Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG MÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.3 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG
TY SÔNG MÃ
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Sông Mã
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Mã
Công ty Sông Mã là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo
Quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/03/1993 của UBND tỉnh Thanh Hóa với
tên ban đầu là Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa.
Có trụ sở đóng tại: 469- đường Lê Hoàn- P. Ngọc Trạo- TP. Thanh Hoá.
Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa tiền thân là Ban quản lý xây dựng cơ
bản và sau chuyển thành Công ty dịch vụ và phát triển nhà ở Thị xã Thanh Hóa.
Đơn vị lúc đó quy mô còn nhỏ, với 13 CBCNV.
Trong quá trình phát triển về quy hoạch đô thị nhiệm vụ phục vụ nhu cầu
nhà và đất ngày càng có nhu cầu cao. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thành
phố và thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch đô thị góp phần làm cho Thành phố
ngày một khang trang, sạch đẹp, ngày 26/03/1993, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa
đã ra quyết định số 450/QĐ- UBTH thành lập Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa
với chức năng nhiệm vụ:
- Quản lý và kinh doanh nhà.
- Xây dựng nhà ở.
- Xây dựng khác.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Ban đầu khi mới được thành lập, Công ty gặp không ít khó khăn, cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, vốn để kinh doanh còn quá ít (chỉ có 48 triệu đồng vốn lưu
động). Công ty phải huy động vốn vay của CBCNV trong đơn vị để chi trả
lương và tìm kiếm việc làm. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong Tỉnh
- 1 - 1
cùng sự đoàn kết , phấn đấu vượt mọi khó khăn của toàn thể CBCNV trong Công
ty đã đưa đơn vị vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, SXKD bắt đầu khởi sắc.
Thời kỳ 1994-1995: Công ty đã bắt tay vào thực hiện các mặt bằng quy
hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt như khu dân cư phường Phú Sơn và khu dân


cư 1A phường Đông Vệ. Nhiệm vụ chủ yếu lúc bấy giờ là san lấp mặt bằng, chia
lô, xây dựng móng nhà và bán cho khách hàng có nhu cầu.
Thời kỳ 1996-1999: Thời kỳ này, Công ty đã có những kinh nghiệm nhất
định trong SXKD. Nhờ có chuẩn bị trước nên Công ty đã bắt tay vào thực hiện
mặt bằng quy hoạch khu dân cư Nam Cầu Hạc một cách thuận lợi, công tác
SXKD đem lại hiệu quả cao, nguồn vốn được tích luỹ tăng thêm và đầu năm
1996 đơn vị đã xây dựng được trụ sở làm việc khang trang đồng thời mua sắm
thêm được nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác SXKD.
Thời kỳ 2000-2001: Tiếp tục phát huy khả năng của đơn vị, tận dụng triệt
để sự ủng hộ của Tỉnh và Thành phố, Công ty đã có bước vươn lên rõ rệt. Công ty đã
lập và thực hiện một số khu dân cư trên địa bàn Thành phố như khu dân cư
phường Đông thọ, khu dân cư Tân Sơn 1,2; khu dân cư Hồ Thành Công;
Nam Đại lộ Lê Lợi; khu dự án Mai Xuân Dương; khu Đông Vệ 1,2,3,4...
Các khu dân cư do Công ty thực hiện đảm bảo quy hoạch chung của Thành phố
và các chế độ hiện hành của Nhà nước.
Để đứng vững trong cơ chế cạnh tranh của thị trường, trong hơn 10 năm
qua, Công ty đã không ngừng tăng cường đội ngũ CBCNV lao động cả về số
lượng và chất lượng, đồng thời bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới.
Nhằm phù hợp với chức năng nhiệm vụ SXKD đa ngành nghề, Công ty có tờ
trình xin được đổi tên và được Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt đồng ý đổi tên
Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa thành Công ty Sông Mã theo Quyết định
số 1050/QĐ-CT ngày 05 tháng 04 năm 2004.
Như vậy, từ đơn vị tiền thân là Ban quản lý xây dựng cơ bản, đến nay
Công ty Sông Mã đã phát triển với trên 400 CBCNV có đầy đủ chuyên môn
nghiệp vụ. Công ty là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư
- 2 - 2
chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài chính,
quản trị kinh doanh, các công nhân và thợ lành nghề... đã có kinh nghiệm SXKD
trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, san
nền ...

