Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu (principal component analysis method) để chọn thầu xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 116 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------oOo----------------

VŨ HOÀNG PHI LONG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
THÀNH PHẦN CHỦ YẾU (PRINCIPAL COMPONENT
ANALYSIS METHOD) ĐỂ CHỌN THẦU XÂY LẮP.
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 11 năm 2008


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
…………………

Cán bộ chấm nhận xét 1:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………

Cán bộ chấm nhận xét 2:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . .tháng . . . .năm . . . . .

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: i



LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

----------------

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . tháng . . . . năm 200. …

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Vũ Hoàng Phi Long

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 29 – 11 – 1980
Chuyên ngành: Công Nghệ Và Quản Lý Xây Dựng

Nơi sinh: Kiên Giang

Khóa (năm trúng tuyển): 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH
PHẦN CHỦ YẾU (PRINCIPAL COMPONENT ANALYSIS METHOD) ĐỂ CHỌN
THẦU XÂY LẮP.
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu (principal

component analysis method - PCA) để chọn thầu xây lắp.
- Xác định các tiêu chí đánh giá nhà thầu tại Việt Nam
- Xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp đa tiêu chí dựa trên lý thuyết phương pháp phân
tích thành phần chủ yếu – PCA ở Việt Nam
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15-06-2008
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30-11-2008
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): PGS. TS. NGUYỄN
THỐNG.
Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

Trang: ii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Phó Giáo Sư Tiến Sĩ
NGUYỄN THỐNG, người thầy đã rất tận tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suất
quá trình thực hiện luận văn này. Thầy đã sẵn sàng hướng dẫn và giải thích những
thắc mắc của em bất cứ khi nào em cần. Thầy cũng chủ động gặp gỡ để truyền đạt

những kiến thức liên quan, đồng thời thầy đã hướng dẫn em phương pháp nghiên
cứu nhằm hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong bộ môn Thi
Cơng. Các thầy cơ đã nhiệt tình dạy dỗ em những kiến thức bổ ích trong suất q
trình học tập để có thể thực hiện được luận văn này. Em tin rằng những kiến thức
mà các Thầy cô đã truyền đạt cũng sẽ rất bổ ích cho em trong cơng việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người bạn đã ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong suất khóa học cũng như trong lúc thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình, anh
em họ hàng đã cổ vũ về mặt tinh thần cũng như vật chất để tơi hồn thành tốt luận
văn này.

NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: iii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

TÓM TẮT
Trong lĩnh vực xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây lắp luôn luôn là một cơng việc
khó khăn của các nhà quản lý dự án. Sự thành công hay thất bại của một dự án phụ
thuộc rất nhiều vào các nhà thầu thực hiện dự án. Họ chính là những người trực tiếp
làm ra sản phẩm và vì vậy việc chọn ra những nhà thầu tốt nhất để thực hiện dự án
luôn là công việc quan trọng nhất khi thực hiện dự án. Để chọn ra được nhà thầu đủ
năng lực các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều các phương pháp cũng như các
tiêu chí đánh giá. Và vấn đề về giá khơng cịn là vấn để quan trọng nhất để quyết
định chọn nhà thầu. Do đó bài tốn chọn thầu với nhiều tiêu chí đánh giá đã được

ứng dụng để chọn thầu. Tuy nhiên việc giải quyết bài toán này lại là một cơng việc
rất khó khăn. Đã có nhiều phương pháp đước các tác giả nghiên cứu để giải quyết
bài toán trên như: Phương pháp mạng neuron, phương pháp mạng neuron mờ,
phương pháp AHP…
Trong tài liệu này tác giả sẽ giới thiệu phương pháp phân tích thành phần chủ
yếu (Principal component analysis method – PCA ) để giải quyết bài tốn chọn thầu
với nhiều tiêu chí đánh giá. Các ví dụ từ các nghiên cứu trước đã được tác giả giải
lại để so sánh với các phương pháp khác. Kết quả so sánh cho thấy rằng phương
pháp PCA và các phương pháp khác cho kết quả gần giống nhau và rất gần với thực
tế. Từ đó chứng minh được phương pháp PCA hồn tồn có thể được ứng dụng để
chọn thầu vì tính đơn giản, khách quan cũng như tính hiệu quả của nó.
Ngồi ra tác giả cũng lập bảng câu hỏi thu thập ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực chọn thầu để xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp với nhiều tiêu chí đánh
giá ứng dụng phương pháp PCA tại Việt Nam. Các chuyên gia là những người làm
những công việc liên quan đến quá trình chọn thầu như: tư vấn chấm thầu, lập kế
hoạch đấu thầu, các kỹ sư xây dựng…

