương, chính sách lớn
của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản.

1.1.2.1. Thời kỳ 1986-1990
Đây là thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế quốc dân từ mơ hình kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang mơ hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt
Nam (tháng 12 năm 1986).
Đây là thời kỳ biến động mạnh về giá cả và tiền lương. Nhà nước liên tục thay
đổi, điều chỉnh giá vật tư, chính sách tiền lương và các chế độ khác cho phù hợp với
sự biến động giá cả trong xã hội làm cho giá sản phẩm xây dựng ở giai đoạn này
luôn luôn thay đổi, không quản lý được, mỗi ngành, mỗi địa phương thực hiện việc
định giá và quản lý chi phí khác nhau, khơng thống nhất [29].

Trang 9/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Để đáp ứng yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thực hiện cơ chế hình thành và
quản lý giá xây dựng mới, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ngày 9-5-1986
đã ra quyết định số 80/HĐBT về việc đổi mới quản lý xây dựng cơ bản. Theo tinh
thần quyết định số 80/HĐBT, cho phép hình thành mối quan hệ trực tiếp giữa Chủ
đầu tư với tổ chức nhận thầu thơng qua các hình thức giao nhận thầu hiệp thương
trực tiếp hoặc tổ chức đấu thầu để tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế về xây dựng.
Như vậy, vai trò của tổ chức nhận thầu đã được Nhà nước xác nhận, cho phép
tham gia vào quá trình hình thành giá sản phẩm, các giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi
công của đơn vị thi công đã được phản ánh phần nào vào giá.
Theo tinh thần trên, những cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về
XDCB quy định những căn cứ chủ yếu và các phương pháp tính tốn mức giá ở các
giai đoạn trong q trình đầu tư xây dựng và thanh quyết tốn cơng trình.

Cịn các đơn vị kinh tế cơ sở được quyền xác định giá hợp đồng cụ thể phù
hợp với các điều kiện thực tế được coi là hợp lý ở nơi xây dựng để ký hợp đồng
kinh tế và được quyền căn cứ vào quy định tính giá chung của Nhà nước để đàm
phán, điều chỉnh giá hợp đồng trong trường hợp cần thiết [29].
Quá trình vận hành cơ chế trên, bước đầu đã hình thành được quan hệ hàng
hóa một giá, gắn với thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển,
khuyến khích các đơn vị kinh tế cơ sở chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng của
đơn vị mình và của xã hội. Nhưng giai đoạn này cũng bộc lộ một số nhược điểm
như các đơn vị cơ sở tự quy định giá và thỏa thuận giá, vì vậy giá khơng sát với
thực tế, sự kiểm tra, kiểm sốt về giá khơng chặt chẽ, Nhà nước khơng quản lý được
chi phí trong XDCB.
Trước tình hình trên, BXD đã có Thơng tư số 167/BXD-VKT ngày 4-7-1990
hướng dẫn lập dự tốn cơng trình XDCB. Trong đó, nội dung, thành phần và cơ cấu
các khoản mục chi phí có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.
Cơ cấu giá trị dự toán xây lắp các hạng mục cơng trình xây dựng bao gồm các
khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu (VL), chi phí nhân cơng (NC),
chi phí sử dụng máy (M)
+ Chi phí chung: C
+ Lãi định mức: L
Thành phần chi phí trực tiếp được xác định từ khối lượng các cơng tác xây lắp
bóc theo bản vẽ thi công và đơn giá XDCB khu vực thống nhất của các địa phương.
Cơng trình sử dụng loại vật liệu, công nghệ thi công đặc biệt hoặc có một số loại
cơng tác khơng nằm trong đơn giá XDCB thì Chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt mới được thanh toán. Quy định này đã khắc phục được phần lớn
Trang 10/109


