Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại về chương trình giảng dạy khối kiến thức tiếng Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.38 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HOÀNG THANH HƯƠNG *</b>


*<sub>Đại học Ngoại thương, </sub><sub>✉</sub><sub> </sub>


<i>Ngày nhận bài: 11/12/2017; ngày sửa chữa: 22/02/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018</i>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Tiếng Trung Quốc từ lâu đã được đưa vào
giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Việt Nam,
trong đó có trường Đại học Ngoại thương. Năm
học 2006-2007, Khoa tiếng Trung Quốc trường
Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh chuyên
ngành tiếng Trung thương mại theo quyết định số
4866/QĐ-BGH-ĐT ngày 13 tháng 8 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây chính
là mốc đánh dấu điểm khác biệt giữa Khoa tiếng
Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương với các
khoa có đào tạo chuyên ngành tiếng Trung thuộc


KHẢO SÁT Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN


CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI



VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY


KHỐI KIẾN THỨC TIẾNG TRUNG QUỐC



<b>TÓM TẮT</b>


Khối kiến thức tiếng Trung Quốc trong Khung chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên
ngành tiếng Trung thương mại tại Khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương gồm 27
môn học, với thời lượng mỗi môn 54 tiết (chia 18 buổi học), được sắp xếp theo mức độ tăng dần


về kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cảm thấy số lượng, thời lượng và cách sắp
xếp một số môn học chưa thực sự hợp lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã khảo
sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ba nội dung “số lượng môn học”, “thời lượng môn học”
và “cách sắp xếp mơn học” trong chương trình giảng dạy khối kiến thức tiếng Trung Quốc. Kết
quả nghiên cứu này sẽ giúp Khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương nắm bắt nhu
cầu học tập của sinh viên và có định hướng điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập
cho sinh viên.


<i><b>Từ khóa: chương trình giảng dạy tiếng Trung Quốc, khảo sát,</b>tiếng Trung thương mại</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH </b>
<b>GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI </b>
<b>TẠI KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC TRƯỜNG </b>
<b>ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG</b>


Giảng dạy tiếng Trung thương mại là chương
trình đào tạo cử nhân chính quy tập trung được áp
dụng cho sinh viên thi đầu vào thuộc ngành Ngôn
ngữ Trung, chuyên ngành tiếng Trung thương mại
(TTTM) tại Khoa tiếng Trung Quốc trường Đại
học Ngoại thương (KTTQ – ĐHNT). Theo Khung
chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ (Quyết
định số 2360/QĐ-ĐHNT-QLKH ngày 30 tháng 12
năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại
thương), chuyên ngành TTTM có tổng số lượng
kiến thức tồn khóa 139 tín chỉ, trong đó: 37 tín chỉ
thuộc Khối kiến thức giáo dục đại cương (26,62%),
là các kiến thức chung trong chương trình đào tạo
cử nhân, cung cấp cho sinh viên kiến thức nền



tảng, trang bị cho sinh viên kỹ năng, phương pháp
luận, nhân sinh quan và thế giới quan để học tập và
nghiên cứu; 102 tín chỉ thuộc Khối kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp (73,38%), bao gồm các kiến
thức ngành (57 tín chỉ), kiến thức chuyên ngành
(18 tín chỉ), kiến thức bổ trợ tự chọn và bắt buộc
(15 tín chỉ), thực tập giữa khóa (3 tín chỉ) và học
phần tốt nghiệp (9 tín chỉ).


Theo cách phân bổ ở trên, trong tổng số 102 tín
chỉ thuộc Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp,
sinh viên chun ngành TTTM có 78 tín chỉ (TC)
dành cho việc học kiến thức tiếng Trung Quốc,
bao gồm 27 môn học được sắp xếp trong 8 học kỳ
thuộc 4 năm học. Như vậy, mỗi mơn học có từ 2
đến 3 TC, được thực hiện trong 18 buổi học (tương
đương 54 tiết). Các môn học thuộc khối kiến thức
tiếng Trung Quốc được sắp xếp giảng dạy từ năm
thứ nhất cho đến năm thứ tư như bảng 1:


<i>Bảng 1. Bảng khái quát về chương trình giảng dạy các khối kiến thức tiếng Trung Quốc cho sinh </i>
<i>viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại</i>


<b>Năm học</b> <b>Khối kiến thức</b> <b>Môn học</b> <b>78TC</b>


Năm thứ 1 Kiến thức tiếng - Tiếng Trung Quốc cơ bản 1,2


- Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1,2,3,4 18
Năm thứ 2 Kiến thức tiếng - Nghe 1,2



- Nói 1,2


- Đọc hiểu 1,2
- Viết 1


21


Năm thứ 3 Kiến thức ngôn ngữ - Ngữ âm – Văn tự TTQ - Từ vựng học TTQ
- Ngữ pháp học TTQ


6
Kiến thức đất nước – văn hóa - Đất nước học


- Văn hóa giao tiếp kinh doanh 6
Kiến thức chuyên ngành tiếng


Trung thương mại - Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1,2 6
Kiến thức tiếng (liên quan


chuyên ngành - - Nghe 3 Viết 2
- Nói 3


9
Năm thứ 4 Kiến thức chuyên ngành tiếng


Trung thương mại - Ngôn ngữ kinh tế thương mại 3,4- Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5,6 (Dịch) 12


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tuy nhiên, với số lượng 27 môn học tiếng
Trung Quốc (78 tín chỉ), thời lượng mỗi môn 54
tiết (18 buổi học) và được sắp xếp theo các mức


độ (kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành; kỹ năng
từ cơ bản đến nâng cao), nhiều sinh viên chuyên
ngành TTTM tại KTTQ – ĐHNT vẫn cảm thấy
chưa thực sự hợp lý và mong muốn có sự điều
chỉnh về số lượng, thời lượng và cách sắp xếp một
số môn học. Xuất phát từ vấn đề này, nhóm nghiên
cứu đã phát phiếu khảo sát, thu thập ý kiến phản
hồi của sinh viên về ba nội dung “số lượng môn
học”, “thời lượng môn học” và “cách sắp xếp môn
học” trong chương trình giảng dạy khối kiến thức
tiếng Trung Quốc, để Khoa và Nhà trường có sự
nắm bắt kịp thời nhu cầu học tập của sinh viên
và có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy và hiệu quả học tập cho sinh viên.


<b>3. PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN CHUYÊN </b>
<b>NGÀNH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI VỀ </b>
<b>CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC KHỐI </b>
<b>KIẾN THỨC TIẾNG TRUNG QUỐC </b>


Trong q trình thu thập thơng tin phản hồi về
ba nội dung “số lượng môn học”, “thời lượng môn
học” và “cách sắp xếp môn học” trong chương
trình giảng dạy (CTGD) khối kiến thức tiếng Trung
Quốc, để việc lấy ý kiến phản hồi được chính xác
và khách quan, chúng tôi đã đồng thời khảo sát
hai nhóm đối tượng sinh viên: Thứ nhất là sinh
viên chưa tốt nghiệp, bao gồm ý kiến phản hồi từ


sinh viên năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ tư;


Thứ hai là sinh viên đã tốt nghiệp, bao gồm ý kiến
phản hồi của sinh viên 5 khóa gần nhất K48, 49,
50, 51, 52. Sau đây là kết quả nghiên cứu của bài
viết dựa trên thông tin phản hồi của hai nhóm sinh
viên được khảo sát:


<b>3.1. Phản hồi của sinh viên chưa tốt nghiệp</b>


<i><b>3.1.1. Về chương trình giảng dạy năm thứ nhất</b></i>


Như đã trình bày tại Bảng 1, năm thứ nhất sinh
viên chuyên ngành TTTM sẽ có 6 mơn học thuộc
khối kiến thức tiếng, bao gồm: 2 môn Tiếng Trung
Quốc cơ bản (1-2), với nhiệm vụ cung cấp kiến
thức ngôn ngữ cơ sở về ngữ âm, chữ Hán, từ vựng
và ngữ pháp ở trình độ sơ cấp cho sinh viên, từ
đó tạo tiền đề để sinh viên giao tiếp cơ bản và là
cơ sở để học lên các học phần tiếp theo; 4 môn
tiếng Trung Quốc tổng hợp (1-2-3-4), với nhiệm
vụ cung cấp kiến thức ngôn ngữ mở rộng và nâng
cao cho sinh viên, đồng thời trang bị thêm cho sinh
viên một lượng kiến thức nhất định về lịch sử và
văn hóa xã hội Trung Quốc, tạo tiền đề cho sinh
viên thực hành giao tiếp nâng cao. Để hiểu hơn
quan điểm của sinh viên về việc phân bổ số lượng,
thời lượng và cách sắp xếp các môn học trong năm
thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
51 sinh viên đã kết thúc các học phần năm thứ nhất
và chúng tôi tổng hợp kết quả phản hồi tại bảng 2:



