Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai cấp huyện áp dụng cho huyện gò dầu tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 87 trang )

1

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ VĂN TRANG

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN ÁP DỤNG CHO
HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa
Mã số ngành : 605285

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2009
GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS LÊ TRUNG CHƠN


TS ĐẶNG TRẦN KHÁNH

Cán bộ chấm nhận xét 1: ..............................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ..............................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 06 tháng 01 năm 2009

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày

tháng năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HỒ VĂN TRANG
Ngày, tháng, năm sinh: 10/01/1979
Chun ngành: Kỹ thuật trắc địa

Khóa: 2005

Giới tính: Nam
Nơi sinh: Quảng Ngãi
MSHV: 02205530

I- TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP
HUYỆN; ÁP DỤNG CHO HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

 Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai cấp
huyện.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện cho xã Hiệp Thạnh và xã
Phước Thạnh – huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh.
 Lập chương trình ứng dụng.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/2008
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NGHIỆM VỤ: 12/2008
V – HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS LÊ TRUNG CHƠN
TS ĐẶNG TRẦN KHÁNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


HVTH: Hồ Văn Trang


4

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tơi ln được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của Quý Thầy, Cô và các bạn.
Tôi vô cùng cảm ơn và bày tỏ tấm lòng chân thành gởi đến :
TS. LÊ TRUNG CHƠN VÀ TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH, người Thầy đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập và nghiên
cứu, giúp đỡ tôi hồn thành luận văn này.
Q thầy cơ ở ở bộ mơn Địa Tin học và Phịng Đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Bách Khoa đã tạo điều kiện tốt cho tôi về trang thiết bị và tài liệu học
tập trong suốt khóa học.
Các bạn bè đã quan tâm, động viên khuyến khích tơi trong suốt khóa học và
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã
khơng ngại hy sinh gian khổ để động viên tơi hồn thành luận văn này.

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


5
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Những năm vừa qua, ngành Tài ngun và Mơi trường Việt Nam nói chung và

ngành quản lý đất đai nói riêng đã có những cải cách thiết thực nhằm mục tiêu
“Nâng cao khả năng quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hiệu quả”
phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nhìn nhận nêu
trên, ngành quản lý đất đai cũng đã đổi mới cải tiến về công tác quản lý nhằm nâng
cao năng lực trong quản lý nguồn tài nguyên đất. Do sự phát triển của khoa học
công nghệ, công tác quản lý tài nguyên đất cũng được tin học hóa theo sự phát triển
của xu thế thời đại bằng việc áp dụng các công nghệ mới trong công tác quản lý,
nhằm đưa ra các quyết sách nhanh chóng và chính xác hơn.
Đề tài luận văn này nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai
cấp huyện và áp dụng cho huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Kết quả đạt được nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai. Cụ thể:
- Trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai các cấp.
- Có tính đa mục đích, phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về
thông tin đất đai của địa phương.

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai.............................................................8
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 8-9

1.2 Tổng quan .............................................................................................................................9
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................ 9-10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................10
1.3 Hiện trạng quản lý đất đai huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh ...................................................11
1.3.1 Hiện trạng tư liệu địa chính ....................................................................................... 11-15
1.3.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin .......................................................................15
1.3.3 Hiện trạng quản lý đất đai.......................................................................................... 15-16
1.4 Mục tiêu của đề tài........................................................................................................ 16-17
1.5 Phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................................................................17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................18
2.1. Cơ sở lý thuyết về dữ liệu địa chính ..................................................................................18
2.1.1. Hồ sơ địa chính ......................................................................................................... 18-19
2.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ............................................................................. 19-21
2.2. Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin địa lý......................................................................22
2.2.1. Khái niệm cơ bản về GIS ......................................................................................... 22-27
2.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) trong GIS........................................................... 27-31
2.2.3. Giới thiệu phần mềm ARCGIS................................................................................. 31-35
2.2.4. Cầu nối ArcSDE và một số đặc điểm dữ liệu lưu trữ trên Oracle ............................ 35-39
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính..........................................40
3.1. Phân tích và định hướng lựa chọn cơng nghệ....................................................................40
3.1.1. Phân tích cơng nghệ.................................................................................................. 40-41
3.1.2. Lựa chọn giải pháp ................................................................................................... 41-42
3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu ........................................................................................................43