Luận văn thạc sĩ


Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

tình trạng lộn xộn trong quản lý chi phí XDCB ở những năm đầu chuyển đổi cơ chế
nền kinh tế.
Khoản mục chi phí chung được tính theo tỉ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp
theo cơng thức (1.4), nhưng thành phần x trong (1.4) ở đây chỉ phụ thuộc vào loại
hình cơng trình, khơng cịn phụ thuộc vào nơi có phụ cấp khu vực và phụ cấp lưu
động khác nhau nữa.
Thành phần và nội dung của chi phí chung bao gồm tất cả các khoản mục chi
phí thi cơng và chi phí trực tiếp khác.
Ở thời kỳ này thì giá trị dự tốn chi tiết các hạng mục được duyệt (lập theo
thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá khu vực) là cơ sở ký kết giá hợp đồng thi công
và thỏa thuận những điều khoản điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp có sự chênh
lệch điều kiện thực tế với điều kiện chuẩn, nhưng chỉ được giới hạn trong phạm vi
khối lượng tương ứng trong tổng dự toán được duyệt.
Như vậy, giá cả sản phẩm xây dựng trong giai đoạn này đã phản ánh khá sát
chi phí lao động xã hội nhằm tạo ra sản phẩm đó. Yếu tố thị trường đã được phản
ánh trong giá cả hợp đồng khi ký kết giữa A và B.
1.1.2.2. Thời kỳ 1991-1995
Trong thời kỳ này các yếu tố cấu thành giá cả xây dựng vẫn biến động mạnh.
Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến xây dựng như Bộ xây dựng, Bộ Lao
động - Thương binh - Xã hội, Bộ Tài chính đã ra nhiều văn bản cho phép điều chỉnh
bổ sung giá dự toán và thanh tốn khối lượng xây lắp hồn thành ứng với từng thời
điểm thi cơng. Trong đó có Thơng tư số 26/BXD-VKT ban hành ngày 31-12-1993
và Thông tư 03/BXD-VKT ngày 30-3-1994 hướng dẫn việc điều chỉnh dự tốn
cơng trình xây dựng. Theo các Thơng tư này so với Thơng tư 167/BXD-VKT thì
mục chi phí chung khơng tính trên chi phí trực tiếp mà tính trên chi phí nhân cơng.
Cách tính này, phần nào hạn chế sự biến động mạnh của khoản mục vật liệu
ảnh hưởng đến cách tính chi phí chung trong giá dự toán. Khoản mục lợi nhuận
định mức được đổi thành khoản mục lợi nhuận định mức và thuế, điều đó khẳng

định giá trị cơng trình có thuế gián thu, A phải thanh toán cho B để B làm nghĩa vụ
thuế đó với Nhà nước.
Q trình hình thành giá sản phẩm xây lắp thời kỳ này về cơ bản vẫn như thời
kỳ 1991-1993.
1.1.2.3. Thời kỳ 1996-1999
Về nội dung và cơ cấu các khoản mục chi phí trong giá trị dự tốn xây lắp các
cơng trình xây dựng về cơ bản vẫn giống như thời kỳ trước. Nhưng quá trình hình
thành giá ở thời kỳ này có sự chuyển biến mạnh khi Chính phủ ban hành điều lệ
Quản lý đầu tư xây dựng và Quy chế đấu thầu số 42/CP và 43/CP ngày 16-7-1996,
Trang 11/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

thời kỳ này, về cơ bản giá SPXD của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà
nước là giá trúng thầu.
Để Chủ đầu tư - người mua lập được giá dự toán và hướng dẫn các nhà thầu
lập giá dự thầu, Bộ xây dựng đã ban hành định mức dự toán 1242/1998/QĐ-BXD
ngày 25-11-1998 thay thế các tập định mức cũ và hướng dẫn các địa phương xây
dựng và ban hành các bộ đơn giá XDCB mới.
1.1.2.4. Giai đoạn 2000-2005
Ở thời kỳ này quá trình hình thành giá cả xây dựng có những chuyển biến
mạnh mẽ khi Bộ xây dựng và Chính phủ ban hành nhiều Thơng tư, Nghị định quy
định về quản lý chi phí xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó có
Thơng tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000
của Chính phủ ban hành qui chế về quản lý đầu tư xây dựng.
Chi phí xây lắp cơng trình xây dựng là tồn bộ chi phí để thực hiện cơng tác

xây dựng và lắp đặt của từng hạng mục cơng trình thuộc cơng trình đó.
Chi phí xây lắp cơng trình được tính theo cơng thức sau:
Gxl =

n

∑ gixl .(1+TXLGTGT)

