Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu việc lập tiến độ xét đến khả năng tài chính của nhà thầu trong giai đoạn đấu thầu cho các dự án xây dựng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 115 trang )

Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lương Đức Long
..........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: ..................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ..................................................................................................
…………………………………………………………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH.
Ngày ………….tháng………năm 2008

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 1

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


PHỊNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.HCM, Ngày……..tháng……..năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Trần Đăng Khoa

giới tính: Nam

Ngày – tháng – năm sinh : 10 -12 – 1978
Chuyên ngành: Công Nghệ và quản lý xây dựng
Khóa (năm trúng tuyển) : 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VIỆC LẬP TIẾN ĐỘ XÉT ĐẾN KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA NHÀ
THẦU TRONG GIAI ĐOẠN ĐẤU THẦU CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:



Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây chậm thanh toán của Chủ Đầu Tư cho Nhà
Thầu xây dựng tại các cơng trình ở Việt Nam.



Nghiên cứu lập tiến độ xét đến khả năng tài chính của Nhà Thầu để đảm bảo dự
án được thực hiện trong thời gian ngắn nhất mà khơng vượt hạn mức tài chính
của nhà thầu.


3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:……………………………………………………………….
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ……………………………………………………
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
Ngày
tháng
năm 2008
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH

TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 2

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ


Đại Học Bách Khoa TP.HCM

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy TS. Lương Đức Long đã tận tình chỉ
bảo trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua. Những ý kiến đóng góp và hướng dẫn
của thầy đã góp phần quan trọng cho việc hoàn thành lụân văn này.
Xin cảm ơn tồn thể các các thầy cơ trong bộ mơn Thi cơng đã tận tình giảng dạy, chỉ
bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập. Đây sẽ là
hành trang quý báu cho tôi trong bước đường tiếp cận xu thế phát triển chung của
ngành xây dựng.
Xin cảm ơn các bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi trải qua những ngày tháng
học tập thật vui và cũng không kém phần vất vả. Những nỗ lực của các bạn và tôi chắc
chắn sẽ đem lại cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu
vào bảng câu hỏi khảo sát để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm, động viên và hỗ
trợ giúp tơi vượt qua được những ngày tháng khó khăn để hồn thành luận văn này.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2008
Tác giả

Trần Đăng Khoa

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 3

GVHD: TS. Lương Đức Long



Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

TÓM TẮT

Việc chậm trễ tiến độ thi công dự án xây dựng xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam. Một
trong những nguyên nhân chính gây nên sự chậm trễ tiến độ là do khó khăn về vấn đề
tài chính.
Khó khăn tài chính trong dự án xây dựng trước hết là do các nhà thầu xây dựng có
nguồn vốn hạn hữu, sau đó là do Chủ Đầu tư của dự án không thanh tốn theo đúng
cam kết của hợp đồng. Sự khó khăn này dẫn đến có những thời điểm nhà thầu khơng
đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án theo như tiến độ đề ra.
Lụân văn này tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính đó là: (1)các ngun nhân gây
chậm thanh tốn của chủ đầu tư cho nhà thầu,(2)trình bày mơ hình quy hoạch số
ngun để lập tiến độ cho dự án dựa vào khả năng tài chính của nhà thầu.

ABSTRACT

The delayed progress of the construction projects happen very popular in Viet Nam.
One of the main reasons is financial problems.
Financial difficulties of construction project first is that contractors have limited
capital property, then the Owner do not pay in accordance with the contract. so that,
the contractor do not have enough money to finish project as the schedule.
This thesis focused research two main issues: (1) the causes of delayed payment of the
owners for contractors, (2) presented a model integer programming to work out
scheduling of construction based on the ability financing of contractors.

HVTH: Trần Đăng Khoa


Trang 4

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

MỤC LỤC
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG.……………………….………………..………1
I.1 Tổng quan về tình hình kinh tế.…………………………………………..………...1
I.2 Cơ sở hình thành đề tài……….…………………………………………..………...3
I.3 Mục tiêu nghiên cứu………….…………………………………………..………...7
I.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..……….....8
I.4.1 Nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm thanh toán đợt……………...…….…8
I.4.2 Nghiên cứu lập tiến độ xét đến yếu tố tài chính của nhà thầu ..………..….….9
I.5 Cấu trúc luận văn…………………………………………………………..……...11
CHƯƠNG II TỔNG QUAN.…………………….…………………………...……..12
II.1 Cơ sở lý thuyết……………..……………………………………………………..12
II.1.1 Lý thuyết về quản lý xây dựng…………………….…………….…..……...12
II.1.1.1 Dự án và dự án xây dựng…………………..…………….……..……..12
II.1.1.2 Vòng đời của dự án xây dựng…………………………….…..……….13
II.1.1.3 Quản lý dự án xây dựng………………………………….……..……..16
II.1.2 Lý thuyết về lập tiến độ dự án…………..……….…………. ...……..……..17
II.1.2.1 Tiến độ thi công và các bước lập tiến độ…………………….….…….17
II.1.2.2 Các kỹ thuật lập tiến độ.………………………………….…….……..17
II.1.2.3 Một số khái niệm thường dùng trong việc lập tiến độ trong
sơ đồ mạng ……………………………………………………….…..18