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: iv


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

ABSTRACT
Contractor selection can be ragarded as a complicated, two-group, non-linear
classification problem, so it is a difficult work for project managers. Success or
failure of a project depends on contractor’s works, so that contractor selection is one

of the most important works while performing project. Many multi-criteria selection
methods are proposed for contractor selection by many authorities. In this study, a
alternative empirical method using principal component analysis (PCA) is proposed
for contractor selection. The application and potential of PCA for contractor
selection has been examined by way of three data sets: (1) 83 contractor cases (42
qualifired and 41 disqualified) collected in England by Khosrowshahi (1999) and
(2) 14 contractor cases (7 qualifired and 7 disqualified) collected in United States
Postal Service (USPS) by Sang Chan Park (1998) and (3) 4 contractor cases (2
qualifired and 2 disqualified) collected in Hong Kong. The PCA-base results
demonstrated that strong and positive inter-correlations existed between most of
qualifying variables, and that qualified and disqualified contractors could be
satisfactorily separated.
In addition this study presents the multi-criteria contractor selection model for
contractor selection in Việt Nam. The model with 24 criterias collecting from many
different resources and rated by Vietnamese experts, the results indicated that the
cost is not the most important criterias, with coefficient being 0.183 and minimum
coefficient being 0.024 for TC19 and the maximum being 0.221 for TC12.

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: v


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

MỤC LỤC
Trang
Chương I: Mở đầu

I.1

Giới thiệu ………………………………………………………………...1

I.2

Cơ sở chọn đề tài………………………………………………………….2

I.3

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………3

I.4

Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….3

I.5

Kết quả mong đợi …………………………………………………………4

Chương II: Tổng quan
II.1

Tổng quan về công tác chọn thầu xây lắp ở Việt Nam …………………5

II.1.1

Tình hình thực hiện đấu thầu ở Việt Nam ……………………………5

II.1.2


Lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam …………………….7

II.1.2.1

Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam ………7

II.1.2.1

Các phương thức lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam …11

II.1.3.

Quy trình đấu thầu theo Luật đấu thầu Việt Nam và hướng ứng dụng
phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu xây lắp …..14

II.1.3.1. Quy trình đấu thầu theo luật đấu thầu Việt Nam …………………….14
II.1.3.2

Phân tích khả năng ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ
yếu để chọn thầu xây lắp ở Việt Nam ……………………………....19

II.2

Các nghiên cứu trước về phương pháp chọn thầu……………………….20

II.2.1

Mạng neuron nhân tạo ………………………………………………20


II.2.2

Phương pháp định lượng (Analytic Hierarchy Process - AHP) ……..21

II.2.3.

Phương pháp mạng phân tích (Analytic network process - ANP) ….24

II.2.4

Phương pháp ứng dụng lý thuyết mờ (Fuzzy Set Theory) …………. 25

II.2.5

Phương pháp mạng neuron mờ ( Fuzzy neural network – FNN) ….26

II.3

Các nghiên cứu trước về tiêu chí chọn thầu ……………………………29

II.4

Xác định các tiêu chí chọn thầu xây lắp ở Việt Nam ………………….37

NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: vi


LUẬN VĂN THẠC SĨ


GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Chương III: Lý thuyết phương pháp PCA
III.1

Lịch sử hình thành……………………………………………………….39

III.2

Các kiến thức liên quan………………………………………………….41

III.2.1

Các khái niệm cơ bản ……………………………………………….41

III.2.1.1 Quán tính và momen quán tính………………………………...…… 41
III.2.1.2 Mơmen qn tính của một cố thể đối với một trục ………………….42
III.2.1.3 Trục quán tính chính của một cố thể. Mặt phẳng quán tính chính ….42
III.2.1.4 Khái niệm khơng gian p chiều và một số tính chất ………………….44
III.2.2.

