Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nền kinh tế phi thị trường: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.02 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ </b>


<b>CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP </b>
<b>ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
<b>BỘ CÔNG THƯƠNG </b>


<b>CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH </b>


<b>NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ </b>



<b>CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP </b>


<b>ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - </b>



<b>BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5
<b>MỤC LỤC </b>


trang


<b>Lời nói đầu </b> 9


<b>Chương I. TỔNG QUAN VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC </b>
<b>BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC </b>
<b>QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG</b>



11


<b>I. Những khái niệm cơ bản </b> 11


1. Khái niệm về nền kinh tế phi thị trường 11


2. Khái niệm về áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương
mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp)


14


<b>II. Khuôn khổ pháp lý của WTO về áp dụng các biện pháp </b>
<b>phòng vệ thương mại </b>


16


1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá 16


1.1. Cơ sở pháp lý chung 16


1.2. Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với
quốc gia có nền kinh tế phi thị trường


19


2. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp 23


2.1. Cơ sở pháp lý chung 23


2.2 Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống đối kháng đối với


quốc gia có nền kinh tế phi thị trường


25
3. Áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các
nước có nền kinh tế phi thị trường


26


3.1. Thực tiễn áp dụng 26


3.2. Cơ sở pháp lý cho việc khơng áp dụng kép biện pháp phịng
vệ thương mại


28
3.3. Những thách thức trong vấn đề áp dụng kép các biện
pháp phòng vệ thương mại đối với các nước có nền kinh tế
phi thị trường


32


<b>III. Thực tiễn áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại </b>
<b>của các nước đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường </b>
<b>– Một số bài học rút ra từ các vụ việc với Trung Quốc </b>


62


1. Tổng quan chung về các vụ việc 62


2. Phân tích các vụ việc điển hình 63



2.1. Thơng tin về vụ việc GPX 64


2.2. Phân tích vụ việc 68


3. Một số bài học rút ra 72


3.1. Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợ cấp 72


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


<b>Chương II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG KÉP </b>
<b>CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI </b>
<b>HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ </b>
<b>KHUYẾN NGHỊ </b>


75


<b>I. Tổng quan về các vụ áp dụng kép các biện pháp phòng vệ </b>
<b>thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam </b>


75


1. Thông tin về các vụ việc 75


2. Khả năng áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại
đối với hàng xuất khẩu củaViệt Nam trong thời gian tới


77


<b>II. Ðánh giá những tác động của các vụ việc áp dụng kép biện </b>


<b>pháp phòng vệ thương mại (AD và CVD đối với Việt Nam </b>


80
1. Nguy cơ áp dụng trùng thuế AD và CVD khi áp dụng kép các
biện pháp phịng vệ thương mại


80


2. Khó khăn trong công tác kháng kiện 84


<b>III. Khuyến nghị </b> 86


1. Đối với Chính phủ 86


1.1. Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý 86


1.2. Xây dựng năng lực xử lý các vấn đề trợ cấp của WTO 87


1.3. Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợ cấp 89


2. Đối với Doanh nghiệp 90


<b>Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế </b>
<b>quan và thương mại – GATT(1994) Hiệp định chống bán </b>
<b>phá giá(ADA) </b>


92


phụ lục 1: Thủ tục điều tra tại chỗ theo khoản 7 điều 6 136



Phụ lục 2:các thơng tin tốt nhất có được theo các điều kiện của
khoản 8 điều 6


137


<b>PHỤ LỤC</b> 143


Phụ lục 1. Mức thuế và các ngành mục tiêu trong các vụ việc
điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ nhằm vào hàng xuất khẩu
của Trung Quốc


143


Phụ lục 2. Chương trình trợ cấp được xác định là có thể đánh thuế
đối kháng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ


148
Phụ lục 3. Chương trình trợ cấp được xác định là đối kháng của CBSA 150
Phụ lục 4: Tổng hợp các vụ việc chống trợ cấp và chống bán phá
giá đối với hàng hóa từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường


