Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghệ thuật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 114 trang )

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

1

Phong cách giải quyết xung đột
Trong khi làm việc, không thể tránh khỏi đôi lúc
giữa bạn và đồng nghiệp nảy sinh xung đột. Khi
đó, bạn có xu hướng né tránh với hy vọng sẽ "giữ
được hoà bình", hay bạn sẽ quyết đụng độ, ganh
đua; hoặc bạn hòa giải, thoả hiệp và tích cực hợp
tác?
Né tránh. Một vài người có khuynh hướng phủ nhận,
lấp liếm hoặc gạt đi sự khác biệt. Phong cách tránh né
này nảy sinh từ mong muốn gìn giữ sự hoà thuận và ngăn việc tạo ra
những phản ứng tiêu cực. Mong ước này là chính đáng và hợp lý nếu
chúng ta không để hết vấn đề nọ đến vấn đề kia tích tụ lại. Sự bất đồng
và xung đột nếu cứ tích tụ lâu ngày sẽ dễ tạo ra sự bùng nổ.
Nếu bạn có xu hướng này, hãy nói chuyện một cách tôn trọng với đồng
nghiệp của mình về những điều làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc về các
vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của tổ
chức. Bạn có thể để cho người đang xung đột với bạn thấy bạn hiểu và
muốn hiểu anh ta/cô ta cảm thấy thế nào trong hoàn cảnh này. Sau đó
hãy giải quyết vấn đề từng bước một.
Cạnh tranh. Có một số người xem xung đột ở nơi làm việc là cơ hội để
"chiến thắng" và họ thấy rất hả hê. Họ xem cái giá người khác phải trả
là thắng lợi của mình. Sự xung đột cạnh tranh này có thể hình thành
nên một cuộc công kích.
Nếu bạn có xu hướng xem các mối quan hệ như một cuộc ganh đua,
bạn sẽ sa vào cái bẫy của một cuộc tranh giành quyền lực không bao
giờ chấm dứt. Thậm chí nếu bạn thắng và nhấn chìm ai đó, người đó


cũng sẽ coi thường bạn và sẽ tìm cơ hội để giành lại điểm của mình.
Nếu bạn là người có xu hướng tích luỹ sự tức giận và tìm cách để trả
đũa, điều này sẽ chỉ buộc chặt bạn với tình huống tiêu cực và trói buộc
sức lực và sự hiệu quả của bạn. Hãy học cách đương đầu trực tiếp với
các tình huống, giải quyết chúng và gạt bỏ hận thù vì rốt cuộc, ghét
người khác cũng giống như đốt nhà mình để giết chuột mà thôi.
Cách duy nhất để thực sự chiến thắng là rời bỏ cảm giác của người
chiến thắng khi có xung đột với ai đó. Phản ứng một cách lý trí và có
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

2

chừng mực khi đã bình tĩnh. Hãy trò chuyện với người đang xung đột
với mình theo lời khuyên thông minh của Steven Covey: "Đầu tiên là tìm
hiểu người, sau đó người sẽ hiểu mình".
Hoà giải. Khi hoà giải nghĩa là bạn nhân nhượng mối quan tâm riêng
của mình với những mối quan tâm của người khác. Cách này để tránh
xung đột, hoặc có thể để cho người đó dẹp bỏ suy nghĩ rằng quyền lợi,
cảm xúc hoặc mong ước của anh ta/cô ta không được coi trọng.
Thật là đáng ngưỡng mộ nếu bạn quan tâm đến những người khác. Sự
quan tâm đó phải đi kèm với sự tôn trọng quyền lợi, ý kiến và giới hạn
của một người. Nguyên tắc chính trở nên hiệu quả là sự cân bằng. Có
một câu cổ ngữ nói rằng: "Yêu hàng xóm của mình như yêu mình". Đây
là sự cân bằng mà sẽ giữ các thành viên trong tổ chức thực hiện chức
năng của mình mà không bị suy sụp sau xung đột.
Thoả hiệp. Thoả hiệp được xem là cách tích cực để giải quyết xung
đột. So sánh với sự tiêu cực của một số cách giải quyết xung đột, đây là
cách giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là cách tốt nhất.
Thoả hiệp - xác định cả hai bên và mỗi bên từ bỏ một số điều không

muốn và làm một số điều họ muốn. Nếu bạn sử dụng chiến lược "phân
loại sự khác biệt" thì đây là một ý định tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể
trở nên hiệu quả hơn bằng việc trở thành một người hợp tác. Hợp tác
đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sự thoả hiệp và sáng tạo hơn.
Hợp tác. Khi bạn hợp tác, bạn cùng với với người khác giải quyết các
vấn đề theo cách thừa nhận và tôn trọng mục tiêu của nhau. Hãy trung
thực, thẳng thắn và tử tế. Chia sẻ trách nhiệm cho giải pháp. Lắng nghe
chủ động những điều mà người khác đánh giá và làm việc để giúp mọi
người giành được những điều này cũng như cố gắng để đáp ứng được
nhu cầu của bản thân. Khi hợp tác, xung đột sẽ được giải quyết.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

3

5 câu hỏi cần biết cho một công việc mới
Trước khi khởi đầu một công việc mới, bạn nên trả
lời 5 câu hỏi trọng yếu sau: 1) Điều gì khiến nhân
viên đến làm việc tại đây? Bạn có thể hỏi nhà
tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Nhưng nếu bạn
tình cờ hỏi các nhân viên thì bạn sẽ có được nhiều
câu trả lời hơn những gì bạn mong đợi.
2) Nhân viên ở đây được đối xử như thế nào?
Chỉ cần bạn quan sát cẩn thận ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến công
ty thì bạn cũng có thể nhận ra điều đó. Khi bạn đến phỏng vấn, bạn ngồi
chờ rất lâu mà không ai cho bạn biết lý do vì sao? Người phỏng vấn bạn
đang bận điện thoại? Họ làm mất thời giờ của bạn! Phong cách làm việc
của công ty này không chuyên nghiệp, bạn cần xem xét lại.
3) Những điều nào không được phép nói?
Trong trường hợp này thì tốt nhất bạn hãy hỏi nhân viên nếu bạn có

điều gì đó thắc mắc. Bạn có 2 sự lựa chọn, thứ nhất, bạn tìm cách liên
hệ với các nhân viên làm việc trong công ty bằng network, nhưng nhớ là
đừng liên lạc nhầm với người thuê bạn nhé.
Cách 2, hỏi ngay người phỏng vấn bạn, nhưng chỉ khi nào bạn biết rõ
mình là ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng và bằng mọi
cách họ phải lôi bạn về công ty họ cho bằng được. Trong trường hợp đó
thì bạn có thể hỏi bất cứ điều gì bạn muốn!
4) Điều gì xảy ra khi ai đó phạm lỗi?
Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về văn hóa tổ chức nơi
bạn làm việc. Bạn có thể hỏi người phỏng vấn bạn câu hỏi này sau khi
phỏng vấn hoặc hỏi những nhân viên làm việc tại đây. Để nhà tuyển
dụng không lầm tưởng bạn sẽ phạm rất nhiều sai lầm trong quá trình
làm việc, hãy sử dụng câu nói của mình một cách hài hước: “Có được
một công việc thật là mừng làm sao, tôi không muốn mắc sai lầm đâu
nhưng nếu không may thì chuyện gì sẽ xảy ra?”.

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

4

5) Một tuần lễ làm việc điển hình sẽ như thế nào?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết về mọi
thứ mà bạn phải đối mặt suốt một tuần làm việc dày đặc. Trong lúc trò
chuyện thân mật với đồng nghiệp, hãy đề cập đến câu hỏi trên và bạn
sẽ biết nhân viên trải qua các kỳ nghỉ có trọn vẹn hay không hoặc như
thế nào? Điều này sẽ giúp bạn biết rõ những áp lực công việc hàng
ngày của bạn.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH


5

Người thử việc được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi
khác
Ngày 23-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành
Nghị định số 121/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung: khoản 1 và 3 Điều 7; Điều 10; Điều 13; các
điểm a, b và c khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 21; khoản 4 Điều 26; bổ
sung thêm Điều 26 a; khoản 2 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 41;
khoản 5 và 8 Điều 46; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 47; khoản 5 và 6 Điều 49;
khoản 1, 2, 3, 6 và 8 Điều 50; khoản 2, 4 và 5 Điều 51 của Nghị định số
116/2003/NĐ-CP.
Tại điều 15, Nghị định quy định rõ: Hợp đồng làm việc lần đầu áp dụng
đối với người được tuyển dụng trong thời gian thử việc. Hợp đồng làm
việc có thời hạn áp dụng đối với người đã đạt yêu cầu sau thời gian thử
việc. Hợp đồng làm việc không có thời hạn áp dụng đối với các trường
hợp đã có hai lần liên tiếp ký hợp đồng làm việc quy định tại điểm b,
khoản 1 điều 15.
Khoản 3 điều 21 cũng quy định: Người thử việc được hưởng các chế độ
tiền thưởng và phúc lợi khác như viên chức có cùng ngạch, bậc lương
đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp.
Nghị định bổ sung thêm điều 26a “Chuyển loại viên chức”: Viên chức
loại B, loại C quy định tại khoản 1, điều 4 Nghị định này được cử đi đào
tạo và có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo
chuyên môn và nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị thì được xét

chuyển loại viên chức và bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với trình độ
đào tạo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công
báo. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại nghị định này.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

6

Ứng xử khi cho nhân viên thôi việc
Để cho một nhân viên thôi việc, không dễ
dàng là chỉ nói "Bạn bị sa thải". Bạn phải có kế
hoạch và dự kiến những tình huống có thể xảy
ra nhằm giúp bạn và nhân viên bị sa thải giảm
thiểu được tình trạng căng thẳng.
Những chỉ dẫn sau có thể giúp bạn tìm ra cách giải
quyết hữu hiệu mà bạn mong đợi.
Tuyệt đối giữ bí mật về việc cho thôi việc
Điều quan trọng là bạn không được nói quyết định này của bạn với bất
kỳ nhân viên nào. Chỉ người quản lý trực tiếp của nhân viên đó nên
được biết trước về quyết định này. Bất kỳ một sự rò rỉ thông tin nhân
viên bị sa thải có thể dẫn đến một tình huống xấu nhất. Giữ im lặng sẽ
giúp cho người nhân viên này tránh bị mất mặt.
Tôn trọng đời tư cá nhân và lịch sự
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho một ai đó rời khỏi vị trí
làm. Không bao giờ nói chuyện đời tư hay bình phẩm không hay về việc
tại sao họ bị sa thải. Họ có thể xem bạn là “kẻ thù” của họ nếu như họ
thật sự bị xâm phạm đời tư. Cách tốt nhất là mời nhân viên vào phòng
và nói cho họ biết nguyên nhân bị sa thải.
Lúc nào là thích hợp nhất để thông báo?

