Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghề may gia công Cơ hội việc làm cho lao động tại xã Quảng Điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.11 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Số: 5934; Thứ năm, ngày 14/02/2019

<b>Nghề may gia công Cơ hội việc làm cho lao động </b>



<b> tại xã Quảng Điền </b>



<b>Hai năm gần đây, khi các cơ sở may gia công được thành lập tại xã </b>
<b>Quảng Điền (huyện Krông Ana), hàng chục lao động địa phương đã có việc </b>
<b>làm thường xuyên và nguồn thu nhập ổn định từ nghề này.</b>


Từng là công nhân may mặc cho một công ty tại TP. Hồ Chí Minh, với
nguồn thu nhập tầm 10 triệu đồng/tháng, nhưng em Phạm Văn Hiểu (SN 1993,
ngụ thôn 3) cũng chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà và sinh hoạt hằng ngày. Nhận
thấy cuộc sống công nhân nơi đất khách quê người không mấy dễ dàng, sau 4
năm (từ 2012-2016) Hiểu đã quyết định về quê lập nghiệp. Hành trang trong tay
của em là kinh nghiệm may mặc 4 năm tại TP. Hồ Chí Minh và một ít vốn tích
cóp được. Đầu năm 2017, cơ sở may gia công của vợ chồng Hiểu được thành
lập, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động. Sau 2 năm hoạt động, hiện nay
số lao động có việc làm thường xuyên tại cơ sở của vợ chồng Hiểu là 14 người,
trong đó chủ yếu là lao động nữ với 11 người. Hiểu cho biết, với số lao động
hiện tại, mỗi tháng cơ sở của gia đình nhận về khoảng 10 ngàn sản phẩm đồ bộ
nữ để may gia công cho các công ty ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn hàng ổn định
nên tất cả các lao động tại cơ sở đều có việc làm thường xuyên, thu nhập bình
quân 4 triệu đồng/người/tháng.


Chị Trần Thị Hoa (SN 1983, thôn 3) chia sẻ, trước đây khi chưa tham gia
vào cơ sở may gia cơng của gia đình Hiểu, chị từng làm thợ may tại nhà. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng quần áo may ngày càng ít dần nên nguồn thu nhập từ
nghề này bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Vì thế, đã có thời
gian chị gác máy, ở nhà làm ruộng với chồng. Từ ngày cơ sở gia cơng của gia
đình em Hiểu hình thành, chị đã đăng ký và gắn bó 2 năm nay, với nguồn thu
nhập ổn định tầm 4 triệu đồng/tháng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Cơ sở may gia công của đôi vợ chồng trẻ Phạm Văn Hiểu. </i>


Tương tự, tại cơ sở may gia công của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích Trâm
(SN 1985, thơn 3), hơn một năm nay đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao
động địa phương. Cũng như Hiểu, trước khi mở cơ sở, Trâm đã có 6 năm làm
cơng nhân may mặc ở TP. Hồ Chí Minh. Song từ khi lập gia đình, đồng lương
cơng nhân không đủ trang trải cho đôi vợ chồng trẻ và con nhỏ. Năm 2012,
Trâm quyết định về lập nghiệp ở quê. Trong thời gian 5 năm (2012-2017), Trâm
vẫn theo nghề may bằng cách nhận may gia cơng áo khốc gió cho một số cơ sở
may mặc ở khu vực thị trấn Buôn Trấp. Đầu năm 2018, với số vốn có sẵn 50
triệu đồng, vợ chồng Trâm mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện để mở cơ sở. Theo đó, hằng tháng vợ chồng Trâm lấy
hàng thể thao trẻ em từ một xưởng may trong TP. Hồ Chí Minh về may gia
công. Với số lượng 12 máy, mỗi tháng cơ sở của vợ chồng Trâm nhận may
khoảng 12 ngàn bộ đồ thể thao trẻ em, mức thu nhập bình quân của người lao
động đạt 4 triệu đồng/người/tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Em Trần Văn Đoàn làm việc tại cơ sở may gia cơng</i>.


Có thể khẳng định việc hình thành các cơ sở may gia công tại một xã thuần
nơng như Quảng Điền đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho một bộ phận lao
động nhàn rỗi tại địa phương. Đây cũng là hướng đi mới trên hành trình khởi
nghiệp của các bạn trẻ như Hiểu và Trâm mà khơng phải xa q hương.


<b>Hồng Tuyết</b>


</div>

<!--links-->
Chương trình Khu vực Châu Á của ILO Nhật Bản về Mở rộng Cơ hội Việc làm cho Phụ nữ (EEOW)
  • 56
  • 623
  • 1
  • ×