II.1.2.4 Những quy tắc lập sơ đồ mạng…………………………………..…....19
II.1.2.4 Các thông số của sơ đồ mạng……………………..……………..…....19
II.1.3 Những phương pháp toán kinh tế áp dụng trong quản lý xây dựng..…...…..20
II.1.3.1 Phương pháp định lượng…………………………………………...….20
II.1.3.2 Phương pháp thống kê...…………………………………….…….…..21
II.1.3.3 Mơ hình tốn kinh tế.....…………………………………….……..…..21
II.1.3.4 Điều khiển học………..…………………………………….…..……..21
II.1.3.5 Trí tuệ nhân tạo…….....………………………………………...……..21
II.1.3.6 Phương pháp định tính..………………………………………..….…..21
II.1.4 Các quy định về tạm ứng và thanh toán trong hợp đồng xây dựng..…...…...21
II.1.4.1 Khái niệm về hợp đồng xây dựng………….………………….…..…..22
II.1.4.2 Tạm ứng hợp đồng xây dựng………………………………….…..…..22
II.1.4.3 Thanh toán hợp đồng xây dựng………………………………..….…..23
II.1.4.4 Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng…………….…………….....…..24
II.1.4.5 Thời hạn thanh toán……………..…………….…………….….……..25
II.1.4.6 Thanh toán bị chậm trễ...………..…………….…………….…….…..26
II.1.5 Lý thuyết về thống kê ứng dụng trong nghiên cứu………………….….…..26
II.1.5.1 Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.………….…………………..……..26
II.1.5.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu...……………….…….…..27
II.1.5.3 Kích thứơc mẫu…………………………………………….……..…..28
II.1.5.4 Kiểm định thang đo………………...………….………….….…...…..28
II.2 Phân tích đánh giá các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài…………..……….29
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………….31
III.1 Xác định các nguyên nhân gây chậm thanh toán của chủ đầu tư
cho nhà thầu…………………………………………………………………..…31
HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 5

GVHD: TS. Lương Đức Long



Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

III.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi………………..………….…………………..….…..33
III.1.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát...………………………………..…….…..34
III.1.3 Thu thập và phân tích dữ liệu…….….…………………………..…….…..35
III.1.3.1 Khảo sát thử nghiệm…………...………….………………..…….…..35
III.1.3.2 Khảo sát chính thức.…………...………….……………….……..…..45
III.2 Xây dựng mơ hình tốn để lập tiến độ xét đến yếu tố tài chính nhà thầu…..…...68
III.2.1 Tiến độ thi công ban đầu.………………………………….………..…..….69
III.2.2 Điều chỉnh tiến độ thi công …….………………………….………...….…70
III.2.2.1 Gia tăng tiến độ thi cơng ban đầu.……………………………...….…70
III.2.2.2 Xác định chi phí thực hiện của dự án trong thời đoạn t………..….…70
III.2.2.3 Ràng buộc về mối quan hệ tổ chức công việc……………….……….72
III.2.2.4 Ràng buộc về sự dịch chuyển cơng tác ……..……………….………72
III.2.2.5 Ràng buộc về tài chính …..………….. ……..……………….………73
III.2.2.5 Hàm mục tiêu……….. …..………….. ……..…………………….…74
CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG TÍNH TỐN……...………………………………….77
IV.1 Thơng tin dự án………………………………………………………….……....77
IV.2 Tiến độ thực hiện ban đầu và dòng tiền mặt thực hiện tương tương……………78
IV.3 Xét hạn mức tín dụng của nhà thầu là 5500 triệu đồng……………….……....79
IV.4 Xét hạn mức tín dụng của nhà thầu là 6500 triệu đồng……………….……....86
IV.5 Xét hạn mức tín dụng của nhà thầu là 4500 triệu đồng……………….……....87
IV.6 Xét hạn mức tín dụng của nhà thầu là 4000 triệu đồng……………….……....88
IV.7 Kết luận ………………………………………………...……………….……....88
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….90
V.1 Kết luận………………………………………………………….…………..…....90

V.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………94
TÀI LỊÊU THAM KHẢO…………………………………………………….………95
PHẦN PHỤ LỤC
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 6

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đến 31/12/2005.……..…...1
Bảng 1.2 Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP ở Việt Nam ……………………….…2
Bảng 1.3. Vốn đầu tư phát triển dành cho ngành xây dựng …………………………...3
Bảng 1.4 Các vấn đề thường gặp trong các dự án xây dựng tại Việt Nam…………….4
Bảng 1.5 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ tại MALAYSIA…….4
Bảng 1.6 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ tại tại miền Tây Nam
NIGERIA……...……………………………………………………………5
Bảng 1.7 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ tại VIỆT NAM.…….6
Bảng 3.1 Các nguyên nhân gây chậm trễ thanh toán…………………………………31
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến vấn đề thanh toán …….….….35
Bảng 3.3 Lĩnh vực công tác của người được khảo sát thử nghiệm ……………...…...36
Bảng 3.4 Thời gian công tác của người được khảo sát thử nghiệm…….……………37
Bảng 3.5 Nguồn vốn dự án của người được khảo sát thử nghiệm……………………38