Kiến thức thống kê cần thiết sử dụng trong phương pháp phân tích
thành phần chủ yếu ………………………………………………….45

III.2.2.1 Trọng tâm và momen quán tính của n phần tử ………………………46
III.2.2.2 Biến trung tâm hóa và chuẩn hóa ……………………………………46
III.2.2.3

Hệ số tương quan tuyến tính ………………………………………47


III.2.3

Véc tơ riêng và trị riêng của ma trận ……………………………….48

III.3

Lý thuyết phương pháp PCA ……………………………………………48

Chương IV: Ứng dụng phương pháp PCA để chọn thầu xây lắp
IV.1 Các bước thực hiện chấm thầu xây lắp theo phương pháp PCA ………51
IV.2. Các ví dụ ứng dụng phương pháp PCA để chọn thầu xây lắp …………..53
IV.2.1

Ứng dụng phương pháp PCA để đánh giá 83 nhà thầu …………….53

IV.2.2

Ứng dụng phương pháp PCA để đánh giá 14 nhà thầu

IV.2.3

Ứng dụng phương pháp PCA để đánh giá 4 nhà thầu ………………70

…………..66

IV.3 Ứng dụng phương pháp PCA để xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp ở
Việt Nam ……………………………………………………….………..74
IV.3.1


Thu thập dữ liệu

………………………………………………….74

IV.3.2

Phân tích dữ liệu …………………………………………………….75

IV.3.2.1 Phân tích thơng tin chung ……………………………………………75
IV.3.2.2 Thống kê mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đến việc lựa chọn nhà
thầu xây lắp ở Việt Nam ….…………………………………………80
IV.3.3

Xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp dựa trên lý thuyết phương pháp
PCA…………………………………………………………………..82

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: vii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Chương V: Kết luận và kiến nghị
V.1

Kết luận


……………………………………………………………….90

V.1.1

Kết quả nghiên cứu ………………………………………………….90

V.1.2

Kết luận………………………………………………………………90

V.2

Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo ……………………………….91

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: viii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ ……………………………………….11
Hình 2.2: Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ ………………………………………12
Hình 2.3: Phương thức đấu thầu hai giai đoạn …………………………………….13
Hình 2.4: Quy trình đấu thầu xây lắp theo luật đấu thầu Việt Nam

…………..18


Hình 2.5 : Cấu tạo của mạng neuron nhân tạo ……………………………………..21
Hình 2.6 : Mơ hình lựa chọn nhà thầu tốt nhất của FONG và CHOI …………….23
Hình 2.7. Mơ hình chọn nhà thầu theo ANP của Eddie W.L. Cheng và Heng Li …25
Hình 2.8 Mơ hình mạng nueron mờ theo Lam ……………………………………26
Hình 3.1 Đồ thị điểm tổng quát của 73 nhà thầu …………..……………………..61
Hình 3.2 Đồ thị điểm tổng quát của 10 nhà thầu …………………………………65

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: ix


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các tiêu chí lụa chọn nhà thầu theo Zedan Hatush và Martin Skitmore
(1997) ………………………………………………………………………………30
Bảng 2.2. Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu cho dự án USPS của Sang Chan Park
(1998) ………………………………………………………………………………32
Bảng 2.3. Các tiêu chí chọn thầu của Farzad Khosrowshahi (1999) ………………33
Bảng 2.4. Những tiêu chí chọn thầu theo K.C. Lam (2000) ………………………34
Bảng 2.5. Những tiêu chí chọn thầu theo Fong và Choi (2000)……………………35
Bảng 2.6. Những tiêu chí chọn thầu theo Chee. H. Wong (2000) …………………37
Bảng 2.7. Những tiêu chí chọn thầu tại Việt Nam ………………………………..38
Bảng 4.1 11 tiêu chí đánh giá nhà thầu theo Khosrowshahi (1999)………………..54
Bảng 4.2 Điểm của 73 nhà thầu theo Khosrowshahi (1999) ………………………55
Bảng 4.3 Điểm chuẩn hóa của 73 nhà thầu ……………………………………….57