Các nhà quản lý thường cho thôi việc nhân viên của mình vào chiều
ngày thứ sáu. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nên thông báo “cái tin
xấu” này sớm hơn trong ngày.
Nhanh chóng và không làm tổn thương
Sau khi đã quyết định thời gian và địa điểm thích hợp, bạn mời nhân
viên cùng với người quản lý nhân sự đến thông báo. Giải thích thật
ngắn gọn với nhân viên rằng họ bị cho thôi việc. Nếu bạn cắt giảm
lương của anh ta thì phải có văn từ chứng minh cụ thể vì sao anh ta bị
cắt giảm lương.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

7

Lúc này là thời gian thích hợp để trả lời những câu hỏi nếu nhân viên
này có yêu cầu thậm chí là nếu họ cắt ngang lời bạn khi bạn đang nói.
Việc bị sa thải hoàn toàn dễ gây xúc động cho bất kỳ một nhân viên
nào, vì thế bạn đừng ngạc nhiên nếu họ không nghe những gì bạn nói
hoặc không hiểu vì sao lại bị cho thôi việc.
Có thể viết thư thông báo cho họ biết về việc họ sẽ bị thôi việc. Một số
ông chủ tỏ ý muốn nhân viên thu dọn sạch sẽ chỗ làm và văn phòng của
họ hoặc là bạn có thể gửi e-mail cho người thân của họ và phải đảm
bảo những người này nhận được e-mail của bạn.
Để những nhân viên này không mất đi sự tự chủ, hãy nói năng với họ
thật nhã nhặn và lịch sự để tạo cơ hội nói chia tay trong bầu không khí
thân thiện nhất có thể… Đối với một số người không thể kiềm chế bản
thân thì họ có thể trở nên thô lỗ, hãy yêu cầu họ đi ra ngay lập tức.
Đừng để xảy ra xung đột. Điều quan trọng là bạn phải làm chủ tình
huống trong mọi trường hợp đối với chính bạn và nhân viên bị nghỉ việc.
µ

NGHỆ THUẬT KINH DOANH

8

10 điều nhà lãnh đạo nên biết và làm
Trong phần giới thiệu cuốn sách "Nhà lãnh đạo tương lai" (The
Leader of the Future), tác giả Peter Drucker - người được xem là
nhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX đã liệt kê ra 10 điều mà
một nhà lãnh đạo hiệu quả nên biết và làm.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng lãnh đạo là người có mọi người đi
theo. Không có nhân viên sẽ không có lãnh đạo.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng là lãnh đạo không nhất thiết phải
là nổi tiếng và được ngưỡng mộ. Ông ta/ bà ta là người khiến những
người đi theo luôn làm những việc đúng. Sự nổi tiếng không phải là mục
đích của việc lãnh đạo, mà lãnh đạo là tạo ra kết quả.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng lãnh đạo là những người hữu
hình, không phải vô hình. Mọi người sẽ nhìn vào con người hữu hình
đó. Do đó họ làm gương.
- Một nhà lãnh đạo biết rằng việc lãnh đạo không phải là địa vị, đặc
quyền đặc lợi, không phải danh hiệu cũng như tiền bạc. Đó là trách
nhiệm.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết phải hỏi: "Điều gì cần phải làm?" chứ
không hỏi "Bạn muốn gì?".
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết đặt và trả lời câu hỏi: "Tôi có thể làm gì
và nên làm gì để tạo ra sự khác biệt?".
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết thường xuyên hỏi: "Những nhiệm vụ và
mục tiêu của tổ chức là gì?", "Điều gì tạo nên hoạt động và kết quả
trong tổ chức".
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết cách dung hoà sự khác biệt trong mỗi
người và không mong đợi mọi người phải là bản sao của chính mình.

- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng không nên sợ thế mạnh của
những người cộng sự của mình, không sợ cấp dưới sẽ giỏi hơn mình.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả biết tự soi gương để nhận ra chính mình.
Họ muốn chắc chắn rằng người mà họ thấy trong gương mỗi buổi sáng
là người mà họ muốn trở thành.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

9

Làm sếp tốt với 6 bí quyết
Những người giỏi chuyên môn không hẳn đã
quản lý tốt. Cần rất nhiều kỹ năng và kiến
thức để khuyến khích, đánh giá và điều hành
một tập thể. Một nhà lãnh đạo không chỉ nắm
rõ về công việc mà còn phải giao tiếp tốt -
một kỹ năng không phải đến một cách tự
nhiên.
Có những nguyên tắc cơ bản để trở thành một nhà quản lý hiệu quả,
Rich Moore, chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội Quản lý AAIM ở Mỹ, nói.
"Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối
tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình".
Sau đây là 6 cách để nâng cao kỹ năng quản lý.
1. Kiểm tra kiến thức bản thân
Đôi khi, biết được điều gì mình chưa biết là điểm tốt nhất để khởi hành.
Kiểm tra lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Xem xét
lại những kinh nghiệm của mình và của những ông chủ trước đây. Điều
gì là có lợi và điều gì cần thay đổi? Bạn có thể sẽ tìm ra được những
tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho
mình.

2. Tìm một người cố vấn dày dặn kinh nghiệm
Một bước quan trọng khác là tìm một người lãnh đạo có uy tín trong chỗ
làm của mình. Theo dõi và cố gắng học hỏi những thói quen tốt từ
người này.
3. Đi học trở lại
Rất nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý. Ngoài
ra, có thể tham dự các hội thảo về quản lý với nhiều chủ đề như: Vai trò
thay đổi thế nào khi trở thành nhà lãnh đạo? Làm thế nào để đàm phán?
Làm sao để huy động nhân viên?

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

10

4. Đọc sách
Một cách khác để đưa việc phát triển kỹ năng quản lý vào trong tay
mình là đọc các cuốn sách về kỹ năng điều hành. Có một số cuốn tham
khảo như: First Break All the Rules: What the World's Greatest
Managers Do Differently, tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman,
Good to Great, tác giả Jim Collins, It's Your Ship: Management
Techniques from the Best Damn Ship in the Navy, tác giả D. Michael
Abrashoff, và One Minute Manager của Kenneth Blanchard.
5. Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và
đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất
trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế
chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển.
Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải
thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế về khả năng làm

việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc. Điều
đó có nghĩa là không chỉ chấp nhận công việc đã được thực hiện mà
yêu cầu nó phải được thực hiện tốt.
6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết
Điều cuối cùng ở một nhà quản lý: nếu nhân viên của mình làm việc
không hiệu quả, tức là bạn làm việc không hiệu quả. Một người lãnh
đạo tốt là phải biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu
bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và đảm bảo rằng mọi nhu
cầu của họ được đáp ứng, tất cả công việc khác của bạn sẽ trở thành
vô ích. "Nếu bạn không phát triển được nhân viên của mình, bạn chẳng
có gì cả", Moore nói.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

11

Giúp người mới hoà nhập
Bạn đang cần tuyển dụng thêm một người cho vị
trí quản lý mới. Sẽ thật lý tưởng nếu ứng viên là
người có đủ năng lực và chính là người trong nội
bộ tổ chức. Nhưng lại chẳng có ai trong tổ chức
đáp ứng đủ yêu cầu, vì vậy bạn quyết định chọn
một người ở bên ngoài có đủ kiến thức, kỹ năng
và khả năng bạn cần, nói cách khác, đó là một
người phù hợp nhất với công việc.
Đây là một tình huống mà rất nhiều lãnh đạo các tổ chức đã trải qua và
nó mang lại cả mặt tích cực cũng như tiêu cực. Về mặt tích cực, những
người được thuê từ bên ngoài này là những người có đủ những đòi hỏi
mà bạn cần. Bạn có quyền hy vọng họ sẽ mang lại một viễn cảnh tươi
sáng cho tổ chức. Họ có thể sẽ có những tư tưởng phóng khoáng hơn

so với những người tiền nhiệm. Nhưng họ cũng có thể sẽ gặp phải một
số khó khăn bước đầu, ví như vẫn còn chưa quen với công việc, vẫn
quen với cách làm ở vị trí hoặc tổ chức nào khác trước đây, hoặc chưa
có được sự nể phục của nhân viên.
Về mặt tiêu cực, một số nhân viên - từng là ứng viên cho vị trí này có
thể cho rằng sếp chẳng ưu tiên "người nhà". Trong trường hợp đó, có
thể sẽ có một số nhân viên tin rằng họ chẳng thể có tương lai gì ở tổ
chức này hoặc cơ hội thăng tiến của họ rất ít. Những người trung thành
với tổ chức trước đây có thể thấy mình bị loại bỏ, cảm thấy giận dữ và
thất vọng. Họ có thể sẽ không ủng hộ người quản lý mới này.
Là lãnh đạo, khi đó trách nhiệm của bạn là giúp người quản lý mới của
mình nhanh chóng hoà nhập với môi trường và cách làm việc của tổ
chức.
- Giải thích văn hoá tổ chức cho người quản lý mới: bao gồm các
chuẩn mực, chế độ, quy định, cấu trúc, các quy tắc bất thành văn... Hãy
cẩn thận. Khi làm những điều này, cố gắng đừng hướng người quản lý
mới theo hình mẫu của người từng làm ở vị trí này trước đây, trừ khi đó
là mong muốn của bạn ngay khi tuyển ứng viên này.
- Giải thích các "khu vực nguy hiểm" mà những người tiền nhiệm
đã trải qua. Việc báo cho biết trước này không phải để khuyến khích
người mới tránh né mà để chỉ ra những cách làm hoặc hoạt động từng
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

12

bị vô hiệu hoá và không mang lại hiệu quả. Nếu người quản lý mới đó là
người thông minh và có kinh nghiệm, anh ta sẽ thấy được cách giải
quyết các vấn đề mà những người đi trước phải bó tay, chứ không phải
né tránh vấn đề đó.

