Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.08 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1
Số 5396, Chủ Nhật, 19/03/2017
<b>Đến với buổi phục dựng Lễ Mừng lúa mới của người dân tộc K’ho S’rê </b>
<b>tại khu du lịch Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột) trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê </b>
<b>Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên </b>
<b>năm 2017, du khách được đắm mình trong những làn điệu dân ca ngọt ngào </b>
<b>của các nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm </b>
<b>Đồng. </b>
Cũng như những dân tộc ở các vùng miền khác, đối với người K’ho S’rê, dân ca là
một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đóng vai trị quan trọng và
không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Những làn điệu dân ca của người K’ho
nói chung gồm hát giao duyên, hát kết bạn, hát ru con… Lời hát thường cô đúc, gợi
lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối nghĩ, lối sống của họ. Những bài hát
dân ca được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên ngồi giá trị văn hóa
truyền thống, nó cịn đóng vai trị củng cố mối quan hệ gia đình, dịng họ, bn
làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng.
Trong Lễ Mừng lúa mới, sau khi tiếng chiêng vang lên, men rượu cần đã ngấm đủ
để xua tan cảm giác giá lạnh của núi rừng cũng là lúc các chàng trai, cô gái giao
lưu, khoe tài, khoe sắc, cùng ngân vang lên bài dân ca “Ơ mơl” (Anh ơi), rằng
“Dốc núi cao đợi anh dẫn bước/ Khe nước sâu đợi anh bắc cầu/ Vượt đại ngàn chờ
anh xẻ lối…”. Với chất giọng mộc mạc, lúc trầm, lúc bổng, khi da diết mời gọi qua
giọng hát của nghệ nhân Ka Phôn đã cuốn du khách vào với không gian lễ hội rất
tự nhiên.
2
Một nghi lễ trong Lễ Mừng lúa mới của người H'ho S'rê.
Đến khi điệu múa Tàm Ya, tiếng kèn M’buốt cất lên bởi những chàng trai K’ho
S’rê cùng làn điệu dân ca “Til Dà liêng, dà đơng soat” (Biển dâng, sông cạn), du
khách dường như không thể đứng im để thưởng thức nữa, ai cũng lắc lư đôi tay,
nhịp nhàng đôi chân theo nhịp điệu của bài dân ca giao duyên của đôi trai gái. Lời
hát mộc mạc, dung dị, nhưng đầy cuốn hút: “Răng em đẹp như mặt trời mới mọc/
Răng em trắng như mặt trời lóe sáng/ Đôi môi em đẹp như búp bê/ Anh tiếc vì em
cịn nhỏ q, ngây thơ q/ Nhưng anh vẫn luôn mãi đợi em…”.
Càng lúc cuộc vui càng nhộn nhịp hơn, và cũng là lúc khoảng cách giữa mọi người
tại lễ hội dường như đã biến mất, thay vào đó là những cái nắm tay mở rộng vòng
xoang trong điệu chiêng “Cing tinh” và lời mời gọi của bài dân ca Ling leo-Pét
tôrjun (Đi săn con nai): “Các bạn ơi… ngày hội vui lắm, hãy về đây vui chơi cùng
nhau, đã lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau, hãy về đây các bạn nhé…”.
Cứ thế vòng xoang càng lúc càng được mở rộng, nhịp điệu chiêng cùng những giai
điệu dân ca sâu lắng cứ ngân vang mãi trong lòng người dân địa phương và du
khách.
3
nhở tới con cháu phải biết giữ gìn, yêu lấy những bài dân ca của dân tộc mình”,
nghệ nhân K’Binh tâm sự.
<b>Thúy An </b>