Bảng 4.4 Kết quả chạy SPSS của 73 nhà thầu …………………………………….58
Bảng 4.5 Điểm tổng quát của 73 nhà thầu ………………………………………..61
Bảng 4.6 Điểm của 10 nhà thầu theo Khosrowshahi (1999)……………………….62
Bảng 4.7 Điểm chuẩn hóa của 10 nhà thầu ………………………………………..62
Bảng 4.8 Kết quả chạy SPSS của 10 nhà thầu …………………………………….63
Bảng 4.9 Điểm tổng quát của 10 nhà thầu …………………………………………64
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả với phương pháp mạng neuron của Khosrowshahi65
Bảng 4.11 Các tiêu chí đánh giá theo Sang Chan Park (1998) ……………………66
Bảng 4.12 Điểm đánh giá của 14 nhà thầu theo Sang Chan Park (1998) …………67
Bảng 4.13 Điểm chuẩn hóa của 14 nhà thầu theo Sang Chan Park (1998) ………67
Bảng 4.14 Kết quả chạy SPSS của 14 nhà thầu theo Sang Chan Park ……………68
Bảng 4.15 Bảng điểm tổng quát của 14 nhà thầu theo phương pháp PCA và so sánh
kết quả với phương pháp trí khơn nhân tạo của Sang Chan Park ………………….69
Bảng 4.16 14 tiêu chí đánh giá nhà thầu theo K.C. Lam (2001) …………………..70
Bảng 4.17 Điểm đánh giá 4 nhà thầu theo K.C. Lam (2001) ……………………..70
Bảng 4.18 Điểm chuẩn hóa của 4 nhà thầu theo K.C. Lam ………………………71
Bảng 4.19 Kết quả chạy SPSS của 4 nhà thầu theo K.C. Lam ……………………72
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Trang: x


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Bảng 4.20 Điểm tổng quát của 4 nhà thầu …………………………………………73
Bảng 4.21 Bảng so sánh kết quả với phương pháp FNN và GFNN của K.C.Lam 73
Bảng 4.22 Bảng kết quả phản hồi của cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia ………….75
Bảng 4.23 Thời gian công tác trong ngành xây dựng của các chuyên gia tham gia
trả lời bảng câu hỏi ………………………………………………………………..75

Bảng 4.24 Chức vụ hiện tại của các chuyên gia tham gia trả lời bảng câu hỏi ……76
Bảng 4.25 Trình độ chun mơn của các chuyên gia tham gia trả lời bảng câu hỏi.76
Bảng 4.26 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của đơn vị công tác của các
chuyên gia tham gia trả lời bảng câu hỏi ………………………………………….77
Bảng 4.27 Lĩnh vực hoạt động xây dựng của đơn vị công tác của các chuyên gia
tham gia trả lời bảng câu hỏi ………………………………………………………78
Bảng 4.28 Giá trị gói thầu xây lắp lớn nhất mà các chuyên gia tham gia trả lời bảng
câu hỏi đã hoặc đang thực hiện …………………………………………………..78
Bảng 4.29 Vai trò của các chuyên gia tham gia trả lời bảng câu hỏi trong việc chọn
thầu

………………………………………………………………………………79

Bảng 4.30 Nhận xét của các chuyên gia tham gia trả lời bảng câu hỏi về phương
pháp chọn thầu theo luật đấu thầu Việt Nam

………………………………..80

Bảng 4.31 Bảng tóm tắt kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi ……………………..81
Bảng 4.32 Kết quả chạy SPSS của dữ liệu khảo sát ……………………………….85
Bảng 4.33 Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát …………………………………….88

NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: xi


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I.1. Giới thiệu.
Sau hơn 20 năm, với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một
bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị
trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Mặc dù Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước giàu có, song
với sự điều hành hợp lý của chính phủ Việt Nam, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng,
và các yếu tố thuận lợi khác trong nước đang giúp cho nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục phát triển và đất nước đang trở lên giàu mạnh hơn.
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) kinh tế Việt Nam tiếp
tục khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại
trong 6 tháng đầu năm 2008 do sự bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ
đang có dấu hiệu suy thối, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng
vào kinh tế Việt Nam, bằng chứng là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam (FDI) 8 tháng đầu năm 2008 là 47.15 tỷ USD gấp đôi năm 2007 và cao
nhất từ trước đến nay, theo dự đốn của Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì khả năng có thể đạt đến 50 tỷ USD
trong năm 2008.
Song song với sự phát triển kinh tế thì khơng thể khơng kể đến sự phát triển
của ngành xây dựng. Các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày càng phức tạp hơn với
quy mô ngày càng lớn hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý dự án ngày càng phải
sáng suất hơn trong quá trình thực hiện dự án. Một trong những công việc quan
trọng nhất của những nhà quản lý dự án là tìm ra được những nhà thầu đủ năng lực
cả về tài chính cũng như kỹ thuật, con người nhằm thực hiện dự án thành cơng nhất
đảm bảo tiến độ, chi phí và chất lượng khi đưa vào sử dụng. Để chọn được những
nhà thầu tốt nhất thì vấn đề chi phí khơng cịn là vấn đề quan trọng nhất trong q
NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 1



LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

trình chọn thầu. Do đó địi hỏi các nhà quản lý dự án phải chọn thầu với nhiều tiêu
chí khác nhau, và bài tốn chọn thầu ngày càng trở nên phức tạp hơn.
I.2. Cơ sở chọn đề tài.
Đất nước ta trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra những sự cố trong thi
công xây dựng không những gây thiệt hại rất lớn về người và của cải mà còn tạo sự
mất niềm tin của các nhà đầu tư vào nhà thầu thi công xây dựng nói riêng và ngành
xây dựng Việt Nam nói chung. Vụ việc gần đây nhất mà hậu quả nghiêm trọng nhất
trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam là vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ gây thiệt
hại rất lớn về người chưa kể các thiệt hại về kinh tế. Ngoài ra dự án kinh Nhiêu Lộc
– Thị Nghè thi công chậm tiến độ không những gây thiệt hại rất lớn về kinh tế mà
cịn tạo sự bất bình trong dư luận, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của những hộ
gia đình dọc hai bên bờ kinh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Các dự án thi công chậm tiến
độ, gặp sự cố trong thi công liên tiếp xảy ra mà phần lớn nguyên nhân là từ những
nhà thầu không đủ năng lực thực hiện dự án. Từ những bức xúc đó khiến những
người làm xây dựng khơng thể không nghĩ đến việc cải tiến công tác chọn thầu thi
công xây lắp.
Khi đất nước hội nhập với kinh tế thế giới thì một trong những địi hỏi cấp
bách là phải có những quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với những tiêu chuẩn, quy
chuẩn của quốc tế. Nói một cách cụ thể hơn là những gì có thể áp dụng tốt trên thế
giới thì cũng có thể áp dụng được ở Việt Nam. Công tác chọn thầu cũng không
ngoại lệ so với quy luật đó. Do đó việc áp dụng những phương pháp chọn thầu sao
cho chọn được nhà thầu tốt nhất để thực hiện dự án là điều hết sức cần thiết.
Lâu nay công tác chọn thầu ở Việt Nam mặc dù đã ghi nhận được những
bước tiến rõ rệt nhưng vẫn cịn đó những bất cập. Vệc chọn thầu chủ yếu vẫn dựa

vào yếu tố giá mà chưa quan tâm một cách thích đáng đến các yêu cầu về kỹ thuật.
Yếu tố kỹ thuật được nhắc đến một cách rất sơ sài với rất ít tiêu chuẩn được đưa ra
để đánh giá. Chọn thầu với mục tiêu chính là giá thấp nhất chứ khơng phải là nhà
thầu có năng lực tốt nhất đã gây ra các tình huống phá giá trong cơng tác đấu thầu
NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

