Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu lựa chọn chủng loại cây xanh và kết cấu hố trồng cây hợp lý cho đô thị nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.67 MB, 180 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN CÔNG LUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY XANH
VÀ KẾT CẤU HỐ TRỒNG CÂY HỢP LÝ CHO ĐÔ THỊ
NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN CÔNG LUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY XANH
VÀ KẾT CẤU HỐ TRỒNG CÂY HỢP LÝ CHO ĐÔ THỊ
NHA TRANG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình giao thơng
Mã số: 85.80.205

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG HẢI
2. ThS. NGUYỄN BIÊN CƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Công Luân


NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY XANH VÀ KẾT CẤU HỐ
TRỒNG CÂY HỢP LÝ CHO ĐÔ THỊ NHA TRANG
Học viên: Nguyễn Công Luân
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thơng
Mã số: 60.58.02.25; Khóa: K33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Việc phát triển mảng xanh đô thị mà cụ thể là cây xanh đường phố đã và đang
được rất nhiều thành phố trong và ngồi nước quan tâm, chú trọng. Đơ thị Nha Trang
cũng là một trong những thành phố đó, đã có rất nhiều phong trào trồng cây được phát
động như: Tết trồng cây, trồng cây Festival biển... Tuy nhiên việc đầu tư trồng cây xanh
tại đơ thị Nha Trang cịn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc, không đồng bộ chủ yếu theo từng
tuyến đường nâng cấp và làm mới, một số tuyến đường có rất nhiều cây tạp. Ngồi ra kết
cấu hố trồng cây tại đô thị Nha Trang cũng không đảm bảo chức năng của nó. Luận văn
đã căn cứ vào số liệu khảo sát thực tế các tuyến đường tại đơ thị Nha Trang để chỉ ra các

nhược điểm cịn tồn tại của cây xanh và kết cấu hố trồng cây của đô thị Nha Trang. Luận
văn cũng đề xuất một số chủng loại cây xanh và kết cấu hố trồng cây hợp lý cho đô thị
Nha Trang. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt được và đưa ra các hướng phát triển tiếp
theo.
Từ khóa – cây xanh; đô thị; hố trồng cây; Nha Trang; kết cấu phần trên; kết cấu phần
ngầm.

RESEARCHING CHOICE OF GREEN PLANT TYPES AND
STRUCTURE OF PLANTING HOLE REASONABLE
FOR NHA TRANG URBAN AREA
Abstract - The development of urban green areas, particularly street trees, has been paid
much attention and attention by many domestic and foreign cities. Nha Trang city is also one
of those cities, there have been many movements of planting trees launched such as: Lunar
New Year planting trees, planting a Sea Festival tree… However, the investment in planting
green trees in Nha Trang city is still small, fragmented, asynchronous mainly according to
each upgrade and refreshing route, some roads have a lot of trash trees. In addition, the
structure of planting holes in Nha Trang urban area does not guarantee its function. The thesis
has been based on the actual survey data of roads in Nha Trang urban area to show the
shortcomings of greenery and tree structure of Nha Trang urban. The thesis also proposes a
number of types of trees and suitable planting holes for Nha Trang city. The author has
summarized the results achieved and given the next development directions.
Key words - green trees; urban; planting holes; Nha Trang; upper part structure;
underground part structure.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................
MỤC LỤC ..................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ............................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
6. Bố cục luận văn .....................................................................................................2
Chương1 TỔNG QUAN VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ, HỐ TRỒNG CÂY VÀ
HIỆN TRẠNG THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG ..........3
1.1. Cây xanh đô thị ..................................................................................................3
1.1.1. Thiết kế cây xanh đơ thị...............................................................................7
1.1.2. Chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong đơ thị ...................................................10
1.1.2.1. Chăm sóc theo các chu kỳ phát triển của cây xanh đô thị .........................10
1.1.2.2. Chăm sóc cây xanh đơ thị đẹp và khỏe mạnh ............................................11
1.1.2.3. Bảo vệ cây xanh đô thị ...............................................................................11
1.2. Hố trồng cây .................................................................................................12
1.2.1. Chức năng của hố trồng cây..........................................................................12
1.2.2. Cấu tạo của hố trồng cây...............................................................................12
1.2.3. Các loại hố trồng cây ....................................................................................16
1.3. Hiện trạng cây xanh đô thị và hố trồng cây trên địa bàn thành phố Nha Trang ........19
1.3.1. Khảo sát hiện trạng cây xanh ........................................................................21
1.3.2. Khảo sát hiện trạng hố trồng cây ..................................................................30
1.3.3. Phân tích các nhược điểm cịn tồn tại ........................................................... 33
1.4. Kết luận chương 1 ............................................................................................ 35
Chương 2 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY XANH CHO
ĐÔ THỊ NHA TRANG........................................................................................... 36
2.1. Tiêu chí chọn chủng loại cây xanh đô thị ........................................................36
2.2. Tiêu chuẩn chọn chủng loại cây xanh đô thị ...................................................36
2.3. Nguyên tắc chung để cải tạo cây xanh đô thị cho thành phố Nha Trang ........38