- Nói về các thành công và thất bại trước đây trong tổ chức, đặc
biệt quan tâm đến cá nhân các nhân viên. Hãy cẩn thận đừng tạo ra
thành kiến cho người quản lý mới với bất cứ ai, bởi vì làm như vậy
nghĩa là bạn đang không khuyến khích họ xây dựng và cải thiện một
nguồn nhân lực tiềm năng. Tuy nhiên, sẽ công bằng và thích hợp nếu
nói với người quản lý mới này những cá nhân và đơn vị không thành
công như khả năng thực sự. Người quản lý hiệu quả sẽ phân tích tình
huống và tìm các cơ hội để cải thiện tình hình.
- Đảm bảo hoàn toàn rõ ràng về vai trò của người quản lý mới với
chính anh ta, đồng nghiệp của anh ta và các báo cáo viên trực tiếp.
- Làm cho người quản lý mới bớt căng thẳng với những trách
nhiệm mới. Đặc biệt, thêm dần trách nhiệm và quyền lực cho anh ta
căn cứ trên kết quả thu được sau một thời gian. Nếu giao cho người
quản lý này quá nhiều trách nhiệm ngay từ đầu thì đây là thử thách
nặng nề đối với họ.
- Trực tiếp giới thiệu người quản lý mới với đồng nghiệp, nhân
viên và các báo cáo viên. Giải thích cho mọi người vì sao lại thuê anh
ta và quyền hạn cũng như trách nhiệm của anh ta là gì.
- Khuyến khích những người khác chào đón nhân sự mới và đảm
bảo rằng họ hiểu người quản lý mới này có đầy đủ sự tự tin và sự hỗ
trợ. Quá trình này sẽ giúp người quản lý mới có được sự ủng hộ từ
đồng nghiệp và các báo cáo viên.
- Trở thành một người hướng dẫn cho người quản lý mới khi cần.
Trong giai đoạn đầu, khoảng 6 tháng đầu, hãy giúp người quản lý này
hoà nhập và thích nghi với điều kiện ở tổ chức. Nhắc nhở và hướng dẫn
anh ta khi cần.
Nhớ rằng chính bạn là người thuê người quản lý mới này, do đó thành
công của anh ta cũng là thành công của bạn. Do đó, hãy làm những
điều để cho việc tuyển dụng mới của bạn có hiệu quả.
µ

NGHỆ THUẬT KINH DOANH

13

Vì sao nhân viên không chịu làm nhiều hơn?
Có phải hầu hết nhân viên đã làm hết khả năng
của mình? Những điều do chính nhân viên nói có
thể làm bạn ngạc nhiên! Theo nghiên cứu của
công ty William M. Mercer (Mỹ), 25% số nhân viên
được hỏi nói rằng họ có khả năng làm thêm 50%
công việc nữa. Trung bình, theo ước tính họ có thể
làm thêm được 26% so với công việc bình thường
họ vẫn làm. Vậy tại sao họ không làm?
Khoảng 33% đề cập đến việc thiếu đào tạo và giám sát tốt. Cũng có
khoảng 33% số người được hỏi đề cập cụ thể đến một hoặc hơn một
trong ba lý do sau đây, và những vấn đề này là hậu quả trực tiếp của
việc lãnh đạo yếu kém trong tổ chức.
Lý do thứ nhất: không khen thưởng cho những việc làm tốt. Khen
đúng người đúng việc là một nguồn động viên lớn. Nó thể hiện sự thừa
nhận và đánh giá cao với công việc. Ví dụ, thưởng cho tất cả mọi người
như nhau, người làm tốt cũng như người không làm tốt là không coi
trọng những người làm tốt. Gửi những lời khen đánh giá việc làm tốt
cũng ngang bằng với việc làm tồi cũng làm họ không bằng lòng.
Một nhà lãnh đạo thành công sẽ tìm các cách khác nhau để khen
thưởng cho những người xuất sắc và hiệu quả trong công việc. Hãy
nhớ rằng, không phải cứ thưởng là phải cần đến tiền.
Lý do thứ hai: không được liên quan đến việc ra quyết định. Đây là
một vấn đề phổ biến ở nơi làm việc. Nhân viên làm việc trực tiếp thì bị
phớt lờ, còn những người chẳng hề biết gì về công việc đó thì là người
ra quyết định. Đây là hậu quả của hệ thống quản lý thiếu hiệu quả.

Đúng là cần thời gian và sự kiên nhẫn để có được những ý kiến từ
những nhân viên khác nhau - những người không phải là quản lý, cũng
không phải là người có khả năng ăn nói lưu loát. Nhưng hiểu biết và
kinh nghiệm của những người làm việc trực tiếp này sẽ vô cùng quý giá
cho quá trình ra quyết định.
Khi nhân viên bị tách khỏi quá trình ra quyết định và luôn ở trong tình
thế bị động tiếp nhận, họ sẽ cảm thấy chán nản và không muốn cố gắng
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

14

làm việc. Vì thế, các nhà lãnh đạo hiệu quả biết cách tận dụng nguồn
nhân lực của mình để cải thiện "chất lượng" của các quyết định của họ.
Lý do thứ ba: không có cơ hội thăng tiến. Tưởng tượng rằng bạn có
một nhân viên nhiệt tình, và thực sự có mong muốn sẽ tiến đến một vị
trí cao hơn trong tổ chức. Anh ta được thừa nhận là một người làm việc
xuất sắc. Nhưng đùng một cái, vị trí mà anh ta mơ ước bấy lâu nay rơi
vào tay một người bên ngoài, tận đẩu tận đâu, lúc đó bạn có nghĩ đến
cảm xúc của anh ta? Thậm chí, tệ hơn, anh ta không được xem xét và
phỏng vấn cho vị trí đó.
Thật không may, điều này vẫn xảy ra hàng ngày ở nhiều tổ chức. Cái
giá mà nhiều tổ chức phải trả là các nhân viên giỏi sẽ từ bỏ việc và tìm
một nơi khác mà họ được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến. Là một
lãnh đạo, bạn cần phát hiện ra những nhân viên có mong muốn thăng
tiến cao và tìm cách để đáp ứng nhu cầu của họ. Thừa nhận và giữ
được người tài là điều kiện then chốt để đưa tổ chức đạt đến những
tầm nhìn và nhiệm vụ đã đặt ra.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH


15

Giữ chân nhân viên giỏi
Ngoài mức lương cạnh tranh, các công ty còn
đưa ra các chính sách phúc lợi và đặc biệt là
những chương trình đào tạo để thu hút lao động.
Nhân viên là tài sản quan trọng nhất của doanh
nghiệp (DN). Ngay cả Bill Gates, nguyên chủ tịch tập
đoàn Microsoft, cũng đã từng tuyên bố: “Hãy lấy đi 20
nhân vật quan trọng nhất của chúng tôi thì Microsoft
sẽ trở thành công ty bình thường”. Chính vì vậy, tình
trạng tranh giành nhân lực - nhất là nhân lực ở vị trí
quản lý, là vấn đề đang làm đau đầu nhiều DN trong
và ngoài nước.
Mất nhân lực: Tốn từ 150%-180% chi phí
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội DN TP.HCM trên
2.700 DN cho thấy, 100% DN đang gặp khó khăn về
vấn đề nhân lực. Còn Công ty Bảo hiểm AIA và AIG
lại đưa ra một thông số: Việc biến động nhân sự làm cho công ty mất đi
từ 150%-180% chi phí. Ngoài ra, việc biến động nhân sự còn làm cho
các công ty mất đi lượng khách hàng từ 20%-50%.
Theo ông Lê Quý Đôn, Giám đốc nhân sự Công ty Bảo hiểm AIA: Chi
phí đó tập trung vào các khoản như phí quảng cáo, “săn đầu người”,
phỏng vấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ... Ngoài ra, việc giải quyết chế
độ cho nhân viên khi nghỉ việc hoặc giải quyết những tranh chấp (nếu
có) cũng không nằm ngoài chi phí cho nhân sự. “Do đó, để tiết kiệm chi
phí, không gì hơn công ty giữ chân nhân viên và khuyến khích nhân
viên đó “đa năng hóa” năng lực, thể hiện hết khả năng vốn có của
mình”- ông Đôn cho biết thế.

Thu hút qua phúc lợi và đào tạo
Ông Nguyễn Đức Phú, phụ trách nhân sự Công ty Aon, cho rằng hiện
nay, ngoài mức lương cạnh tranh, các chính sách phúc lợi hay chương
trình đào tạo là kênh giữ nhân viên hiệu quả. Và thực tế, mô hình này
được áp dụng khá thành công tại các công ty như Coca-Cola, Pepsico,
Unilever, P&G và những công ty hàng đầu của VN như Trung Nguyên,
Kinh Đô, Biti’s...
Làm việc trong
ngân hàng - một
trong những
ngành cần nhiều
nhân viên giỏi.
Trong ảnh: Nhân
viên giao dịch
Ngân hàng Công
thương (Chi
nhánh TP.HCM)
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

16

Ghi nhận tại Công ty Pepsico, để thu hút các vị trí quản lý, ngoài chính
sách hỗ trợ tiền mua nhà, công ty còn hỗ trợ xe hơi cho nhân viên làm
việc trên 5 năm. Ông Trần Trọng Gia Vinh, Giám đốc phát triển tổ chức
Công ty Pepsico, cho biết: Hằng năm, ngoài những ưu đãi trên, công ty
còn trích khoảng 15% trong tổng doanh thu cho đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Với hình thức này, những năm qua, công ty có thể giữ
được những vị trí quản lý cao cấp.
Còn tại Công ty BAT với mô hình thử thách sáng kiến, công ty mở ra cơ

hội cho sinh viên và những người mới vào làm việc trở thành nhà quản
lý. Bà Phạm Vũ Minh Đan, Phó Giám đốc nguồn nhân lực Công ty BAT,
cho rằng: “Chương trình này giúp nhân viên mới bộc lộ khả năng sáng
tạo để từ đó, công ty chọn lựa, tiếp tục đưa đi đào tạo ở nước ngoài.
Mỗi năm công ty dành khoảng 200.000 USD cho chương trình”.
Xây dựng kế hoạch tài chính trọn đời
Năm 2005, Công ty Bảo hiểm AceLife xuất hiện tại thị trường VN. Đến
nay, sau hơn 1 năm hoạt động, công ty đã thu hút hơn 100 nhân viên
giỏi cho các bộ phận. Điều này được ông Nguyễn Hồng Sơn, giám đốc
tài chính công ty, lý giải: Đó là do công ty áp dụng chính sách thu hút
nhân viên không chỉ bằng vật chất mà còn chăm lo về tinh thần. Công ty
làm cho nhân viên hiểu rõ khi rời khỏi công ty, họ sẽ được gì và mất gì.
Trên bảng lương hằng tháng, ngoài mức lương, nhân viên còn biết rõ
những chi phí mà công ty đã dành cho việc đào tạo họ. Qua đó giúp
nhân viên thấy rằng công ty đã đầu tư cho họ rất nhiều.
Một “kế sách” khác để giữ chân người lao động của AceLife là xây dựng
kế hoạch tài chính trọn đời cho nhân viên thông qua việc mua bảo hiểm
hay cổ phiếu. Nếu nhân viên làm việc trên 5 năm, sẽ được công ty
chuyển quyền sở hữu cổ phiếu hoặc bảo hiểm. Lãnh đạo công ty cho
biết: Quy định thời gian như vậy, công ty cũng đã tính đến trường hợp,
nếu nhân viên đó không muốn làm việc lâu dài, công ty cũng có đủ thời
gian để đào tạo nhân sự thay thế.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