làm cho công việc đấu thầu mất đi tính cạnh tranh lành mạnh, từ đó gây ra những
hậu quả như trên là điều khó tránh khỏi.
Trong công tác xây dựng, nhà thầu thi công xây lắp là nhà thầu quan trọng
nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Do đó việc
chọn thầu xây lắp cần được quan tâm nhiều hơn trong quá trình thực hiện dự án. Vì
vậy việc xây dựng mơ hình ứng dụng những phương pháp mới trong công tác chọn
thầu xây lắp là một việc làm cấp bách và rất cần thiết trong điều kiện Việt Nam.
Mơ hình chọn thầu với nhiều tiêu chuẩn khác nhau sẽ chọn được nhà thầu có
năng lực tốt nhất, đủ khả năng để thực hiện tốt dự án và đem lại hiệu quả cao nhất
cho dự án. Tuy nhiên việc lựa chọn nhà thầu xây lắp với nhiều tiêu chí đánh giá lại
là một bài tốn hết sức phức tạp. Chính vì sự phức tạp cũng như sự cần thiết của nó
mà tác giả muốn giới thiệu phương pháp Phân tích thành phần chủ yếu Principal component analysis method (PCA) để giải quyết bài toán trên một cách
đơn giản nhất và đem lại hiệu quả cao.
I.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện hướng tới ba mục tiêu:
- Phân tích những hạn chế trong cơng tác chọn thầu xây lắp ở Việt Nam.
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu

xây lắp.
- Xây dựng mơ hình chọn thầu xây lắp đa tiêu chí dựa trên lý thuyết phương
pháp phân tích thành phần chủ yếu - Principal component analysis (PCA) ở Việt
Nam.

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

I.4. Phạm vi nghiên cứu.
Do mục tiêu chính của tác giả là nhằm giới thiệu phương pháp phân tích
thành phần chủ yếu (PCA) trong công tác chọn thầu xây lắp nên việc thu thập dữ
liệu chưa được thực hiện một cách đầy đủ nhất. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn
như sau:
- Đối tượng khảo sát :
+ Các chuyên gia trong công tác chọn thầu xây lắp.
+ Chủ đầu tư, các thành viên trong ban quản lý dự án.
+ Các công ty tư vấn xây dựng, tư vấn đấu thầu.
+ Các thành viên khác có liên quan đến cơng tác chọn thầu.
+ Dữ liệu được thu thập chủ yếu tại Tp. HCM và một số tỉnh khác.
I.5. Kết quả mong đợi.
Từ mục tiêu nghiên cứu như trên tác giả mong đợi thu được những kết quả
như sau:
- Ứng dụng được phương pháp phân tích thành phần chủ yếu trong công tác
chọn thầu xây lắp nhằm chọn được nhà thầu đủ năng lực về tất cả các mặt để thực

hiện dự án.
- Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chọn thầu dựa trên lý thuyết phương
pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu xây lắp ở Việt Nam.

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
II.1. Tổng quan về công tác chọn thầu xây lắp ở Việt Nam.
II.1.1. Tình hình thực hiện đấu thầu ở Việt Nam.
Trong những năm đầu khi đất nước mới thống nhất và bắt đầu xây dựng đất
nước, việc thực hiện đầu tư được thực hiện theo kế hoạch hàng năm thông qua kế
hoạch giao nhận thầu và như vậy khơng có đấu thầu để lựa chọn người thực hiện.
Từ những năm 1989-1990, khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị
trường thì vấn đề tổ chức đấu thầu là yêu cầu tất yếu. Trong “Điều lệ quản lý đầu tư
và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội
đồng Bộ trưởng, đã xác định đấu thầu là yêu cầu cần thiết đối với các cơng trình xây
dựng cơ bản trong thời kỳ đó. Để chi tiết hoá việc tổ chức thực hiện đấu thầu trong
xây dựng đối với các dự án đầu tư, ngày 12/2/1990, Bộ Xây dựng có Quyết định số
24/BXD-VKT ban hành “Quy chế Đấu thầu trong xây dựng”.
Quy chế Đấu thầu ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý
của nước ta, nó tạo ra một hành lang pháp lý cho việc lựa chọn được các nhà thầu
để thực hiện các dự án đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao vai trị của chủ đầu tư

và tăng cường trách nhiệm của nhà thầu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được sự công
bằng và cạnh tranh giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị
thực hiện và qua đó giảm được chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cho dự án. Qua
thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư có điều kiện lựa chọn được phương án có hiệu quả
trong việc mua sắm hàng hố, lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng
lực, có phương án kỹ thuật, biện pháp thi công tốt để thực hiện dự án, đảm bảo chất
lượng của cơng trình.
Các quy định về đấu thầu được xây dựng trên cơ sở tham khảo các quy định
theo thông lệ chung của quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam, nên ngay từ ban
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 5