Bảng 3.6 Thực trạng thanh toán ở cuộc khảo sát thử nghiệm…………………..……39
Bảng 3.7 Ước lượng thời gian chậm trễ theo khảo sát thử nghiệm ….………….……40
Bảng 3.8 Thống kê mô tả các nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm thanh toán .………40
Bảng 3.9 Kiểm định thang đo………………………………………..……….….……42
Bảng 3.10 các nhân tố chính ảnh hưởng đến q trình thanh tốn………….….……..45
Bảng 3.11 Lĩnh vực cơng tác của người được khảo sát chính thức…….…….……….45
Bảng 3.12 Thời gian cơng tác của người được khảo sát chính thức………………….48
Bảng 3.13 Nguồn vốn của dự án trong khảo sát chính thức…………………………..49
Bảng 3.14 Thực trạng thanh tốn trong khảo sát chính thức………………………….50
Bảng 3.15 Ước lượng thời gian chậm trễ khảo sát chính thức……………………..…51
Bảng 3.16 Thống kê mơ tả các ngun nhân chính ảnh hưởng đến chậm thanh toán..52
Bảng 3.17 Kiểm định thang đo………………………………………………………..54
Bảng 3.18 Xếp hạng của nhân tố theo đánh giá của đối tượng khảo sát…….…….....56
Bảng 3.19 Tổng phần trăm được giải thích của các nhân tố………………………….59
Bảng 3.20 Kết quả phân tích nhân tố………………………………………………...60
Bảng 3.21 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến q trình thanh tốn…………………...61
Bảng 4.1 Tiến độ ban đầu và chi phí thực hiện dự án………………………………...77
Bảng 4.2 Dịng ngân lưu ứng tiến độ ban đầu………...………………………………77
Bảng 4.3 Tiến độ sau khi điều chỉnh ứng với hạn mức tín dụng 5500 triệu đồng…....84
Bảng 4.4 Dòng ngân lưu sau khi điều chỉnh tiến độ ứng với hạn mức 5500 triệu...….85
Bảng 4.5 Tiến độ sau khi điều chỉnh ứng với hạn mức tín dụng 6500 triệu đồng…....85
Bảng 4.6 Dòng ngân lưu sau khi điều chỉnh tiến độ ứng với hạn mức 6500 triệu……86
Bảng 4.7 Tiến độ sau khi điều chỉnh ứng với hạn mức tín dụng 4500 triệu đồng...….86
Bảng 4.8 Dịng ngân lưu sau khi điều chỉnh tiến độ ứng với hạn mức 4500 triệu……87

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 7

GVHD: TS. Lương Đức Long



Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TP.HCM

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến q tình thanh
tốn của chủ đầu tư cho nhà thầu.…………………………………….….....9
Hình 1.2 Lưu đồ nghiên cứu lập tiến độ dự trên khả năng tài chính của nhà thầu…..10
Hình 2.1 Vịng đời dự án ……………………….……………………………………15
Hình 2.2: Mục tiêu của quản lý dự án ………………………………………………..16
Hình 3.1 Lĩnh vực cơng tác của đối tượng khảo sát thử nghiệm……………………..36
Hình 3.2 Thời gian cơng tác của đối tượng khảo sát thử nghiệm…………………….37
Hình 3.3 Nguồn vốn dự án của người được khảo sát thử nghiệm……………………38
Hình 3.4 Thực trạng thanh tốn ở khảo sát thử nghiệm……………………………...39
Hình 3.5 Ước lượng thời gian chậm trễ theo khảo sát thử nghiệm…………………...40
Hình 3.6 Lĩnh vực cơng tác của đối tượng khảo sát chính thức……………………....48
Hình 3.7 Thời gian cơng tác của đối tượng khảo sát chính thức……………………...49
Hình 3.8 Nguồn vốn dự án của đối tượng khảo sát chính thức……………………….50
Hình 3.9 Thực trạng thanh tốn ở khảo sát chính thức……………………………....51
Hình 3.10 Ước lượng thời gian chậm trễ ở khảo sát chính thức……...………………52
Hình 3.11 Giá trị eigenvalue của các nhân tố…………………………………………58
Hình 3.12 Tiến độ thi cơng ban đầu của dự án……………………………………......69
Hình 3.13 Tiến độ thi công của dự án sau khi gia tăng tổng thời gian thi cơng…...….70
Hình 3.14 Dịng tiền mặt thực hiện dự án………………………………………...…..73

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 8


GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG

I.1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ:
Những năm gần đây, đất nước ta đang có những động thái và chuyển biến rõ rệt

trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội. Có thể liệt kê một số sự kiện lớn trong thời
gian vừa qua như ngày 21/12/2006 khi Mỹ ký kết Quy chế Thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam; Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); và gần đây nhất, ngày
16/10/2007, Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009,...điều này sẽ từng bước thúc đẩy nền kinh tế
của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Về tình hình trong nước, cán cân kinh tế đang
chuyển dịch dần sang thành phần kinh tế ngoài nhà nước với định hướng phát triển
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Theo thống kê, năm 2000, số doanh nghiệp nhà nước chiếm 13.62% thì đến năm
2005, số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 3.62%.
Bảng 1.1. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đến 31/12/2005
Năm

Số
doanh
nghiệp

Tổng số
DN nhà nước
DN ngoài nhà nước
DN có VĐT nước ngồi

HVTH: Trần Đăng Khoa

2000

2001

2002

2003

2004

2005

42288

51680

62908

72012


91755

112952

5759

5355

5363

4845

4596

4086

35004

44314

55237

64526

84003

105169

1525


2011

2308

2641

3156

3697

Trang 1

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Tỷ lệ

Tổng số

100.0

100.0

100.0


100.0

100.0

doanh

DN nhà nước

13.62

10.36

8.52

6.73

5.01

3.62

82.77

85.75

87.81

89.60

91.55


93.11

3.61

3.89

3.67

3.67

3.44

3.27

nghiệp DN ngồi nhà nước
(%)

