Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Gìn giữ quần thể cây kè cho vùng đất Hố Kè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.74 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<i>Số 5990, Chủ Nhật, 21/04/2019 </i>

<b>Gìn giữ quần thể cây kè cho vùng đất Hố Kè </b>



<b>\Địa danh Hố Kè nằm ven Tỉnh lộ 12, thuộc thơn 4 và thơn 7 xã Hịa Lễ, </b>
<b>huyện Krông Bông. Điểm nhận diện đặc trưng của địa danh này là quần thể </b>
<b>cây kè nổi bật trên nền xanh mướt của cánh đồng lúa, tạo nên một bức tranh </b>
<b>bình yên, thơ mộng dưới chân rặng Chư Yang Sin.</b>




Không ai biết cây kè ở vùng đất này xuất hiện từ khi nào. Kể cả những người di cư
đến đây trong những năm đầu giải phóng cũng đã thấy thân kè cao vút đầy kiêu
hãnh nổi bật lên giữa vùng đầm trũng đầy lau sậy, tươi tốt quanh năm. Cò, diệc và
nhiều loại chim khác thường về đây làm tổ, chao liệng rợp trời, nhất là buổi bình
minh hay chiều tà. Quần thể kè có đến hàng trăm cây. Mỗi mùa quả chín rụng
xuống gặp đất màu mỡ lại mọc lên rất nhiều cây con. Cũng chính bởi đặc điểm
nhận diện đặc trưng này, vùng đầm trũng nơi đây được gọi tên là Hố Kè.




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
Đến khoảng năm 1996 – 1997, người dân bắt đầu khai phá dần đầm hoang tại Hố
Kè. Lau sậy và nhiều loài cây hoang dại dần biến mất, nhường chỗ cho những
mảnh ruộng canh tác lúa nước của người dân. Chim chóc cũng thưa dần, những đàn
cị chuyển nơi trú ngụ vào trong núi, chỉ cịn một số ít vẫn tìm đến đậu trên những
tán kè. Cây kè bị mất môi trường sinh sống tự nhiên nên khô héo và chết dần. Hạt
cây rơi xuống không mọc được do mỗi mùa vụ, người dân lại cày xới đất, phun
thuốc bảo vệ thực vật... Đến nay, quần thể kè chỉ cịn lại 45 cây (trong đó có 6 cây
đã ngừng sinh trưởng), tập trung tại cánh đồng thôn 7.



Để bảo tồn những cây kè cịn sót lại, UBND huyện
Krông Bông đang tiến hành các bước lập Đề án Phát
triển du lịch huyện, đưa vùng Hố Kè thành một trong
những khu vực trọng điểm cần đầu tư, xây dựng thành
địa điểm du lịch. Hiện nay, UBND xã Hòa Lễ đã đo
đạc thực địa, lập 2 phương án khoanh vùng bảo vệ khu
vực này. Theo đó, nếu lấy tồn bộ diện tích canh tác
lúa khu vực cây kè đang sinh trưởng thì phải thu hồi
khoảng 2,3 ha, với giá trị đền bù hơn 800 triệu đồng.
Phương án thứ 2, chỉ thu hồi phần đất có bán kính 5 m
quanh gốc kè thì tổng diện tích đất phải thu hồi gần
8.000 m2, giá trị đền bù khoảng 300 triệu đồng.


Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ Phan Thanh Sa cho biết,
đơn vị đã lấy ý kiến của 3/12 hộ có diện tích bị thu hồi
nhiều nhất theo phương án thứ 2. Các hộ đều đồng
thuận với việc bảo tồn cây kè, song cũng có nguyện
vọng được hoán đổi đất sản xuất thay cho việc nhận
tiền đền bù. Dự kiến, khi người dân gặt xong lúa vụ
đông xuân, UBND xã sẽ tiến hành đo đạc lại diện tích
thực tế, cắm mốc khoanh vùng bảo vệ 45 cây kè và 3


cây lộc vừng trong khu vực này, đồng thời tìm vị trí hốn đổi đất theo nguyện vọng
của người dân.




Ông Sa cũng nhận định, nếu được quan tâm, cấp đủ kinh phí cho phương án 1, cây
kè sẽ có được được mơi trường sinh trưởng tốt hơn vì có đủ diện tích cho hạt phát
tán và nảy mầm thành cây con. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp, UBND huyện cũng


chỉ mới cấp bổ sung 200 triệu đồng vào dự toán chi ngân sách năm 2019 của địa
phương để thực hiện hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng khu vực Hố Kè nên
UBND xã đang tiến hành đo đạc, giải quyết theo phương án thứ 2, nỗ lực thực hiện
càng sớm càng tốt vì nhiều cây kè đang có dấu hiệu bị hư hại, cần can thiệp, bảo
tồn kịp thời.






</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


<b>Đinh Nga</b>


</div>

<!--links-->
đánh giá tiềm năng nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất cát ở tỉnh Quảng Ngãi
  • 71
  • 908
  • 0
  • ×