Trong những năm thực hiện công cuộc chuyển đổi nền kinh tế, tới nay
Công ty đã đạt được những thành tựu quan trọng trong SXKD và đang trên đà
phát triển mạnh mẽ tại địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sông Mã
2.1.2.1 Chức năng của Công ty:
- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và công nghiệp.
- San lấp mặt bằng công trình.
- Tư vấn xây dựng, dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, cơ sở SXKD.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng.
- Khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình.
- Quản lý và kinh doanh nhà.
2.2.2.2 Nhiệm vụ của Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của Công
ty theo quy chế hiện hành.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu trong nước để có biện pháp đẩy
mạnh SXKD của Công ty.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và quản lý kinh tế,
tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế và các cam kết mà Công ty
đã ký kết.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
kinh doanh của Công ty.
- 3 - 3
BAN GIÁM ĐỐC
P. Tổ chứcHành chính P. Kế toán P. Kỹ thuật P. Kế hoạchKinh doanh
Độixâydựngsố2 Độixâydựngsố3 Độixâydựngsố4 Độixâydựngsố5Độixâydựngsố1
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
:
:

- Nghiêm chỉnh thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Công ty Sông Mã
Sơ đồ 03: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Sông Mã
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Sông Mã có dạng trực tuyến
chức năng, cơ cấu hình thành từ việc kết hợp cơ cấu tổ chức theo chức năng và
cơ cấu tổ chức trực tuyến nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược
điểm.
Ban giám đốc Công ty gồm: 1giám đốc và 2 phó giám đốc.
- 4 - 4
- Giám đốc Công ty: Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty, là đại diện
cho toàn bộ CBCNV của Công ty, thay mặt Công ty trong các mối quan hệ với
các bạn hàng, là đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp
luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước.
- Các phó giám đốc Công ty: gồm có Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc
kinh doanh. Các phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám
đốc giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước giám
đốc về lĩnh vực công tác đó.
Bộ máy giúp việc của Ban giám đốc:
Bộ máy giúp việc gồm các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng
tham mưu giúp giám đốc quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ
chức và hoạt động của Công ty; chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế
độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty, các chỉ thị, mệnh lệnh
của Ban giám đốc; tham gia đề xuất với Ban giám đốc Công ty những chủ
trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết
những khó khăn vướng mắc trong Công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của
từng phòng.Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng, ban trong Công ty Sông
Mã như sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong
việc thực hiện chính sách đối với CBCNV, sắp xếp bố trí mạng lưới điều hành,

điều động CBCNV phù hợp với tình hình SXKD của Công ty, tổ chức hình thức
công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và tiếp khách đến giao dịch làm việc
với Công ty.
- Phòng Kế toán: Tổ chức thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công
ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành. Từ đó đề xuất với Ban giám
đốc các biện pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính trong
đơn vị, phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn; kịp thời làm các báo cáo quyết toán
tài chính theo quy định; đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán; tham
- 5 - 5
mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ tài chính và thực hiện đúng
nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước.
- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác
quản lý kỹ thuật, xây dựng các dự án, thiết kế, dự toán kịp thời, chính xác; quản lý
chặt chẽ các mặt bằng quy hoạch được giao, đảm bảo các công trình xây dựng
của đơn vị đúng thiết kế và quy hoạch được duyệt; quản lý chặt chẽ, đầy đủ hồ
sơ các công trình xây dựng của Công ty; giám sát chặt chẽ các công trình xây
dựng, đôn đốc thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về chất lượng và thiết kế dự toán công trình.
- Phòng Kế hoạch -Kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây
dựng kế hoạch SXKD và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD
của Công ty; chủ động tìm kiếm, khai thác quỹ đất, quy hoạch các khu chung cư,
dân cư; tham mưu và chịu trách nhiệm pháp lý trước Ban giám đốc trong việc ký
kết các hợp đồng kinh tế, các bản giao khoán công việc; tổ chức đền bù, giải
phóng mặt bằng đúng chế độ và tiến độ được giao.
- Các đội xây dựng: Có nhiệm vụ thi công và theo dõi thi công công trình do
Công ty giao, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, mức độ an toàn của
công nhân và tiến độ thi công của công trình.
2.2 Đặc điểm công tác kế toán ở Công ty Sông Mã
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tại các công trình thi công, nhân viên quản lý của Công ty tiến hành công