DN có VĐT nước ngồi

100.0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế đã có sự thay đổi trong cơ cấu của ngành
kinh tế. Sau 15 năm, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng liên tục tăng, từ tỷ
trọng khá nhỏ là 25.17% vào năm 1990 nhưng đến năm 2006 đã là 40.98%. Và mục
tiêu định hướng của chính phủ được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, quốc
hội khóa 11 cho 5 năm từ 2006 – đến 2010 là: đến năm 2010, tỷ trọng của ngành công
nghiệp và xây dựng sẽ chiếm khoảng 43-44% GDP với giá trị gia tăng thêm hàng năm
khoảng 9.5 – 10.2 %.
Bảng 1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP ở Việt Nam

Năm

Tỷ trọng của các ngành (%)
Nông nghiệp,
Công nghiệp và
Lâm nghiệp &
Xây dựng
Thủy sản
31.83
25.17
30.74
25.63
30.22
26.59
28.88
27.71
27.43
28.87
26.24
29.94
25.06
31.34
24.17
32.64
23.66
33.43
23.76
34.36
23.28
35.41

22.43
36.57
21.82
37.39
21.06
38.48
20.39
39.35
19.56
40.17
18.70
40.98

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2010
17.00
(Định hướng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

HVTH: Trần Đăng Khoa

43.00

Trang 2

Dịch vụ
43.00
43.64
43.19
43.41
43.70
43.82
43.60
43.20
42.91
41.88
41.30
41.00
40.79
40.45
40.25
40.27
40.31
40.00


GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Qua đó vốn đầu tư phát triển cho ngành xây dựng cũng liên tục tăng. Năm 2000
vốn đầu tư phát triển dành cho ngành xây dựng chỉ mới dừng lại ở con số 3,563 tỷ
đồng thì đến năm 2006, con số này đã lên đến 18,000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40%
vốn đầu tư của nhà nước.
Bảng 1.3. Vốn đầu tư phát triển dành cho ngành xây dựng
Năm
2000
2001
Vốn đầu tư
3,563
9,046
(Tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
I.2

2002

2003

2004

2005


2006

10,435

11,141

13,100

16,000

18,000

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
-

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vừa là cơ hội vừa là một thách thức lớn
cho ngành xây dựng chúng ta. Ngành Xây Dựng phải kịp thời có những sự cải
tiến mạnh mẽ cả về kỹ thuật thi công cũng như quy trình quản lý để theo kịp sự
phát triển đó.

-

Tuy nhiên, ngành xây dựng đã làm gì để quản lý hoạt động của ngành? Trong
10 năm trở lại đây, tình trạng thất thốt, lãng phí, nợ đọng vốn và chậm tiến độ
trong các dự án xây dựng cơ bản là tiêu điểm mổ xẻ của các kỳ họp quốc hội và
thông tin báo chí. Theo Báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2004/QH11
của Quốc hội về công tác xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước, số sai phạm
tài chính chiếm 14 – 19% số vốn đầu tư xây dựng được thanh tra, kiểm tra.
Hay đến tháng 10/2006, tức là đã đi hết hơn ¾ thời gian của một năm, tiến độ

thực hiện của các dự án xây dựng theo thống kê chỉ đạt khoảng 45% kế hoạch
cả năm, dẫn đến tình trạng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản đề nghị thanh
toán chỉ đạt 38.3% (Báo lao động).

-

Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Long và các đồng nghiệp [1] về các dự án
xây dựng lớn ở Việt Nam thì 5 vấn đề thường gặp trong các dự án tại Việt Nam
theo thứ tự là:

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 3

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Bảng 1.4 Các vấn đề thường gặp trong các dự án xây dựng tại Việt Nam
Các nguyên nhân

Mức độ thường gặp

Dự án bị chậm trễ

1


Vượt chi phí

2

Tai nạn lao động

3

Chất lượng cơng trình kém

4

Tranh chấp của các bên tham gia

5

Nguồn [1]
Sự chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng xảy ra ở mức đáng báo động, và hệ
quả từ nó là gây cản trở giao thơng, gây thất thốt lãng phí từ việc chậm khai thác dự
án, gia tăng chi phí do biến động giá cả thị trường, thời gian tồn đọng vốn lớn... dẫn
đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân của
sự chậm trễ tiến độ cũng đã được nghiên cứu rất kỹ ở nhiều nơi khác nhau trên thế
giới. Có thể liệt kê một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu Abdul-Rahman và Berawi [2] đã khảo sát ở Klang Valley, Malaysia
và xếp hạng các nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ của một dự án trong q trình
thi cơng theo thứ tự như sau:
Bảng 1.5 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ tại MALAYSIA
Các nguyên nhân

Xếp hạng


Do các công việc thay đổi hay phát sinh

1

Thiếu nhân công/ nhân công kém

2

Lập kế hoạch và tiến độ không tốt

3

Tổ chức mặt bằng cơng trường khơng phù hợp

4

Thiếu sót các tài liệu thi công

5

Chậm trễ trong việc chi trả

6

Cung cấp vật tư không kịp thời

7

Sự phối hợp không đồng bộ giữa các bên tham


8

gia
Sai sót trong thiết kế

HVTH: Trần Đăng Khoa

9

Trang 4

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Thiếu máy móc thiết bị thi công