2.4. Đề xuất chủng loại cây xanh đô thị cho thành phố Nha Trang........................39


2.5. Các giải pháp quy hoạch, cải tạo và phát triển cây xanh đường phố cho
đô thị Nha Trang .....................................................................................................42
2.6. Chăm sóc và bảo vệ cây xanh đơ thị ................................................................ 43
2.6.1. Chăm sóc cây xanh đơ thị .............................................................................43
2.6.2. Bảo vệ cây xanh đô thị ..................................................................................44
2.7. Kết luận chương 2 ............................................................................................ 44
Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU HỐ
TRỒNG CÂY ÁP DỤNG CHO ĐÔ THỊ NHA TRANG ......................................45
3.1. Nghiên cứu kết cấu phần ngầm của hố trồng cây ............................................45
3.1.1. Yêu cầu đối với phần ngầm của hố trồng cây...............................................45
3.1.2. Các bộ phận của phần ngầm hố trồng cây ....................................................45
3.1.3. Đề xuất kết cấu phần ngầm của hố trồng cây cho đô thị Nha Trang ............46
3.2. Nghiên cứu kết cấu phần trên của hố trồng cây...............................................49
3.2.1. Yêu cầu đối với phần trên của hố trồng cây .................................................49
3.2.2. Các bộ phận của phần trên hố trồng cây .......................................................50
3.2.3. Các phương án kết cấu vật liệu nắp đậy hố trồng .........................................51
3.2.4. Đề xuất kết cấu phần trên của hố trồng cây cho đô thị Nha Trang ..............53
3.3. Áp dụng cho các tuyến đường của đô thị Nha Trang ......................................57
3.3.1. Nguyên tắc chung .........................................................................................57
3.3.2. Đề xuất kết cấu hố trồng cây theo từng tuyến đường. ..................................57
3.4. Kết luận chương 3 ............................................................................................ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 67


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây xanh đường phố tại thành phố Milan (Ytalia)..........................................4

Hình 1.2. Cây xanh đường phố tại Singapore .................................................................5
Hình 1.3. Cây xanh tại phố Hồng Diệu, thành phố Hà Nội ...........................................6
Hình 1.4. Cây xanh tại đường Kim Đồng, thành phố Vũng Tàu ....................................6
Hình 1.5. Chức năng cây xanh đơ thị ..............................................................................7
Hình 1.6. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường có dải phân cách giữa ...................................8
Hình 1.7. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường khơng có dải phân cách ................................ 8
Hình 1.8. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường có 4 làn xe ....................................................8
Hình 1.9. Cấu tạo hố trồng cây tại thành phố Sydney - Úc ...........................................13
Hình 1.10. Cấu tạo hố trồng cây tại thành phố Auckland – Newzealand .....................14
Hình 1.11. Cấu tạo phần ngầm hố trồng cây tại một số đơ thị của Việt Nam ...............15
Hình 1.12. Cấu tạo phần trên của hố tại đường Giảng Võ, Hà Nội .............................. 15
Hình 1.13. Cấu tạo phần trên của hố tại phố Kim Mã, Hà Nội .....................................16
Hình 1.14. Cấu tạo phần trên của hố tại đường Láng, Hà Nội ......................................16
Hình 1.15. Nắp đậy bằng các tấm gang, thép tại đường ...............................................17
Hình 1.16. Nắp đậy bằng các tấm bê tơng có lỗ tại thủ đơ Praha, Cộng hịa Séc .........17
Hình 1.17. Nắp đậy bằng nhựa expoxy liên kết tại Đức ...............................................17
Hình 1.18. Nắp đậy bằng tấm thép, gang tại một số khu đô thị mới ............................. 18
Hình 1.19. Nắp đậy bằng gạch số 8 tại TP.HCM .......................................................... 18
Hình 1.20. Nắp đậy bằng tấm bê tơng có lỗ tại đường Lê Duẩn, Đà Nẵng ..................18
Hình 1.21. Biểu đồ tỷ lệ thành phần các chủng loại cây chiếm ưu thế .........................25
Hình 1.22. Biểu đồ tỷ lệ phân loại cây của thành phố Nha Trang ................................ 28
Hình 1.23. Cây phượng .................................................................................................29
Hình 1.24. Cây Me ........................................................................................................29
Hình 1.25. Cây dừa ........................................................................................................29
Hình 1.26. Cây Sakê ......................................................................................................29
Hình 1.27. Cây Sao đen .................................................................................................29
Hình 1.28. Cây Bạc đầu .................................................................................................29
Hình 1.29. Cây Hoa sứ ..................................................................................................29
Hình 1.30. Cây Liễu rủ ..................................................................................................29
Hình 1.31. Cây Bàng .....................................................................................................29