17

Những nguồn tuyển dụng lao động ít được biết đến
Tìm được những người lao động tốt luôn là thách
thức lâu dài đối với các chủ doanh nghiệp. Các

phương pháp truyền thống như quảng cáo trên
báo và sự giới thiệu của những nhân viên cũ đôi
khi cũng đáp ứng đủ nhu cầu, song nếu các kênh
truyền thống này đã cạn, bạn hãy thử
những cách dưới đây:
Tờ tin tức của các trường cao đẳng và đại học
Rất nhiều trường học cung cấp danh sách việc làm cho các sinh viên
dưới dạng tờ tin tức hoặc một diễn đàn việc làm trực tuyến trên mạng.
Nếu bạn đang tìm kiếm những nhân viên cụ thể như một thạc sĩ quản trị
kinh doanh hoặc một nhân viên kỹ thuật, hãy chọn chính những trường
có thể giúp bạn tiếp cận với nhóm các ứng viên cần tìm này. Liên lạc
với phòng quản lý sinh viên và nhờ họ thông báo yêu cầu của bạn.
Những thông báo này thường miễn phí.
Các hiệp hội doanh nghiệp
Một số hiệp hội kinh doanh đưa các thông tin về việc làm lên các
phương tiện thông tin đến các thành viên của họ. Đây là cách khá rẻ để
liên hệ với những người hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Các giáo sư đại học
Các chủ doanh nghiệp năng động đã liên hệ với các giáo sư đại học để
nhờ họ giới thiệu cho các sinh viên giỏi sắp tốt nghiệp. Đây là một cách
tìm nhân viên tốn nhiều công sức nhưng nó có thể giúp bạn có được
những ứng viên có kỹ năng tốt.
Các nhà tuyển dụng
Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không dùng các nhà tuyển dụng vì quá
đắt. Tuy nhiên, mặc dù các nhà tuyển dụng sẽ tính phần trăm phí dịch
vụ vào năm lương đầu tiên của ứng viên, bạn có thể tiết kiệm được thời
gian cho quá trình tuyển dụng nếu thuê họ. Hãy đảm bảo là đã tính toán
khoảng thời gian cần cho việc tuyển dụng khi bạn xác định chi phí tuyển
dụng.
µ

NGHỆ THUẬT KINH DOANH

18

Những nghề "hái ra tiền" trong năm 2006
Theo khảo sát, những ngành nghề sau được nhiều người đánh giá
là thời thượng và có thu nhập “nặng túi”:
Truyền thông: Gồm phóng viên, biên tập viên và những chức danh
khác trong lĩnh vực báo in, truyền hình, phát thanh, báo điện tử… vốn
đang phát triển rất mạnh. Tuy đối mặt với áp lực cao và rủi ro trong tác
nghiệp, nhưng thu nhập của họ từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Một số
người có thu nhập trên 20 triệu đồng.
Quảng cáo: Giá trị thương hiệu và thị phần khiến các doanh nghiệp
không ngần ngại đổ tiền vào hoạt động quảng cáo sản phẩm. Nếu
nhanh nhạy, năng động và sáng tạo, bạn có thể trở thành chuyên viên
quảng cáo với mức lương 1.000 USD/tháng. Ngoài ra bạn có thể làm
copywriter với thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên thiết kế: Họ có mặt trong lĩnh vực thời trang, thiết kế
website, in ấn, tạo dáng sản phẩm… Thu nhập của chuyên viên từ 5-10
triệu đồng/tháng.
Marketing: Đây là một nghề không “sốt” nhưng trong những năm gần
đây, những người làm trong lĩnh vực marketing luôn duy trì mức thu
nhập cao. Với công việc này, phó tổng giám đốc của một công ty nước
giải khát có danh tiếng đã kiếm được 6.000 USD/tháng. Đây quả là mức
thu nhập đáng nể.
Quan hệ công chúng (PR): Nghề này đòi hỏi rất cao năng lực làm việc,
ý thức phấn đấu, sáng tạo tìm tòi cái mới. Ở VN, mức lương của người
làm PR trung bình khoảng 2,5-4 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm cho
công ty nước ngoài hoặc liên doanh, con số này có thể “leo” lên mức
300-500 USD/tháng. Riêng mức của trưởng phòng PR đạt tới 500-700

USD/tháng.
Bác sĩ: Đây là 1 nghề không mới nhưng luôn nhận được sự nể trọng
của phần đông dân chúng. Bên cạnh công việc trong giờ hành chính tại
bệnh viện, các bác sĩ có thể mở thêm phòng mạch tư, cửa hiệu thuốc
tây. Một bác sĩ giỏi có thể đạt thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Tổ chức sự kiện: Làm nghề này, bạn sẽ phát triển được các mối quan
hệ vì khách hàng của công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực như điện tử,
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

19

công nghệ thông tin-viễn thông, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng… Bạn
sẽ chuyên trách tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới, hội thảo,
khai trương… cho các công ty khách hàng. Thu nhập của nghề này
tương đương với nghề PR.
Phân tích tài chính: Chuyên viên phân tích tài chính đang là vị trí tuyển
dụng được nhiều công ty nước ngoài, tập đoàn, doanh nghiệp lớn chú
ý. Mức lương khởi điểm cho những chuyên viên này khoảng 500-900
USD/tháng.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

20

Phương pháp và bảng câu hỏi để đánh giá năng lực ứng viên
TTO - Hiện nay tôi đang làm giám đốc điều hành cho một công ty,
công việc của tôi yêu cầu phải tham gia tuyển dụng nhân sự. Tuy
vậy tôi gặp phải khó khăn để nhận biết người lao động có năng lực
làm việc và nhân cách tốt hay không. Tôi thật sự không biết nên

hỏi gì để nhận ra các phẩm chất đó của người lao động.
Kính xin tòa soạn gửi giúp tôi những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng
Anh dành cho những vị trí như kế toán, marketing, trưởng phòng
kinh doanh, nhân sự, thư ký, lễ tân... Xin cám ơn. (Một bạn đọc)
- Tư vấn của Ban tư vấn nghề nghiệp, Vietnamworks.com:
Theo các chuyên gia về tuyển dụng, các tiêu chuẩn để đánh giá
xem ứng viên có phù hợp với công ty của bạn hay không thông thường
phụ thuộc và 3 yếu tố sau đây:
- Kiến thức và kỹ năng của ứng viên
- Các giá trị nghề nghiệp mà ứng viên theo đuổi là gì? (có phù hợp với
công ty của bạn không?)
- Khả năng xử lí thông tin trong công việc của ứng viên (có đáp ứng
được yêu cầu công việc của bạn đưa ra hay không?)
Tự bản thân hai yếu tố đầu tiên đã nói lên khá rõ ràng các tiêu chuẩn để
đánh giá về nó, do đó có thể dễ dàng đo lường được. Riêng yếu tố thứ
3 (khả năng xử lí thông tin), chúng ta thường không hiểu đúng và đánh
giá thường dựa theo trực giác, cảm tính.
Để có thể hiểu được độ phức tạp của thông tin mà ứng viên được yêu
cầu phải xử lí ở từng cấp bậc/vị trí, người ta thường dựa vào bảng sau:

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

21

Mức độ
phức tạp
của thông
tin
Cấp

độ
Yêu cầu về độ phức tạp của
thông tin có thể xử lí được
Vị trí/cấp bậc
Phức tạp
nhất
8
Xây dựng và phát triển chiến lược
phát triển toàn cầu ở mức độ tổng
quát nhất
CEO cấp cao
7
Xây dựng và phát triển chiến lược
toàn cầu. Định vị công ty.
Corporate CEO
6
Quản lí các đơn vị kinh doanh
chiến lược
Corporate EVP
5
Tối ưu hóa hoạt động của đơn vị
kinh doanh chiến lược phụ trách.
- Vice President
- Business Unit
President
4
Quản lí các dự án. Cân bằng
nguồn lực của các bộ phận.
- Director
General

- Manager
3
Lập kế hoạch và thực hiện các dự
án theo thứ tự ưu tiên hợp lí. Lập
kế hoạch dự phòng và giải pháp
thay thế.
- Regional
Manager
- Unit Manager
- Manager of
Managers
2
Thu thập/tích lũy thông tin để có
thể chẩn đoán và có giải pháp đề
phòng khi có vấn đề xảy ra. Khả
năng xử lí vấn đề linh hoạt.
- District
Manager
- First Line
Manager
- Supervisor
Ít phức tạp 1
Thực hiện theo các quy trình đã đề
ra. Nếu gặp trở ngại phải yêu cầu
giúp đỡ. Hạn chế tối đa các sự cố.
- Shop Floor
Operator
- Clerk Cashier
Teller
Nguồn: www.peoplefit.com

Tuy nhiên, tùy môi trường của từng công ty, các chức năng nói trên có
thể thay đổi chút ít. Quan trọng là chúng ta có thể thiết lập cho công ty
mình khung khả năng xử lí thông tin của từng vị trí cấp bậc.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

22

* Với yêu cầu của bạn về bảng câu hỏi tiếng Anh thường dùng khi
phỏng vấn ứng viên, chúng tôi xin giúp bạn tham khảo như sau:
Could you tell me a little about yourself?
Why did you leave your previous employer, or why are you leaving your
present job?
What are your greatest strengths?
What do you like most and least about your present job?
Where do you hope to be in five years?
Do you have any questions? Can you think of anything else you'd like to
add?
What value can you add to my enterprise as an employee? How can
you prove it?
Why do you want this job?
What forces -- positive and negative -- do you think were most
instrumental in shaping your style and your values?
What are your life goals?
Why are you interested in the [fill-in-the-blank] industry?
Which of your jobs was the least interesting? Why?
Which of your past jobs did you like the most?
Describe your personality.
Describe a situation when you felt you were unfairly criticized. What did
you do?

What are your weaknesses? What have you done to correct those
weaknesses?
How do you normally handle failure?
What did you like most about your last job? What do you like most about
your present job?
What did you dislike the most about your last job? What do you dislike
most about your current job?
What are you looking for in your next job?
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

23

Why did you stay with one company for so long?
Do you consider yourself a loyal employee?
How do you feel about further training?
How do you normally handle change?
Would you like to have your boss's job?
Do you consider yourself a success?
Why aren't you earning more money at your age?
Do you consider yourself promotable?
How would you describe your current boss's style?
How would you describe your relationship with your boss?
What have you learned from your boss?
When you are supervising people, how do you motivate them?
What do you look for in an employee?
Do you prefer to work alone or with others?
Do you consider yourself a team player?
Describe your style as a team player.
Do you consider yourself self-motivated? Describe a time when you took

the initiative to accomplish something.
Name three personal characteristics that best describe you.
What motivates you?
What kind of people do you prefer to work with?
What did you like the most about your last employer? What do you like
the most about your current employer?
If you could change one thing about your last (or current) employer, what
would it be?
Were you satisfied with your performance at your last company? Have
you been satisfied with your performance at your current company?
Tell me about a time when you failed personally.
How would you describe your attitude toward risk?
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

24

What kinds of decisions are most difficult for you?
Why does this job interest you?
How is this job different from the other positions you have interviewed for?
What kind of contribution do you think you could make to our
organization?
What part of this job interests you the most?
What part of this job interests you the least?
What makes you different from other candidates?
Is there anything that I have forgotten to ask you?
Why did you leave your last job? Why do you want to leave your current
job?
If you could do anything in your career differently what would it be?
What would your former (or current) boss say about you?