10

……..
Nguồn [2]
Alibinu và Odeyinka [3] đã khảo sát tại miền Tây Nam Nigeria và xếp hạng 44
nguyên nhân thường gây ra chậm trễ. Top 10 các nguyên nhân gây ra chậm trễ như
sau: 1.Sự khó khăn trong tài chính của nhà thầu; 2.Vấn đề vốn của chủ đầu tư; 3.Bản
vẽ kiến trúc chưa hoàn chỉnh; 4.Khả năng linh động của thầu phụ; 5.Hư hỏng thiết bị,
máy móc; 6.Cung ứng vật tư chậm; 7.Bản vẽ kết cấu chưa hồn chỉnh; 8.Các sai sót

trong việc lên kế hoạch và tiến độ của nhà thầu; 9.Sự biến động của giá cả thị trường;
10.Sự khó khăn về tài chính của thầu phụ.
Bảng 1.6 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ tại tại miền Tây Nam
NIGERIA
Các nguyên nhân

Xếp hạng

Sự khó khăn trong tài chính của nhà thầu

1

Vấn đề vốn của chủ đầu tư

2

Bản vẽ kiến trúc chưa hoàn chỉnh

3

Khả năng linh động của nhà thầu

4

Hư hỏng thiết bị, máy móc

5

Cung ứng vật tư chậm


6

Bản vẽ kết cấu chưa hồn chỉnh

7

Các sai sót trong việc lên kế hoạch và tiến độ của nhà

8

thầu
Sự biến động của giá cả thị trường

9

Sự khó khăn về tài chính của nhà thầu phụ

10

Nguồn [3]
Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam của Th.S Nguyễn Thanh Bình [4] đã
thống kê được những ngun nhân có mức độ ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ của
cơng trình là:

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 5

GVHD: TS. Lương Đức Long



Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Bảng 1.7 CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ
TẠI VIỆT NAM
Các ngun nhân

Xếp hạng

Nhà thầu khó khăn về tài chính

1

Chủ đầu tư khó khăn về tài chính

2

Cán bộ nhà thầu thiếu năng lực

3

Thiếu lực lượng lao động lành nghề

4

Khơng có kế hoạch tài chính cụ thể

5


Cơng nhân khơng đáp ứng tay nghề

6

Cung ứng vật tư không kịp thời

7

Cán bộ tư vấn giám sát thiếu năng lực

8

Thiếu máy móc thiết bị thi công

9

Thiết bị thi công không đáp ứng nhu cầu

10

Nguồn [ 4]
-

Qua đó chúng cho thấy được yếu tố khó khăn về tài chính là một trong những
nguyên nhân chính có ảnh hưởng lớn dẫn đến sự chậm trễ của tiến độ hồn
thành dự án.

-


Trong khi đó, khó khăn về tài chính là một thực trạng chung của các doanh
nghiệp tại nước ta. Dù đã có nhiều giải pháp về mặt kinh tế nhưng nhìn chung
là bài tốn vẫn chưa có lời giải. Tại hội nghị “phát triển doanh nghiệp doanh
dân” tổ chức tại Hà Nội, ông Cao Sỹ Liêm, chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa
và nhỏ cho biết dù đã có những bước tiến rất dài so với trước đây nhưng tình
trạng thiếu vốn hoặc khơng có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn là hiện
tượng khá phổ biến hiện nay. Kết quả điều tra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở 30 tỉnh phía Bắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng cho thấy, trong
tổng số 32.225 doanh nghiệp được điều tra thì có tới 67% trả lời thường gặp
khó khăn về tài chính do khơng có đủ tài sản thế chấp cho các tổ chức tín dụng
để vay vốn.

-

Việc khó khăn về tài chính đó dẫn đến việc Chủ đầu tư chậm thanh tốn cho
nhà thầu, do khó khăn về tài chính là chuyện xảy ra rất thường xuyên đối với

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 6

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

các nguồn vốn doanh nghiệp. Còn đối với nguồn vốn ngân sách dự án mức độ
xảy ra chậm thanh toán rất phổ biến, mà nguyên nhân chính là do vướng mắc

về cơ chế, từ phía chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn.
(Trang tin điện tử Bộ Tài Chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, ngày 05/12/2007).
-

Thiếu vốn đã đẩy nhà thầu vào tình cảnh vừa là chủ nợ của các chủ đầu tư vừa
là con nợ của ngân hàng, nhà cung ứng vật tư và cả công nhân lao động. Do đó
việc chậm trễ tiến độ thi cơng của dự án là không thể tránh khỏi.

-

Trên thực tế tại Việt Nam, nhiều nhà thầu xây dựng khi lập tiến độ để đấu thầu
thường không xem xét đến các ràng buộc về tài chính. Do đó khi trúng thầu,
với nguồn vốn hạn hữu của mình thường dẫn đến phải kéo dài thời gian hoàn
thành của dự án, và làm giảm lợi nhuận của nhà thầu.

-

Khi một dự án ra đời thì yêu cầu về tiền mặt tổng quát phải được xác định. Như
vậy vấn đề đặt ra là, với hạn mức vốn vay hoặc nguồn vốn tự có hạn hữu
của mình, nhà thầu phải tính tốn lập được tiến độ với thời gian ngắn nhất
sao cho trong quá trình thực hiện dự án, nhu cầu tiền mặt tại bất kỳ thời
điểm nào cũng đảm bảo đủ tài chính để thực hiện dự án.

