Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.04 KB, 68 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thể
thao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên
trong cả nước tham gia tập luyện, thi đấu. Phong trào tập luyện và thi đấu
Taekwondo đã và đang được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biết
đến qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chính
thức tại Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh, do thầy Kim Boang Sai đảm
nhiệm. Giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1965.
Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá ở Hà Nội. Chỉ sau đó 1
năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh thành, ngành bắt đầu có phong trào tập
luyện Taekwondo. Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần thứ nhất
được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Taekwondo được chính
thức đưa vào hệ thống các giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban Thể duc thể thao
(TDTT) tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT). Mỗi năm, Taekwondo Việt Nam có 3
giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn quốc, giải vô địch Taekwondo
trẻ toàn quốc và giải Cúp Taekwondo toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống thi đấu
này, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM mở
rộng. Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắt
đầu được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô
địch Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới....
Taekwondo là môn thể thao có sử dụng cả chân lẫn tay. Tuy nhiên, trong
xu thế hiện nay trên thế giới, khi thi đấu, các Vận động viên (VĐV) sử dụng
đòn chân nhiều nhất. Nó chiếm tới 95% trong khi đòn tay chỉ chiếm 5% số
đòn đánh trong trận đấu. Đôi chân được sử dụng nhiều hơn cả vì đôi chân
mạnh, dài, lợi hại và đạt hiệu quả cao trong thi đấu hơn so với đôi tay.
1
Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bước
tiến vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của thể thao Việt Nam.
Trên đấu truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tự
hào của Taekwondo Việt Nam. Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền với


vinh quang như Trần Quang Hạ (HCV ASIAD 12, HCV SEA Games 16, 18), Hồ Nhất
Thống (HCV ASIAD 13, HCV SEA Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV SEA
Games 20). Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân, đã đánh
một mốc son trong bước tiến của TTVN, bởi đây là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam mới
có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này.
Là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
TDTT trên toàn quốc mà chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại
học TDTT – Đà Nẵng đã ngày càng chú trọng và từng bước cải tiến, đổi mới nội dung
chương trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo. Để đảm bảo được đội ngũ cán bộ,
huấn luyện viên, giáo viên có trình độ, chất lượng chuyên nghiệp cao, có năng lực phát
triển toàn diện. Sinh viên (SV) khi ra trường phải có đủ các kiến thức về mọi mặt:
Chính trị, xã hội, lý luận trong TDTT, các kỹ năng cần thiết về nhiều môn thể thao phổ
biến và đặc biệt phải nắm vững kỹ năng - kỹ xảo, phương pháp tổ chức, giảng dạy,
huấn luyện, trọng tài đối với môn thể thao chuyên sâu.
Với đặc thù là trường chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ có năng khiếu TDTT, SV
học tại trường được phân thành từng môn thể thao chuyên sâu (Điền kinh, bơi lội,
cầu lông, Karate, Taekwondo…) Môn thể thao chuyên sâu là môn học quan trọng
và chiếm khối lượng lớn nhất trong chương trình học của SV với 405 tiết tương
đương với 27 đơn vị học trình. Chương trình giảng dạy môn chuyên sâu
Taekwondo ở trường bao gồm nhiều nội dung, cả lý thuyết lẫn thực hành như: Kỹ
thuật (KT) căn bản, đối luyện, quyền, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài…Tuy
nhiên, quan trọng nhất và là yếu tố mang tính nền tảng đối với một cán bộ làm công
2
tác chuyên môn, là phải nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật động tác và có đủ năng lực sư
phạm trong quá trình truyền đạt các kỹ thuật căn bản, mà đặc biệt trong môn võ
Taekwondo hệ thống kỹ thuật đòn chân rất phong phú và đa dạng. Muốn đạt được
điều này, người giáo viên, huấn luyện viên phải được trang bị đầy đủ các kiến thức
về phương pháp, phương tiện, các bài tập bổ trợ (BTBT) chuyên môn nhằm giải
quyết tốt các nhiệm vụ vận động phù hợp với đối tượng, lứa tuổi , trình độ tập
luyện của người tập. Các BTBT chuyên môn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giảng dạy KT động tác.
Đối với môn Võ Taekwondo, đặc biệt về kỹ thuật đòn chân đã có một số tác giả
đề cập tới như:
Nguyễn Tuấn Cường (2000) “Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức
mạnh tốc độ đòn đá trước cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường đại học
TDTT I”.
Nguyễn Anh Tú (1999) “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm
nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường
Đại học TDTT I”.
Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ nghiên cứu nâng cao các tố chất thể lực cho đòn
chân, còn việc đi sâu nghiên cứu xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn trong quá
trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo thì chưa có tác giả
nào nghiên cứu.
Qua thực tế quá trình quan sát, tìm hiểu, giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho
SV chuyên sâu Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà nẵng cho thấy, việc học
tập và thực hiện các kỹ thuật đòn chân của SV còn nhiều hạn chế, chất lượng không
đồng đều. Mà nguyên nhân chính là các BTBT chuyên môn chưa được sử dụng
một cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý.
3
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của Nhà trường nói chung và của môn Taekwondo nói riêng. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài :
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN
MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN
CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ
DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua việc nghiên cứu, đề tài xây dựng được hệ thống BTBT chuyên môn
phục vụ trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên chuyên sâu
Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Giúp cho Sinh viên nhanh chóng tiếp

