Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨMTIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.02 KB, 31 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THÀNH
PHẨMTIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1. Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ
Kết quả của một quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sản phẩm. Sản phẩm
có thể là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ, dịch vụ...; trong đó, thành phẩm
chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng do các bộ
phận chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong
được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, được nhập kho hoặc giao cho
khách hàng.
Nói đến thành phẩm là nói đến quá trình sản xuất được gắn liền với một quy
trình công nghệ nhất định trong doanh nghiệp. Thành phẩm biểu hiện trên hai mặt:
hiện vật và giá trị . Hiện vật được biểu hiện cụ thể bởi khối lượng hay số lượng còn
giá trị là giá thành của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán.
Việc quản lý thành phẩm trong doanh nghiệp gắn liền với việc quản lý sự
vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập_xuất- tồn ở cả chỉ tiêu số
lượng, chất lượng và giá trị. Sản phẩm sản xuất ra chưa được đưa vào lưu thông thì
chưa thực hiện được giá trị của nó và chưa hoàn tất một chu trình sản xuất kinh
doanh.
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình doanh nghiệp chuyển giao thành phẩm
cho khách hàng, được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Nói cách
khác, đó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về thành phẩm để nhận được
một giá trị tương đương.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình
tuần hoàn và chu chuyển vốn. Về thực chất, tiêu thụ là hoạt động cần thiết để thu
hồi vốn, tạo ra lợi nhuận kinh doanh.
Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động sản xuất- kinh
doanh,tức là số chênh lệch giữa các yếu tố thu nhập và chi phí liên quan đến hoat


động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Vị trí, vai trò của hạch toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả tiêu thụ
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố trực tiếp nhất để đánh giá kết quả
hoat động là sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm (trong đó chủ yếu là thành phẩm) bởi
vì nhiệm vụ cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt tới đều bắt nguồn từ
sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp hoạt
động trong kỳ hiện tại còn tiêu thụ là yếu tố thiết yếu để doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển ở kỳ tiếp theo vì chỉ có thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu
hồi được vốn, tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Mặt khác, qua tiêu thụ, sản phẩm mới
thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của chúng, tính chất hữu ích của sản phẩm
mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không
những thu hồi được chi phí mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư. Đây
là nguồn quan trọng để tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ xí nghiệp nhằm mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Với vai trò của sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm như vậy, công tác kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ giữ một vị trí quan
trọng trong hệ thống hạch toán kế toán. Có được thông tin chính xác về tình hình
thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là yếu tố cơ bản để người lãnh đạo doanh
nghiệp có quyết định đúng đắn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ
-Theo dõi, phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn kho của từng loại thành phẩm
theo một phương pháp thích hợp mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tính giá thành phẩm xuất kho, trên cơ sở đó xác định đúng giá vốn thành
phẩm tiêu thụ trong kỳ.
- Ghi nhận kịp thời, chính xác doanh thu tiêu thụ thành phẩm, các khoản ghi giảm
doanh thu, các khoản thuế phải nộp,phải thu hộ cho Nhà nước, từ đó xác
định chính xác doanh thu bán hàng thuần.

- Xác định và phản ánh kết quả tiêu thụ trên cơ sở doanh thu thuần,giá vốn
thành phẩm tiêu thụ và chi phí ngoài sản xuất phát sinh.
II. HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM
1. Thủ tục nhập, xuất kho thành phẩm
a, Thủ tục nhập kho thành phẩm
Nhìn chung, thủ tục nhập kho thành phẩm ở các doanh nghiệp như sau: Sản
phẩm hoàn thành phải được kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho. Bộ phận sản
xuất hay phòng kinh doanh (thường là trong trường hợp hàng bán bị trả lại) viết
phiếu nhập kho. Người nhập mang phiếu này đến kho để nhập thành phẩm. Thủ
kho phải kiểm tra lại số lượng thực nhập và kí vào phiếu nhập kho.
b, Thủ tục xuất kho thành phẩm
Căn cứ vào nhu cầu mua của khách hàng, giám đốc hoặc trưởng phòng kinh
doanh viết lệnh xuất kho. Nếu khách hàng trả tiền ngay thì kế toán tiền mặt viết
phiếu thu. Căn cứ vào phiếu xuất kho và phiếu thu (nếu có), kế toán tiêu thụ sẽ lập
hoá đơn Gía trị gia tăng (HĐ GTGT). Hoá đơn này là căn cứ để kế toán ghi vào sổ
và để khách hàng có thể vận chuyển hàng ra khỏi công ty.
2. Đánh giá thành phẩm
Đánh giá thành phẩm là một công tác quan trọng trong tổ chức hạch toán
thành phẩm. Đánh giá thành phẩm là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng.
Trong công tác kế toán, thành phẩm được phản ánh theo giá thực tế.
a , Đối với thành phẩm nhập kho
Gía thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:
- Đối với thành phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp hoàn thành
nhập kho: giá thực tế là giá thành sản xuất thực tế, bao gồm ba khoản mục: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Đối với thành phẩm thuê ngoài gia công: giá thực tế bao gồm toàn bộ các chi
phí liên quan đến việc gia công: giá thực tế nguyên vật liệu giao cho người nhận gia
công, chi phí thuê gia công,chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt…
- Đối với thành phẩm đã tiêu thụ hoặc đã gửi bán bị khách hàng trả lại thì giá
thực tế là giá đã dùng để ghi giá trị hàng gửi bán hoặc giá vốn hàng bán.