<i>Bảng 2. Phản hồi của sinh viên về chương trình giảng dạy năm thứ nhất</i>


<b>Nội dung đánh giá</b> <b>Phản hồi của SV</b>


<b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>


Số lượng môn học <sub>40 (78,4%)</sub> <sub>11 (21,6%)</sub>


Thời lượng môn học 34 (66,6%) 17 (33,4%)


Sắp xếp môn học <sub>51 (100%)</sub> <sub>0 (0%)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Theo bảng trên, 100% sinh viên đã nhất trí với
cách sắp xếp các mơn học, tuy nhiên chưa phải tất
cả sinh viên đều đã hài lịng về số lượng và thời
lượng mơn học cho năm thứ nhất. Bên cạnh 78,4%
và 66,6% sinh viên cảm thấy hài lòng về số lượng
và thời lượng các mơn học, cịn có 21,6% sinh viên
khơng nhất trí về số lượng môn học và 33,4 %
khơng nhất trí về thời lượng mơn học. Cụ thể, có
11 sinh viên cho ý kiến: “Cắt giảm các môn tiếng
Trung cơ bản, tăng thời lượng các môn nâng cao”
đối với sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Trung, đặc
biệt những sinh viên từng học chuyên ngoại ngữ
tiếng Trung từ 4 đến 7 năm, vì nhiều kiến thức
tiếng Trung các em đã được học từ giai đoạn phổ
thông; Ngược lại, 17 sinh viên cho ý kiến “tăng
thời lượng tiếng Trung cơ bản cho các sinh viên
thi đầu vào bằng tiếng Anh vì với số lượng và thời
lượng môn học được phân bổ hiện tại sinh viên


cảm thấy không đủ. Từ những ý kiến này, nhóm
nghiên cứu có thể đánh giá nhu cầu điều chỉnh số
lượng và thời lượng các môn học tiếng Trung cho
năm thứ nhất xuất phát từ sự khác nhau ở đầu vào


của sinh viên. Đối với những sinh viên đã học tiếng
Trung nhiều năm trước khi vào đại học thì các em
khơng có nhu cầu học lại các kiến thức tiếng Trung
cơ bản mà muốn thay thế các môn học này bằng
các môn học nâng cao. Còn đối với những sinh
viên thi đầu vào bằng tiếng Anh, thì việc bắt đầu
với những môn học này là rất cần thiết và các em
mong muốn được tăng thêm số lượng cũng như
thời lượng mơn học để có thể chắc chắn các kiến
thức cơ bản ngay từ khi mới tiếp cận.


<i><b>3.1.2. Về chương trình giảng dạy năm thứ hai</b></i>


Chương trình giảng dạy cho năm thứ hai gồm
các mơn: Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Trung Quốc,
được phân bổ thành các cấp độ từ dễ đến khó:
Nghe 1-2, Nói 1-2, Đọc 1-2 và Viết 1, với mục tiêu
trang bị, rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
và cung cấp thêm các kiến thức kinh tế văn hóa xã
hội. Đối với vấn đề phân bổ số lượng, thời lượng
và cách sắp xếp các mơn học Nghe, Nói, Đọc, Viết
cho năm thứ hai, 65 sinh viên được khảo sát cho ý
kiến như sau: (xem bảng 3)


<i>Bảng 3. Phản hồi của sinh viên về chương trình giảng dạy năm thứ hai</i>



<b>Nội dung đánh giá</b> <b>Phản hồi của SV</b>


<b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>


Số lượng môn học 55 (84,6%) 10 (15,4%)


