Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol ._3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.48 KB, 5 trang )

Cái dân tộc và cái
nhân loại trong vũ trụ
của Gogol




Từ sử học nghệ thuật
(1)
, chúng ta chuyển sang địa lý của thế giới Gogol. Nó khá
rộng, bao trùm miền Ukraina quê hương của nhà văn, nước Nga kinh thành và tỉnh lẻ và
cả ngoại bang Âu châu - Ba Lan (truyện Taras Bulba), Pháp và Ý (truyệnRoma). Trừ một
vài ngoại lệ, ta sẽ tự giới hạn trong biên cương nước Nga thời Gogol.
Ở nước Nga ấy, Gogol - nghệ sĩ rõ ràng yêu mến đến say đắm quê hương xứ sở của
mình, trong vũ trụ nghệ thuật của ông, nó hiện ra chói sáng sắc màu, vừa lâu đời vừa trẻ
trung, với những con người đầy sức sống và yêu cuộc sống, khát khao tự do và hạnh phúc
và đấu tranh giành lấy tự do, hạnh phúc. Giới nghiên cứu thường gọi những truyện ngắn,
truyện vừa hợp thành sáchChiều hôm trong xóm gần Dikanka là những sáng tác lãng mạn
chủ nghĩa, khu biệt chúng khỏi những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa sau này của Gogol.
Giới thuyết ấy thực ra không chuẩn xác lắm, bởi vì trong những truyện vừa, truyện ngắn
rất giàu chất thơ sáng tạo này không có cái cốt lõi, cái cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa
lãng mạn - sự đối lập giữa ước mơ và thực tại, sự phân cực đối nghịch giữa thế giới nội
tâm và thế giới bên ngoài. Trong những truyện điển hình nhất và được biết đến nhiều
nhất:Hội chợ ở Sorochintsy, Đêm tháng Năm, Đêm Giáng sinh, Lá sớ bị mất, Ivan
Fedorovich Sponka với bà dì của ông các nhân vật không mơ tưởng đến thế giới nào khác
cái thế giới mà họ đương sống, và trong thế giới ấy những gì họ ao ước, họ cuối cùng đều
đạt được. Thế giới ấy là một thứ “vườn địa đàng” mà ở đấy con người sống hòa hợp với
thiên nhiên mỹ lệ và hùng vĩ, vừa lòng với môi trường xã hội và toại nguyện với số phận
của mình, vì thế không muốn ra khỏi nó, không đổi nó lấy một cái gì khác. Trong sự mô
tả của Gogol, đó là một vương quốc tự túc, tự đủ, song thái độ của người mô tả đối với cái
được mô tả ra sao?


Thông thường trong văn chương thời mới mỗi khi nói đến đời sống nơi làng quê,
tỉnh huyện, trong ý thức và tiềm thức của người viết cũng như người đọc hiện sẵn cặp đối
lập nền móng “làng quê - thành thị”, “tỉnh lẻ - thủ đô”. Sự đối lập ấy nhiều khi không có
lợi cho thành thị, kinh đô. Rất gần với Gogol về thời gian, trong một số trường ca của
Pushkin hưởng ứng thơ ca lãng mạn chủ nghĩa Âu châu, xuất hiện những nhân vật chạy
trốn thành thị, văn minh đô thị, ẩn mình nơi hẻo lánh, giữa lòng thiên nhiên, chỉ tiếp xúc
với dân quê chất phác, mộc mạc. Trong thế giới của Gogol không có những nhân vật như
thế. Các nhân vật tỉnh lẻ điển hình của ông trong Quan thanh tra và Những linh hồn
chết đều mang nặng tâm lý dân tỉnh lẻ, ao ước cuộc sống kinh đô, học đòi người thủ đô.
Nhưng anh thợ rèn Vakula, nhân vật chính của truyện Đêm Giáng sinh thì không thế. Anh
ta từ làng quê lên kinh đô Peterburg chỉ để sắm cho người yêu một đôi hài đúng như cô ta
ước muốn, xong việc là trở về quê ngay, không thấy cần ở lại thêm một giờ nào để thưởng
ngoạn kinh thành xa hoa tráng lệ. Ở tỉnh Poltava của anh ta cũng có “hai thành phố trứ
danh” - Gadiach và Mirgorod, trong thực tế thời Gogol, là hai phố huyện, mà một phố -
Mirgorod, với “thắng cảnh” chính - vũng nước khổng lồ quanh năm không khô, được tả
kỹ trong tập truyện cùng tên. Nàng Oksana, người yêu của Vakula, được giới thiệu như
một tuyệt thế giai nhân, đẹp đến nỗi nàng “còn chưa đầy mười bảy tuổi, mà hầu như trên
khắp thế gian, bên này làng Dikanka cũng như bên kia làng Dikanka, ai ai cũng bàn tán về
nàng”.
Thiết nghĩ, chỉ hai chi tiết vừa dẫn đã là đủ để cho thấy thái độ của tác giả đối với đối
tượng mô tả của mình - một thái độ vừa trìu mến vừa nhạo cười. Tiếng cười mỉa mai nhỏ
nhẹ và hiền hậu ở đây chỉ ra hai tầm nhìn được lồng vào trong một khung tự sự - tầm nhìn
hạn hẹp của các nhân vật và rộng lớn hơn của tác giả. Đây nữa, những dòng “ngợi ca” sự đa
tài của anh thợ rèn Vakula khả ái: “Những lúc rảnh tay, anh thợ rèn còn làm nghề bôi màu
và được tiếng là họa sĩ cừ khôi nhất làng. Chính ông đội trưởng đội bách quân L ko, thời
ấy còn sống, đã cố tình vời anh lên tận Poltava sơn cho ông ta dãy hàng rào bằng gỗ xẻ gần
nhà. Tất cả các đĩa bát mà những người kôdắc ở Dikanka dùng để ăn xúp bắp cải, đều được
anh tô vẽ. Anh thợ rèn là con chiên kính Chúa và hay vẽ chân dung các vị thánh: bây giờ
vẫn còn thấy được trong nhà thơ T chân dung thánh Luc, tác giả kinh Phúc Âm, do anh
vẽ. Nhưng tuyệt đỉnh nghệ thuật của anh là bức tranh bích họa bên trên cửa phải nhà thờ; ở