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang



7

3.2.1. Phân tích yêu cầu ...................................................................................................... 43-52
3.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức Logic ............................................................................. 52-55
3.2.3. Thiết kế an toàn bảo mật cho cơ sở dữ liệu ............................................................. 55-59
Chương 4: Xây dựng chương trình ứng dụng......................................................................60
4.1. Kết qủa đạt được .......................................................................................................... 60-61
4.2. Chức năng của chương trình..............................................................................................62
4.2.1. Nhóm chức năng phân quyền ................................................................................... 62-65
4.3 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ban đầu .................................................... 66-71
4.4 Ứng dụng của chương trình .......................................................................................... 71-81
Chương 5: Kết luận kiến nghị và hướng phát triển ............................................................82
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 82-83
5.2. Kiến nghị............................................................................................................................83
5.1. Hướng phát triển .......................................................................................................... 83-85
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................86
Lý lịch trích ngang..................................................................................................................87

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


8

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành cho đến Luật đất đai 2003

có hiệu lực thi hành hành và nhiều Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất
đai 2003 ra đời, trong đó Thơng tư 09 đã đưa ra lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai.
Chính phủ Việt Nam cho rằng việc xây dựng một hệ thống quản lý đất đai
hiện đại là một nhiệm vụ cần thiết, bức xúc nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho phát
triển kinh tế đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống
quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả sẽ bảo đảm quyền lợi hợp lý của Nhà nước,
nhà đầu tư và người đang sử dụng đất. Một hệ thống quản lý đất đai cơng khai và
minh bạch sẽ góp phần tích cực trong phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong
quản lý, nâng cao hiệu quả trong sử dụng, giải quyết tốt mọi tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai, làm người dân tin tưởng hơn vào mọi hoạt động phát triển có liên
quan đến sử dụng đất đai.
Hiện đại hóa hệ thống đăng ký đất đai là thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa
chính, lập các sổ sách địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả
các thửa đất dưới dạng cơ sở dữ liệu đất đai; phát triển hệ thống thơng tin đất đai
chính xác, đầy đủ và kịp thời; xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hoàn chỉnh với các
thủ tục hành chính đơn giản. Tồn bộ hồ sơ đăng ký đất đai, hệ thống thông tin đất
đai thể hiện đầy đủ các thửa đất, người sử dụng đất được xây dựng hồn thiện, ln
được cập nhật, bảo đảm tính cơng khai và minh bạch. Toàn bộ hệ thống quản lý đất
đai được vận hành trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản
lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ thật tốt người đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng
đất, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa chính quyền và người dân trong xây dựng và
thực thi pháp luật, trong quy hoạch và triển khai quy hoạch, trong thực hiện nghĩa
vụ tài chính với Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất.
GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang



9

Tăng cường cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai sẽ hỗ trợ việc vận hành thật tốt
hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất dưới dạng cung cấp dịch vụ thuận
lợi cho người dân. Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là nơi cung cấp mọi
thông tin về đất đai cho nhu cầu của quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ môi trường và các nhu cầu khác của cộng đồng.
Để đáp ứng được những yêu cầu đề ra thì hệ thống thông tin đất đai phải là
một công cụ hiện đại được xây dựng dựa trên những giải pháp khoa học - công nghệ
tiên tiến nhằm:
- Trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai các cấp.
- Có tính đa mục đích, phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về
thơng tin đất đai của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và cộng đồng xã hội.
- Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống thống nhất, có tính mở, chia sẻ
thơng tin với các hệ thống thông tin khác.
- Hệ thống thông tin đất đai sẽ là một thành phần quan trọng của hệ thống
quản lý đất đai hiện đại bằng công nghệ thơng tin trong tương lai.
1.2 TỔNG QUAN.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.
Việc nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thông đất đai vào công tác quản lý đất
đai ở nước ta đang được các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các công ty tin học
thực hiện, cụ thể là:
-Trung tâm Thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hệ thống
thông tin đất đai CILIS (CIREN Information System), đây là hệ quản lý đất đai dựa
trên ứng dụng GIS và đã được đưa vào thử nghiệm, ứng dụng ở nhiều địa phương.
-Viện nghiên cứu Địa chính - Bộ Tài ngun và Mơi trường cũng đã xây
dựng phần mềm hệ thống thông tin đất đai VILIS. Đây là phần mềm phục vụ cho