152


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7
<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>


<b>Chữ viết tắt </b> <b>Nghĩa đầy đủ</b>


ADA Hiệp định Chống bán phá giá (CBPG)



ADB Ngân hàng phát triển Châu Á


AD Chống bán phá giá (CBPG)


ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CBSA Cơ quan dịch vụ biên giới Canada


CVD Thuế chống trợ cấp


CIT Tòa Thương mại quốc tế Hoa Kỳ


CAFC Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ


CFSB Giấy tráng cao cấp


DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ


EC Ủy ban Châu Âu


EP Giá xuất khẩu


EU Liên minh Châu Âu


FIEs Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi


FDI Đầu tư nước ngoài


GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại



GDP Tổng sản lượng quốc nội


HS Danh mục hài hòa thuế quan


ITC Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ


IMF Quỹ tiền tệ quốc tế


IFC Tổ chức tài chính quốc tế


IT Đối xử riêng rẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8


<b>MỤC LỤC HÌNH VÀ BẢNG </b>


MD Biên độ phá giá


MET Đối xử kinh tế thị trường


MFN Đối xử tối huệ quốc


NHNN Ngân hàng nhà nước


NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước


NME Nền kinh tế phi thị trường


NT Đối xử quốc gia



OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc


SCM Hiệp định về Trợ cấp và thuế đối kháng


SIMA Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt


của Canada


SIMR Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt


của Canada


WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


Bảng 1. Các biện pháp chống trợ cấp đối với Trung Quốc từ
các thành viên WTO.


27
Hình 1. Cấu trúc bù đắp thuế đối kháng trong việc tính tốn
biên độ phá giá


29


Bảng 2: Các vụ việc điều tra đồng thời AD và CVD 63


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9
<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>



Thời gian vừa qua, do khủng hoảng của nền kinh
tế thế giới, sức mua giảm, doanh nghiệp và các ngành
công nghiệp trong nước gặp khó khăn là một trong nhiều
nguyên nhân mà các biện pháp phòng vệ thương mại bao
gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được các
nước trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều nhằm bảo hộ
ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh gay gắt của
hàng nhập khẩu.


Tính đến hết năm 2012, các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam đã phải đối mặt với 65 vụ kiện phòng vệ
thương mại do các nước khởi xướng điều tra. Riêng trong
năm 2012, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt
tới 10 vụ việc, trong đó có 8 vụ điều tra chống bán phá giá,
01 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế và 01 vụ điều tra chống
trợ cấp.


Đặc biệt, trong hai năm gần đây, một số nước có xu
hướng kiện kép gồm chống bán phá giá và trợ cấp đối với các
quốc gia bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt
Nam, Trung Quốc (cả 04 vụ kiện gần đây do Hoa Kỳ khởi
xướng điều tra đối với Việt Nam đều là điều tra kép cả chống
bán phá giá và chống trợ cấp). Đặc điểm của các vụ kiện kép
là mức thuế bị đẩy lên rất cao do sản phẩm bị áp đồng thời cả
thuế CBPG và thuế chống trợ cấp (Ví dụ trong vụ mắc áo,
mức thuế suất chống bán phá giá toàn quốc là 187% và thuế
chống trợ cấp là 16% dẫn đến tổng mức thuế là 203%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10



Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) - Bộ Công Thương phối hợp


với Nhà xuất bản Công Thương biên soạn cuốn sách <i><b>“Nguy </b></i>


<i><b>cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối </b></i>
<i><b>với nền kinh tế phi thị trường - Bài học kinh nghiệm cho </b></i>
<i><b>Việt Nam”. </b></i>Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở pháp lý cũng
như tiền lệ những vụ kiện kép mà các nước đã khởi xướng
điều tra để từ đó rút ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản
lý Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm hạn chế tối
đa những vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai.