(1.5)

i

Trong đó:
gixl: Giá trị dự tốn xây lắp trước thuế của hạng mục cơng trình thứ i;
TXLGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây
dựng, lắp đặt.
- Đối với những hạng mục cơng trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt thì giá
trị dự tốn xây lắp trước thuế hạng mục cơng trình được tính theo phương pháp lập
dự toán xây lắp trong phụ lục số 2 kèm theo Thơng tư này.
- Đối với những hạng mục cơng trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc, hội
trường, kho tàng, đường xá, sân bãi...) thì giá trị dự tốn xây lắp trước thuế được
xác định theo công thức:
gixl = Pi x Si

(1.6)

Trong đó:
Pi: Mức giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị cơng suất sử dụng
của hạng mục cơng trình thứ i;
Si: Diện tích hay cơng suất sử dụng của hạng mục cơng trình thứ i.

Chi phí thiết bị được tính theo cơng thức sau :
GTB

=

n

∑ Qi.Mi .(1 + TTBGTGT)

(1.7)

i =1

Trang 12/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trong đó :
Qi: Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i;
Mi: Giá tính cho một tấn hoặc một cái (một nhóm) thiết bị thứ i của cơng trình;
Mi = mi + ni + ki + vi + hi

(1.8)

mi: Giá của thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng
thiết bị công nghệ tại Việt nam) hay giá tính đến cảng Việt nam (đối với thiết bị
cơng nghệ nhập khẩu);

ni: Chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái (một nhóm) thiết bị thứ i từ nơi
mua hay từ cảng Việt nam đến cơng trình;
ki: Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái (một nhóm)
thiết bị thứ i (nếu có) tại cảng Việt nam (đối với thiết bị nhập khẩu);
vi: Chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1tấn hoặc 1 cái (1nhóm) thiết bị thứ i tại hiện
trường;
hi: Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i;
TTBGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết
bị.
Chi phí khác được tính theo cơng thức sau :
GK

n

m

i =1

j =1

= ( ∑ Bi + ∑ Cj ) x (1+TKGTGT)

(1.9)

Trong đó :
Bi: Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí, lệ phí tính
theo định mức tỷ lệ %;
Cj: Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí khác tính
bằng cách lập dự toán;
TKGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với từng loại

chi phí khác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Chi phí dự phòng (bao gồm cả dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phịng
do yếu tố trượt giá) được tính bằng 10% trên tồn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bị
và chi phí khác của cơng trình theo cách tính nói trên và xác định theo cơng thức:
GDP = (GXL + GTB + GK ) x 10% (1.10)
Về công tác đấu thầu Nhà nước đã ban hành luật đấu thầu ngày 29/11/2005
thay thế cho quy chế đầu thầu trước đây, tạo hành lang pháp lý cao nhất và ngày
càng chặt chẽ hơn về quản lý trong công tác đấu thầu xây dựng cơ bản.
Về hợp đồng trong xây dựng trong giai đoạn này, Bộ xây dựng ban hành
Thông tư 02/2005/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và
mẫu hợp đồng áp dụng chung cho hoạt đồng xây dựng.
Trang 13/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

1.1.2.5. Giai đoạn 2006 đến nay
Giai đoạn này không chỉ có ngành xây dựng có những thay đổi mà hầu như
các ngành nghề, lĩnh vực đều có những bước ‘chuyển mình’ đáng kể. Đánh dấu sự
thay đổi đầu tiên đó là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tháng
10 năm 2006, nền kinh tế Việt Nam chính thức hịa chung vào nền kinh tế thế giới,
xu hướng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam theo đó mà tăng lên, ngành xây
dựng bắt đầu bùng nổ trong thời gian này.
Tiếp đó là giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ từ năm 2006-2007 nền kinh tế
tăng trưởng, ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ, giá cả xây dựng tăng nhanh, biến
động mạnh. Sau đó là sự nền kinh tế thế giới khủng khoảng gây ảnh hưởng nặng nề
đến ngành kinh tế cũng như ngành xây dựng ở Việt Nam.
Trong giai đoạn này Chính phủ và bộ xây dựng đã ban hành rất nhiều Nghị