What would your colleagues say about you?
Can we check your references?
Tell me about a time when you worked effectively under pressure.
Tell me about a time when you handled a difficult situation with a co-
worker.
Tell me about a time when you were creative in solving a problem.
Tell me about a time when you were unable to complete a project on time.
Tell me about a time when you had to make an important decision with
limited facts.
Tell me about a time when you had to deal with an irate customer.
Tell me about a time when you lost (or won) an important contract.
Tell me about a time when you made a bad decision.
What are people's greatest misperceptions about you?
If I were to call your manager, what would he or she say is the one thing
that you're relied on for the most?
How would people describe you?
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

25

DN phần mềm quy mô nhỏ và mối lo "mất
người"
Hệ quả của tình trạng thiếu nhân lực trong
ngành phần mềm ở VN là hiện tượng “mất
người” của các doanh nghiệp phần mềm quy
mô nhỏ. Với những đơn vị chỉ có khoảng 20
nhân viên IT trở xuống thì khả năng “mất
người” lại càng lớn.
Theo ông Trương Chí Dũng, đại diện Công ty IT

Solution, hiện nhiều doanh nghiệp phần mềm quy
mô nhỏ đang là “bãi đáp” tạm của SV ngành công
nghệ thông tin sau khi ra trường.
Doanh nghiệp nhỏ - “bãi đáp” cho SV
Từ môi trường làm việc ở những doanh nghiệp này, họ đã trưởng thành
và sẽ rời bỏ cái nôi ban đầu này để đến với các “đại gia” là những công
ty lớn. Thậm chí đó còn là lộ trình đầy bài bản của họ trong quá trình
thăng tiến. Đáng nói là tình trạng thiếu và mất nhân lực IT có trình độ
cao ở những đơn vị này trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Cũng theo ông Dũng, một xu hướng ngược lại là người giỏi, sau một
thời gian mệt mỏi trong môi trường làm việc đầy áp lực sẽ ngãng ra một
bên. Hoặc họ sẽ tự xây dựng lấy một doanh nghiệp riêng nho nhỏ của
mình, hay tham gia các nhóm phụ trợ - “outsourcing” tại gia và cảm thấy
tự do hơn nhiều.
Thực tế, đằng sau những xu hướng này xuất hiện một nghịch lý. Các
nhân viên làm việc trong doanh nghiệp phần mềm họ phải phủ định họ
từng ngày để tồn tại.
Nguyên nhân bởi, do công nghệ phát triển quá nhanh, một hành trang
các kiến thức, kỹ năng của ngày rời trường đại học giờ đây đã lụi tàn
theo dòng công nghệ phát triển. Người lập trình Foxpro trở nên “lạc
hậu” bởi nhân viên lập trình Visual Basic.
Tương tự, nhân viên lập trình Visual Basic lại bị “phế” bởi nhân viên
khác sử dụng “dotnet”. Theo các chuyên viên IT, đó mới chỉ là những ví
dụ đối với dòng công nghệ Microsoft. Đối với những dòng công nghệ
Nhiều doanh
nghiệp phần mềm
quy mô nhỏ đang là
“bãi đáp” tạm của
SV ngành công
nghệ thông tin sau

khi ra trường
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

26

khác, cứ thức dậy sau sau một đêm là giá trị của mình bị hao mòn một
cách vô hình. Chính vì thế, ước vọng thăng tiến trong nghề nghiệp luôn
luôn thôi thúc những nhân viên này phải vươn tới cái mới, công nghệ
mới, công cụ mới. Và điều này chỉ có các công ty lớn mới đáp ứng
được.
Tăng năng suất - ngăn chặn xu hướng “mất người”
Vậy có cách nào đảo ngược xu hướng này? Thực tế, doanh nghiệp
phần mềm dù lớn hay nhỏ đều quyết định sự đãi ngộ nhân viên qua
năng suất. Từng năng suất riêng của từng người ở mọi bộ phận, góp
thành năng suất chung toàn doanh nghiệp. Rồi từ đó, hình thành khung
lương và lượng hoá sự đãi ngộ của doanh nghiệp cho nhân viên mình.
Ông Dũng đưa ra một ví dụ. Lấy năng suất bình quân (tổng doanh thu
năm chia đều cho mọi vị trí trong doanh nghiệp) là 4.000 USD/năm.
Khoảng 60% sẽ vào lương nhân viên. Như vậy lương bình quân của
nhân viên nơi đó khoảng 2.400 USD/năm. Mức lương này nhỏ nhưng
việc nỗ lực đạt được năng suất này với thị trường trong nước lại là điều
đáng bàn.
Một hướng ra cho các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ đối với
việc giữ nhân viên là họ phải tăng được năng suất ngang ngửa với
doanh nghiệp lớn. Có hai giải pháp để thực hiện điều này.
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ bắt chước doanh nghiệp lớn tìm khách
hàng nước ngoài để có một giá hợp đồng cao, nghĩa là năng suất bình
quân toàn doanh nghiệp cao.
Thứ hai, doanh nghiệp quy mô nhỏ xây dựng chính sách nghiên cứu

phát triển (R&D) cho toàn doanh nghiệp. Và nội dung R&D phải được
điều khiển trong khuôn khổ một kế hoạch tổng thể để nó đáp ứng sản
xuất của doanh nghiệp theo hướng làm tăng năng suất lao động ở mọi
vị trí công tác. Tuy nhiên, làm R&D theo lĩnh vực nào đang là vấn đề
của nhiều doanh nghiệp băn khoăn.
Theo công ty IT Solution, doanh nghiệp cần làm R&D ngay lĩnh vực mà
nhân viên được phân công trong doanh nghiệp và ngay trong giờ sản
xuất. Giả sử, giờ làm việc của doanh nghiệp là 8 giờ/ngày và doanh
nghiệp chọn một tỷ lệ là cứ 6 giờ làm việc thì nhân viên sẽ có 2 giờ làm
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

27

R&D theo kế hoạch. Kết quả R&D này thực sự làm tăng kho kinh
nghiệm chất xám cho doanh nghiệp phần mềm.
Riêng bản thân từng nhân viên, họ thực ra đang được hưởng thụ một
đãi ngộ không tính ra thành tiền, nhưng cao hơn giá trị tiền lương. Họ
được doanh nghiệp hướng vào lộ trình tự đào tạo. Như vậy công việc
của doanh nghiệp sẽ kéo dài ra thêm 25% so với kế hoạch và năng suất
giảm nhưng chất lượng nhân viên tăng, doanh nghiệp theo kịp các dòng
công nghệ mới.


µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

28

Thêm 4 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung 4 bệnh nghề nghiệp vào danh
mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Theo đó, 4 bệnh nghề
nghiệp mới sẽ được bảo hiểm là: hen phế quản nghề nghiệp; bệnh
nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp; bệnh nốt dầu nghề
nghiệp; bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề
nghiệp.
Theo quyết định này, người lao động đã được giám định là mắc các
bệnh trên sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Bộ luật Lao động và
các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. Cùng với quyết định
này, Bộ Y tế cũng ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định các
bệnh trên.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

29

Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó
Đối với không ít người, đi phỏng vấn xin việc
căng thẳng hơn cả bước vào trường đấu.
Tuy nhiên, dù có xuất phát từ bao nhiêu
người phỏng vấn khác nhau từ nhiều vị trí, ở
nhiều công ty, nhiều ngành khác nhau,
những câu hỏi phỏng vấn bao giờ cũng có
một số mẫu số chung.
Đọc kỹ những câu hỏi sau và tìm cách trả lời hoàn hảo nhất các câu hỏi
chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc của bạn.
Tại sao chúng tôi phải nhận anh (chị)?
Câu hỏi này thực chất là cơ hội để bạn có cơ hội quảng bá cho chính
bạn. Chính vì thế hãy nói một cách ngắn gọn nhất, súc tích nhất và ấn
tượng nhất về năng lực, bằng cấp và khả năng của bạn trong công việc

đó.
Tuy nhiên nên nhớ đừng trả lời quá chung chung khái quát. Gần như tất
cả mọi người khi nhận được câu hỏi này đều trả lời rằng họ rất chăm
chỉ và tích cực. Đừng tự đơn giản mình đi. Hãy tạo ra dấu ấn của riêng
mình bằng cách chỉ ra những ưu điểm đặc trưng của bạn.
Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở đây?
Câu hỏi này thực ra là một công cụ để nhà tuyển dụng kiểm tra bạn đã
tìm hiểu được gì về đơn vị của họ trước khi đến tham gia phỏng vấn.
Nếu bạn không biết chắc chắn về công ty, về tiêu chí mục đích và vị trí
của nó trong ngành nghề mà nó tham gia, tốt nhất là bạn không nên trả
lời câu hỏi này.
Trong trường hợp bạn đã nghiên cứu kỹ tất cả những yếu tố trên, thì
đây chính là cơ hội để bạn "trình diễn" kinh nghiệm và trình độ của bạn
với nhà tuyển dụng đấy.
Điểm yếu lớn nhất của anh (chị) là gì?
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là hãy chỉ ra một cách thành thật
nhất điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ ra luôn cách thức mà bạn đã
biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

30

Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong khâu tổ chức, lập kế hoạch, hãy chỉ
ra cách mà bạn đã khắc phục nó, lập kế hoạch và kiểm soát thời gian
của mình. Điều này thường chỉ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng biết
mình biết người cũng như năng lực của bạn trong việc cải thiện bản
thân.
Tại sao anh (chị) lại không tiếp tục công việc cũ?
Phải cực kỳ cẩn thận khi trả lời câu hỏi này, dù công việc cũ trong mắt

bạn có tồi tệ đến đâu. Hãy khôn khéo nhất trong khả năng bạn có thể.
Nếu bạn tìm thấy những điểm tiêu cực trong công việc cũ, hãy nêu luôn
cả những điểm tích cực của nó. Nên nhớ, phàn nàn không ngớt về công
việc cũ không làm tăng điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy mô tả một tình huống khó khăn nhất của anh (chị) và cách
thức anh (chị) giải quyết nó?
Thông thường các ứng cử viên thường rất "dị ứng" với câu hỏi này,
nhất là với các ứng viên vừa rời ghế giảng đường và chưa có kinh
nghiệm trong công việc. Thực chất câu hỏi này là để kiểm tra khả năng
giải quyết một cách sâu sắc và thấu đáo vấn đề của bạn, bất kể đó là
vấn đề gì. Thậm chí nếu như bạn chưa có đủ thời gian để giải quyết vấn
đề đó, hãy vạch ra các bước, các thao tác mà bạn giải quyết vấn đề đó.
Điều này chỉ ra rằng bạn là người đầy trách nhiệm và có khả năng giải
quyết rắc rối của chính mình.
Nhiệm vụ nào mà anh (chị) cho là thực hiện thành công nhất?
Bí quyết để trả lời câu hỏi này là nhấn mạnh vào những phần công việc
mà bạn làm thành công nhất có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng
tuyển. Hãy luôn tâp trung vào những phần công việc mà công ty tuyển
dụng đang cần và chỉ ra bạn có thể đáp ứng nó tốt đến mức nào.
Anh (chị) muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những
người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn,
bạn hãy tìm hiểu kỹ các thang bậc lương tương xứng với trình độ và kỹ
năng của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là
làm sao để nhà tuyển dụng thấy được thiện chí của bạn, biết rằng bạn
sẵn sàng đàm phán mức lương vào thời điểm hợp lý. Nếu như buộc
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

31


phải đưa ra một câu trả lời chắc chắn, hãy đưa ra theo kiểu "khoảng"
hơn là đưa ra một con số chính xác.