Trong q trình biên soạn khó tránh khỏi những sơ
suất, Ban biên tập rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
bạn đọc để hoàn thiện hơn trong lần xuất bản tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


<b>Chương I </b>



TỔNG QUAN VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN


PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC


QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG



<b>I. Những khái niệm cơ bản </b>


<b>1. Khái niệm về nền kinh tế phi thị trường </b>


Nền kinh tế phi thị trường (NME) – hay còn được gọi
là nền kinh tế kế hoạch tập trung – là tên gọi được dùng đến


cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 cho nền kinh tế
các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt
Nam và một số nước khác, trong đó, các hoạt động kinh tế
được dựa trên kế hoạch hàng năm thông thường do một cơ
quan giống như ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo. Đa số
các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung nay đã chuyển
thành nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình hướng
tới mục tiêu đó (cịn gọi là thời kỳ q độ).


Trong khn khổ WTO, khái niệm NME được đề cập


trong khoản 1 điều VI của GATT 1994 <i>“Thừa nhận rằng </i>


<i>trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại </i>
<i>hoàn tồn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền </i>
<i>hoặc toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt, việc xác </i>
<i>định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 </i>
<i>có thể có những khó khăn đặc biệt và trong những trường </i>
<i>hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính </i>
<i>đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


Thông qua quy định này, các thành viên của WTO
nhận thấy một cách rõ ràng rằng, các quốc gia NME có thể
cần phải đối xử một cách khác biệt hơn các quốc gia có nền
kinh tế thị trường (Market Economy-ME) trong vụ kiện
chống bán phá giá.


Theo đó, nhiều nước thành viên của WTO đã không


chấp nhận các thông tin về giá cả hay chi phí sản xuất được
cung cấp bởi các quốc gia được xem là NME. Các quốc gia
này cho rằng giá cả và chi phí do các quốc gia NME được
điều chỉnh và can thiệp bởi Chính phủ và khơng theo quy luật
của thị trường. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ sử dụng giá và chi
phí sản xuất của hàng hóa tại một nước thứ ba có nền kinh tế
thị trường để thay thế, làm cơ sở tính tốn cho giá thông
thường. Trong mỗi vụ kiện, các quốc gia ME được lựa chọn
để thay thế phải ở một mức phát triển cùng với quốc gia
NME bị điều tra chống bán phá giá.


Để có cơ sở xem xét một quốc gia có được coi là
nền kinh tế thị trường hay khơng, một số quốc gia đã nội
luật hóa quy định về các tiêu chí xác định quốc gia có nền
kinh tế thị trường:


<b>Một số tiêu chí xác định quốc gia có nền kinh tế thị trường </b>
<b>a. Tiêu chí của Hoa Kỳ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13
dụng cho các quốc gia NME. Phương pháp tiếp cận này đã
được thơng qua và được pháp điển hóa bởi Quốc hội Hoa
Kỳ vào trong Luật Thương mại 1974. Trong Đạo luật Cạnh
tranh và Thương mại 1988, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành
một số đổi mới đối với luật chống bán phá giá, bắt đầu là
định nghĩa NME, cũng như là đặt ra quy định DOC đưa ra
và xem xét khi nào thì một quốc gia cụ thể được xem là
NME. Theo đó, một quốc gia được coi là NME khi “không
hoạt động theo nguyên tắc thị trường của cơ cấu giá và chi
phí, vì thế doanh số bán hàng của hàng hóa trong quốc gia


đó không phản ánh được giá trị thơng thường của hàng
hóa”. Đạo luật quy định US DOC sẽ xem xét đưa ra sáu
tiêu chí trước khi quyết định, bao gồm:


1) Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ;


2) Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua
đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao
động;


3) Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư
nước ngoài được phép thực hiện;


4) Mức độ kiểm sốt của chính phủ đối với phương tiện
sản xuất;