-

Trong khi đó tài chính của một dự án xây dựng gồm nguồn vốn của nhà thầu
hoặc bằng hạn mức tín dụng ngân hàng hoặc khoản tiền dự trữ hoặc các khoản
tiền thu được từ các dự án khác và khoản tiền thanh toán khối lượng đợt của
Chủ Đầu Tư cho nhà thầu. Như vậy tài chính của dự án ngồi nguồn tiền dự trữ

(nếu có) hoặc hạn mức tín dụng ngân hàng thì Nhà Thầu cịn phải chịu tác động
lớn từ sự thanh tốn có đúng hạn hay khơng của Chủ Đầu Tư cho các đợt thanh
toán.

I.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ những điều trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
+

Nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân gây ra chậm thanh toán của
chủ đầu tư đối với nhà thầu, và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

+

Nghiên cứu việc lập kế hoạch dựa trên những ràng buộc về tài chính và
những biến động trong q trình thực chi sao cho thời gian hoàn thành
dự án là nhỏ nhất.

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 7

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

I.4


Đại Học Bách Khoa TPHCM

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu gồm hai phần chính

I.4.1 NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN GÂY CHẬM THANH TOÁN CỦA CHỦ
ĐẦU TƯ CHO NHÀ THẦU:
a. Dựa vào các nghiên cứu có trước, các bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp
chí chuyên ngành trong nước để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến việc
chậm thanh tốn cho nhà thầu.
b. Sử dụng phương pháp đánh giá của chuyên gia nhằm lược bỏ bớt một số yếu tố
có ít ảnh hưởng đến vấn đề này tại Việt Nam.
c. Thiết kế và chỉnh sửa bảng câu hỏi sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia
trước khi đưa ra bảng câu hỏi chính thức. Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn với các
chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nhằm xác định các yếu tố gây tác động lớn
đến vượt chi phí đối với các dự án xây dựng ở Việt Nam. Sử dụng thang đo
nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố tác động.
d. Dựa trên thông tin bảng câu hỏi, kết hợp với các văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng như Luật Xây Dựng, Thông Tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007
về “hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng” và các nghị định
16/2005/NĐ-CP, nghị định 112/2006/NĐ-CP, nghị định 99/2007/NĐ-CP và
nghị định 03/2008/NĐ-CP về “quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình” để
phân tích đánh giá các nguyên nhân và đề ra biện pháp nhằm khắc phục.
Quá trình trên Được tiến hành theo lưu đồ sau:

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 8

GVHD: TS. Lương Đức Long



Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

XEM XÉT CÁC DỮ LIỆU CŨ
(TẠP CHÍ,SÁCH, BÀI BÁO,CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC)

THẢO LUẬN VỚI CÁC CÁ NHÂN CÓ KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ,
THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA KHÁC ĐỂ KIỂM TRA SƠ BỘ

CHỈNH SỬA VÀ HOÀN THIỆN BẢNG CÂU HỎI

GỞI BẢNG CÂU HỎI ĐẾN CÁC ĐỐI TƯNG LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TÍNH HP LÝ

SAI

CỦA KẾT QUẢ
ĐÚN
G
KẾT LUẬN

Hình 1.1 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến q tình thanh
tốn của chủ đầu tư cho nhà thầu.

I.4.2 NGHIÊN CỨU LẬP TIẾN ĐỘ XÉT ĐẾN YẾU TỐ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ
THẦU TRONG GIAI ĐOẠN ĐẤU THẦU
Áp dụng lý thuyết về tiến độ để lập tiến độ ban đầu thông qua các ràng buộc về
công việc và khả năng về nhân lực cũng như biện pháp thi công của nhà thầu.

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 9

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

a. Tính tốn dòng tiền mặt phải chi tại mỗi thời đoạn thanh tốn thơng qua
tiến độ thực hiện và thoả thuận về điều khoản thanh toán trong dự thảo
hợp đồng xây dựng.
b. Trên cơ sở hạn mức tín dụng của nhà thầu và dòng tiền mặt phải chi
trong mỗi thời đoạn thanh tốn trên, lập mơ hình số ngun để thiết lập
ràng buộc về tài chính để bất kỳ thời đoạn nào trong q trình thực hiện
dự án dịng tiền mặt thực hiện khơng vượt q hạn mức tín dụng của nhà
thầu.
Q trình trên Được tiến hành theo lưu đồ sau:

LẬP TIẾN ĐỘ MẠNG BAN ĐẦU

TÍNH TOÁN GIÁ LƯU LƯNG TIỀN MẶT Ở MỖI THỜI ĐOẠN
TRƯỚC KHI THANH TOÁN


LẬP MÔ HÌNH TOÁN

TÌM KIẾM THUẬT GIẢI

THOA

KẾT THÚC

KHÔNG THOẢ

GIA TĂNG THỜI GIAN
KÉO DÀI TIẾN ĐỘ

Hình 1.2 lưu đồ nghiên cứu lập tiến độ dự trên khả năng tài chính của nhà thầu

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 10

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

I.5

Đại Học Bách Khoa TPHCM

CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

CHƯƠNG I: Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, cụ thể là : tổng quan về

tình hình kinh tế của nước ta, cơ sở hình thành nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương II: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý dự án xây dựng, tiến độ thi cơng
cơng trình, lý thuyết sơ đồ mạng, các quy định pháp luật về hồ sơ tạm ứng và thanh
toán trong hợp đồng xây dựng, các khái niệm về thống kê ứng dụng trong nghiên cứu.
Chương III: Trình bày phương pháp nghiên cứu cho hai mục tiêu của đề tài.
-

Đối với mục tiêu tình trạng chậm thanh tốn tiến hành khảo sát sơ bộ, chọn lọc
bảng câu hỏi rồi tiến hành khảo sát chính thức, phân tích kết quả khảo sát và đề
xuất các giải pháp.