Thời lượng môn học 47 (72,3%) 18 (27,7%)


Sắp xếp môn học 65 (100%) 0 (0%)


<i>Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát của bài viết</i>


Bảng trên phản ánh, đa số sinh viên
(72,3%~84,6%) thấy số lượng và thời lượng các
môn Nghe, Nói, Đọc, Viết được phân bổ trong
năm thứ hai là phù hợp, 100% sinh viên nhất trí
các mơn học được sắp xếp hợp lý trong năm học.
Tuy nhiên, một số sinh viên cho rằng, các môn học
kỹ năng thực sự rất cần thiết, nhưng với thời lượng
18 buổi lên lớp, mỗi buổi 3 tiết cho một môn học,
các em thấy lượng kiến thức thu nhận được ở mỗi
buổi học cịn ít, sinh viên sau khi kết thúc học phần
vẫn cịn khó khăn khi vận dụng các kỹ năng Nghe,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>3.1.3. Về chương trình giảng dạy năm thứ ba</b></i>


Theo sự sắp xếp của Khoa tiếng Trung Quốc
và các Bộ môn trực thuộc, đến năm thứ ba sinh
viên chuyên ngành TTTM sẽ được học tất cả 10


môn tiếng Trung, tổng hợp nhiều khối kiến thức
liên quan đến chuyên ngành, bao gồm: 3 môn cung
cấp kiến thức lý luận ngôn ngữ (Ngữ Âm – Văn
tự, Từ vựng học, Ngữ pháp học), giúp sinh viên
hệ thống những kiến thức đã học trong các học
phần thực hành tiếng, cung cấp cho sinh viên các
kiến thức lý luận về ngữ âm – văn tự, từ vựng và
ngữ pháp, nâng cao khả nãng thực hành ngôn ngữ
cũng như khả năng nghiên cứu các vấn đề liên
quan; 2 môn cung cấp kiến thức đất nước và văn
hóa (Đất nước học, Văn hóa giao tiếp kinh doanh),
trang bị cho sinh viên các kiến thức về đất nước,
con người, phong tục tập quán, văn hóa và nghi


thức kinh doanh với người bản xứ để sinh viên
có kiến thức nền phục vụ giao tiếp nói chung và
giao tiếp thương mại nói riêng với người Trung
Quốc; 2 môn cung cấp kiến thức chuyên ngành
tiếng Trung thương mại (Ngôn ngữ kinh tế thương
mại 1-2) và 3 môn trang bị kỹ năng nâng cao, có
nội dung hỗ trợ chuyên ngành (Nghe hiểu 3, Viết
2, Nói 3). Đây là những mơn học trực tiếp cung
cấp kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, giúp
sinh viên vận dụng giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh
vực chun mơn và có thể sử dụng uyển chuyển
ngôn ngữ chuyên ngành trong môi trường thương
mại quốc tế.


Khi được lấy ý kiến phản hồi về chương trình
giảng dạy, 37 sinh viên năm thứ ba đưa ra quan


điểm như sau: (xem bảng 4)


<i>Bảng 4. Phản hồi của sinh viên về chương trình giảng dạy năm thứ ba</i>


<b>Nội dung đánh giá</b> <b>Phản hồi của SV</b>


<b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>


Số lượng môn học 22 (59,4%) 15 (40,6%)


Thời lượng môn học 26 (70,2) 11 (29,8%)


Sắp xếp môn học 17 (45,9%) 20 (54,1%)


<i>Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát của bài viết</i>


Theo nhiều em sinh viên, số lượng, thời lượng
và cách sắp xếp môn học giữa hai học kỳ trong
năm thứ ba chưa thực sự hợp lý và cần thiết có sự
điều chỉnh. Về số lượng mơn học, 40,6 % sinh viên
cho ý kiến: Thứ nhất, bỏ mơn Ngữ âm – Văn tự, vì
các em cảm thấy lý thuyết môn Ngữ Âm – Văn tự
rất khó học, hơn nữa mơn học thuần túy kiến thức
lý luận ngơn ngữ, tính ứng dụng của mơn học cho
sinh viên chuyên ngành TTTM tại Đại học Ngoại
thương không nhiều, các em muốn đổi môn học
này thành môn Dịch. Thứ hai, gộp môn Đất nước
học với một mơn học khác vì theo các em nội dung
giảng dạy cho môn học này nên gọn lại, không
cần thiết phải kéo dài đến 18 buổi học. Về thời