thu và thực hiện chính xác, đẹp các kỹ thuật đòn chân. Góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo môn võ Taekwondo trong trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:
* Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn
trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ
cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.
* Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên
môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu
Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN MÔN VÕ TAEKWONDO.
Taekowondo là môn võ đối kháng trực tiếp bằng tay chân có nguồn gốc tại
Triều tiên. Là một nghệ thuật tự vệ có tính khoa học và mang đậm bản sắc dân tộc
con người Triều tiên. Môn võ này được họ sáng tạo nên nhằm bảo vệ và duy trì nòi
giống của dân tộc mình, với việc xây dựng các kỹ năng chiến đấu bằng chính các
bộ phận trên cơ thể con người và lấy nó làm vũ khí để chống lại các mối đe dọa từ
bên ngoài. Taekwondo hình thành, phát triển và được huấn luyện một cách hệ
thống rất bài bản trong thời kỳ hình thành phát triển của ba triều đại: Silla, Koguryo
và Paekje. Do luôn đối nghịch và muốn thôn tính lẫn nhau để hợp nhất bán đảo
triều tiên và luôn chịu sự đe dọa từ phía Trung Quốc và Nhật Bản nên các Triều đại
này phải cố gắng củng cố sự đoàn kết và tăng tinh thần dân tộc của mình. Tinh thần
này được xây dựng trên cơ sở của hệ tư tưởng truyền thống và các chiến binh đã
lấy nó làm tinh thần của môn võ Taekwondo. Các Ngự lâm quân trong Triều đại
Silla là những người thể hiện một cách rõ rệt nhất sự kế thừa và phát huy tinh thần
đó. Ngoài lòng trung thành và tính hiếu đạo là điều đã khiến họ sẵn sàng hy sinh vì
lợi ích Quốc gia còn có lòng quả cảm, sự tự tin “Không hề lùi bước trước hiểm
nguy” đã được hình thành trong họ thông qua quá trình tôi luyện của võ thuật. Tinh

thần đó luôn được củng cố và phát triển bền vững trong con người của các chiến
binh và đã giúp họ trở thành những con người vô cùng mạnh mẽ, kiên định, không
chấp nhạn sự giả dối và tuyệt đối không bao giò phản bội hoặc đi ngược lại lợi ích
của Quốc gia.
Trải qua những biến cố cùng với sự phát triển của môn võ Taekwondo, tinh
thần của nó cũng ngày càng phát triển và được truyền bá rộng khắp. Lịch sử phát
triển của môn võ Taekwondo là sự phản ánh sống động nhất về lịch sử phát triển
của xã hội Triều tiên. Không chỉ vì những tinh hoa mà môn võ này mang lại mà bởi
5
lẽ nó chính là sản phẩm của truyền thống dân tộc và điều này đã khiến Taekwondo
trở thành một trong những môn võ mang tính triết học. Dân tộc Triều tiên phải đấu
tranh khốc liệt với thiên tai và những kẻ xâm lăng khác để duy trì sự tồn tại của
mình, nhưng nhân dân Triều tiên vẫn giữ được tinh thần dân tộc trong suốt lịch sử
5000 năm dựng nước và giữ nước. Với bao biến cố và sự khốc liệt của lịch sử là thế
nhưng tinh thần chân chính của môn võ Taekwondo vẫn chiến thắng mọi trở ngại
để phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Trang sử hào hùng của Triều tiên được khởi đầu bằng thời kỳ dựng nước của
Tangun. Với tư tưởng “Vì lợi ích của tất cả mọi người và tổ chức lại cuộc sống của
xã hội loài người”. Tư tưởng đã được thể hiện rõ nét trong triều đại Silla để sản
sinh ra tinh thần của Ngự lâm quân – tiền thân của tinh thần môn võ Taekwondo
ngày nay – với sự kết hợp hài hòa của đạo Phật và đạo khổng. Trong Triều đại
Koryo với Chuson, truyền thống dân tộc của Triều tiên có sự tương đồng rất lớn
với “Chủ nghĩa nhân đạo”. Con người trong các Triều đại này luôn đặc biệt coi
trọng tính mạng của người khác và họ luôn tỏ ra kính trọng, lễ phép với cấp trên,
đồng thời luôn đối xử thân ái, chân thành với cấp dưới. trong giai đoạn này, ngoài
tư tưởng của đạo phật và đạo Khổng, truyền thống dân tộc triều tiên còn bị ảnh
hưởng rất lớn tư tưởng của triết học phương tây, học thuyết yoga của Ấn Độ và sản
phẩm của truyền thống dân tộc, tinh thần Taekwondo chịu ảnh hưởng trực tiếp của
học thuyết này.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, với bán chất là môn võ mang đầy tính