việc ghi chép, lập các chứng từ ban đầu. Việc lập và cấp phát các tài liệu phụ
thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công và kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty
cho từng công trình. Việc nhập, xuất vật tư đều được cân, đo, đong, đếm cụ thể
từ đó lập các phiếu nhập kho, xuất kho, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho, sau
đó gửi lên Phòng Kế toán của Công ty.
- 6 - 6
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư,TSCĐ Kế toán tổng hợpKế toán TGNH Kế toán tiền lương
Các công nhân điều khiển máy thi công, hàng ngày theo dõi tình hình hoạt
động của máy, tình hình cung cấp nhiên liệu cho máy làm cơ sở cho việc hạch
toán chi phí sử dụng máy thi công. Các đội trưởng, tổ trưởng quản lý theo dõi
tình hình lao động trong đội, phân xưởng để lập bảng chấm công, bảng theo dõi
tiền công, bảng theo dõi khối lượng hoàn thành công việc, sau đó gửi lên
Phòng Kế toán để làm căn cứ hạch toán và thanh toán chi phí nhân công.
Phòng Kế toán sau khi đã nhận được các chứng từ ban đầu, kế toán viên tiến
hành kiểm tra, phân loại và ghi vào các sổ có liên quan. Việc lập báo cáo tài
chính đều do Phòng Kế toán Công ty đảm nhận.
Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty Sông Mã
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty Sông Mã gồm có:
- Kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng
công tác kế toán, điều hành, kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách
nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, thay mặt Nhà
nước kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tại Công ty.
- Kế toán vật tư và TSCĐ: Theo dõi phản ánh kịp thời tình hình nhập , xuất, tồn
kho từng loại nguyên vật liệu; giám sát quá trình cung cấp, chi dự trữ, tính toán
- 7 - 7
giá thực tế vật liệu thu mua và nhập kho trong kỳ, thường xuyên đối chiếu số
liệu trên sổ kế toán với thủ kho; đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ,
tình hình khấu hao TSCĐ, giám sát việc thanh lý nhượng bán sửa chữa TSCĐ và
XDCB.

- Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,quản lý theo dõi
tình hình thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, đồng thời theo dõi việc thanh
toán công nợ của khách hàng.
- Kế toán tiền lương: Kiểm tra, theo dõi việc thanh toán các khoản tiền lương, tiền
thưởng, BHXH...với cán bộ công nhân viên ,đồng thời trích lập và sử dụng các
quỹ.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình thu, chi tiền
gửi ngân hàng đồng thời theo dõi các khoản vay tiền gửi và làm các thủ tục vay,
trả ngân hàng đúng hạn và đảm bảo an toàn về vốn.
2.2.2 Tổ chức ghi sổ kế toán ở Công ty Sông Mã
Công ty Sông Mã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, số liệu được nhập vào sổ nhật ký
chung, các sổ chi tiết và sổ cái.
Cuối kỳ, kế toán viên tiến hành đối chiếu sự khớp đúng số liệu ghi trên sổ
để điều chỉnh, lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản từ đó lập báo cáo tài
chính.
- 8 - 8
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toánchi tiết
Nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Bảng cân đốitài khoản
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợpchi tiết
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán ở Công ty Sông Mã
2.2.3 Hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Sông Mã

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho
các doanh nghiệp theo Quyết định số 1141-TC/QĐ-CĐKT ngày01/11/1995 và hệ
- 9 - 9
thống báo cáo tài chính theo Thông tư số 89/2004 ngày 31/12/2001 và ban hành
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về hướng dẫn các chuẩn mực kế toán và sửa đổi, bổ sung hệ thống báo cáo
tài chính.
2.3 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Sông Mã
2.3.1 Các hình thức trả lương cho người lao động
2.3.1.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Ở Công ty Sông Mã chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng đối với
cán bộ công nhân viên ở các phòng ban thuộc bộ phận văn phòng và các nhân
viên quản lý các đội, phân xưởng.
Để trả lương cho CBCNV theo hình thức này, Công ty đã sử dụng công
thức sau:
Tổng lương tháng
của CBCNV
= L
Thời gian
+ L
Phụ cấp
+ L
Làm thêm
+ L
BHXH
Trong đó:
* L
Cơ bản
=

540 000 x Hệ số lương
x
Ngày công
thực tính
26 (ngày)
* L
Phụ cấp
=
540 000 x Hệ số phụ cấp
x
Ngày công
thực tính
26 (ngày)
Các khoản phụ cấp là:
- Phụ cấp trách nhiệm:
+ Đối với trưởng phòng, đội trưởng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,4.
+ Đối với các phó phòng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,3.
- Phụ cấp lưu động:
+ Phụ cấp lưu động có hệ số là 0,3.
- 10 - 10
* L
Thời gian
=
L
Cơ bản
x Ngày công thực tính
26 (ngày)
* Tiền lương hưởng BHXH được quy định:
- Lương ốm = 75% tiền lương căn cứ đóng BHXH.
- Lương thai sản, tai nạn lao động = 100% tiền lương căn cứ đóng BHXH.