Hình 1.32. Cây Xà cừ ....................................................................................................29
Hình 1.33. Cây Blăng ....................................................................................................29
Hình 1.34. Cây Lim xẹt .................................................................................................29


Hình 1.35. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường có dải phân cách giữa tại TP.Nha Trang
(đường Trần Phú, đường 23/10, đường 2/4, đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn
Tất Thành) .....................................................................................................................30
Hình 1.36. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường khơng có dải phân cách giữa tại TP.Nha
Trang (các tuyến đường trong thành phố) .....................................................................30
Hình 1.37. Cấu tạo hố trồng cây tại đơ thị Nha Trang ..................................................31
Hình 1.38. Hố dạng bi trịn ............................................................................................ 31
Hình 1.39. Hố trồng cây bằng bê tơng...........................................................................32
Hình 1.40. Hố xây gạch .................................................................................................32
Hình 1.41. Biểu đồ tỷ lệ thành phần các loại hố trồng cây của TP.Nha Trang .............33
Hình 1.42. Chênh lệch cao độ giữa vỉa hè và hố trồng cây ảnh hưởng đến diện tích
người đi bộ, người dân hay dùng làm vị trí tập kết rác .................................................34
Hình 1.43. Cây xanh và kết cấu hố trồng cây chưa hợp lý nên rễ cây đã phá hỏng cơ sở
hạ tầng............................................................................................................................ 34
Hình 1.44. Cây xanh ngã đổ do bão 12, đường Nguyễn Chánh, TP.Nha Trang ...........35
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đề xuất chủng loại cây ................................ 41
Hình 2.2. Sự khác nhau giữa cây xanh tự nhiên và cây xanh trong mơi trường đơ thị .43
Hình 3.1. Các bộ phận phần ngầm của hố trồng cây .....................................................45
Hình 3.2. Kết cấu phần ngầm của hố trồng cây đề xuất cho TP.Nha Trang .................48
Hình 3.3. Các yêu cầu đối với phần trên của hố trồng cây............................................49
Hình 3.4. Chi tiết kết cấu thành hố và nắp đậy hố trồng cây ........................................50
Hình 3.5. Chi tiết cây chống .......................................................................................... 50
Hình 3.6. Hố trồng cây có nắp đậy, một số bố trí thành chỗ nghỉ chân cho khách bộ
hành ở Frankfurt (Đức) ..................................................................................................51
Hình 3.7. Hố trồng cây có nắp đậy Nắp đậy bằng gang, cao độ bằng cao độ vỉa hè để

bộ hành đi lại thuận tiện (Viên - Áo) .............................................................................51
Hình 3.8. Hố trồng cây có nắp đậy Nắp đậy bằng vật liệu composite được thử nghiệm
ở đường Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng. Vật liệu làm đầy chưa phù hợp nên rất mất mỹ
quan sau một thời gian sử dụng .....................................................................................52
Hình 3.9. Hố trồng cây có nắp đậy bằng các tấm block bê tơng tại Phú n ...............52
Hình 3.10. Bê tơng xun nước Dmax 9.5 ....................................................................54
Hình 3.11. Bê tơng xun nước Dmax 4.75 ..................................................................55
Hình 3.12. Bê tơng xun nước Dmax 2.36 ..................................................................55
Hình 3.13. Kết cấu phần trên hố trồng cây đề xuất cho đô thị Nha Trang ....................56