5) Mức độ kiểm sốt của chính phủ về việc phân bổ các
nguồn lực, giá cả và sản lượng của doanh nghiệp;


6) Các tiêu chí khác do DOC đưa ra;
<b>b. Tiêu chí của EU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


- Chuyển đổi hối đoái được thực hiện theo tỷ giá thị
trường;


- Các quyết định của doanh nghiệp về giá cả, chi phí và đầu
vào – gồm chi phí ngun vật liệu, cơng nghệ và lao động,
sản lượng, doanh số và đầu tư – được đưa ra để đáp ứng


với những tín hiệu thị trường phản ánh cung và cầu, khơng
có sự can thiệp đáng kể nào của Nhà nước, và chi phí của
những đầu vào chính về cơ bản phản ánh giá thị trường;
- Các doanh nghiệp có một loạt các sổ sách kế tốn cơ bản
rõ ràng, được kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kế
toán quốc tế và được áp dụng cho tất cả các mục đích;
- Chi phí sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp
khơng chịu sự bóp méo đáng kể dưới tác động của hệ thống
kinh tế phi thị trường, nhất là liên quan tới khấu hao tài
sản, các dạng xóa nợ và các dạng thanh tốn bù nợ khác;
- Các doanh nghiệp liên quan chịu sự điều chỉnh của các
luật về phá sản và tài sản đảm bảo sự chắc chắn và ổn định
về pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.


<b>2. Khái niệm về áp dụng kép các biện pháp phòng </b>
<b>vệ thương mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15
Trong trường hợp cùng áp dụng biện pháp chống bán
phá giá và biện pháp chống trợ cấp đối với một mặt hàng cụ
thể từ nước có nền kinh tế thị trường, cơ quan điều tra của
nước nhập khẩu sẽ tiến hành cộng thêm mức thuế đối kháng
để loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trên giá xuất khẩu của sản phẩm
trước khi tiến hành tính tốn thuế chống bán phá giá. Lý do
cho sự điều chỉnh này là trợ cấp xuất khẩu có tác động làm
giảm giá của hàng hóa xuất khẩu.


Đối với nước có nền kinh tế phi thị trường, các cơ
quan điều tra như Bộ Thương mại Hoa Kỳ hay Ủy ban Châu
Âu đã khơng sử dụng chi phí thực của nhà sản xuất của các


nước có nền kinh tế phi thị trường và giá bán của sản phẩm
nội địa. Thay vào đó, cơ quan điều tra dựa vào thơng tin của
nước thay thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16


<b>II. Khuôn khổ pháp lý của WTO về áp dụng các </b>
<b>biện pháp phòng vệ thương mại </b>


<b>1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá </b>
<i><b>1.1 Cơ sở pháp lý chung </b></i>


Hiệp định về thi hành Điều VI của Hiệp định khung
về thuế quan và thương mại 1994 (“Hiệp định chống bán phá
giá - CBPG”) điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá của các Thành viên WTO. Các biện pháp chống
bán phá giá là các biện pháp phòng vệ thương mại đơn
phương mà một Thành viên có thể áp dụng sau khi thực hiện
một cuộc điều tra và xác định rằng, phù hợp với quy định của
Hiệp định CBPG, hàng hóa nhập khẩu là “bán phá giá” (hàng
hóa được đưa vào nước nhập khẩu với mục đích thương mại
với mức giá thấp hơn giá trị thông thường), và việc bán phá
giá đó gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của
nước nhập khẩu sản xuất sản phẩm tương tự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17
Điều 1 của Hiệp định CBPG đưa ra nguyên tắc cơ bản
là một thành viên sẽ không được áp dụng biện pháp CPBG
trừ khi, căn cứ theo một cuộc điều tra được thực hiện đúng
theo những quy định của Hiệp định CBPG, thành viên đó xác


định được rằng tồn tại hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, có
thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa và có mối quan hệ
nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại.