GVHD: TS Lê Trung Chơn

TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


10

cơng tác quản lý đất đai, tích hợp được cơ sở dữ liệu không gian bản đồ và cơ sở dữ
liệu thuộc tính, cho phép theo dõi và quản lý được quá trình biến động của thửa đất,
lịch sử thửa đất, hỗ trợ công tác quy hoạch sử dụng đất. Đang trong q trình thử
nghiệm.
- Cơng ty Đo đạc Địa chính và cơng trình - Bộ Tài ngun và Mơi trường
cũng đã xây dựng phần mềm đăng ký, lập hồ sơ địa chính CESDATA.
* Đánh giá
Phần mềm CILIS được xây dựng trên nền tảng công nghệ lạc hậu, cơ sở dữ
liệu được xây dựng trên hệ quản lý cơ sở dữ liệu Access nên chưa đảm bảo yêu cầu
bảo mật thơng tin, u cầu về an tồn dữ liệu.
Phần mềm VILIS trên hệ thống cấp xã và cấp huyện được xây trên hai hệ
quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau là Access và SQL Server, việc dữ liệu không đồng
bộ như vậy sẽ gây khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu.
Phần mềm CESDATA chỉ phục vụ cho công tác lập hồ sơ địa chính, cơ sở dữ
liệu được xây dựng trên hệ quản lý cơ sở dữ liệu Access nên chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý đất đai hiện đại.
Vì thế đến nay chưa có một hệ thống quản lý thông tin đất đai nào đưa vào
sửu dụng mà đáp ứng được nhu cầu thực tế quản lý đất đai hiện nay.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước.
Việc xây dựng các hệ thống thông tin trong lĩnh vực đất đai cũng đã được
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu. Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai rất phát
triển ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên chưa có một hệ thống nào của nước
ngồi ứng dụng được cho quản lý đất đai tại Việt Nam.


GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


11

1.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY
NINH.
Huyện Gò Dầu gồm 9 đơn vị hành chính xã, vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh
Tây Ninh, có diện tích tự nhiên khoảng 260km2, dân số khoảng 134066 người.
Vị trí địa lý giới hạn từ:

1103’ đến 11016’ vĩ độ Bắc
106007’ đến 106022’ kinh độ Đơng

+ Phí Đơng giáp huyện Trảng Bàng.
+ Phí Tây giáp huyện Bến Cầu
+ Phí Nam giáp huyện Trảng Bàng.
+ Phía Bắc giáp huyện Hòa Thành và huyện Dương Minh Châu.
1.3.1 Hiện trạng tư liệu địa chính.
Hiện nay tất các xã, thị trấn thuộc huyện Gò Dầu đã được thành lập hệ thống
bản đồ địa chính chính qui dưới dạng bản đồ số theo hệ tọa độ Quốc gia VN-2000
bằng phần mềm Famis (ở định dạng *.dgn). Hồ sơ địa chính được lập bằng phần
mềm đăng ký lập hồ sơ địa chính CESDATA (cơ sở dữ liệu ở định dạng *.mdb của
Access).
* Bảng chi tiết tư liệu địa chính
STT


