Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 6 trang )



Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm
tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX





1. Khuynh hướng chống học thuyết
Darwin
Giáo hội là lực lượng đầu tiên chống Ch.
R. Darwin. Sáu tháng sau khi học thuyết
Darwin ra đời, tại trường đại học oxpho
đã diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắt
giữa giám mục Uynbơphooxơ và nhà
sinh học T. Huxley, cuối cùng
Uynbơphooxơ đã thất bại.
Xetuyel là thầy giáo cũ của Darwin phản
ứng bằng cách trả lại cuốn "Nguồn gốc
các loài" cho tác giả.
Laiơn là người đã tham gia việc xuất bản
"Nguồn gốc các loài" cũng rất băn khoăn
về nguồn gốc động vật của loài người và
mãi về sau mới thừa nhận lý thuyết của
Darwin.
Agassis L, nhà cổ sinh học lớn nhất thế
kỷ XIX cho rằng thuyết tiến hoá là phản
khoa học và có hại. Bronn H.G., nhà
động vật học và cổ sinh học, đã định xuất
bản "Nguồn gốc các loài" bằng tiếng


Đức, cũng không tán thành thuyết chọn
lọc tự nhiên. Virshop người sáng lập môn
bệnh lý học tế bào thì đề nghị cấm giảng
dạy học thuyết Darwin trong nhà trường
vì nó phá hoại tôn giáo.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến khuynh
hướng chống lại học thuyết Darwin,
trong đó chủ yếu là do ràng buộc bởi thế
giới quan tôn giáo, họ chưa thể thừa nhận
các quy luật tự nhiên mà Darwin đã giải
thích lịch sử giới hữu cơ.
2. Những người bảo vệ lý thuyết tiến
hóa Darwin
Một số tác giả ở Anh, như Huxley (1825
- 1895) đã chứng minh học thuyết
Darwin là chân lý khoa học và ủng hộ
quan niệm về nguồn gốc động vật của
loài người . Hooker J . (1817 - 1911) là
người đầu tiên đã áp dụng phương pháp
lịch sử trong nghiên cứu hệ thực vật.
Wallace (1823- 1913) là người đã công
bố thuyết chọn lọc tự nhiên đồng thời với
Darwin.
Một số tác giả ở Mỹ, trong đó có Gray
(1810 - 1888) bảo vệ quan điểm phát
triển của Darwin trong các cuộc tranh
luận công khai trên báo chí với Agassis.
Nhà phôi sinh học có tiếng hồi bấy giờ là
Muller ( 1821 - 1897) đã dẫn đầu cuộc
đấu tranh bảo vệ học thuyết Darwin ở

Mỹ và kết luận rằng sự phát triển cá thể
phản ánh đến một mức độ nhất định các
giai đoạn chính của sự phát triển chủng
loại.
Còn ở Đức , nhà phôi sinh học Haechken
(1831 - 1919) đã phát triển các ý kiến của
Darwin, Muller và đưa ra định luật phát
sinh của sinh vật rằng sự phát triển cá thể
là sự lặp lại một cách rút gọn sự phát
triển chủng loại. Ông cũng chứng minh
sự phức tạp hoá về tổ chức của các cá thể
nguyên thủy sinh vật từ những sinh thể
trước tế bào đã tiến hóa đến đơn bào, rồi
đến tập đoàn đơn bào... Hiện tượng đa
dạng hóa, phức tạp hóa về hình thái, cấu
tạo để có thể thích nghi tết hơn với ngoại
cảnh trong thế giới sinh vật cũng diễn ra
theo các bước giống như sự phát triển
của phôi động vật đa bào ngày nay như
các giai đoạn phôi tang, phôi nang, phôi
vị.
Nước Nga, vào năm 1861, giáo sư
Rasinxki dịch cuốn "Nguồn gốc các loài"
sang tiếng Nga, đến năm 1867, Viện Hàn
lâm KH Nga đã bầu Ch. R. Darwin làm
viện sĩ thông tấn. Timiriazev K.A. (1813
- 1920) đã đóng vai trò chủ chốt trong
cuộc đấu tranh bảo vệ và phổ biến học
thuyết Darwin. Vận dụng quan điểm
chọn lọc tự nhiên, ông chứng minh rằng

màu xanh lục của lá cây là kết quả của

×