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khoảng cách tối thiểu từ dải cây xanh đến các cơng trình ............................. 9
Bảng 1.2. Kích thước dải cây xanh đường phố ............................................................. 10
Bảng 1.3. Số lượng cây xanh đường phố theo chủng loại .............................................21
Bảng 1.4. Các chủng loại cây chiếm ưu thế ..................................................................24
Bảng 1.5. Tổng hợp hiện trạng cây xanh đường phố theo chiều cao ............................ 26
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn cây trồng đô thị theo thông tư 20 của Bộ Xây Dựng .................37
Bảng 2.2. Danh mục cây xanh đề xuất trồng trên đường phố ở TP. Nha Trang ...........39
Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng cây trồng mới và cây tạp loại bỏ trên các tuyến đường .42
Bảng3.1.Bảng dữ liệu khí hậu TP. Nha Trang (Nguồn: VietNam institute for
Building Science and Technology) ...............................................................................46
Bảng 3.2. Kích thước hố trồng cây theo các chủng loại cây .........................................47
Bảng 3.3. Chi phí lắp đặt các loại nắp đậy hố trồng cây phổ biến hiện nay .................50
Bảng 3.4. Bảng đề xuất kích thước hố trồng cây theo từng tuyến đường .....................55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây xanh đơ thị có vai trị quan trọng đối với mơi trường đô thị. Ở nước ta,
công tác phát triển cây xanh đô thị đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Một
số đô thị trong nước đang phấn đấu phủ xanh đô thị bằng cây xanh, thành phố Nha
Trang cũng là một trong những đơ thị đó.
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang được mệnh danh là
“hịn ngọc của biển Đơng”, “Viên ngọc xanh” vì giá trị thiên nhiên, vẻ đẹp cũng như
khí hậu của nó.
Trong những năm gần, cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đô thị tại thành
phố Nha Trang ngày càng được đẩy mạnh, huy động hiệu quả nguồn lực của tồn xã
hội trong cơng tác phát triển cây xanh thành phố, thông qua các phong trào Tết trồng
cây, Lễ hội trồng cây Festival Biển…Tuy nhiên việc lựa chọn cây xanh để trồng hết
sức tùy tiện, không đồng bộ theo từng tuyến đường, khơng phù hợp với đặc điểm hình
thái và sinh thái của cây, làm cho thành phố mất đi vẻ mỹ quan vốn có.
Mặt khác kết cấu hố trồng cây trong đô thị tại Nha Trang vẫn chưa được chú
trọng đúng mức. Kết cấu hố trồng cây không đồng bộ, không đảm bảo được đầy đủ
các chức năng: bảo vệ gốc cây, thu được nguồn nước mưa tự nhiên, giữ được nhiều
nước khi tưới cây, đảm bảo cho cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt; tạo điều kiện để
bộ rễ của cây có thể phát triển thuận lợi nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu vỉa hè,
không làm giảm diện tích phần đường dành cho người đi bộ trên vỉa hè.
Từ những thực tiễn nêu trên có thể nhận thấy việc Nghiên cứu lựa chọn chủng
loại cây xanh và kết cấu hố trồng cây hợp lý cho đô thị Nha Trang là vô cùng cần thiết.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đề xuất chủng loại cây xanh và kết cấu hố
trồng cây hợp lý cho đô thị Nha Trang.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quát được thực trạng cây xanh và kết cấu hố trồng cây của đô
thị Nha Trang để thấy được những nhược điểm còn tồn tại của cây xanh đô thị và kết
cấu hố trồng cây.
- Nghiên cứu lựa chọn chủng loại cây xanh cho đô thị Nha Trang.

- Nghiên cứu kết cấu hố trồng cây hợp lý cho đô thị Nha Trang.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây xanh đô thị.


2
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là cây xanh và hố trồng cây trong khu vực thành phố Nha
Trang.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
- Thực nghiệm.
6. Bố cục luận văn
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan về cây xanh đô thị và hố trồng cây.
- Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn chủng loại cây xanh cho đô thị Nha Trang.
- Chương 3: Nghiên cứu kết cấu hố trồng cây hợp lý cho đô thị Nha Trang.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.


3
Chương1
TỔNG QUAN VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ, HỐ TRỒNG CÂY VÀ HIỆN
TRẠNG THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
Cây xanh là các loại thực vật, do đa phần các cây đều có lá màu xanh nên người
ta quen gọi là cây xanh. Sự sống trên trái đất không thể duy trì mà khơng có cây xanh.
Thuở ban đầu, cây xanh có mặt trước tạo ra mơi trường sống thích hợp rồi các lồi
động vật, trong đó có con người mới lần lượt xuất hiện. Có thể nói cây xanh chính là
nguồn cội của sự sống, mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Hiện nay trên thế giới