-

Đối với mục tiêu cịn lại trình bày mơ hình số ngun của bài tốn lập tiến độ
dựa vào khả năng tài chính của nhà thầu để tìm được tiến độ tốt nhất đảm bảo
đủ tài chính hiện tại để thi công với thời gian thực hiện là nhỏ nhất.

Chương IV: Trình bày việc ứng dụng của mơ hình trên vào một cơng trình cụ thể,
thơng qua bốn hạn mức tín dụng của nhà thầu.
Chương V: Tóm lược lại các vấn đề chính đã nghiên cứu, các hạn chế của đề tài
và đề xuất hướng phát triển của đề tài.
Phần phụ lục.

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 11


GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN

II.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
II.1.1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG:
II.1.1.1 Dự án và dự án xây dựng:
- Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO 9000:2000 định nghĩa dự án nói
chung như sau: “Dự án là một quá trình đơn giản nhất gồm một tập hợp các hoạt
động có phối hợp và được kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành
để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm các ràng buộc về
thời gian, chi phí và nguồn lực”.
-

Theo TS. Ben Obinero Uwakweh trường đại học Cincinati - Mỹ định nghĩa:

“Dự án là sự nỗ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy
nhất”. Tạm thời ở đây được hiểu là do có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, duy
nhất vì các sản phẩm hay dịch vụ đều khác nhau.
-

Theo PGS.TS Trịnh Quốc Thắng trường đại học xây dựng Hà Nội “Dự án là


Chi phí tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích tạo ra một sản
phẩm duy nhất”
-

Theo Luật đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 định nghĩa: “Dự án là tập hợp các đề xuất
để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào
đó trong một thời gian nhất định dựa trên các nguồn vốn xác định”.
-

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án nhưng các dự án đều có điểm

chung như:
+ Các dự án đều được thực hiện bởi con người.
HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 12

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

+

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người, tài nguyên.


+ Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát.
-

Dự án xây dựng là cách gọi tắt của dự án đầu tư xây dựng cơng trình, được luật

xây dựng Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 giải thích: “ Dự án
đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời
hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm phần thuyết minh và phần
thiết kế cơ sở”.
-

Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt

động xây dựng. Trong đó, Theo Luật Xây dựng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 định nghĩa: “Hoạt
động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây dựng
cơng trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt
động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng cơng trình”. Và “Cơng
trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất phần dưới nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình xây dựng cơng cộng,
nhà ở, cơng trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và công trình khác”.
II.1.1.2 VỊNG ĐỜI CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG:
Vịng đời dự án xây dựng có thể được phân làm ba giai đoạn chính gồm:
a. Giai đoạn trước đầu tư xây dựng: đây là khoản thời gian không xác định
được và khơng được tính vào thời gian quản lý dự án. Tuy nhiên giai đoạn này

hết sức quan trọng, nó là thời kỳ xuất hiện các nguyên nhân hình thành dự án.
Sự thai nghén của các dự án xây dựng được bắt nguồn từ các đặc điểm của môi
trường đầu tư. Môi trường đầu tư mang đặc điểm của quốc gia và của từng địa
phương: tỉnh, thành phố. Đó là đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính sách xã hội,
về cư dân, phong tục tập quán. Giai đoạn này không có cơng việc trực tiếp để
thực hịên tổ chức dự án, nhưng cần quan tâm nghiên cứu để có thể kiên quyết
HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 13

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

loại bỏ những dự án khơng có hiệu quả. Đồng thời các cấp quản lý nhà nước có
các chính sách cải thiện mơi trường đầu tư như: khuyến khích đầu tư, ưu tiên
đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các
dự án phù hợp và có hiệu quả.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng: đây là giai đoạn quan trọng nhất trong
vòng đời một dự án xây dựng được chia làm ba giai đoạn chính:
-

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Nghiên cứu thị trường, khả năng đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng.
+ Lập báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình (đối với các dự án quan trọng quốc
gia) để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những dự án khác chủ đầu tư không phải lập

báo cáo đầu tư (nghị định 112/2006/NĐ-CP).
+ Lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với những dự án không cần
lập báo cáo đầu tư.
-

Giai đoạn thực hiện đầu tư:

+ Xin giao đất hoặc thuê đất để xây dựng.
+ Đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có)
+ Thiết kế cơng trình và lập tổng dự tốn.
+ Xin phép xây dựng.
+ Đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị.
+ Thực hiện thi cơng xây dựng cơng trình.
-

Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư xây dựng:

+ Nghiệm thu bàn giao cơng trình và đưa vào sử dụng.
+ Bảo hành cơng trình.
+ Quyết tốn vốn đầu tư.
c. Giai đoạn sau đầu tư xây dựng: giai đoạn này nhiệm vụ của quản lý dự án
xem như kết thúc. Nhưng đối với chủ đầu tư còn phải thực hịên một số thủ tục
như: quyết toán vốn đầu tư, đăng ký sự phù hợp chất lượng cơng trình. Đăng ký
sở hữu cơng trình. Đồng thời giai đoạn này chủ đầu tư nhất thiết phải thành lập
ban quản lý sử dụng và khai thác cơng trình. Nhiệm vụ chính bao gồm:
-

Khai thác, vận hành, sử dụng cơng trình đúng như cơng năng đã thiết kế.