Tên xã, thị trấn

1

Thị trấn Gị Dầu

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500

Tờ

20

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

17

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển

3


-

Sổ địa chính

Quyển

8

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

2

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

HVTH: Hồ Văn Trang


12


-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

quyền sử dụng đất
2

Xã Thạnh Đức

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

25

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

72


-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000

Tờ

07

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển

10

-

Sổ địa chính

Quyển

17

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển


1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

quyền sử dụng đất
3

Xã Cẩm Giang

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

18

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

33


-

Sổ mục kê đất đai

Quyển

3

-

Sổ địa chính

Quyển

10

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

3

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển


2

quyền sử dụng đất
4

Xã Hiệp Thạnh

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

12

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

54

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển


6

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


13

-

Sổ địa chính

Quyển

15

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

2

-

Sổ cấp giấy chứng nhận


Quyển

2

quyền sử dụng đất
5

Xã Bầu Đồn

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

12

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

36

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển


7

-

Sổ địa chính

Quyển

14

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

Tờ

34


quyền sử dụng đất
6

Xã Phước Thạnh

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển

3

-

Sổ địa chính

Quyển

6

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai


Quyển

1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

Tờ

29

quyền sử dụng đất
7

Xã Phước Đông

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển


3

-

Sổ địa chính

Quyển

6

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


14

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận


Quyển

1

quyền sử dụng đất
8

Xã Phước Trạch

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

07

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

17

-

Sổ mục kê đất đai


Quyển

2

-

Sổ địa chính

Quyển

6

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

quyền sử dụng đất
9


Xã Thanh Phước

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000

Tờ

10

-

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Tờ

27

-

Sổ mục kê đất đai

Quyển

3

-

Sổ địa chính


Quyển

6

-

Sổ theo dỏi biến động đất đai

Quyển

1

-

Sổ cấp giấy chứng nhận

Quyển

1

quyền sử dụng đất

* Đánh giá tình hình tư liệu.
Mặc dù bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính được thành lập dưới dạng số, tuy
nhiên công tác chỉnh lý biến động chỉ được cập nhật trên bản đồ giấy và hồ sơ địa

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh


HVTH: Hồ Văn Trang


15

chính dạng giấy. Để xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp với hiện trạng đang quản lý thì
trước tiên phải chỉnh lý biến động trên dữ liệu số.
1.3.2 Hiện trạng ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
Phịng tài ngun và Mơi trường, Văn phịng Đăng ký Quyền sử dụng đất đã
được trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, cập
nhật, chỉnh lý biến động và đã được kết nối Internet.
1.3.3 Hiện trạng quản lý đất đai.
* Cơ cấu tổ chức quản lý đất đai huyện Gị Dầu

Trưởng phịng

Phó phịng

Phó phịng

Giám đốcVPĐKQSDĐ

Cán bộ địa chính cấp xã

Phó GĐ VPĐKQSDĐ

Hình 1.1

Phịng Tài ngun Và Mơi trường huyện Gị Dầu có một Trưởng phịng và
hai Phó phịng (trong đó có một Phó phịng kiêm nhiệm Giám đốc Văn phòng Đăng

ký quyền sử dụng đất) và 3 nhân viên trực thuộc phòng; Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất gồm một Giám đốc, một Phó giám đốc và 8 nhân viên.
Phịng Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện trong việc quản lý đất đai của huyện.
GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


16

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức
năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử
dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phịng thực hiện thủ tục hành chính về quản
lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Cán bộ địa chính xã, thị trấn có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân xã, thị
trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
1.4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai cấp huyện.
Áp dụng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho xã Hiệp Thạnh và xã Phước
Thạnh – huyện Gò Dầu – tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng một hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ thủ tục hành chính trong
quản lý đất đai.
* Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối
thiểu sau:
- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung
thơng tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính ;
- Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được hồ sơ địa chính.
- Tìm được thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, truy vấn không gian.

* Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính phải bảo đảm các yêu cầu:
- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ
liệu địa ;
- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin;
- Bảo đảm yêu cầu về an tồn dữ liệu;
- Thể hiện thơng tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến
động về sử dụng đất trong lịch sử;

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


17

- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thơng tin đất
đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng;
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.
* Do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên trong giới hạn luận văn này
chỉ nghiên cứu một số nội dung cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai cấp
huyện.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện cho xã Hiệp Thạnh và xã
Phước Thạnh – huyện Gị Dầu - tỉnh Tây Ninh.
- Lập chương trình ứng dụng với các chức năng sau:
+ Phân quyền, quản lý người dùng.
+ Cập nhật dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của thửa đất và chủ sử
dụng đất.
+ Tra cứu thông tin thửa đất, chủ sử dụng đất, truy vấn không gian.

+ Kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Báo cáo, lập hồ sơ địa chính.

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH (trích từ thơng tư

số 09):
2.1.1. Hồ sơ địa chính
2.1.1.1. Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai,
Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai
có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở dữ
liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên
giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính.
2.1.1.2. Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có
liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thơng tin:
a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích

sử dụng của các thửa đất;
b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sơng, ngịi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao
thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng khơng có ranh
giới thửa khép kín;
c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và
chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an tồn cơng
trình;
d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


19

2.1.1.3. Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ
mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của
Luật Đất đai 2003[1] bao gồm các thông tin:
a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
b) Các đối tượng có chiếm đất nhưng khơng tạo thành thửa đất (khơng có ranh
giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
khơng có ranh giới thửa khép kín;
c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ
tài chính về đất đai;
đ) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.
2.1.1.4. Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
2.1.2.1. Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối
thiểu sau:
a) Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thơng
tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính ;
b) Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được:
- Giấy chứng nhận;
- Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định;
GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


20

- Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định tại Thông tư số 09 [8];
- Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng
nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Mơi trường quy
định;
- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu
đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);
c) Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm
được thơng tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thơng tin

về thửa đất và thơng tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa
đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa
chính khi biết thơng tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa
chính thửa đất;
d) Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các
tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước,
hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời
hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của
người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử
dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận;
đ) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất
đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
2.1.2.2. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với tồn bộ dữ liệu
địa chính theo quy định tại Thơng tư số 09 [8];
b) Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa
chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và
chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền
truy nhập thông tin trong cơ sở dữ liệu;

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


21

c) Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;
d) Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động

về sử dụng đất trong lịch sử;
đ) Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thơng tin đất đai
dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất;
trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng
đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ;
e) Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu khác, phần
mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


22

2.2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ(GIS).

2.2.1. Khái niệm cơ bản về GIS.
2.2.1.1. Các thành phần của GIS
Năm thành phần quan trọng cấu thành nên GIS: Phần cứng, phần mềm, các
phương pháp phân tích và ứng dụng, dữ liệu và con người.

Hình 2.1. Năm thành phần của
Phần cứng bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu.
Trong đó, hệ thống máy tính gồm có 1 máy hoặc nhiều máy được kết nối thành một hệ
thống mạng; các thiết bị ngoại vi để nhập, xuất dữ liệu như máy digitizer, scanner, máy
in, plotter, máy ghi đĩa quang hoặc CD, băng từ, và các thiết bị định vị khác, v.v... Tùy

theo mục tiêu và qui mô tổ chức hệ thống thông tin địa lý, nhà thiết kế sẽ xác định qui
mô và cấu hình phần cứng thích hợp. Phần cứng được thiết kế như một hệ thống mạng
máy tính cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN), tùy theo nhiệm vụ của hệ thống.
Các thiết bị cập nhật dữ liệu thường xuyên, các thiết bị lưu trữ, hiển thị cũng được
trang bị đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống. Trong tiến trình xây dựng hệ thống
cần phân giai đoạn trang bị cho phù hợp với nhu cầu khai thác vì giá thiết bị càng ngày
càng giảm, trong khi tính năng kỹ thuật của thiết bị càng tăng. Đặc biệt cần chú thích
rằng những thiết bị nhập dữ liệu bản đồ đồ giấy chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn
với những thiết bị nhập dữ liệu, phục vụ cập nhật dữ liệu thường xuyên. Do đó, chỉ nên
trang bị thiết bị phục vụ cập nhật dữ liệu thường xuyên. Đối với một tỉnh / thành phố,