có hơn 3 nghìn tỷ cây xanh thuộc 350.699 lồi, theo số liệu của Tổ chức Bảo tồn các
Vườn thực vật quốc tế. Chương này sẽ nêu tổng quan về cây xanh đô thị và hố trồng
cây trên thế giới, phân tích nêu ra nhược điểm của cây xanh và kết cấu hố trồng cây tại
đô thị Nha Trang.
1.1. Cây xanh đô thị
Theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý cây xanh đơ thị thì cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh
sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
- Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường
phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè
phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và
thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
- Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên
các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các cơng trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà
ở và các cơng trình cơng cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
- Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục
vụ nghiên cứu.
Hiện nay, một nửa dân số thế giới hiện đang sống tại các thành thị. Điều này tăng
áp lực lên không gian xanh vốn đã hạn chế của đô thị. Bằng rất nhiều cách thức, từng
thành phố trên thế giới đã có những sáng tạo riêng để dần may cho mình tấm áo xanh
thân thiện với mơi trường, duy trì nét đẹp và sự mềm mại cho đô thị.
Tại Châu Âu, thành phố Milan (Italy) là một trong những đô thị phát triển nhất
châu Âu. Sau Cách mạng công nghiệp (đầu thế kỷ 19), xung quanh Milan có vơ số khu
cơng nghiệp và rất thiếu khơng gian xanh khiến chính quyền vơ cùng lo ngại.
Năm 1995, chính quyền thành phố Milan thơng qua bản quy hoạch đơ thị, trong
đó một phần quan trọng là quy hoạch hệ thống công viên cây xanh. Trọng tâm là dự án
phát triển 9 công viên lớn ở trung tâm thành phố, kết hợp với hệ thống các quảng
trường và vườn hoa trên khắp thành phố.



4
Các hệ thống này được kết nối với nhau nhờ các đại lộ cây xanh. Do quy hoạch
hợp lý, hệ thống này khiến cho người đi lại trên các tuyến đường dành cho người đi bộ
và xe đạp luôn được đi qua những tuyến phố xanh mát bóng cây.
Khơng chỉ có khơng gian xanh trong nội đơ, Milan cịn có vành đai xanh bao
quanh, đó là hệ thống rừng kiêm cơng viên với diện tích lớn.
Nhờ tích cực thực hiện các dự án phủ xanh thành phố, mật độ cây xanh và không
gian công cộng ở Milan đảm bảo được nhu cầu của người dân cũng như giữ cho khơng
khí thành phố trong lành.

Hình 1.1. Cây xanh đường phố tại thành phố Milan (Ytalia)
Tại châu Á, Singapore là một trong những quốc gia đi đầu về thiết kế không gian
xanh cho đơ thị.
Đảo quốc Sư tử là nơi có rất nhiều tòa nhà chọc trời, nhưng ở đây người ta khơng
có cảm giác ngột ngạt, bức bối như ở nhiều thành phố khác, do mật độ cây xanh rất
cao đem lại sự hài hịa cho cảnh quan.
Trước kia, Singapore khơng xanh tốt như hiện nay. Thành phố thiếu nhà ở và
điều kiện vệ sinh môi trường rất kém. Từ thập niên 1980, cùng những thành tựu kinh
tế, chính quyền Singapore đã chú trọng phát triển thành phố xanh – sạch – đẹp. Các
khu đô thị chất lượng cao dần dần được hình thành.
Dựa trên các nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên và quy hoạch kiến trúc
của Singapore, chính phủ nước này đã xác định các lồi cây quan trọng để trồng trên
đường phố, đó là lim, lọng ô, muồng tím, angsana và xà cừ.
Thông thường, tỉ lệ phủ xanh của các thành phố sẽ tụt giảm, tỷ lệ nghịch với đà
phát triển kinh tế và dân số. Tuy nhiên, ở Singapore thì hồn tồn trái lại. Từ thập niên


5
1990 đến nay, dù dân số và kinh tế liên tục tăng trưởng, tỉ lệ phủ xanh của Singapore
cũng liên tục được nâng cao.

Chính phủ Singapore đã chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày
Trồng cây toàn quốc. Người dân Singapore coi đây là một ngày hội thật sự, với nhiều
hoạt động vui chơi, ca hát… bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây.
Theo quy định, những cơng trình cỡ lớn bắt buộc phải có khơng gian cho cây
xanh mới được cấp phép xây dựng. Do vậy, các tòa nhà cao tầng đều được thiết kế để
có khơng gian cho cây xanh phát triển. Phần mái và sảnh của nhiều tịa nhà chính là
nơi trồng cây.
Tất cả các khoảng trống trên đường phố Singapore đều được tận dụng để trồng
cây xanh. Mọi dải phân cách, đảo giao thông, các dải đất ven sông... đều được trồng
cây xanh một cách bài bản.

Hình 1.2. Cây xanh đường phố tại Singapore
Tại Việt Nam, các phong trào trồng cây, bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên cũng
rất được chú trọng. Ngày 28/11/1959, hướng tới kỷ niện 30 năm ngày thành lập Đảng
và đón Tết cổ truyền của dân tộc, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Hưởng ứng lời kêu
gọi và noi theo tấm gương của Người, phong trào Tết trồng cây đã được đông đảo các
tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Sau 5 năm (1960/1965), tồn miền Bắc đã trồng
được hơn 375 triệu cây các loại, ngồi ra cịn có hơn 200 triệu cây bảo vệ đê ở vùng
biển. Đã xuất hiện nhiều điển hình gương mẫu như: các hợp tác xã Lạc Trung, Ngọc
Long, Vĩnh Quang...; các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái bình, Thanh Hoá, Nghệ An...
phong trào dần dần lan toả rộng khắp và mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho cuộc
sống của con người.