-


Bảo trì cơng trình theo đúng quy trình thiết kế.

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 14

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

-

Đại Học Bách Khoa TPHCM

Thường xuyên theo dõi để phát hiện các hư hỏng để khắc phục, sửa chữa.

Có thể được biểu thị theo sơ đồ sau:

-

GIAI ĐOẠN TRƯỚC DỰ ÁN
Nguyên nhân làm xuất hiện dự án
Các ý tưởng ban đầu

GIAI ĐOẠN I
Chuẩn bị đầu tư

GIAI ĐOẠN II

Thực hiện đầu tư

GIAI ĐOẠN III
Kết thúc đầu tư

-

GIAI ĐOẠN SAU ĐẦU TƯ
Khai thác, sử dụng
Vận hành, bảo trì

-

KẾT THÚC DỰ ÁN
Hết thời hạn sử dụng
Sự cố, hư hỏng không sử dụng được
Thanh lý tài sản (hoặc phá dở)
Hình 2.1 vòng đời dự án (nguồn: [5])

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 15

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM


II.1.1.3 QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG:
Theo TS. Nguyễn Văn Đáng định nghĩa: “Quản lý dự án là điều phối và tổ
chức các bên khác nhau tham gia vào dự án, nhằm hoàn thành dự án đó theo những
hạn chế được áp đặt bởi: chất lượng, thời gian và chi phí”.
Theo TS. Ben Obinero Uwakweh trường đại học Cincinati - Mỹ định nghĩa:
“Quản lý dự án là sự phân phối và lãnh đạo các nguồn lực, vật tư để đạt được các mục
tiêu định trước về: phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng và sự hài lòng của các bên
tham gia”.
Theo TS. Trịnh Quốc Thắng: “ Quản lý dự án là điều khiển một kế hoạch đã
được hoạch định trước và những phát sinh xảy ra trong một hệ thống bị ràng buộc bởi
các yêu cầu về pháp luật, về tổ chức, về con người, về tài nguyên nhằm đạt được các
mục tiêu đã định ra về chất lượng, thời gian, giá thành, an tồn lao động, và mơi
trường”.
Theo điều 45 của luật xây dựng Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003, nội dung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm : “Quản lý chất
lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao động và mơi trường xây dựng”.
Mục tiêu của quản lý dự án là:
Chaát lượng

Chất lượng đạt yêu cầu

đúng tiến độ

Thời gian

Kinh phí trong giới hạn
Kinh phí

Hình 2.2: Mục tiêu của quản lý dự án (nguồn: [19])


HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 16

GVHD: TS. Lương Đức Long


Luận văn thạc sĩ

Đại Học Bách Khoa TPHCM

II.1.2 LÝ THUYẾT VỀ LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN[6]:
II.1.2.1 Tiến độ thi công và các bước để lập tiến độ:
 Định nghĩa: Tiến độ thi công là tài liệu thiết kế được lập trên cở sở biện pháp tổ
chức thi công đã xác định nhằm ấn định các yêu cầu sau:
a. Trình tự tiến hành các công tác
b. Quan hệ ràng buộc với nhau
c. Thời gian hoàn thành toàn bộ hạng mục và cơng trình
d. Nhu cầu về nhân vật lực cần thiết cho thi công tại những thời điểm nhất
định.
 Các bước lập tiến độ thi cơng:
Bước 1: Phân chia cơng trình thành các yếu tố kết cấu và ấn định các q trình thi
cơng cần thiết.
Bước 2: Liệt kê các cơng tác phải thực hiện, lập danh mục từng loại chi tiết kết cấu
và vật liệu chủ yếu.
Bước 3: Chọn biện pháp thi cơng các cơng tác chính, lựa chọn các máy móc thi
cơng để thực hiện các cơng tác đó.
Bước 4: Dựa trên các chỉ tiêu định mức mà xác định số ngày công, số ca máy cần
thiết cho công việc xây dựng cơng trình.
Bước 5: Ấn định trình tự thực hiện các quá trình xây lắp (quan hệ về tổ chức thi

cơng)
Bước 6: Sơ tính thời gian thực hịên các quá trình.
Bước 7: Thành lập biểu đồ sắp xếp thời gian của các q trình sao cho có thể tiến
hành song song kết hợp mà vẫn đảm bảo trình tự hợp lý với số lượng cơng nhân và
máy móc điều hồ. Sau đó chỉnh lại thời gian thực hiện các q trình và thời gian
hồn thành tồn bộ cơng trình.
Bước 8: Lên kế hoạch về nhân vật lực, kế hoạch sử dụng máy móc thi cơng và
phương tiện vận chuyển.
II.1.2.2 Các kỹ thuật lập tiến độ:
Tiến độ ngang(gantt) ra đời trong khoảng thời gian chiến tranh thế giới lần thứ
nhất do đồng tác giả Henry L. Gantt và Frederick W. Taylor. Đây là tiến độ có

HVTH: Trần Đăng Khoa

Trang 17

GVHD: TS. Lương Đức Long


×