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


23

nhu cầu số hóa bản đồ khơng phải là nhu cầu lớn, số hóa bản đồ chẳng những khơng
phải là mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin địa lý mà đó chỉ là một phần trong cơng
đoạn lập cơ sở dữ liệu nền cho hệ thống. Mặt khác, công nghệ số hóa bản đồ chỉ là một
cơng nghệ q độ từ công nghệ truyền thống, sử dụng và lưu trữ dữ liệu không gian
trên bản đồ giấy, để chuyển sang những công nghệ làm bản đồ số với những thiết bị số
hiện đại. Những sự đầu tư thiết bị số hóa bản đồ trong thời gian này sẽ nhanh chóng bị
lạc hậu.
Phần mềm GIS bảo đảm đủ 4 chức năng của hệ thống thông tin địa lý là nhập,
lưu trữ, phân tích và xử lý, hiển thị dữ liệu khơng gian, phi khơng gian. Ngồi ra, phần
mềm cịn phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống mở, cho phép nâng cấp khi cần thiết hoặc
và có thể liên kết với các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu thuộc tính

hiện có. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm khác nhau, mỗi một phần mềm
đều có điểm mạnh riêng, tuỳ theo mục tiêu khai thác mà người sử dụng có thể quyết
định trang bị phần mềm hợp lý. Phần mềm của hệ thống cần được trang bị từng bước
và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng vị trí trong hệ thống, không nhất thiết
phải trang bị những phần mềm quá lớn hoặc quá nhỏ. Ở đây cũng cần quan tâm đến
khả năng mở rộng, tương thích của phần mềm và format dữ liệu do phần mềm tạo ra.
Trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể thiết kế bổ sung những phần mềm
chuyển đổi format dữ liệu.
Dữ liệu bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian, được thu thập,
lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn, có thể liên thông trên mạng và được bảo quản theo
một chế độ nhất định. Tại đây, có những bài tốn đặt ra như mơ hình cơ sở dữ liệu phục
vụ các yêu cầu lưu trữ, truy xuất, hiển thị, công nghệ nhập dữ liệu, phân quyền sử dụng
dữ liệu, an ninh dữ liệu trên mạng, tổ chức cơ sở dữ liệu phân tán hay tập trung, v.v...
Cơ sở dữ liệu là một thành phần quan trọng trong các hệ thống thông tin địa lý phục vụ
quản lý hành chánh nhà nước. Trong hệ thống này, dữ liệu bao gồm dữ liệu không gian
và dữ liệu phi không gian với dung lượng rất lớn, cần được cập nhật thường xuyên,
phải được tổ chức lưu trữ theo một mơ hình cơ sở dữ liệu được thiết kế phục vụ cho
công tác lưu trữ, quản lý, truy vấn và hiển thị dữ liệu. Ở đây, giá trị của dữ liệu cũng
GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


24

cần được xác lập dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý hành chánh
nhà nước là một loại tài nguyên quốc gia, trong đó có những loại dữ liệu phổ biến,
những loại dữ liệu chia sẻ có điều kiện và những loại dữ liệu khơng thể chia sẻ theo qui
định bảo mật của nhà nước. Dữ liệu trong một hệ thống thông tin địa lý bao gồm dữ

liệu không gian, dữ liệu phi không gian liên kết nhau có thể được quản lý trên mạng
theo mơ hình tập trung hay phi tập trung. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý
bao gồm hai phần chính là cơ sở dữ liệu nền và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Cơ sở dữ liệu nền bao gồm những lớp dữ liệu mà hệ thống thông tin địa lý
chuyên ngành nào cũng sử dụng như dữ liệu về lưới tọa độ (tọa độ địa lý, tọa độ quốc
gia), dữ liệu về giao thông, dữ liệu về thủy văn, dữ liệu về độ cao, dữ liệu về hành
chánh, dữ liệu về giải thửa, v.v...
- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bao gồm dữ liệu của các yếu tố chun ngành được
biểu diễn theo mơ hình dữ liệu khơng gian và phi khơng gian liên kết. Có thể có cơ sở
dữ liệu của các chuyên ngành như tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sử dụng đất, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, các chuyên ngành kinh tế xã hội. Khi thiết kế cơ sở dữ liệu chuyên
ngành cần chú ý đến những quan hệ giữa các yếu tố đơn tính trong một chuyên ngành
đồng thời những quan hệ của các yếu tố giữa các ngành với nhau. Đối với mỗi chuyên
ngành, tùy theo mục tiêu của hệ thống thơng tin địa lý, những qui trình xây dựng cơ sở
dữ liệu được thiết kế khác nhau.
Các qui trình xử lý tác nghiệp được nhà phân tích thiết kế hệ thống xác lập khi
xây dựng hệ thống. Qui trình là một thành phần cần được quan tâm xây dựng trong tiến
trình kiến tạo hệ thống thơng tin địa lý, ít nhất cần có những qui trình nhập dữ liệu, qui
trình lưu trữ, bảo quản dữ liệu, qui trình truy vấn dữ liệu, qui trình kết xuất – hiển thị
dữ liệu.
Về tổ chức thì tùy theo mục đích và qui mơ triển khai, hệ thống thông tin địa lý
được tổ chức theo một cơ chế nhất định để phát huy tính hiệu quả của hệ nhằm đạt đến
mục tiêu. Trong hệ thống thông tin địa lý, tổ chức giữ một vai trị rất quan trọng vì có
tổ chức, có qui chế thích hợp việc chia sẻ và bảo vệ tài nguyên thông tin, việc cập nhật