6
Ngày nay, lời kêu gọi của Bác cũng được hưởng ứng mạnh mẽ và phát triển rộng
hơn với nhiều phong trào hơn.Trong năm 2018 thành phố Hà Nội đã hoàn thành mục
tiêu trồng 1.000.000 cây xanh và đang trồng bổ sung 600.000 cây giai đoạn 20192020.

Hình 1.3. Cây xanh tại phố Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội

Trong năm 2017, thành phố Vũng Tàu đã trồng mới 110.020 cây xanh tại lễ
trồng cây trong khn khổ chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam” do
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Tổng cục Môi trường (VEA) phát
động.

Hình 1.4. Cây xanh tại đường Kim Đồng, thành phố Vũng Tàu


7
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người ln gắn bó và khơng thể tách rời
khỏi thiên nhiên. Cây xanh là một phần quan trọng của thiên nhiên, vậy nên khơng có
gì bất ngờ khi cây xanh có vai trị vơ cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Cây xanh đô thị là khoảng xanh thực vật được thuần dưỡng, bố trí hợp lý trong
khơng gian đơ thị. Nó có lịch sử và chức năng đặc biệt của nó.

Hình 1.5. Chức năng cây xanh đơ thị
Theo TCVN 9257-2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đơ
thị - tiêu chuẩn thiết kế thì cây xanh đơ thị gồm có 3 loại: cây xanh cơng viên, cây
xanh vườn hoa và cây xanh đường phố. Trong luận văn này chỉ đề cập đến cây xanh
đường phố.
1.1.1. Thiết kế cây xanh đơ thị
Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải
đất dành riêng ở 2 bên đường. Một số dạng mặt cắt ngang đường đô thị chủ yếu có bố
trí cây xanh.


8

Hình 1.6. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường có dải phân cách giữa


Hình 1.7. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường khơng có dải phân cách

Hình 1.8. Mặt cắt ngang điển hỉnh đường có 4 làn xe


9
Việc thiết kế cây xanh sử dụng công cộng trong đơ thị nói chung và cây xanh
đường phố nói riêng phải phù hợp với từng loại đô thị và tổ chức khơng gian đơ thị,
góp phần cải thiện mơi trường, phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể
thao và mỹ quan đơ thị.
Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
khí hậu, mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến
trúc, quy mơ, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập qn cộng
đồng của đơ thị. Ví dụ khi nhắc đến thành phố Hải Phịng thì ta có thể nghĩ về hoa
Phượng, hay nhắc về Hà Nội lại gợi cho ta nhớ về Hoa sữa.
Tổ chức không gian xanh sử dụng công cộng phải tận dụng, khai thác, lựa chọn
đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hịa với mặt nước, với mơi trường xung quanh, tổ
chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú.
Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, phân
cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí
hậu, vệ sinh mơi trường, chống nóng, khơng gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ
hành, an toàn cho giao thơng và khơng ảnh hưởng tới các cơng trình hạ tầng đô thị
(đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường).
Theo TCXDVN 104:2017 về đường đô thị - Yêu cầu thiết kế, khoảng cách tối
thiểu từ dải cây xanh đến các cơng trình lân cận được tham khảo theo bảng 1 sau:
Bảng 1.1.Khoảng cách tối thiểu từ dải cây xanh đến các cơng trình
Khoảng cách tối thiểu (m)
Từ cơng trình hạ tầng

tới tim gốc cây bóng

mát

tới bụi cây

Mép ngồi tường nhà, cơng trình
Mép ngồi của kênh, mương, rãnh.
Chân mái dốc đứng, thềm đất.
Chân hoặc mép trong của tường chắn.

5
2
1
3

1,5
1
0,5
1

Hàng rào cao dưới 2m
Cột điện chiếu sáng, cột điện cầu cạn
Mép ngồi hè đường, đường đi bộ
Ống cấp nước, thốt nước
Dây cáp điện lực, điện thơng tin
Mép ngồi phần xe chạy, lề gia cố

2
1
0,75
1,5

2
2

1
1
0,5
0,5
1

Ghi chú:
Các trị số trong bảng trên được tính với cây có đường kính tán khơng q 5m. Các
loại cây có tán rộng hơn 5m và rễ cây ăn ngang ra xa thì khoảng cách phải tăng thêm
cho thích hợp.