Điều 2 quy định những quy tắc quan trọng trong việc
xác định phá giá trong đó gồm những quy tắc cụ thể quy định
việc tính tốn giá trị thơng thường (giá của sản phẩm tại quốc
gia xuất khẩu hay có xuất xứ sản phẩm) và giá xuất khẩu (giá
của sản phẩm đó tại quốc gia nhập khẩu), và việc “so sánh
công bằng” giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu.
Những quy tắc này rất kĩ thuật và chi tiết đồng thời đề cập
đến một số vấn đề liên quan đến phương pháp luận quan
trọng không được xử lý trong Đạo luật về CPBG của vịng
đàm phán Tokyo. Nói chung, các quy tắc này có thể coi là rất
chặt chẽ trong một nỗ lực để chấm dứt hoặc tối thiểu hóa khả
năng mà các biện pháp hành chính trong các vụ việc điều tra
và tính tốn sẽ dẫn đến biên độ phá giá bị đẩy cao một cách
giả tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18


thường”, thêm một số quy tắc cụ thể về xác định giá trị thơng
thường tính tốn và những quy định cụ thể về làm thế nào để
đảm bảo sự so sánh công bằng giữa giá trị thông thường và
giá xuất khẩu.


Giá cả không phải “trong điều kiện thương mại thơng
thường” có thể bị loại ra khi tính tốn giá trị thơng thường.
Điều 2.2.1 của Hiệp định CBPG yêu cầu rằng các giao dịch
bán hàng không phải trong điều kiện thương mại thông


thường phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định, với một số lượng hàng đáng kể và tại các mức giá mà
không thể trang trải được tồn bộ chí phí trong một khoảng
thời gian hợp lý, trước khi sử dụng biện pháp thay thế trong
việc tính tốn giá trị thơng thường. Hiệp định CBPG đã có cả
hướng dẫn về các khái niệm “kéo dài trong một khoảng thời
gian” (thông thường là một năm, nhưng không được thấp hơn
6 tháng), “số lượng đáng kể”, và bù đắp các chi phí “trong
một khoảng thời gian hợp lý”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19
khi tính tốn giá trị thơng thường, cơ quan điều tra cần xác
định các khoản chi phí hành chính, chi phí bán hàng, chi phí
chung và lợi nhuận, trên cơ sở số liệu thực tế và mức phân bổ
sản phẩm và sản lượng bán của nhà sản xuất trong điều kiện
thương mại thông thường. Trong trường hợp số liệu thực tế
không sử dụng được, tiểu đoạn (i) – (iii) của Điều 2.2.2 quy
định các phương pháp thay thế cho việc xác định những chi
phí và lợi nhuận đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20


<i><b>1.2 Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống bán phá </b></i>
<i><b>giá đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường </b></i>


Điều 2.7 của Hiệp định CBPG quy định rằng:


<i>“2. Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ </i>
<i>một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc </i>
<i>quyền hay hầu như độc quyền và toàn bộ giá trong nước do </i>


<i>Nhà nước định đoạt, việc xác định khả năng so sánh giá cả </i>
<i>nhằm mục đích nêu tại Đoạn 1 có thể có những khó khăn đặc </i>
<i>biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên </i>
<i>nhập khẩu có thể nhận thấy cần thiết phải xem xét đến khả </i>
<i>năng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước </i>
<i>đó khơng phải lúc nào cũng thích đáng”. </i>


Quy định này đã được rất nhiều các cơ quan điều tra
sử dụng để bỏ qua thông tin về giá cả và chi phí của quốc gia
có nền kinh tế phi thị trường với lý do những thông tin này
khơng đáng tin cậy vì chúng khơng được xác định dựa trên
các điều kiện thị trường mà do nhà nước chỉ định. Tuy nhiên,
cách mà những cơ quan điều tra khác nhau sử dụng điều
khoản về NME cũng rất khác nhau.


</div>

<!--links-->

×