“Phút 89” của quá trình phỏng vấn
Mọi việc diễn ra thật suôn sẻ và nằm trong
tầm kiểm soát, bạn gần như chỉ còn đợi việc
ký hợp đồng nữa thôi là bắt đầu một công
việc mới.
Thế nhưng, đừng chủ quan và thiếu tính toán
sáng suốt vào những giây phút quyết định
này.
Hằng - trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng bắt tay tạm biệt Tiên với nụ
cười thân thiện và hẹn sẽ gặp lại. Cô khá hài lòng với khả năng và kinh
nghiệm của Tiên. Bước kế tiếp là chuyển hồ sơ về phòng nhân sự để
hoàn tất các thủ tục hành chính và xác nhận ngày nhận việc.
Tuy nhiên, sau hai ngày, phòng nhân sự gặp lại cô để yêu cầu từ chối
tuyển dụng Tiên và đề xuất một số ứng cử viên khác. Hỏi ra mới biết,
sau khi thông báo cụ thể về các chế độ phúc lợi của công ty dành cho
nhân viên, trưởng phòng nhân sự hỏi Tiên có câu hỏi gì không. Không
biết có phải sắp là…người nhà với nhau hay không, bỗng nhiên, Tiên
thật tình chia sẻ: Tiên có bệnh bướu cổ, viêm xoang và một số bệnh di
truyền khác cho nên không thể làm việc nặng và áp lực cao. Nghe đến
đây, trưởng phòng… phát hoảng và đề xuất ngay ứng cử viên thay thế
vì không muốn tuyển vào công ty một… bệnh nhân thay vì một nhân
viên làm việc.
Quân lại vào một trường hợp khác. Sau một buổi phỏng vấn kéo dài
hơn một giờ đồng hồ với trưởng bộ phận, giám đốc công ty muốn gặp
anh để đưa ra quyết định cuối cùng vì nhu cầu tuyển dụng khá gấp. Có
thể cùng quan điểm phỏng vấn nên giám đốc lại đặt ra các câu hỏi trùng

lắp tất cả các câu hỏi của trưởng phòng. Mệt mỏi khi phải… nhai lại các
câu trả lời, Quân trả lời khá chậm chạp vjà uể oải. Cho đến những câu
hỏi cuối cùng, Quân "thẳng thắn" trả lời với giám đốc: “Thật ra em đã trả
lời các câu hỏi này với trưởng phòng rồi, vậy giám đốc muốn biết gì
thêm ngoài các câu hỏi đó không?”.
Ảnh: D.Đ.M
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

32

Dĩ nhiên là giám đốc không có nhu cầu biết thêm và cũng không đặt
thêm bất cứ câu hỏi nào. Ông chia sẻ với trưởng phòng: “Với tư cách là
một nhân viên kinh doanh, kiên nhẫn và khéo léo là những tố chất đặc
biệt quan trọng. Nếu cậu ta không thể chịu được áp lực để bán sản
phẩm là bản thân mình, thử hỏi làm sao câụ ta có thể đại diện công ty
để thuyết phục đối tác, chưa kể trường hợp các đối tác cực kỳ khó
tính?”.
Với “kinh nghiệm chiến trường” qua nhiều cuộc phỏng vấn trong 4 năm
đi làm của mình, Uyên chia sẻ một kinh nghiệm khác trong việc thương
lượng lương và chế độ đãi ngộ. Từng là nhân viên làm việc cho một
trong những công ty đa quốc gia tầm cỡ, Uyên muốn thử sức mình
trong một công ty quy mô nhỏ hơn nhưng có nhiều cơ hội phát triển để
cô có thể thể hiện hết khả năng bản thân mình. Cuộc phỏng vấn diễn ra
khá suôn sẻ với thịnh tình của ban giám đốc ngỏ ý muốn được có cô
trong kế hoạch phát triển lớn của công ty trong thời gian sắp tới.
Khi đến phần thoả thuận lương, công ty đề xuất mức lương thấp hơn
mức lương mong đợi của Uyên một ít (mặc dù đã khá hơn mức lương
của cô ở công ty cũ). Vì đây là giai đoạn khởi đầu nên công ty hứa sẽ
tăng lương cho cô sau nửa năm khi kế hoạch sắp tới của công ty thu

được kết quả khả quan. Vốn thấy được thế mạnh của mình, Uyên vẫn
giữ nguyên mức lương đề xuất của mình vì cô nghĩ “công ty đang rất
cần mình”.
Sau vài lần thuyết phục không thành, công ty đành để cô ra đi với phản
hồi “Chúng tôi đang ở cột mốc rất quan trọng nên cần người thật sự tâm
huyết và có tầm nhìn về sự gắn bó lâu dài với công ty. Nếu cô ấy rất
quan trọng về những lợi ích trước mắt, ai dám đảm bảo cô ấy không bỏ
chúng tôi mà đi đến những công ty tầm cỡ lớn và đãi ngộ nhiều hơn
giữa lúc chúng tôi đang triển khai những kế hoạch quan trọng?”.
Cẩn trọng, khéo léo kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn cũng như linh động
trong việc thương lượng để có được công việc mới. Hãy để nhà tuyển
dụng tin chắc rằng bạn là sự lựa chọn đúng đắn nhất của họ sau
khoảng thời gian dài phỏng vấn mà hai bên đã cùng nỗ lực để tìm hiểu
nhau.

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

33

Phỏng vấn qua điện thoại: Nhà tuyển dụng
muốn gì?
Nhiều người đi xin việc mắc một sai lầm lớn
khi cho rằng các cuộc phỏng vấn qua điện
thoại không quan trọng bằng phỏng vấn trực
tiếp. Chính điều này khiến họ sớm gặp thất
bại trong quá trình tìm việc.
Trên thực tế, phỏng vấn qua điện thoại rất quan
trọng. Đối với các ứng viên, thành công của cuộc
phỏng vấn qua điện thoại sẽ đảm bảo một cuộc

phỏng vấn trực tiếp. Đối với các nhà tuyển dụng,
phỏng vấn qua điện thoại giúp họ rút ngắn danh
sách các ứng cử viên. Vì vậy, những lời khuyên
sau đây, do chính các nhà tuyển dụng cung cấp,
sẽ rất bổ ích cho bạn:
Giảm thiểu các yếu tố gây phân tán
Các nhà tuyển dụng cho biết, không ít các cuộc phỏng vấn qua điện
thoại đã bị một số âm thanh “nhạy cảm” như tiếng bát đũa, tiếng chó
sủa, thậm chí cả tiếng xả nước trong nhà vệ sinh, cản trở. Bởi vậy, nếu
bạn biết trước khi nào bạn sẽ được phỏng vấn, hãy chọn trước một địa
điểm yên tĩnh. Còn nếu bạn bị phỏng vấn một cách bất ngờ, tốt hơn hết
là bạn hãy đề nghị được hẹn phỏng vấn vào một dịp khác.
Nếu có thể, bạn hãy tránh sử dụng điện thoại di động vì nếu chẳng may
tín hiệu bị trục trặc, nhà tuyển dụng sẽ không thể nghe thấy bạn nói gì
và cuộc phỏng vấn sẽ bị ngắt quãng giữa chừng.
Tăng cường khả năng giao tiếp bằng lời nói
Do không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người tìm việc và nhà tuyển
dụng, ngôn ngữ cơ thể không được sử dụng trong phỏng vấn qua điện
thoại. Bởi thế, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua những gì bạn nói và
cách trình bày của bạn. Những nhà tuyển dụng tinh ý sẽ nhìn nhận
chính xác mức độ chuyên nghiệp, mức độ yêu thích của bạn đối với
công việc cũng như cách ứng xử của bạn và cả nhiều yếu tố khác dù
không gặp mặt trực tiếp với bạn.
Nhiều người đi xin
việc mắc một sai lầm
lớn khi cho rằng các
cuộc phỏng vấn qua
điện thoại không quan
trọng bằng phỏng vấn
trực tiếp - Ảnh minh

họa
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

34

B là một trong số các ứng viên cho vị trí copywriter tại một công ty
truyền thông lớn. Sau cuộc phỏng vấn qua điện thoại, nhận xét của nhà
tuyển dụng về anh là “không biết cách gây ấn tượng”. Người quản lý đã
trực tiếp phỏng vấn B cho biết: “Nếu B được tuyển dụng thì anh ta khó
có thể thu hút sự chú ý của khách hàng khi trình bày một ý tưởng. Lẽ ra,
anh ta nên thể hiện sự sôi nổi, nhiệt tình trong lời nói và nói một cách có
ngữ điệu linh hoạt hơn”.
Khả năng bị loại đối với các ứng viên có cách nói năng suồng sã cũng
rất cao. Từ lóng hay những cách xưng hô quá thân mật đều không nên
được sử dụng trong phỏng vấn qua điện thoại. Người được phỏng vấn
cũng tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, hút thuốc hay ăn uống trong
khi đang được phỏng vấn.
Có sự chuẩn bị trước
Nếu bạn đã được hẹn trước hoặc đoán được thời gian nào bạn sẽ
được phỏng vấn qua điện thoại, hãy ghi sẵn ra giấy một số điều mà bạn
dự định sẽ trình bày cũng như cầm sẵn lý lịch của bạn trên tay. Sự
chuẩn bị trước sẽ giúp bạn rất nhiều.
Việc đề cập đến một vài thông tin mới về công ty đang phỏng vấn bạn
sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thậm chí, nếu có thể,
trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn, bạn hãy gửi cho nhà tuyển dụng một
số ý tưởng cho công việc của bạn và trong cuộc phỏng vấn, hãy thảo
luận thêm với nhà tuyển dụng về các ý tưởng đó.
Làm gì sau khi được phỏng vấn?
Sau khi được phỏng vấn, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn tới nhà tuyển

dụng trong đó bạn có thể tóm tắt những gì đã thảo luận trong cuộc
phỏng vấn cũng như những điểm mạnh của bạn mà bạn muốn nói
nhưng chưa được trình bày hết, qua đó chứng tỏ với nhà tuyển dụng
bạn coi trọng cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Hãy nhớ, bạn sẽ không bao giờ được phỏng vấn trực tiếp nếu bạn
không coi phỏng vấn qua điện thoại có tầm quan trọng tương đương
như vậy.

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

35

7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng
vấn
Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải
là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội
thoại hơn. Để có một cuộc hội thoại hấp dẫn,
cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng những thông tin về công việc cũng
như đời sống riêng tư của bạn.
Điều gì được coi là cần thiết cho một cuộc phỏng vấn? Nếu bạn đọc
những cuốn sách tư vấn phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy các nhà tuyển
dụng sẽ chỉ đưa cho bạn một list dài những câu hỏi và câu trả lời phỏng
vấn.
Trong khi đó, trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc
tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và để có một cuộc hội thoại
hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông
tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn.
Khi bạn đi phỏng vấn, hãy để sự hồi hộp ở bên ngoài và quên phắt nó.