10
Cây xanh ven kênh rạch, ven sơng phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng
chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
Cây xanh đường phố phải có mối liên kết để trở thành hệ thống cây xanh công
cộng.
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh.
- Cây có rễ ăn sâu, khơng có rễ nổi.
- Khơng có quả gây hấp dẫn ruồi muỗi.
- Cây khơng có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
- Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.
- Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất thường, tán lá gọn, thân cây
khơng có gai, có độ phân cành cao.
- Lá cây có bản rộng để tăng cường q trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sạch
môi trường.

- Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu
đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại.
- Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa.
Theo TCVN 9257-2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô
thị - tiêu chuẩn thiết kế thì cây xanh đơ thị kích thước dải cây xanh đường phố được bố
trí theo bảng sau:.
Bảng 1.2. Kích thước dải cây xanh đường phố
Cách bố trí

Chiều rộng tối thiểu
(m)

1. Cây trồng một hàng (trên vỉa hè)

2-4

2. Cây trồng hai hàng (dải phân cách)

5-6

3. Dải cây bụi và bãi cỏ (hàng rào và cây bụi)
4. Vườn trước nhà 1 tầng (kiểu vườn hoa)
5. Vườn cây trước nhà nhiều tầng (kiểu vườn
hoa)

1
4 + kết hợp cây bụi
6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa,
mảng cỏ


1.1.2. Chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong đô thị
Đô thị không phải là môi trường lý tưởng để cây cối phát triển tự nhiên, thậm chí
đó cịn là một mơi trường khắc nghiệt và đầy những hạn chế tồn tại vì vậy cây xanh đô
thị không tránh khỏi sự cằn cỗi và tầm vóc của cây bé nhỏ hơn rất nhiều so với cây
xanh trong mơi trường tự nhiên.
1.1.2.1. Chăm sóc theo các chu kỳ phát triển của cây xanh đô thị


11
Trong môi trường đô thị, các chu kỳ phát triển của cây vẫn cịn tương tự như
trong mơi trường tự nhiên. Vì vậy, sự chăm sóc và những tác dộng của con người vẫn
duy trì tuân thủ với các chức năng sinh học và đáp ứng cho mỗi giai đoạn phát triển
của cây.
Hầu hết cây xanh trong thành phố được sinh ra từ các vườn ươm, cây thường lưu
lại vườn ươm khoảng từ 5 đến 20 năm và trong quãng thời gian đó, rễ và hình dáng
cây được từng bước hình thành.
Những cây trồng trong đơ thị hầu hết là cây chưa trưởng thành, đó là lý do nó
được chăm sóc đảm bảo phục hồi tốt để phát triển hài hịa: Nó được tưới nước thường
xun, có cọc đỡ giữ cho cây luôn thẳng không bị nghiêng, đổ đảm bảo vóc dáng
đường nét yêu cầu đến khi cây trưởng thành. Trung bình mỗi năm, cây cao thêm 50cm,
và đến khi trưởng thành cây có số tuổi khoảng 30 – 40 năm (tùy vào loại cây)
Một vài năm sau đó, cây trưởng thành và khơng địi hỏi bất kỳ chăm sóc đặc biệt
nào.
Ở cuối chu kỳ, chất lượng gỗ suy giảm, và có rất nhiều thành phần gỗ chết, cây
bắt đầu thu hút rầy nâu và trở lên nguy hiểm đối với cư dân đơ thị. Lúc này cây địi hỏi
phải được chăm sóc đặc biệt với kinh phí lớn để gọt bỏ phần gỗ chết, cắt bớt cành lá
quá già, và trang bị hệ thống dây bảo vệ đề phòng trường hợp gẫy cành khi mưa gió
tránh gây nguy hiểm cho cư dân đơ thị.
1.1.2.2. Chăm sóc cây xanh đơ thị đẹp và khỏe mạnh
Giữ ẩm cho đất, bằng cách tận dụng nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý

tưới cho cây xanh theo định kỳ hoặc hàng ngày nhờ vào hệ thống tưới cây tự động
hoặc các vòi phun của các xe bồn chuyên ngành.
Phun thuốc trừ sâu bênh định kỳ, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân.
Cắt tỉa những cành lá ở độ cao dưới 7m; những cành có ảnh hưởng đến các cơng
trình xây dựng, đến hệ thống đường dây điện và cắt bỏ những cành có khả năng bị gẫy
(mục, mọt, sắp gẫy)
Thay cây mới có kích cỡ tương ứng với cây bị chết hoặc mất
Duy trì và phát triển những cây di sản
Cây ln phải đối phó với hệ thống đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị như: cáp
điện thoại, đường ống cấp, thoát nước và rất nhiều những yếu tố khác, vì vậy trước khi
trồng cần phải tính tốn dự trù cho cây trồng ở đúng nơi và có tính tốn đếnkhả năng
phát triển và chiếm hữu không gian trong tương lai nhờ nghiên cứu tuổi thọ, tuổi
ngưng phát triển và hình dáng của các loại cây.
1.1.2.3. Bảo vệ cây xanh đô thị