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

đầu khi mới ban hành, Quy chế Đấu thầu đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đấu thầu
là công việc mới trong khi chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, cho nên vừa
thực hiện vừa phải nghiên cứu, chỉnh sửa các quy định về đấu thầu sao cho sát với
thực tế hơn. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, cứ bình quân khoảng 2 đến 3
năm, Chính phủ lại ban hành Quy chế sửa đổi. Đó là Nghị định 93/CP ngày
23/8/1997 về sửa đổi, bổ sung Quy chế Đấu thầu ban hành theo Nghị định 43/CP,
tiếp theo là Nghị định 88/CP ban hành Quy chế Đấu thầu thay thế Quy chế Đấu thầu
đã được ban hành theo Nghị định 43/CP và NĐ 93/CP. Sau đó Quy chế Đấu thầu
(NĐ 88/CP) lại tiếp tục được hoàn chỉnh trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều
được quy định tại Nghị định 14/CP ngày 5/5/2000 và Nghị định 66/CP ngày
12/6/2003. Có thể nói, Quy chế Đấu thầu hiện hành cùng với các văn bản hướng
dẫn có liên quan đã là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đấu thầu đối với các dự án

đầu tư nói chung và các dự án sử dụng vốn Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, tính
pháp lý chưa cao.
Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8, khoá XI Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam đã thông qua Luật Đấu thầu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006) được xây
dựng dựa trên Quy chế Đấu thầu hiện hành và dự thảo Pháp lệnh đấu thầu gồm 6
chương, 77 điều đều nhằm tăng cường tính cơng khai, minh bạch, tăng cường phân
cấp, đơn giản hoá thủ tục; từng bước khắc phục các tồn tại trong thực tiễn. Luật Đấu
thầu là văn bản pháp lý cao nhất, đầy đủ cho hoạt động đấu thầu trong cả nước.
Luật Đấu thầu phù hợp với chủ trương luật hoá các quy định về quản lý kinh
tế và xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phù hợp với yêu cầu
hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán tham gia các tổ chức quốc tế,
các hoạt động hợp tác phát triển với các nước, nhất là trong quá trình đàm phán gia
nhập tổ chức WTO.
Để tạo cơ sở pháp lý trong việc xem xét và xử lý các trường hợp vi phạm
Luật Đấu thầu, Luật đấu thầu đã quy định 15 nội dung Luật không cho phép như:
Tiêu cực thông đồng, đăng tải thông tin sai hoặc khơng trung thực, nêu u cầu về
NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

thương hiệu hoặc nguồn gốc hàng hoá vật tư trong hồ sơ mới thầu, nhượng bán
thầu…
Luật Đấu thầu quy định các thông tin như: Thông báo mời thầu, kết quả đấu
thầu, tổ chức cá nhân vi phạm bị xử lý… đều phải được đăng tải cơng khai và miễn
phí trên hệ thống thơng tin chung về đấu thầu do Nhà nước quản lý.

(Trích: T/C Kinh tế xây dựng, số 2/2007) .
Tiếp theo ngày 29/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2006/NĐ CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
Sau đó là Nghị định 58/2008/NĐ – CP mới ban hành ngày 05/ 05/ 2008 hướng dẫn
thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Ngày
10/06/2008 Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ban hành quyết định số 731/2008/QĐ-BKH
ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp.
Như vậy hệ thống văn bản pháp lý cũng như văn bản hướng dẫn thực hiện
cơng tác đấu thầu ngày càng được hồn thiện hơn. Tuy nhiên trong q trình thực
hiện vẫn cịn đó những hiện tượng tiêu cực, cịn mang tính chủ quan rất nhiều trong
cơng tác chấm thầu. Do đó vẫn cần có thêm sự đầu tư nghiên cứu để hồn chỉnh hơn
các văn bản đấu thầu nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho công tác đấu thầu là chọn
được nhà thầu tốt nhất đáp ứng được các tiêu chí cần thiết nhất để thực hiện dự án,
nhất là các nhà thầu xây lắp.
II.1.2. Lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam.
II.1.2.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam.
A. Đấu thầu rộng rãi
- Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại
Điều 1 của Luật đấu thầu phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp
quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật đấu thầu.
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

- Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước
khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định

tại Điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu
phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong
hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của
nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh
khơng bình đẳng.
B. Đấu thầu hạn chế
- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho
gói thầu;
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
- Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác
định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít
hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định
cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
C. Chỉ định thầu
- Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì
chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cơng trình, tài sản đó được chỉ
định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý cơng trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ


GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm
ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an tồn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ
một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo
đảm tính tương thích của thiết bị, cơng nghệ;
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư
phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng
thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ
chức đấu thầu.
- Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tn thủ quy
trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.
- Trước khi thực hiện chỉ định thầu, dự tốn đối với gói thầu đó phải được
phê duyệt theo quy định.
D. Mua sắm trực tiếp
- Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung
tương tự được ký trước đó khơng q sáu tháng.
- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa
chọn thơng qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 9



LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

- Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký
hợp đồng trước đó.
- Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng
một dự án hoặc thuộc dự án khác.
E. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện
sau đây:
+ Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
+ Nội dung mua sắm là những hàng hố thơng dụng, sẵn có trên thị trường
với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
- Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các
nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc
qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà
thầu khác nhau.
F. Tự thực hiện
- Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà
thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản
lý và sử dụng.
- Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự tốn cho gói thầu phải được phê
duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ
đầu tư về tổ chức và tài chính.

NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG


Trang: 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

G. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình
thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật đấu
thầu thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
II.1.2.2. Các phương thức lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu Việt Nam.
Luật đấu thầu quy định 3 phương thức đấu thầu chính như sau:
- Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu
thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu
EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
GĨI THẦU
XÂY LẮP
GĨI THẦU MUA
SẮM HÀNG HỐ

ĐẤU THẦU
MỘT TÚI HỒ SƠ
- Đề xuất kỹ thuật
- Đề xuất tài chính

MỞ
THẦU


_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+

GĨI THẦU EPC

NHÀ THẦU
TRÚNG THẦU

Hình 2.1: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ[7].
- Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất
về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc
mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để
đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh
giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có
NGÀNH: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao

nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

TÚI 1
HỒ SƠ ĐẤU THẦU
ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

MỞ THẦU
LẦN MỘT

DỊCH VỤ
TƯ VẤN

_
NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+
TÚI 2
HỒ SƠ ĐẤU THẦU
ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH

MỞ THẦU
LẦN HAI

NHÀ THẦU LỌT
VÀO VỊNG HAI

_

NHÀ THẦU

BỊ LOẠI

+
NHÀ THẦU
TRÚNG THẦU

Hình 2.2: Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ.[7]
- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu
EPC có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự
sau đây:
+ Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp
đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao
đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn
hai;
+ Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã
tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất
về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự
thầu.

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 12


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

DỰ ÁN

- Kỹ thuật mới
- Cơng nghệ mới
- Cơng trình phức tạp đa dạng

GĨI THẦU
XÂY LẮP

GÓI THẦU
XÂY LẮP

GÓI THẦU
XÂY LẮP

HỒ SƠ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 1
- Đề xuất kỹ thuật
- Phương án tài chính chưa có giá dự thầu

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ
THẦU

_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+
NHÀ THẦU CHỌN
VÀO GIAI ĐOẠN 2
HỒ SƠ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 2
- Đề xuất kỹ thuật

- Đề xuất tài chính có giá dự thầu
- Biện pháp bảo đảm dự thầu

MỞ THẦU
XẾP HẠNG HỒ SƠ

_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+
NHÀ THẦU TRÚNG THẦU
THƯƠNG THẢO – KÝ HỢP ĐỒNG

Hình 2.3: Phương thức đấu thầu hai giai đoạn.[7]

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang: 13


×