định và Thông tư để phù hợp với từng giai đoạn thăng trầm của ngành xây dựng đặc
biệt là Nghị định 99/2007 NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
cơng trình và Thơng tư 05/2007 TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 về hướng dẫn
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Theo đó cách tính chi phí xây dựng cũng có nhưng thay đổi đáng kể, đặt biệt là
giá xây dựng.
* Chi phí xây dựng (GXD)
Chi phí xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình, bộ phận, phần việc, cơng
tác bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá
trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, cơng tác thì chi phí
xây dựng trong dự tốn cơng trình, hạng mục cơng trình được tính theo cơng thức
sau:
GXD =

n

∑g
i =1

i

(1.11)

Trong đó:
gi: Chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của cơng
trình, hạng mục cơng trình (i=1÷n).
Đối với các cơng trình phụ trợ, các cơng trình tạm phục vụ thi cơng hoặc các
cơng trình đơn giản, thơng dụng thì dự tốn chi phí xây dựng có thể được xác định
bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình hoặc bằng

định mức tỷ lệ.
* Chi phí thiết bị (GTB)
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị
công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao
Trang 14/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

cơng nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo
công thức sau:
GTB = GMS + GDT + GLD

(1.12)

Trong đó:
GMS: Chi phí mua sắm thiết bị cơng nghệ.
GDT: Chi phí đào tạo và chuyển giao cơng nghệ.
GLD: Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
Chi phí mua sắm thiết bị cơng nghệ được tính theo cơng thức sau:
GSTB =

∑ [Q M .(1 + T
n

i =1

i


i

GTGT −TN

i

)

]

(1.13)

Trong đó:
Qi: Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n).
Mi: Giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n),
được xác định theo công thức:
M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T

(1.14)

Trong đó:
Gg: Giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại
Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả
chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.
Cvc: Chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi
mua hay từ cảng Việt Nam đến cơng trình.
Clk: Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị
(nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.
Cbq: Chi phí bảo quản bốc dỡ một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại

hiện trường.
T: Thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).
TiGTGT-TB: Mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết
bị) thứ i (i=1÷n).
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của
nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời
điểm tính tốn hoặc của cơng trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.
Chi phí đào tạo và chuyển giao cơng nghệ được tính bằng cách lập dự toán tùy
theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
* Chi phí quản lý dự án (GQLDA)
Chi phí quản lý dự án được tính theo cơng thức sau:
Trang 15/109


Luận văn thạc sĩ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) (1.15)
Trong dó :
T: Định mức tỷ lệ % đối với chi phí quản lý dự án.
GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế.
GTBtt: Chi phí thiết bị trước thuế.
* Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV).
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng tính theo cơng thức sau:
GTV =

n

m


i =1

j =1

∑ Ci .(1 + Ti GTGT −TV ) + ∑ D j .(1 + T jGTGT −TV ) (1.16)

Trong đó:
Ci: Chi phí tư vấn xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).
Dj: Chi phí tư vấn xây dựng thứ j tính bằng lập dự tốn (j=1÷m).
TiGTGT-TV: Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
TjGTGT-TV: Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự tốn.
* Chi phí khác (GK)
Chi phí khác được tính theo cơng thức:
GK =

n

m

i =1

j =1

∑ Ci .(1 + Ti GTGT −K ) + ∑ D j .(1 + T jGTGT −K )

(1.17)


Trong đó:
Ck: Chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).
Dj: Chi phí khác thứ j tính bằng lập dự tốn (j=1÷m).
TiGTGT-TV: Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
TjGTGT-TV: Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự tốn.
* Chi phí dự phịng (GDP)
Đối với các cơng trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phịng
được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác được tính theo công thức:
GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)

(1.18)

Đối với các cơng trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng
được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng cơng việc phát
sinh và dự phịng chi phí yếu tố trượt giá.
Trang 16/109


×