12
Tổ chức tuyên truyền về vai trò, tác dụng của cây xanh đơ thị đối với đời sống,
văn hóa của dân cư đơ thị
Thiết lập các nhóm cơng tác bảo quản và gìn giữ cây xanh đơ thị, thường xun
theo dõi tình trạng sức khỏe cây xanh
Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cây xanh đơ thị. Từ cây mới
trồng đến cây trưởng thành và các cây đại thụ, khi một cây công cộng gặp vấn đề, bạn
cần thông tin kịp thời giúp các nhà chức trách, chun mơn có khả năng thường xun
theo dõi tình trạng sức khỏe cây xanh.
Trang bị những công cụ để bảo vệ sự tấn công của con người, phương tiện giao
thông và động vật đến cây.
1.2. Hố trồng cây
Hố trồng cây là một bộ phận không thể thiếu khi trồng cây xanh đường phố. Hố

trồng cây là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết để cây xanh có thể sinh trưởng
và phát triển tốt.
1.2.1. Chức năng của hố trồng cây
Hố trồng cây có chức năng bảo vệ gốc cây, giữ được nước khi tưới cây, tạo điều
kiện để bộ rễ của cây phát triển thuận lợi để từ đó cây có thể sinh trưởng và phát triển
tốt. Ngồi ra, hố trồng cây cịn góp phần tạo cảnh quan cho đô thị và tương tác với
người đi bộ.
1.2.2. Cấu tạo của hố trồng cây
Cấu tạo chính của hố trồng cây gồm kết cấu phần trên và kết cấu phần ngầm.
- Phần ngầm đảm bảo về mặt không gian đủ rộng để giữ nước và chất hữu cơ cần
thiết nhằm giúp rễ cây phát triển.
- Phần trên giúp bảo vệ gốc cây và rễ cây, đảm bảo rễ cây có thể tiếp xúc với
nước và khơng khí, tạo cảnh quan cho đô thị và tương tác với người đi bộ.
Cấu tạo các hố trồng cây tại một số nước trên thế giới ngồi khả năng tạo điều
kiện cho cây xanh có thể sinh trưởng và phát triển tốt còn thu nước mưa mặt đường để
giữ ẩm cho cây. Điều này vừa làm giảm được chi phí chăm sóc cây vừa giảm tải cho
hệ thống thóát nước cho thành phố. Đồng thời phần trên của hố trồng cây cũng không
làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đảm bảo được chức năng phần trên của
nó.


13

Hình 1.9. Cấu tạo hố trồng cây tại thành phố Sydney - Úc


14

Hình 1.10. Cấu tạo hố trồng cây tại thành phố Auckland – Newzealand
Tại Việt Nam cấu tạo của hố trồng cây chưa phát huy hết chức năng, phần ngầm

của hố thường không cung cấp đủ nước cho bộ rễ do lượng nước tưới chỉ thấm trên
mặt đồng thời nhiệt độ trong đô thị rất cao khiến việc bốc hơi của nước diễn ra nhanh
hơn nên lượng nước tưới không thấm sâu xuống được. Phần trên của hố chưa được
quan tâm nhiều dẫn đến tình trạng mất mỹ quan, khơng đồng bộ và không đảm bảo
được chức năng phần trên của hố trồng cây.


15

Hình 1.11. Cấu tạo phần ngầm hố trồng cây tại một số đơ thị của Việt Nam

Hình 1.12. Cấu tạo phần trên của hố tại đường Giảng Võ, Hà Nội


16

Hình1.13. Cấu tạo phần trên của hố tại phố Kim Mã, Hà Nội

Hình 1.14. Cấu tạo phần trên của hố tại đường Láng, Hà Nội

1.2.3. Các loại hố trồng cây
Đại đa số kết cấu phần ngầm của các loại hố trồng cây đều tương đối giống nhau
gồm đất, phân hữu cơ, phân vi sinh, sơ dừa, tro trấu. Tại một số nước trên thế giới cịn
bố trí thêm hệ thống thu nước từ bó vỉa để cung cấp cho cây xanh.
Phần trên của hố trồng cây trong các đô thị gồm thành hố, nắp đậy hố và cây
chống. Thành hố thường được xây bằng gạch thẻ, hoặc bê tông xi măng. Hình dạng
của hố thường là hình vng hoặc trịn. Nắp đậy hố thường được làm bằng các tấm
thép, tấm gang, gạch lỗ, bê tơng có lỗ, bê tơng xốp, tấm composite, nhựa expoxy liên
kết...



×