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang



25

dữ liệu mới được thực thi, hệ thống mới phát huy tính hiệu quả của nó. Thật vậy, tổ
chức GIS tạo điều kiện để xây dựng một sự hợp tác trong nội bộ một chuyên ngành và
giữa các chuyên ngành với nhau để thiết lập sự liên thông, trao đổi dữ liệu theo một
định chế nhất định đồng thời tổ chức cũng tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật, chịu trách
nhiệm bảo đảm hoạt động thông suốt của hệ thống. Tổ chức giúp cho hệ thống thông
tin địa lý một cơ chế hoạt động theo đúng định hướng là một hệ thống trợ giúp quyết
định làm công tác phục vụ quản lý. Ở đây, tùy theo qui mô và nhiệm vụ, có thể thành
lập một đơn vị để vận hành hệ thống hoặc ít nhất cũng phải có một qui chế vận hành hệ
thống xác lập việc quản lý, chia sẻ tài nguyên dữ liệu, qui trình sử dụng, khai thác hệ
thống, qui định những đơn vị phải liên thông với hệ thống kèm với quyền lợi, trách
nhiệm của mỗi đơn vị tham gia. Hệ thống không thể khai thác hữu hiệu, phục vụ cơng
tác quản lý nếu chưa có một qui chế hoạt động thích hợp. Trong những hệ thống thông
tin địa lý phục vụ quản lý hành chánh một địa phương, cơng việc khung (framework)
giữ vai trị quan trọng trong việc tổ chức hệ thống sao cho có hiệu quả cao nhất.
Con người là yếu tố quyết định sự thành cơng trong tiến trình kiến tạo hệ thống
và tính hữu hiệu của hệ thống trong tiến trình khai thác vận hành. Trong hệ thống thông
tin địa lý, con người sẽ làm việc trên 3 vị trí cũng là 3 cấp có chức năng khác nhau:
quản trị, kỹ thuật GIS, kỹ thuật chuyên ngành. Con người trong hệ thống thông tin địa
lý phục vụ quản lý hành chánh nhà nước bao gồm những chuyên viên chuyên ngành
trong các lãnh vực khác nhau có nhiệm vụ nhập dữ liệu chuyên ngành, khai thác hệ
thống, xử lý dữ liệu bằng cách phân tích và tổng hợp dữ liệu của nhiều ngành để giải
quyết những bài tốn cụ thể của ngành mình, phục vụ công tác trợ giúp quyết định cho
lãnh đạo trong ngành. Những chuyên viên công nghệ thông tin địa lý hỗ trợ các vấn đề
về công nghệ của hệ thống, bảo đảm hệ thống hoạt động tốt về kỹ thuật và cập nhật
công nghệ theo qui chế. Quản trị viên hệ thống thông tin địa lý là người quản lý, chịu
trách nhiệm toàn bộ hệ thống, bảo đảm hệ thống hoạt động đúng qui chế, bảo đảm an
toàn kỹ thuật và công nghệ.

2.2.1.2 Các lĩnh vực khoa hoc công nghệ liên quan đến GIS

GVHD: TS Lê Trung Chơn
TS Đặng Trần Khánh

HVTH: Hồ Văn Trang


×