khoa học, triết học, nhân đạo và nhân văn, ngày nay Taekwondo đã trở thành môn
thể thao nằm trong chương trình thi đấu của đại hội Olympic.
1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN VÕ TAEKWONDO.
1.2.1. Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo.
Kỹ thuật là phương tiện dùng để tấn công, phòng thủ và hóa giải các tình
huống nảy sinh trong thi đấu Taekwondo, và kỹ thuật đòn chân được đặc biệt ưu
6
tiên sử dụng bởi những lợi thế về cự ly ra đòn và uy lực và hiệu quả của nó mang
lại cho người sử dụng. Thông qua sự phân tích chính xác các tình huống các VĐV
sẽ phải tự đưa ra quyết định sử dụng kỹ thuật tấn công, phản công, phòng thủ hay
di chuyển né tránh để vô hiệu hóa các hoạt động của đối phương nhằm đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
Taekwondo có hệ thống đòn chân rất phong phú và đa dạng dựa trên nền
tảng của 4 kỹ thuật căn bản đó là: [ ; ]
* Đá Tống trước (Ap-chagi).
- Trước hết nâng đầu gối của chân đá lên phần ngực (đầu gối gập) và tức
khắc đẩy chân đá về trước, cẳng chân duỗi thẳng hết. Bàn chân đá lên mục tiêu theo
một đường thẳng.
- Người thực hiện phải dùng ức bàn chân để đá vào mục tiêu, các ngón chân
được ngửa lên trên. Mục tiêu tấn công của kỹ thuật này là háng, ức, yết hầu, cằm
vv…
- Sau khi tiếp xúc mục tiêu chân đá phải được rút theo chiều ngược lại với
đường đá ban đầu. Tuy nhiên bàn chân đá có thể đặt tại nơi thuận lợi nhất để thực
hiện kỹ thuật tiếp theo. Nếu người tấn công không giữ được thăng bằng trong khi
thực hiện kỹ thuật hoặc khi rút chân về thì kỹ thuật đó chưa hoàn thiện.
- Đầu gối của chân trụ đặt dưới đất không nên duỗi thẳng hết trước hoặc
trong khi thực hiện kỹ thuật đá, bởi lẽ, ở tư thế đứng với trọng tâm cao là nguyên
nhân dẫn đến việc bị ngã hoặc làm giảm lực của đòn đá. Hơn nữa nó cũng không
tạo thuận lợi cho thực hiện kỹ thuật tiếp theo.
- Nếu chân trụ được đặt toàn bộ bàn chân, trọng lượng được dồn lên khớp

hông và khớp gối, trong trường hợp này đòn đá sẽ bị giảm tốc độ và lực của sức
mạnh bột phát. Do đó cần phải hơi nhấc gót chân lên bằng cách duỗi cổ chân ra để
ức bàn chân có xoay trong khi thực hiện kỹ thuật đá và sau đó gót chân sẽ tiếp
7
đất.Tuy nhiên cần lưu ý không nên duỗi cổ chân quá nhiều vì nó sẽ nâng trọng tâm
cơ thể lên cao.
- Thông thường ức bàn chân được sử dụng để thực hiện kỹ thuật đá tống
trước nhưng đôi khi các ngón chân cũng được sử dụng khi đánh vào các phần nguy
hiểm như yết hầu, háng. Phần gót chân cũng được sử dụng trong kỹ thuật đá tống
trước khi tấn công vào phần hạ bộ hoặc bụng dưới của đối phương.
* Đá Tống ngang (Yop-chagi).
- Đầu tiên cũng giống như đá tông trước, chân đá được nâng lên, đầu gối gập
sau đó duỗi đầu gối ra đồng thời xoay người theo hướng đối diện với mục tiêu và
đá vào mục tiêu bằng 1/3 cạnh ngoài bàn chân và gót chân.
- Trong lúc đá phần hông bên phía chân đá xoay về phía trước, đầu được gập
lên để quan sát mục tiêu. Đồng thời phần thân từ vai đến xương chậu đến cẳng chân
và bàn chân cũng xoáy theo hình chôn ốc. Do đó phần gót chân có thể tấn công vào
mục tiêu rất mạnh bởi độ xoắn của chân đá giống như viên đạn được bắn ra từ khẩu
súng trường. mục tiêu được xác định tùy theo vị trí của đối phương; Nếu đối
phương đứng đối diện thì mục tiêu sẽ là phần ức, mặt hoặc là yết hầu và mục tiêu
sẽ là phần sườn hoặc má nếu đối phương đứng nghiêng.
- Sau khi hoàn thành kỹ thuật chân đá sẽ được rút về theo đường đá ban đầu
hoặc được đặt ở vị tri thích hợp để dễ dàng thực hiện kỹ thuật tiếp theo.
- Chân trụ sẽ trợ giúp kỹ thuật đá bằng việc xoay ức bàn chân, duỗi khớp gối
cùng lúc giúp làm tăng tốc độ của kỹ thuật đòn đá.Trong lúc thu chân đá về thì đầu
gối lại chùng xuống như ban đầu.
- Trong khi thực hiện kỹ thuật đá ngang, phần thân trên cơ thể không nên đổ
về bên hướng ngược với hướng của mục tiêu. Phần trên của cơ thể phải được nâng
lên cho đến khi toàn bộ cơ thể tạo thành hình chữ Y, cho phép trọng lượng trở
thành sức mạnh bột phát của kỹ thuật đá.