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

xếp giảng dạy lần lượt vào hai học kỳ của năm thứ
ba. Từ các ý kiến này của các em sinh viên năm
thứ ba, nhóm nghiên cứu thấy rằng ,các ý kiến điều
chỉnh của sinh viên chủ yếu tập trung vào hai khối
kiến thức (kiến thức lý luận ngôn ngữ và kiến thức
đất nước-văn hóa), trong đó nổi bật là ý kiến phân
bổ các mơn học mang tính lý luận giữa các học kỳ
sao cho hợp lý để sinh viên có thể tiếp nhận kiến
thức với hiệu quả cao nhất, đồng thời giảm bớt 01
môn cung cấp kiến thức lý luận ngôn ngữ (Ngữ âm
– Văn tự) và điều chỉnh rút gọn thời lượng hai mơn
cung cấp kiến thức đất nước-văn hóa (Đất nước
học và Văn hóa giao tiếp kinh doanh) để sinh viên
có thêm thời lượng học một mơn học khác thực tế
và phù hợp với chuyên ngành TTTM hơn (chẳng
hạn như môn Dịch).


<i><b>3.1.4. Về chương trình giảng dạy năm thứ tư</b></i>


Ngay từ năm thứ ba, sinh viên chuyên ngành
TTTM đã được làm quen với 2 môn chuyên ngành


(Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1-2) và 3 môn kỹ
năng (Nghe hiểu 3, Viết 2, Nói 3) bổ trợ chuyên
ngành với cường độ tăng dần. Đây chính là bước
đệm để các em sinh viên bước vào năm thứ tư –
một năm học then chốt với các mơn học chun
ngành có nội dung khó hơn, bao gồm kiến thức
của các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu


tư quốc tế… và địi hỏi sinh viên có trình độ kỹ
năng cao hơn. Theo cách sắp xếp môn học trong
chương trình Khung, sinh viên sẽ tập trung học các
môn Ngôn ngữ kinh tế thương mại 3,4; Ngôn ngữ
kinh tế thương mại 5,6 (Dịch) vào Học kỳ 1 năm
thứ tư. Còn Học kỳ 2, sinh viên có nhiệm vụ hồn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp hoặc khoá luận
tốt nghiệp.


Để hiểu rõ hơn quan điểm của sinh viên về
chương trình giảng dạy cho năm thứ tư, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 37 sinh viên năm
thứ tư. Kết quả khảo sát thu được nhóm nghiên
cứu thể hiện ở bảng 5:


<i>Bảng 5: Phản hồi của sinh viên về chương trình giảng dạy năm thứ tư</i>


<b>Nội dung đánh giá</b> <b>Phản hồi của SV</b>


<b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>


Số lượng môn học 27 (72,9%) 10 (27,1%)


Thời lượng môn học 32 (86,4%) 5 (13,6%)


Sắp xếp môn học 37 (100%) 0 (0%)


<i>Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát của bài viết</i>


Theo bảng trên, 100% sinh viên thể hiện sự hài


lòng với cách sắp xếp chương trình giảng dạy của
năm thứ tư. Về số lượng mơn học, có 72,9% sinh
viên đồng ý rằng, số lượng môn học phù hợp với
nhu cầu học tập của sinh viên; còn 27,1% sinh viên
cho ý kiến khác vì lý do các em mong muốn được
tăng thêm số lượng các môn học chuyên ngành như
marketing và kế toán. Về thời lượng mơn học cũng
thu được sự nhất trí cao từ sinh viên (86,4%), chỉ
có một số ít sinh viên (13,6%) nhận định môn Dịch
rất quan trọng và hữu ích, nên mong muốn được
tăng thêm từ một đến hai học phần Dịch, để các em