đấy, anh họa hình thánh Petrus trong Ngày phán xử cuối cùng tay vung chùm chìa khóa xua
quỷ sứ ra khỏi địa ngục; con quỷ hoảng hồn dự cảm thấy ngày chết của mình, chạy cuống
cuồng từ bên này sang bên kia, còn những tội nhân trước đấy bị giam cầm thì xua đuổi hắn
người bằng roi vọt, người bằng những thanh củi và tất cả những gì mà họ vớ được”. Một
cái cười mát đối với nghệ thuật dân gian, chứ tuyệt không phải sự trầm trồ tán thưởng.
Tiếng cười ấy chỉ ra cái ngây thơ hạn hẹp trong quan niệm về thế giới bên kia, mà người
nghệ sĩ dân gian không ý thức được.
Trong thế giới của Gogol, đâu đâu ta cũng thấy sự không ăn khớp, sự vênh lệch hài
hước giữa tầm nhìn của nhân vật và tầm nhìn của tác giả: cái tự đủ, tự túc trong con mắt
nhân vật lại hóa ra rất không đủ, rất bất túc trong con mắt tác giả. Đây, một đoạn văn chế
nhạo lòng tự mãn của tên điền chủ Perepenko: “Một buổi sáng, vào giữa tháng Bảy, Ivan
Ivanovich nằm nghỉ dưới mái hiên mát rượi Ông vừa nằm vừa nhìn một lượt các buồng,
sân, kho, đàn gà chạy trên sân và thầm nghĩ: “Hỡi Chúa Trời của con, con thật là một ông
chủ ra ông chủ! Cái gì mà con không có cơ chứ? Nào gia cầm, nào nhà cửa, kho tàng, thích
gì có nấy; rượu ngon tự nấu tự ngâm; vườn nào lê, nào mơ, mận; ruộng rau nào anh túc, bắp
cải, đậu Còn gì nữa mà tôi không có? Tôi muốn biết tôi còn thiếu cái gì?”. Lời “tự vấn”
ấy ở đây rõ ràng đã mang hàm nghĩa tinh thần chứ không vật chất, vì thế mà nó bị chê cười.
Vừa đáng quý vừa đáng chê cả lòng mến khách không chọn lọc của cặp điền chủ kiểu xưa
trong truyện cùng tên: nụ cười săn đón của bà chủ gây cho người kể chuyện cảm giác “ngọt
quá”. Song Manilov trong Những linh hồn chết với nụ cười đường mật thường trực trên
môi, với hạnh phúc gia đình toàn mãn, không gợn sóng, nhìn đời qua cặp kính hồng không
tháo bỏ bao giờ thì đã gây cảm giác buồn nôn. Cũng buồn nôn hai quý bà mãn nguyện với
mình và cuộc sống rặt những quan tâm vụn vặt, vô nghĩa của mình, nhất là quý bà “khả ái
về mọi phương diện”. Như ta nhớ, nụ cười tự mãn rất hay xuất hiện trên khuôn mặt tròn
trĩnh, được cạo nhẵn bóng của Chichikov, tác giả nói hơn một lần về nhân vật này rằng hắn
yêu cái mặt của mình và thích soi gương hàng giờ. Các điền chủ và quan chức trong tiểu
thuyết, mỗi người một cách, đều mãn nguyện với mình và vì thế đều nực cười, đều kệch
cỡm, chỉ có Pliushkin là luôn luôn cảm thấy chưa vừa lòng, chưa toại nguyện trong khát
vọng tiết kiệm, tích lũy, và như một nhà phê bình đã nhận xét, ở y phảng phất cái kỳ vĩ của
nhân vật bi kịch.

Với một vài đính chính, có thể gọi thế giới nhân vật của Gogol là bộ sưu tập
những linh hồn tự mãn. Ở đây có người hiền và kẻ ác, người ngay và kẻ gian, người cần
lao và kẻ ăn hại, người nghèo khổ và kẻ giàu sang, người thấp hèn và kẻ quyền quý,
người anh hùng và kẻ tiểu nhân, người đạo đức và kẻ vô luân, người khôn ngoan và kẻ
ngu độn, v.v song nét nhận dạng chung, mẫu số tinh thần chung ở họ là sự bằng lòng
và hài lòng với mình, sự không thấy cần thiết phải vượt lên trên mình, trở nên cao lớn
hơn chính mình. Chính sự hài lòng ấy với cái hữu hạn của mình (và từ đó mà quảng bá
và chuẩn hóa nó) là cơ sở và cốt lõi của cái mà Gogol và các nhà văn Nga đi sau ông gọi
bằng từ “poshlost”, họ phát lộ nó khắp nơi, ở trong cũng như ngoài nước Nga, lật tẩy nó
dưới mọi dạng thức và mặt nạ, làm nên cái chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi cao đặc trưng cho
văn học Nga.

×