8
Kỹ thuật đá ngang sử dụng gót chân, cạnh ngoài bàn chân để tấn công và
chúng được chuyển động theo một đường thẳng từ điểm xuất phát đến mục tiêu.
* Đá Vòng cầu (Dollyo-Chagi).
- Dồn trọng lượng vào chân trụ, Xoay nhanh cơ thể sau khi đã gập đầu gối và
sau đó lập tức duỗi căng gối ra, chân thực hiện kỹ thuật tạo thành một đường vòng
cung nằm ngang cho đến khi ức bàn chân có thể đá được vào mục tiêu. Gót chân và
mu bàn chân cũng có thể được sử dụng để đá vào mục tiêu.
- Cổ chân và đầu gối của chân trụ có thể duỗi ra để giúp cho việc xoay cơ thể
một cách dễ dàng hơn.
- Chân thực hiện kỹ thuật đá khi chạm mục tiêu phải có độ dừng không được
đá trượt đi.
- Không giống như kỹ thuật đá tống trước và kỹ thuật đá ngang, đá vòng cầu
không tạo thành một đường thẳng. Đầu tiên chân nâng lên sau đó bắt đầu chuyển
động theo một đường vòng cung.
- Sau khi đã thực hiện tốt kỹ thuật đá vòng cầu, người tập có thể đá vòng cầu
bổ từ trên xuống mục tiêu(đây là kỹ thuật tương đối khó) hoặc thực hiện kỹ thuật
với độ vòng ít hơn (tức chân đá được di chuyển gần như trên một đường thẳng) để
tăng tốc độ thực hiện đòn đá.
* Đá Tống sau (Dwi-chagi).
- Từ tư thế đứng, chân đá được nâng lên và duổi căng về phía sau tạo thành
một kỹ thuật đá. Kỹ thuật đá này sử dụng gót chân để tấn công đối phương.
- Ở tư thế kết thúc của động tác nó tương tự như kỹ thuật đá tống ngang
(Yop-chagi).
- Bàn chân của chân trước sử dụng để thực hiện kỹ thuật đá hoặc chân sau
cũng có thể sử dụng để đá sau khi nó được rút về sát với chân trước.
1.2.2. Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo.
9
Taekwondo là môn võ đòi hỏi cao một cách toàn diện các tố chất thể lực:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (Khả năng phối hợp vận

động). Dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp huấn luyện thể lực, chúng tôi
đi sâu phân tích đặc điểm, sự ổn định và khả năng thích ứng của từng tố chất thể
lực đối với việc tập luyện và thi đấu Taekwondo.[ ; ]
- Tố chất sức mạnh.
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại
nó bằng sự nổ lực của cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hơp
như không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh); Giảm độ dài cơ (Chế độ khắc phục);
Tăng độ dài của cơ (Chế độ nhượng bộ). Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ sẽ
tạo hợp thành chế độ động lực. Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản
sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của
cơ là cơ sở phân biệt các sức mạnh cơ bản. Trị số lực sinh ra trong các động tác
chậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng
trường; Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ bắp là lớn nhất, đôi khi
gấp 2 lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh; trong các động tác nhanh, trị số lực
giảm dần theo chiều tăng tốc độ; Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt
đối và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tuyệt đối không có mỗi tương quan
với nhau.
Phân loại sức mạnh: Gồm có sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong
các động tác chậm hoặc tĩnh); sức mạnh tốc độ (khẳ năng sinh lực trong các động
tác nhanh). Ngoài ra cũng còn một khái niệm thường gặp là sức mạnh bột phát, đó
là khả năng con người phát huy một lực lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất [
; ].
Trong môn võ Taekwondo, sức mạnh luôn có mối quan hệ với kỹ thuật và
các tố chất thể lực khác như sức nhanh, sức bền và tố chất mềm dẻo. Do đó năng
lực sức mạnh rất có ý nghĩa trong việc học tập và hoàn thiện lỹ thuật, đồng thời sức
10
mạnh bột phát đóng vai trò quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV. Sức mạnh
của VĐV Taekwondo được thể hiện tiêu biểu ở kỹ thuật đòn chân, đặc biệt là khă
năng phát lực ở thời điểm tiếp xúc mục tiêu.
Với nội dung thi đấu đối kháng, VĐV cần phải phát huy được sức mạnh bột

phát để ra đòn chớp nhoáng trong khoảnh khắc. Nhằm tấn công vào các mục tiêu
trên cơ thể của đối phương, khiến đối phương không kịp trở tay và nhanh chóng ra
đòn quyết định mang đầy uy lực để loại đối thủ ra khỏi cuộc chơi càng sớm càng
tốt.
Với nội dung thi đấu quyền, sức mạnh được thể hiện ở các đòn thế. Người
tập trong lúc đi quyền phải hình dung như đang thi đấu với nhiều đối thủ vô hình
(đối thủ trong tưởng tượng). Và sức mạnh được thể hiện ở các yếu tố như biên độ
động tác và độ dừng của kỹ thuật tức khả năng khống chế đột ngột động tác trong
lúc nó đang chuyển động với tốc độ cao ở giai đoạn kết thúc động tác. Yếu tố này
sẽ giúp cho đòn đá có được biên độ động tác cực đại từ đó có thể phát huy được uy
lực tối đa của đòn đá, qua đó góp phần thể hiện được ý nghĩa và bài quyền trở nên
có hồn.
- Tố chất sức nhanh.
Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Là tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, quy định chủ yếu và trực tiếp tốc độ
động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. [ ; ]
Sức nhanh có 3 hình thức thể hiện chủ yếu:
+ Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.
+ Tốc độ động tác đơn (Với lực đối kháng bên ngoài nhỏ).
+ Tần số động tác.
Các hình thức biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt
những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ
động tác. Những hình thức trên thể hiện năng lực tốc độ khác nhau, có thể trong
11
phản ứng thì vô cùng mau lẹ nhưng trái lại trong động tác thì tương đối chậm hoặc
ngược lại. Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất đặc thù.
Chuyển sức nhanh trực tiếp chỉ xảy ra đối với các động tác có cấu trúc giống nhau.
Những động tác thực hiện với thời gian tối đa khác hẳn với những động tác chậm
về đặc điểm sinh lý. Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện với tốc độ tối
đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác gặp