Lương ốm
1 ngày công
=
540.000 x ( Hệ số lương + Hệ số phụ cấp ) x 75%
26 ngày
Lương thai sản,
tai nạn 1 ngày công
=
540.000 x ( Hệ số lương + Hệ số phụ cấp ) x 100%
26 ngày
* CBCNV đi làm vào ngày lễ, chủ nhật được trả lương 200% so với ngày
thường, còn làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% so với ngày
thường, nhưng giờ làm thêm không quá 200 h/1 năm.
Công ty thực hiện tính lương thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động
là: Hệ số 1,5 đối với ngày thường và hệ số 2,0 đối với ngày chủ nhật, ngày lễ.
L
làm thêm
=
Lương cơ bản 1 ngày x Hệ số
x
Số giờ
làm thêm
Số giờ làm việc theo chế độ 1 ngày
2.3.1.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể
Đối với các đội, tổ xây dựng làm công tác xây dựng trực tiếp, Công ty áp
dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Theo cách trả lương này thì trước hết lượng sản phẩm được tính chung cho
cả tập thể, sau đó tính và chia cho lương từng người trong tập thể theo cách chia
lương theo cấp bậc và thời gian làm việc.
- 11 - 11

Căn cứ vào các hạng mục của công trình, mỗi hạng mục tương ứng mà khi
đội công trình xây dựng hoàn thành công việc sẽ được quyết toán lương và số
tiền này chính là quỹ lương của tổ, của đội xây dựng.
Như vậy, khi hoàn thành công việc và đưa vào nghiệm thu chất lượng thiết
kế các đội, tổ sẽ được hưởng tổng số tiền lương thanh toán của từng hạng mục
công trình. Trên cơ sở đó, tiền lương của mỗi công nhân trong tổ sẽ được chia
theo quy định (tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của mỗi người),
Để trả lương cho CNV trong tổ, đội sản xuất trực tiếp, kế toán viên sử dụng
công thức:
Tiền lương SP
của mỗi
công nhân (tháng)
=
Số SP của
mỗi công nhân
x
Đơn giá
tiền lương/1SP
Trong đó:
Số SP của mỗi
công nhân
=
Số ngày công
thực tế
x
Hệ số cấp bậc công việc
của mỗi công nhân
Đơn giá
tiền lương/ 1SP
=

Tổng số tiền lương thanh toán
Tổng số SP hoàn thành
2.3.2 Hạch toán sử dụng thời gian lao động của Công ty
- Ở bộ phận gián tiếp: Trưởng phòng, ban theo dõi và chấm ngày công lao
động, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phòng Tổ chức về tính khách quan và
chính xác.
- Tại các phân xưởng: Tổ trưởng phân xưởng theo dõi và ghi các công việc của
từng người, cuối tháng tập hợp số liệu sản phẩm đã làm được. Quản lý phân
xưởng sẽ tổng hợp và tính giờ sản phẩm theo định mức kinh tế kỹ thuật.
- Nếu CBCNV nghỉ việc do ốm đau, thai sản...phải có giấy phép của bệnh viện,
cơ quan y tế và được ghi vào sổ chấm công theo các ký hiệu quy định như: Ốm
(Ô), nghỉ phép (P)...
- 12 - 12
- Phòng Tổ chức lao động tiền lương sẽ căn cứ vào bảng lương, đơn giá tiền
lương gián tiếp, lương sản phẩm cho từng cán bộ công nhân viên sau khi đã theo
dõi và kiểm tra.
2.3.3 Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ
- Quỹ BHXH: Hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp mất khả năng lao động
tạm thời hoặc (20%) tiền lương phải trả cho người lao động vĩnh viễn, được
hình thành từ 2 nguồn:
+ Người sử dụng lao động (Công ty) đóng 15% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
+ Người lao động đóng 5%.
- Quỹ BHYT 3% tính theo thu nhập, trong đó:
+ Người sử dụng lao động (Công ty) đóng 2% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
+ Người lao động đóng 1%.
- KPCĐ: 2% tính vào chi phí trên tổng số tiền lương thực tế của người lao động
(gồm cả thưởng và phụ cấp).
2.3.4 Chế độ phân phối thưởng

Ngoài công việc hoạt động sản xuất kinh doanh, phân công lao động quản
lý điều hành, để khuyến khích người lao động làm việc năng suất đảm bảo chất
lượng, động viên người lao động gắn bó với Công ty, đồng thời để duy trì sự
phát triển của đơn vị nên ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng thì 6
tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm Công ty có quy chế khen thưởng, bình xét thi
đua và phân hạng lao động theo phương thức loại A, B, C cụ thể như sau:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Công ty xây dựng khung điểm tối đa là 100
điểm với các chỉ tiêu chủ yếu là:
+ Đi làm đúng giờ quy định, thực hiện chế độ nghỉ ngơi đúng nội quy.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, năng suất lao động tốt, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn.
+ Tích cực tham gia vào các phong trào đoàn thể.
- 13 - 13

×