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đánh giá tổng thể kết quả nghiên cứu ý kiến
phản hồi của sinh viên chưa tốt nghiệp đối với bốn
năm học, nhóm nghiên cứu tổng hợp sinh viên có
các ý kiến nổi bật sau: Về cách sắp xếp mơn học,
sinh viên hồn tồn nhất trí với cách sắp xếp môn
học ở năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ tư,
thể hiện ở con số 100% “đồng ý” với nội dung mà
nhóm nghiên cứu đưa ra. Riêng năm thứ 3, do đặc
thù năm học được sắp xếp giảng dạy đồng thời
nhiều khối kiến thức liên quan, nên sinh viên có
mong muốn điều chỉnh giảm bớt các môn lý luận
ngôn ngữ để việc học của các em đạt hiệu quả cao
hơn; Về số lượng và thời lượng môn học, bên cạnh
một bộ phận sinh viên đưa ra quan điểm “đồng ý”,
thì cả bốn năm học đều có sinh viên đưa ra nguyện
vọng điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng và thời
lượng một số môn học. Cụ thể: sinh viên năm thứ
nhất mong muốn điều chỉnh tăng hoặc giảm môn


tiếng Trung Quốc cơ bản sao cho phù hợp với đầu
vào của sinh viên; sinh viên năm thứ hai muốn
tăng thêm các môn Nghe – Nói – Viết và giảm bớt
mơn Đọc để rèn luyện và phát triển hơn nữa kỹ
năng thực hành tiếng; sinh viên năm thứ ba đề đạt
nguyện vọng giảm bớt các môn lý luận ngôn ngữ
như Ngữ âm – Văn tự, Từ vựng học, Ngữ pháp
học và điều chỉnh ngắn lại thời lượng các môn học
thuộc khối kiến thức đất nước và văn hóa Trung
Quốc bằng cách ghép mơn học, để các em có thêm
thời lượng cho các môn học chuyên ngành và các
kỹ năng liên quan; sinh viên năm thứ tư xuất phát
từ mong muốn nâng cao trình độ chun mơn,


hồn thiện kỹ năng nghề nghiệp mà đưa ra đề xuất
tăng thêm một vài môn chuyên ngành và kỹ năng
hỗ trợ chuyên ngành (Dịch). Kết quả nghiên cứu
này phản ánh, nguyện vọng điều chỉnh tăng giảm
số lượng và thời lượng môn học của sinh viên từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư đều xuất phát từ thực
tế học tập của từng giai đoạn.


<b>3.2. Phản hồi của sinh viên tốt nghiệp</b>
Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã
hồn thành tất cả các mơn học trong chương trình
giảng dạy thuộc chuyên ngành liên quan. Do vậy,
các em sẽ có cái nhìn tổng qt về các khối kiến
thức nằm trong chương trình giảng dạy mà mình
đã được học. Đây chính là một trong những lý do
mà nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát và lấy ý


kiến phản hồi của sinh viên tốt nghiệp về chương
trình giảng dạy các khối kiến thức tiếng Trung
Quốc. Trong q trình thu thập thơng tin phản hồi,
nhóm nghiên cứu đã tập trung lấy ý kiến của năm
khóa sinh viên tốt nghiệp gần nhất, bao gồm các
khóa 48, 49, 50, 51, 52. Kết quả thu về 52 phiếu
trên tổng số 85 sinh viên tốt nghiệp (K48-17SV;
K49-16SV; K50-16SV; K51-19SV; K52-17SV).
Số lượng phiếu phản hồi của từng khóa lần lượt
là K48 (14 phiếu), K49 (13 phiếu), K50 (6 phiếu),
K51 (13 phiếu), K52 (6 phiếu). Dưới đây là kết
quả đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về số lượng,
thời lượng và cách sắp xếp môn học ở các học kỳ
trong năm học: (xem bảng 6).


<i>Bảng 6. Phản hồi của sinh viên tốt nghiệp (Khóa 48-52) về chương trình giảng dạy các khối kiến </i>
<i>thức tiếng Trung Quốc</i>


<b>Nội dung đánh giá</b> <b>Phản hồi của SV</b>


<b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>


Số lượng môn học 18 (34,6%) 34 (65,4%)


Thời lượng môn học <sub>35 (67,3%)</sub> <sub>17 (32,7%)</sub>


Sắp xếp môn học ở các năm học <sub>46 (88,5%)</sub> <sub>6 (11,5%)</sub>


</div>

<!--links-->

×