b, Đối với thành phẩm xuất kho
Gía thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính trên cơ sở giá thực tế
thành phẩm nhập kho theo một trong các phương pháp sau:
*Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, thành phẩm xuất
kho ở lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó. Phương pháp
này có ưu điểm là công tác tính giá thành phẩm được thực hiện kịp thời và thông
qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo
quản của từng lô thành phẩm. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này thì điều
Gtt tồn đầu kỳ + Gtt TP nhập trong kỳ
SL TP tồn đầu kỳ + SL TP nhập trong kỳ
=
Giá bq một đơn vị TP
kiện là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp phải cho phép bảo quản riêng từng lô
thành phẩm nhập kho.
*Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, giá
thực tế của thành phẩm nhập kho trước sẽ được dùng để tính giá thực tế thành
phẩm xuất kho trước và do vậy, giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực
tế thành phẩm nhập kho cuối cùng.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá thành phẩm
xuất kho kịp thời. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khối lượng tính toán tương đối
lớn và làm cho giá vốn tiêu thụ của doanh nghiệp không phản ánh đúng sự biến
động của giá thành sản phẩm.
Phương pháp nhập trước -xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp
có ít loại sản phẩm và số lần nhập kho của mỗi loại không nhiều.
*Phương pháp nhập sau-xuất trước(LIFO): Phương pháp này giả định những
thành phẩm nhập kho sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp
nhập trước-xuất trước ở trên.
Về cơ bản, ưu nhược điểm của phương pháp nhập sau-xuất trước cũng giống
như phương pháp nhập trước-xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau-
xuất trước giúp cho giá vốn tiêu thụ của doanh nghiệp phản ánh đúng sự biến động

của giá thành sản phẩm.
*Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, dựa
vào giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ, kế toán xác định được
giá bình quân của một đơn vị thành phẩm. Căn cứ vào lượng thành phẩm xuất
trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ.

Gtt TP xuất kho trong kỳ = Giá bq một đơn vị TP x SL TP xuất kho trong kỳ
Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền tuy đơn giản, dễ làm nhưng
độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh
hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
*Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp
này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng loại thành
phẩm. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng thành phẩm xuất kho giữa 2 lần
nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho.
Phương pháp này cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời
nhưng khối lượng công việc tính toán rất lớn.
Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít loại thành
phẩm và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
*Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Theo phương pháp này,
kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và số lượng kho cuối kỳ
trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng xuất kho trong kỳ, kế toán
xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho theo từng loại.
Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán nhưng độ chính
xác của công việc tính toán phụ thuộc vào tình hình biến động giá thành sản xuất
thành phẩm. Trường hợp giá thành có sự biến động lớn thì việc tính toán giá thực
tế thành phẩm xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường
hợp bất hợp lý(tồn kho âm).
*Phương pháp hệ số giá: Theo phương pháp này, toàn bộ thành phẩm biến
động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định
trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực

tế theo công thức:
Ght TP tồn đầu kỳ + Ght TP nhập trong kỳ
=
Hệ số giá TP
Gtt TP tồn đầu kỳ + Gtt TP tồn cuối kỳ
Gtt TP xuất kho = Hệ số giá TP x Ght TP xuất kho
trong đó:
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và
hạch toán tổng hợp về thành phẩm trong công tác tính giá nên công việc tính giá
được tiến hành nhanh chóng và không phụ thuộc và số loại thành phẩm và số lần
nhập xuất của từng loại.
Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại
thành phẩm và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
3. Hạch toán chi tiết thành phẩm
Thực tế, thành phẩm trong các doanh nghiệp thường có nhiều loại khác nhau.
Vì vậy, hạch toán thành phẩm phảI đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của
từng loại thành phẩm. Việc theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn của từng loại thành
phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị gọi là hạch toán chi tiết thành phẩm. Hiện nay,
để hạch toán chi tiết thành phẩm, các doanh nghiệp áp dụng một trong ba phương
pháp sau:
a, Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp này,thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất thành phẩm
để ghi “Thẻ kho” (Thẻ này được mở cho từng loại thành phẩm). Kế toán thành
phẩm cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất thành phẩm để ghi số lượng và tính thành
tiền thành phẩm nhập, xuất vào “Thẻ chi tiết thành phẩm”. Cuối kỳ, kế toán tiến
hành đối chiếu số liệu trên “Thẻ chi tiết thành phẩm” với “Thẻ kho” do thủ kho
chuyển đến, đồng thời từ “Sổ chi tiết thành -phẩm), kế toán lấy số liệu ghi vào
Phiếu nhập kho, xuất kho khokhokhokh
Thẻ kho
Thẻ chi tiết TP

Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn TP
Kế toán tổng hợp
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Ghi chú:
“Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm” theo từng loại thành phẩm để đối
chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất thành phẩm.
Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát
hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho từng loại thành
phẩm kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, việc hạch toán tương đối phức tạp nếu doanh
nghiệp có nhiều loại thành phẩm.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song:
b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm và số lượng chứng từ
nhập, xuất không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết thành
phẩm là phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển thành phẩm”
theo từng kho. Cuối kỳ, trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng loại
thành phẩm và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập thành phẩm”, “Bảng kê
xuất thành phẩm” và dựa vào các bảng kê này để ghi vào “Sổ đối chiếu luân
chuyển”. Khi nhận được “Thẻ kho”, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập,
xuất của từng thẻ kho với “Sổ đối chiếu luân chuyển”, đồng thời, từ “Sổ đối chiếu
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê nhập t
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê xuất
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm
Kế toán tổng hợp
luân chuyển” lập “Bảng kê nhập- xuất- tồn thành phẩm” để đối chiếu với số liệu kế

toán tổng hợp thành phẩm
Phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán, nhưng
vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ nên trong trường hợp các
nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm xảy ra trong kỳ khá nhiều thì công việc kiểm tra,
đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế
toán khác.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ
đối chiếu luân chuyển
c. Phương pháp số dư
Với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại thành phẩm và đồng thời số
lượng nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiết thành
phẩm thích hợp nhất là phương pháp số dư.
Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương
pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng thành phẩm tồn kho từ “Thẻ kho” vào “Sổ
số dư”. Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng loại thành phẩm được tổng
Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Bảng lũy kế nhập xuất tồn TP
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn TP
Kế toán tổng hợp
hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo
định kì 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”) và giá
hạch toán để tính trị giá thành tiền thành phẩm nhập kho theo từng loại, từ đó ghi
vào “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”(bảng này được mở theo từng kho. Cuối kỳ,tiến
hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng
loại thành phẩm trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ
‘Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập “Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành

phẩm để đối chiếu với sổ kế toán về thành phẩm.
Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp và dàn đều công việc
ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn việc vào cuối kỳ, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu
và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn. Phương pháp này đòi hỏi nhân viên kế
toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp số dư

4. Hạch toán tổng hợp thành phẩm
4.1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp về thành phẩm
Trị giá TP xuất kho = Trị giá TP tồn đầu kỳ
+
Trị giá TP nhập trong kỳ
-
Trị giá TP tồn cuối kỳ
Khi hạch toán tổng hợp về thành phẩm, kế toán có thể sử dụng một trong hai
phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm
kê định kỳ (KKĐK).
a, Phương pháp KKTX
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên
tục, tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm trên sổ kế toán. Kế toán dựa vào phiếu
nhập kho và phiếu xuất kho để phản ánh quá trình luân chuyển thành phẩm.
Nếu sử dụng phương pháp, khối lượng công việc kế toán sẽ lớn nhưng nó có
ưu điểm là phản ánh kịp thời tình hình biến động của thành phẩm. Giá trị thành
phẩm trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ.
Phương pháp KKTX thích hợp với các doanh nghiệp có điều kiện để kiểm kê
chính xác từng nghiệp vụ nhập, xuất, tồn thành phẩm.
b, Phương pháp KKĐK
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
thực tế để phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó
tính ra trị giá thành phẩm đã xuất theo công thức:

Phương pháp KKĐK có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán
nhưng nhược điểm là độ chính xác về trị giá thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng
công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi, …
Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều
chủng loại thành phẩm, giá trị thấp, khó xác định chính xác số lượng nhập, xuất
theo từng nghiệp vụ.
4.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tổng hợp về thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155 ”Thành
phẩm”, nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ : -Gía thực tế thành phẩm nhập kho.
-Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê.
-Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ(KKĐK).
Bên Có: -Gía thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ.
-Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê.
-Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ(KKĐK).
Số dư bên Nợ:Gía thành thực tế của thành phẩm tồn kho.
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như TK 157 “Hàng gửi bán”, TK
632 ”Giá vốn hàng bán”.
4.2. Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX
Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX có thể được khái
quát qua sơ đồ sau:(Sơ đồ 1).
4.3 . Hạch toán tổng hợp theo phương pháp KKĐK
Theo phương pháp này, các TK 155, TK 157 chỉ phản ánh giá thành thực tế
của thành phẩm tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ mà không phản ánh các nghiệp vụ luân
chuyển thành phẩm trong kỳ. Việc hạch toán được thông qua TK 632. Vì vậy, em
xin trình bày ở phần hạch toán giá vốn trong tiêu thụ.
III. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1. Khái niệm và điều kiện xác định doanh thu
Như đã nói, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nói chung và thành phẩm nói
riêng là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá và mang lại cho

×