Sự chuẩn bị tốt nhất là hãy thể hiện chính bản thân mình và cách tốt
nhất để thể hiện cái tôi của bạn chính là những câu chuyện của bạn.
Ngày nay các cuộc phỏng vấn kỹ năng cơ bản thường sử dụng rộng rãi
cách đó. Thế nhưng trong các cuộc phỏng vấn truyền thống, nhà tuyển
dụng sẽ tập trung vào các câu hỏi để xem bạn có kỹ năng hay hiểu biết
cần cho công việc đó hay không. Còn ngày nay, nhà tuyển dụng sẽ
dành một nửa thời gian hỏi bạn về kỹ năng nghề nghiệp và một nửa cho
khả năng ứng xử của bạn. Dựa vào đó, các phỏng vấn viên sẽ tìm ra
những "bằng chứng" xem bạn thực sự có tài trong những tình huống
thật như thế nào.
Họ muốn biết bạn là người có khả năng hay có trách nhiệm, nói cách
khác bạn sẽ tạo ra tiền hay sẽ tiết kiệm tiền cho công ty; họ cũng muốn
biết bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không, bạn sẽ phù hợp
trong tập đoàn liên thông hay giống như một hạt cát trong dây chuyền
tập thể và liệu bạn có thể đưa ra những đề nghị thích hợp hay không.
Tất nhiên họ cũng muốn biết liệu bạn có khả năng phù hợp với môi
trường của công ty hay không, bởi chẳng ai tuyển dụng bạn lại muốn
bạn tách biệt với những người còn lại trong công ty cả.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

36

Vì vậy, để thể hiện bạn là người có khả năng, hãy tạo ra những câu
chuyện trong khoảng từ 30 đến 90 giây mỗi phần. Và hãy bắt đầu câu
chuyện của bạn bằng cách phát triển 7 ý cơ bản sau:
1. Số lần mà bạn làm ra tiền hoặc tiết kiệm tiền cho công ty cũ của bạn.
2. Một bước ngoặt trong cuộc đời hay nghề nghiệp của bạn và bạn đã
vượt qua nó như thế nào?
3. Khoảng thời gian mà bạn làm việc trong một nhóm và những đóng

góp của bạn đối với nhóm.
4. Khoảng thời gian trong nghề nghiệp hay công việc mà bạn gặp phải
những khó khăn vất vả và bạn đã vượt qua những căng thẳng đó như
thế nào?
5. Một khoảng thời gian trong công việc mà bạn đã đạt những thành
công với vai trò là người lãnh đạo hay người hướng dẫn
6. Một thất bại mà bạn từng vấp phải trong công việc và cách mà bạn đã
vượt qua nó.
7. Một vài sự kiên quan trọng đã xảy ra trong suốt nghề nghiệp của bạn
đã tạo ra cho bạn những thay đổi đáng kể...
Hãy nhớ, một cuộc phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi. Nó là một
cuộc đối thoại giữa hai người ngang bằng nhau. Vì vậy khi bạn thực
hiện những điều trên, bạn sẽ từng bước tiến gần đến mục tiêu công việc
của bạn, cái mà bạn thực sự muốn, bởi vì nó là một cuộc hội thoại
thành công, một cuộc hội thoại mang công việc đến cho bạn.

"Đối đầu" với những câu hỏi phỏng vấn khó
Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp cho
bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi
bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng...
Hãy cho tôi biết về anh/chị?
Chỉ trả lời trong vòng một hoặc hai phút; đừng
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

37

nói lan man. Sử dụng phần tóm tắt trong đơn xin việc của bạn làm nền
tảng để bắt đầu.
Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi?

Chuẩn bị sẵn ở nhà trước buổi phỏng vấn! Dành ít thời gian để lên
mạng hoặc vào thư viện để tìm hiểu càng nhiều thông tin về công ty
càng tốt, bao gồm sản phẩm, kích cỡ, thu nhập, danh tiếng, hình ảnh,
tài quản lý, con người, kỹ năng, lịch sử và triết lý của công ty. Thể hiện
sự quan tâm một cách có hiểu biết; đề nghị cán bộ phỏng vấn nói cho
bạn biết về công ty.
Tại sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi?
Đừng nói những gì bạn muốn; đầu tiên, hãy nói về nhu cầu của họ. Bạn
muốn trở thành một phần của một dự án cụ thể của công ty; bạn muốn
cùng giải quyết một vấn đề của công ty; bạn cũng có thể đóng góp vào
các mục tiêu cụ thể của công ty.
Anh/chị muốn làm gì cho chúng tôi? Những gì anh/chị có thể làm
mà người khác không thể?
Liên hệ với kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bạn đã thành công
trong việc giải quyết các vấn đề ở công ty cũ, mà những kinh nghiệm
này có lẽ tương tự với công ty tương lai.
Thế còn công việc đề nghị mà anh/chị cho là hấp dẫn nhất? Ít hấp
dẫn nhất?
Liệt kê ra ba hoặc nhiều hơn các nhân tố hấp dẫn và chỉ một nhân tố
kém hấp dẫn không đáng kể.
Tại sao chúng tôi nên thuê anh/chị?
Bởi kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và kỹ năng của bạn.
Anh/chị tìm kiếm điều gì trong công việc?
Cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn, để thể hiện và được công nhận.
Xin hãy cho tôi định nghĩa của một… (vị trí mà bạn đang được
phỏng vấn).
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

38


Nên ngắn gọn - đưa ra một định nghĩa tập trung vào hành động và kết
quả.
Anh/chị cần bao lâu mới có thể đóng góp đáng kể cho công ty
chúng tôi?
Hoàn toàn không mất nhiều thời gian - bạn chỉ mong đợi một khoảng
thời gian ngắn để thích nghi với quỹ đạo của công ty.
Anh/chị sẽ ở lại với chúng tôi trong bao lâu?
Miễn là chúng ta đều cảm thấy tôi còn đóng góp, đạt thành tựu, trưởng
thành...

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

39

Các câu hỏi có thể gặp khi đàm phán về
lương
Lương trước đây của bạn? Trong thời gian
từ 5 đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao
nhiêu tiền?... đó là những câu hỏi có thể gặp
khi đàm phán về lương. Bạn sẽ trả lời thế
nào?
1. Bạn hãy nói về lương trước đây của bạn?
Câu trả lời: Bạn rất sẵn lòng cho nhà tuyển dụng biết con số, tiền lương
tăng đều. Trong công việc, tiền bạc với bạn không quan trọng bằng cơ
hội học hỏi và làm việc.
2. Bạn có giá trị lương bao nhiêu?
Câu trả lời: Phương châm của bạn là làm việc và đóng góp với khả
năng tốt nhất của mình. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực để đạt kết quả và được

người chủ thừa nhận và công bằng đặt bạn đúng giá trị của bạn.
3. Lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?
Câu trả lời: Bạn nên nêu rõ tiền lương, thưởng, làm thêm giờ, những
phúc lợi mà bạn hưởng ở công ty cũ.
4. Trong thời gian từ 5 đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao
nhiêu tiền?
Câu trả lời: Bạn mong tiền lương phản ánh nỗ lực của bạn và phù
hợp với những vị trí được trả lương tương đương.
5. Bạn nghĩ mọi người cùng nghề với bạn được trả lương tương
xứng?
Câu trả lời: Hãy cẩn thận. Một số người được trả lương quá thấp. Nếu
bạn là một trong số đó, bạn hãy giữ điều đó cho riêng bạn. Đừng thể
hiện sự giận dữ hay chống đối của bạn. Bạn chẳng đạt được điều gì khi
nói lên như vậy, nhưng lại có nhiều thứ để mất.
6. Bạn có bao giờ bị từ chối tăng lương không?
Ảnh minh họa
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

40

Bạn có thể trả lời: Những xét duyệt lương tạo nên sự tăng lương cùng
với những đóng góp của bạn. Điều đó, có nghĩa bạn chưa bao giờ bị từ
chối tăng lương vì cách làm việc không phù hợp.
7. Bạn có muốn trở thành một thành viên cho kế hoạch lương của
chúng tôi không?
Câu trả lời: Bạn rất vui nếu được tham gia kế hoạch này và bạn sẽ xem
xét cẩn thận về tổ chức kế hoạch và sự cạnh tranh trên thị trường tài
chính.
8. Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?

Câu trả lời: Lương căn cứ vào nhiều yếu tố: Điều kiện làm việc, triển
vọng tương lai và cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, khó chấp nhận một mức
lương thấp hơn mức lương hiện tại, bởi nó là sự thành công của bạn.
9. Bạn có thể hạ mức lương thấp nhất mà bạn chấp nhận nếu làm
công việc này?
Câu trả lời: Có thể bạn đang bị cạnh tranh bởi những người đưa ra mức
lương thấp hơn. Trong câu trả lời bạn nên nêu những mức trách nhiệm
của công việc và thành quả đạt được.

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

41

Để viết một hồ sơ hay
Viết một hồ sơ hay chính là bước quan trọng
đầu tiên để có một công việc tốt. Hồ sơ sẽ
cho nhà tuyển dụng có được ấn tượng đầu
tiên về bạn.
Có thể nó sẽ quyết định bạn có được nhà
tuyển dụng mời tham gia cuộc phỏng vấn hay không. Vì thế bạn
hãy dành thời gian tìm hiểu và viết cho mình một hồ sơ thật ấn
tượng.
Một hồ sơ ấn tượng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là
người thích hợp cho vị trí họ đang tuyển dụng như thế nào.
Đầu tiên bạn nên xác định 3 yếu tố: Bạn sẽ dùng kiểu hồ sơ nào? Bạn
sẽ viết gì? Bạn trình bày nội dung như thế nào?
Chọn kiểu hồ sơ phù hợp: Chúng ta có hai kiểu hồ sơ cơ bản:
1. Hồ sơ viết theo thời gian. Mọi thông tin về học tập và kinh nghiệm
làm việc sẽ được liệt kê theo thời gian. Hầu hết các ứng viên đều chọn

kiểu hồ sơ này.
2. Hồ sơ nhấn mạnh những kỹ năng và thành quả bạn đạt được
trong quá trình làm việc. Bạn có thể nhấn mạnh những kỹ năng và
tiềm lực của bản thân. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm và có khoảng thời
gian thất nghiệp thì cũng không cần đề cập tới trong kiểu hồ sơ này.
Căn cứ vào kiến thức, kinh nghiệm làm việc và sự phán đoán của bạn
về nhà tuyển dụng, bạn hãy chọn một kiểu hồ sơ phù hợp. Việc kết hợp
hai kiểu trên để thật sự phù hợp với bạn cũng là một cách rất tốt. Bạn
dùng hồ sơ viết theo thời gian để nhấn mạnh những kỹ năng mà bạn
đạt được là rất tốt. Việc dùng kiểu hồ sơ thứ hai đôi khi khiến nhà tuyển
dụng nghĩ rằng bạn muốn giấu khoảng thời gian bạn thất nghiệp. Để
thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn nên gửi kèm theo bản tóm tắt quá trình
làm việc và học tập.
Nội dung là yếu tố quyết định
Một trong những thuận lợi khi bạn viết hồ sơ là bạn có thể chọn và
quyết định sẽ đưa nội dung gì vào. Bạn hãy tận dụng thuận lợi này để
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