khó khăn. Do đó với tốc độ cao khó có thể thực hiện động tác thật chính xác.
Theo quan điểm sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ
và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vào
tốc độ tái tổng hợp nó. Vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thời gian rất ngắn, nên
quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí. Do vây các
bài tập tốc độ tạo nợ dưỡng rất lớn và thời gian trả nợ có thể kéo dài hàng chục
phút.
Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động đơn giản: Phản ứng vận
động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước những xuất hiện đột ngột bằng những
động tác định trước
Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức nhanh phản ứng đơn giản. Nhưng
không có hiện tượng chuyển theo chiều ngược lại. Các bài tập về phản ứng vận
động không có giá trị nâng cao tốc độ động tác. Trong thực tế không nhất thiết phải
tác động chuyên môn để phát triển sức nhanh phản ứng vận động. Bởi vì sức nhanh
phản ứng đã được phát triển nhờ tập luyện các bài tập tốc độ. Phương pháp rèn
luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản phổ biến nhất là tập lặp lại phản ứng
với những tín hiệu đột ngột. Thí dụ người tập đứng quay lưng lại với mục tiêu, khi
nghe tín hiệu thì lập tức quay lại và đá vào mục tiêu với đòn đã chỉ định.
Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động phức tạp: Phản ứng vân
động phức tạp trong môn võ Taekwondo gồm 2 loại: Phản ứng vận động với vật
thể di động và phản ứng lứa chọn thí dụ người tập phải có phản ứng khi đối phương
12
di chuyển và né tránh hoặc có phản ứng lựa chọn xem tấn công vào phần nào trên
cơ thể của đối phương.
Yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tăng tốc độ vật thể, tăng tính bất
ngờ và rút ngắn cự ly. Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác
nào đó không chỉ phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ
linh hoạt khớp, mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy có thể tách biệt 2 xu hướng
trong việc phát triển tốc độ: Nâng cao tần số động tác và hoàn thiện các nhân tố ảnh
hưởng tới tốc độ tối đa.

Trong tập luyện và thi đấu Taekwondo, sức nhanh có vai trò hết sức quan
trọng, quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV. Với việc ưu tiên sử dụng đòn
chân trong thi đấu đối kháng, đòi hỏi các VĐV Taekwondo phải có một trình độ
điêu luyện về kỹ thuật và khả năng phản ứng nhanh nhạy để kịp thời xử lý với các
tình huống nảy sinh, cộng với một khả năng ra đòn chớp nhoáng, linh động về mục
tiêu từ đó mới có thể ra đòn đúng thời điểm đối phương bị sơ hở. Mặt khác các
VĐV cần phải có khả năng tấn công liên hoàn với tốc độ tối đa nhằm khiến cho đối
phương không kịp trở tay. Đối với nội dung quyền thì đòi hỏi VĐV phải thực các
động tác kỹ thuật với tốc độ tối đa, cộng với sự uyển chuyển, nhịp nhàng và dứt
khoát trong từng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao trong thi đấu.
- Tố chất sức bền:
Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi trong thực hiện một hoạt động vận
động với cường độ cho trước, hay là khả năng duy trì hiệu quả vận động trong thời
gian dài nhất [ ; ].
Trong quá trình tập luyện và thi đấu Taekwondo, VĐV phải duy trì sự ổn
định hiệu quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân một cách tối đa, thông qua sự nổ lực
ý chí quyết tâm giành thành tích cao nhất trong thi đấu.
Với nội dung thi đấu đối kháng, theo điều luật thi đấu mới nhất của Liên
đoàn Taekwondo thế giới ban hành thì các trận đấu sẽ diễn ra với 3 hiệp đấu trong
13
một trận, với mỗi hiệp là 2 phút và nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Sàn đấu có diện tích 8
x 8 m nhỏ hơn sàn thi đấu trước đây là 10 x 10m. Cộng với điều luật 10 giây (nếu
trong vòng 10 giây mà không có VĐV nào ra đòn thì sẽ bị phạt). Do vậy, đòi hỏi
các VĐV phải liên tục thực hiện các hoạt động ra đòn tấn công, phản công, di
chuyển, né tránh, gạt đỡ hóa giải đòn của đối phương, cộng với sự căng thẳng về
mặt tâm lý do tính chất đối kháng trực tiếp của Taekwondo. Đòi hỏi các VĐV
không những phải có nền tảng sức bền chung tốt mà còn phải có sức bền chuyên
môn cao thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu khắc nghiệt của hoạt động thi
đấu.
Với nội dung thi đấu quyền, Taekwondo đòi hỏi mỗi bài quyền phải thể hiện