42

đưa những thông tin thật ấn tượng về bản thân. Khi lựa chọn nội dung
bạn cần lưu ý:
- Nội dung ngắn gọn và súc tích.
- Hãy xem xét kỹ mọi chi tiết bạn sẽ đưa vào hồ sơ. Bạn hãy tự hỏi tại
sao lại đưa chi tiết đó vào, nếu bạn không tìm ra lý do gì thì hãy loại bỏ
ý đó ra khỏi hồ sơ.
- Bạn đừng đưa những thông tin của hơn 10 năm trước vào hồ sơ, nếu
nó không liên quan tới công việc mà bạn sắp nộp đơn xin.
Những chi tiết không thể thiếu trong hồ sơ:

+ Họ tên và địa chỉ liên lạc.
+ Bản định hư ớng nghề nghiệp.
+ Bằng cấp.
+ Tóm tắt kinh nghiệm làm việc.
+ Sự quan tâm, các hoạt động và thành công đạt được có liên quan tới
công việc bạn đang nộp đơn xin.
+ Thông tin chi tiết về người chứng nhận nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.
Cách trình bày
Cách trình bày hồ sơ của bạn sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì
thế, bạn nên trình bày sạch sẽ, rõ ràng và chính xác theo một số yêu
cầu sau:
- Đánh máy hồ sơ của bạn, chọn font chữ đen và nền trắng.
- In một mặt
- Dùng font chữ đơn giản.
- Để lề rộng và cách dòng, như thế sẽ khiến nội dung bạn trình bày rõ
ràng hơn.
Sau khi đã hoàn thành hồ sơ, bạn nên nhờ một người xem và góp ý cho
bạn. Nếu sau khi đọc mà người đó biết về công việc bạn sắp nộp đơn
xin thì bạn đã thành công rồi đấy.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

43

Mẫu thư xin việc (tiếng Việt) - Cho sinh viên mới tốt nghiệp
>> CV mẫu bằng tiếng Việt- Dành cho người mới tốt nghiệp
>> Bí quyết với CV (dành cho SV mới ra trường)
Những sinh viên mới ra trường thường
gặp khó khăn trong việc viết thư xin
việc và lý lịch trích ngang. Dưới đây là

một mẫu hướng dẫn có tính gợi ý cho các
bạn. Trong thư xin việc này, ứng viên đã
nêu được rất rõ thế mạnh của mình:

-----------------------------------------------------

(Phần viết địa chỉ liên lạc của ứng viên)
(Phần viết tên người tiếp nhận tuyển dụng
Địa chỉ nhà tuyển dụng)
Thưa ông/bà...,
Tính cách hướng ngoại, kinh nghiệm bán hàng và bằng cấp tôi mới
đạt được gần đây là những lý do tại sao tôi là ứng viên tiềm năng
cho vị trí môi giới bảo hiểm trong công ty California Investments, Inc.
Tôi mới tốt nghiệp chuyên ngành marketing trường Đại học Oregon
và tôi cũng là chủ tích Hiệp hội Lãnh đạo Tương lai Hoa Kỳ và Hiệp
hội Marketing Hoa Kỳ tại trường.
Dù mới tốt nghiệp, tôi không giống các sinh viên mới ra trường khác.
Tôi đã từng học tại các trường ở bang Michigan, Arizona, and
Oregon. Và tôi trang trải chi phí học tập tại các trường này bằng các
công việc làm thêm như bán quảng cáo trên radio, bán đăng ký mua
báo dài hạn và làm nhân viên phục vụ quầy bar.
Tôi có tính cách trưởng thành cũng như các kỹ năng, năng lực để
bắt đầu công việc môi giới bảo hiểm và tôi muốn làm công việc này
tại California, quê hương tôi.
Ảnh minh họa
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

44


Tôi sẽ trở về California vào cuối tháng này và tôi rất muốn trao đổi
thêm với ông về công việc tại California Investments. Sau khi gửi
thư này, tôi sẽ gọi điện cho ông để xem chúng ta có thể sắp xếp thời
gian gặp gỡ.
Cảm ơn ông đã dành thời gian và xem xét.
Kính thư,
John Oakley

µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

45

CV mẫu bằng tiếng Việt - Dành cho người mới tốt nghiệp
Khi mới tốt nghiệp, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp
để đề cập đến trong CV (lý lịch trích ngang). Hãy sử dụng các thế
mạnh khác để làm cho CV của mình thật ấn tượng với nhà tuyển
dụng. Dưới đây là 1 CV mẫu để bạn tham khảo:
LÊ THU THẢO
Địa chỉ: 20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội
Di động: 0908 123 456
E mai l:
HỌC VẤN:
- Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2006)
- Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)
- Học bổng:
+ Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.
+ Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura
+ Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas -
Malaysia

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
- Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)
+ Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa
ăn dinh dưỡng
+ Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát
+ Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án
- Tham gia Chương trình “Mùa hè xanh” năm 2003 và 2004
+ Dạy toán cho các em học sinh
+ Tham gia dựng nhà giúp người nghèo
- Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

46

KỸ NĂNG:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point
- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt
- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:
2003 - 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9
2002 - 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai
SỞ THÍCH:
Giao tiếp với mọi người, đọc sách và chơi cầu lông.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

47


Bí quyết với CV
Ngày nay, để xin việc, một trong những việc đầu
tiên mà bạn phải làm, đó là viết một C.V (lý lịch tự
thuật). Chỉ tóm tắt trong 1-2 trang A4, nhưng cái
CV này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được khả
năng, trình độ của bạn, và từ đó, quan tâm đặc biệt
đến bạn trong một đống các hồ sơ ứng tuyển.
Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản để làm một CV
dành cho các bạn trẻ, nhất là sinh viên mới ra trường.
Thông tin cá nhân:
Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu,
điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi
rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ.
Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng
vấn mà thôi.
Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp:
Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể
cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một
công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi
hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.
Khả năng và bằng cấp:
Một cái CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể
cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương
nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì
chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang
xin.
Kinh nghiệm làm việc:
Nhiều bạn trẻ VN, nhất là những sinh viên mới ra trường hơi yếu về
khoản này. Vì vậy ngay bây giờ, các bạn phải gấp rút lăn xả vào thực tế,

để làm dày thêm cho phần kinh nghiệm của mình. Không cần phải liệt
kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã kinh qua. Chỉ cần lựa
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

48

chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là
đủ.
Hoạt động ngoại khóa:
Ðây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của
bạn. Có thể trình bày cả sở thích của bạn trong phần này. Thành tích
hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.
Ngày tháng tốt nghiệp đại học:
Đây là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn.
Ðừng che dấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan
như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai
của bạn! Đây là CV của một ứng viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Và tôi
chắc, CV của bạn sẽ có thể hoàn toàn ấn tượng và thu hút hơn nhiều!
* Thông tin cá nhân:
Ðỗ Khoa Hồng An
08/09/1982
207/13 đường 3/2 P.11, Q.10, TPHCM
* Quan điểm nghề nghiệp:
Thích hợp với những vị trí ngoại giao, thương thuyết. Những công việc
đòi hỏi về khả năng ứng xử giao tiếp tốt. Rất mong được làm việc trong
một môi trường hiện đại, cạnh tranh lành mạnh và có cơ hội thăng tiến.
* Khả năng và bằng cấp:
+ Giao tiếp tốt
+ Thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp

+ Có năng khiếu viết.
+ Nhạy cảm cao đối với nghề giao tiếp.
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

49

+ Tốt nghiệp đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa ngữ văn Anh
loại giỏi.
+ Ðạt IELTS 7.0
* Kinh nghiệm làm việc:
+ Cộng tác với các báo
+ Cộng tác với Ðài truyền hình TPHCM 8 năm trong vai trò MC.
+ Thực hiện vài quảng cáo cho một số sản phẩm của Pepsi và Uniliver.
* Hoạt động ngoại khoá:
+ Tham dự và đoạt giải các cuộc thi hát đơn ca của SVHS hàng năm.
+ Tham gia 5 kịch truyền hình và 3 phim
+ Làm ngừơi mẫu quảng cáo và mẫu ảnh.
+ Lồng tiếng quảng cáo.
+ Dẫn chương trình cho Ðài và các lễ hội của sinh viên
* Thời gian tốt nghiệp: X/Y/Z loại: ưu
µ
NGHỆ THUẬT KINH DOANH

50

Những câu hỏi chung quanh bản lý lịch chuyên môn
Lý lịch chuyên môn (LLCM) là một trong những giấy tờ bạn cần
chuẩn bị khi đi xin việc. Xung quanh tờ giấy này có nhiều điều mà
bạn chưa biết. Chúng tôi xin liệt kê một số thắc mắc và giải đáp

của các chuyên gia tư vấn việc làm về LLCM.
Tại sao một LLCM "không đầu" lại ít được trân trọng hơn, và
người xin việc phải làm gì để tránh một LLCM như thế?
- Kinh nghiệm cho thấy có nhiều người (đặc biệt là những nhà tuyển
dụng quá bận rộn) khó có thể tự mình tóm tắt thông tin. Do đó, bạn cần
phải trình bày bản tóm tắt một cách tập trung và thuyết phục nếu bạn
không muốn mất cơ hội để tự quảng cáo cho mình. Không nên để cho
người đọc (người tuyển dụng bạn) tự mình tạo lập một ấn tượng toàn
diện về những khả năng của bạn.
Làm gì để tăng tính tập trung của LLCM?
- Nên nhớ các nhà tuyển dụng chỉ dành từ 2,5 đến 20 giây để lướt qua
tờ LLCM của bạn. Bạn phải giúp họ thấy ngay bạn muốn làm gì và bạn
có thế mạnh về việc gì. Một trong những cách để tăng tính tập trung của
tờ LLCM của bạn là câu trình bày mục đích. Câu trình bày này phải đơn
giản và thẳng thắn, nó có thể là vị trí mà bạn muốn làm, hoặc diễn tả
bạn sẽ làm lợi cho công ty bạn nhắm tới như thế nào. Đại loại như:
"Mục tiêu: Để đóng góp khả năng và kinh nghiệm nào đó của tôi cho
công ty".
Cách trình bày LLCM như thế nào là hiệu quả?
- Nên sử dụng cách trình bày theo từng nhóm khả năng. Cách này đặc
biệt thích hợp cho những người thay đổi công việc, sinh viên và những
người thiếu kinh nghiệm cũng như những người tái gia nhập lực lượng
lao động. Chỉ nên trình bày quá trình làm việc của mình (nếu có) sau khi
liệt kê ra khoảng ba hay bốn nhóm khả năng và cách thức bạn thực
hiện những khả năng này. Có người còn kết hợp cả hai cách trình bày
(theo thời gian và theo cụm khả năng), điều này tùy thuộc vào vị trí bạn
ứng tuyển.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×