được ý nghĩa và hình thức thực hiện khác nhau. Từng kỹ thuật căn bản trong bài
quyền có đặc thù và ý nghĩa riêng. Sự khác nhau trong cách thực hiện là ở tốc độ và
cách sử dụng lực cho mỗi kỹ thuật của các bài quyền. Đặc điểm của luật thi quyền
mới nhất được liên đoàn Taekwondo thế giới ban hành năm 2006. Theo đó mối
VĐV phải thực hiện tổng cộng 4 bài quyền khác nhau ở cả vòng loại và vòng
chung kết.Trong mỗi bài quyền các kỹ thuật căn bản được thực hiện lặp đi lặp lại
nhiều lần và phải thực hiện với chuổi động tác liên hoàn nhưng phải dứt khoát và
có điểm dừng. Đồng thời đòi hỏi với độ chính xác cao và dùng sức hợp lý, do đó
yêu cầu VĐV phải được chuẩn bị tốt sức bền chung và sức bền chuyên môn để có
thể duy trì ổn định chất lượng và hiệu quả thực hiện kỹ thuật trong suốt thời gian
thi đấu. Ngoài ra, phải có khả năng hồi phục nhanh để có thể thực hiện tốt các trận
đấu hoặc các bài quyền tiếp theo.
- Tố chất mềm dẻo.
Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ của động
tác là thước đo của năng lực mềm dẻo [ ; ].
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất
lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đén
14
những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao, thậm chí có
thể dẫn đến chấn thương.
Biểu tượng và là đặc trưng của môn võ Taekwondol là các đòn đá ở mục tiêu
thượng đẳng, được thực hiện với một biên độ động tác lớn, nhờ sự nổ lực của các
khớp háng, hông và khớp gối. Do đó mềm dẻo là tố chất bắt buộc phải yêu cầu cao
đối với người tập Taekwondo. Ngay từ những buổi tập đầu tiên người tập đã được
trang bị các bài tập về căng ép, mềm dẻo như: Ép hông, háng, gối, cổ chân, xoạc
ngang, xoạc dọc v.v…Đặc thù của Taekwondo là sự uyển chuyển trong phối hợp
động tác kỹ thuật, đặc biệt ưu tiên sử dụng đòn chân trong thi đấu đối kháng, do đó
đòi hỏi VĐV phải có độ dẻo tốt thì mới có thể khai thác được các mục tiêu trên cơ
thể của đối phương, đặc biệt là mục tiêu thượng đẳng. Với việc sử dụng những kỹ
thuật khó, có biên độ lớn nhưng lại mang tính bất ngờ thường hay mang lại hiệu

quả rất lớn cho người sử dụng. Thí dụ như các kỹ thuật đá quay sau móc gót, nhảy
đá tống sau, xoay người 360
0
đá vòng cầu… đây là các kỹ thuật đòi hỏi độ dẻo cao
ở khớp hông háng (xương chậu), gối… thì mới có thể phát huy được sức nhanh,
mạnh và biên độ của đòn đá (độ dài của đòn). Vì vậy, để có thể triển khai nhanh
chóng và hiệu quả các đòn thế thì bên cạnh các tố chất sức nhanh, mạnh, sức bền tố
chất mềm dẻo đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tố chất mềm dẻo giúp cho các VĐV
Taekwondo thực hiện các đòn đá với biên độ lớn dễ dàng hơn, nhanh hơn, mạnh
hơn và chuẩn xác hơn [ ; ].
Trước đây với sự nhận thức sai lầm về tập luyện quyền Taekwondo chủ yếu
dùng các đòn thế dùng lực mạnh “cương” là chính. Nhận thức đó đã dẫn đến việc
lạm dụng những bài tập sức mạnh và phương pháp tập luyện quyền trở nên cứng
nhắc. Kết quả là VĐV thực hiện bài quyền thiếu tính linh hoạt, giật cục, mất tính
nghệ thuật. Với quan điểm hiện đại thi quan điểm trên đã được loại bỏ. Các động
tác được thực hiện với biên độ lớn (ở các đòn đá), khả năng dùng lực hợp lý với
từng đòn thế được kết hợp các bộ phận cơ thể. Sự uyển chuyển, mềm dẻo từ hông
15
và cách lấy lực từ chân (phản lực từ thảm tập) sẽ giúp người tập thực hiện đòn đá
với lực tối đa mà không bị gồng cứng. “Nhu-cương” kết hợp hài hòa tạo nên tính
hiệu quả của đòn thế (tấn công hay gạt - đỡ). Và qua đó giúp người xem có cảm
nhận như mình đang nhìn một trận đấu thực thụ giữa VĐV với nhiều đối thủ vô
hình khác được xây dựng trong bài quyền. Từ đó cho ta thấy được sự uyển chuyển,
vẽ đẹp và cái hồn của từng bài quyền.
- Năng lực phối hợp vần động.
Theo tác giả D.Harre (1996), năng lực phối hợp vận động là một phức hợp
các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một nhiệm vụ
vận động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều
khiển động tác (xử lý thông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tập
luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý

và các năng lực khác: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo [ ; ].
Một VĐV có trình độ cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹ
xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững những bài tập vô cùng phức tạp, cho
phép lĩnh hội hợp lý hơn việc hoàn thiện các kỹ thuật thể thao và các bài tập thể
chất. Taekưondo đòi hỏi các VĐV phải phát triển tôt tố chất phối hợp vận động để
có thể học và hoàn thiện nhanh chóng các kỹ thuật đòn chân.
Trong hoạt động thi đấu đối kháng, đòi hỏi các VĐV chủ yếu phải sử dụng
kỹ thuật đòn chân để xử lý, ứng phó với tất cả các tình huống xảy ra. Tuy nhiên để
mang lại hiệu quả thì VĐV phải có khả năng điều chỉnh khoảng cách và cách thức
ra đòn để đòn đá không bị thừa hoặc thiếu mà phải tiếp xúc mục tiêu bằng phần
dưới mắt cá chân (mu bàn chân, cạnh, lòng và gót chân). Đồng thời phải ra đòn
đúng thời điểm, nghĩa là lúc cần nhanh thì phải thật chớp nhoáng nhưng có lúc phải
chậm một chút thì mới đúng thời điểm đối phương bị hở đòn. Hay trong các tình
huống tấn công đối phương theo sê ri đòn thì phải lựa chọn đòn thế cho phù hợp
với tình thế và khả năng điều chỉnh hông sao cho đòn đá có thể đủ dài chứ không
16
phải thừa hoặc thiếu khi tiếp xúc mục tiêu. Và chính những yếu tố đó là khả năng
phối hợp vận động mà VĐV Taekwondo cần phải có. Tất cả những khả năng đó
của VĐV phải được rèn luyện và phát triển trong quá trình đào tạo. Quá trình này
phải được tập luyện thường xuyên thì mới nâng cao được năng lực xử lý thông tin
của người tập.
Mối quan hệ giữa quá trình tập luyện kỹ thuật đòn chân và phát triển các tố
chất thẻ lực là mối quan hệ hữu cơ, có tác dụng bổ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùng
phát triển.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả các kỹ thuật đòn chân, thì ngoài việc sử dụng
các bài tập bổ trợ về mặt kỹ thuật đòi hỏi phải đồng thời với quá trình bổ trợ nâng
cao các tố chất thể lực.
1.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1.3.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao.
Theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép

(Nga), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì khái niệm kỹ thuật thể thao
có thể được hiểu: “Cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả
nhất, trong đó những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động chính là cách thức
sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận
động”.[16], [25 ], [46].
Cũng theo các nhà khoa học trên thì trong TDTT bất kỳ hoạt động nào cũng
đều được xác định nhiệm vụ vận động tức là mục dích nào đó mà hoạt động phải
đạt được. Thí dụ trong võ thuật thì bất cứ kỹ thuật đòn chân nào cũng phải hội đủ 3
yếu tố: nhanh, mạnh và chính xác. Bởi vì một khi hội đủ cả 3 yếu tố này thì đòn đá
mới có hiệu quả (đạt điểm). Trong hoạt động TDTT, bất kỳ hành vi vận động nào
cũng thông thường có hàng loạt các vận động nhỏ (gọi là cử động) được sắp xếp
theo trật tự và hệ thống nhất định. Cách thức thực hiện hành vi vận động chính là
việc tổ chức các hoạt động động tác theo một trật tự kiểu cách nhất định được dựa
17
trên nhiệm vụ vận động, các quy luật, các điều kiện khách quan và chủ quan khi
thực hiện vận động. Trong thực tế vạn động rất nhiều trường hợp mặc dù có cùng
nhiệm vụ vận động, song lại có những cách thức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào
đặc điểm cá nhân của VĐV [16[, [25]. Trong thực tiễn kỹ thuật thể thao luôn được
đổi mới và hoàn thiện. Sự tìm tòi khám phá khoa học về các quy luật vận động của
cơ thể, các định luật vật lý và sự ảnh hưởng của môi trường vận động, sự tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong việc thiết kế khí tài tập luyện, thi đấu thể thao. Sự đổi mới
về luật thi đấu, sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy, huấn luyện…đều có
những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật cũng như sự ra đời của các
kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao thi đấu [16], [25].
Trong hàng trăm môn thể thao khác nhau, mỗi môn lại có những kỹ thuật
riêng biệt khác nhau được gọi là kỹ thuật chuyên môn hoặc kỹ thuật môn thể thao
chuyên sâu của từng môn.
1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất.
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao, bài tập thể chất là một
phương tiện quan trọng để giáo dục kỹ năng, nâng cao thể chất và thành tích thể

thao.
Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Nguyễn Toán,
Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì “Bài tập thể chất là những hoạt động vận động
chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với
quy luật của GDTC”[16], [25].
Các bài tập thể chất trong quá trình huấn luyện thể thao được phân loại theo
các quan điểm khác nhau.Theo các nhà lỹ luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép và
các nhà khoa học huấn luyện như Philim, Điền Mạnh Cửu… thì “BTTC có thể chia
thành 3 loại chính là bài tập thi đấu, bài tập chuyên môn và bài tập phát triển
chung. Sự phân chia này phải được dựa trên đặc điểm môn chuyên sâu và nhiệm vụ
18
của loại bài tập đó trong giải quyết các nhiệm vụ chung hoặc từng phần riêng lẻ”.
[16], [18], [49].
Cũng theo các nhà khoa học trên thì bài tập thi đấu là loại hình bài tập mà
các động tác của nó có quá trình vận động và đặc điểm riêng về lượng vận động
phù hợp với yêu cầu thi đấu của môn thể thao chuyên sâu.
Các bài tập chuyên môn lại được chia thành hai nhóm:
Các bài tập chuyên môn nhóm 1 gồm những bài tập có quá trình chuyển động gần
giống với bài tâp thi đấu nhưng lại có cường độ vận động thấp hơn song khối lượng
vận động có thể lớn hơn.
Các bài tập nhóm 2 gồm các bài tập có hình thức vận động giống vận động
trong thi đấu, trong đó yêu cầu những nhóm cơ chủ yếu có hoạt động giống như
hoạt động thi đấu.
“Các bài tập phát triển chung” là các bài tập chọn ra từ các bài tập của các
môn thể thao khác, có tác dụng phát triển năng lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo,
mềm dẻo của cơ thể người tập. Các bài tập này không hàm chứa yếu tố của các
động tác trong môn chuyên sâu.
1.3.3. Khái niệm về hệ thống (bài tập).
Theo các nhà khoa học về lý luận GDTC và huấn luyện thể thao trong và
ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Điền Mạnh Cửu (Trung

Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…Thì hệ thống bài tập được
khái niệm như sau: “Những bài tập có cùng mục đích được sắp xếp theo trình tự từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng…được gọi là hệ thống bài
tập”.[16], [19], [25].
Hệ thống BTTC bao gồm hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy, hệ thống bài tập
hoàn thiện nâng cao kỹ thuật, hệ thống bài tập phát triển thể chất chung, hệ thống
bài tập phát triển chuyên môn.
19
Trong đó, mỗi loại bài tập thực hiện một phần nhiệm vụ chung. Ví dụ: hệ
thống bài tập phát triển thể lực chung là hệ thống gồm những bài tập phát triển tố
chất thể lực chung như bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo,
mềm dẻo cho VĐV, tạo nền tảng để phát triển thể lực chuyên môn cho họ.
Còn hệ thống các bài tập phát triền thể lực chuyên môn là hệ thống bao gồm
các bài tập thể lực gắn kết chặt chẽ với các kỹ thuật của môn chuyên sâu. Ví dụ:
Trong Taekwondo các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phải gắn với việc
thực hiện các kỹ thuật đòn chân như phản ứng với tiếng còi đá mục tiêu cố định.
1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn).
Hiện nay thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước,
chúng ta có thể thu thập được các khái niệm về BTBT chuyên môn như sau:
Các nhà khoa học trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre
(Đức), Điền Mạnh Cửu (Trung Quốc), Nguyễn Văn Trạch, Lê Văn Lẫm (Việt
Nam)…cho rằng: “BTBT là một trong những phương tiện dùng để giảng dạy, huấn
luyện TDTT. Trong đó bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho VĐV, bài tập
mang tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập mang tính tăng cường
các tố chất thể lực…còn BTBT chuyên môn lại là những bài tập mang tính chuyên
biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt của môn thể thao”.[10], [16],
[28], [49].
Cũng có cùng quan điểm với các học giả nước ngoài, Nguyễn Toán, Phạm
Danh Tốn cho rằng: “BTBT chuyên môn là các bài tập phối hợp các yếu tố của các
động tác thi đấu và các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn dắt tác động có

chủ đích và có hiệu quả đến sự nắm vững kỹ năng kỹ xảo và sự phát triển các tố
chất thể lực của VĐV ngay ở chính những môn thể thao đó”[25].
Các khái niệm của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách trình bày cũng
như ngôn ngữ sử dụng nhưng đều có sự nhất trí cao về nội hàm. Như vậy BTBT
chuyên môn có thể được hiểu là những bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính
20
chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt nhằm giúp VĐV nắm vững và hoàn thiện,
nâng cao kỹ chiến thuật cho từng môn thể thao cụ thể.
Trong môn Taekwondo cũng thế, đối với các kỹ thuật đòn chân là những kỹ
thuật tương đối phức tạp và đòi hỏi độ chuẩn xác cao nên người ta có thể phân kỹ
thuật ra nhiều giai đoạn để thực hiện từng phần của kỹ thuật nhằm giúp cho người
học dễ dàng nắm vững và sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh.
Trên cơ sở phân chia kỹ thuật thành các giai đoạn, để giúp người học dễ nắm
vững người ta thường sử dụng các loại bài tập sau:
- Bài tập mang tính chuẩn bị (Chủ yếu là bài tập khởi động chung và bài tập
khởi động chuyên môn) để giúp người học đưa trạng thái tâm sinh lý…thích ứng
với việc tiếp thu kỹ thuật.
- Bài tập mang tính dẫn dắt nhằm giúp cho người học xây dựng được biểu
tượng từng phần, dần dần hình thành được biểu tượng vận động toàn vẹn, nắm
vững được yếu lĩnh kỹ thuật động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ
đơn lẻ đến hoàn chỉnh.
- Bài tập mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác. Các bài
tập tạo ra các cảm giác không gian, thời gian và cảm giác dùng lực khác nhau. Để
từ đó tận dụng các kỹ năng đã hình thành để tiếp thu kỹ thuật mới.[25].
- Bài tập bổ trợ thể lực: Như chúng ta đã biết muốn hoàn thiện một kỹ thuật
nào đó ví dụ như kỹ thuật đá ngang (Đẩy hết hông khi thực hiện kỹ thuật đá ngang)
đòi hỏi VĐV phải có tố chất mềm dẻo ở khớp hông…do đó đi đôi với việc sử dụng
bài tập bổ trợ kỹ thuật thì cần phải chú trọng bố trí xen kẽ các BTBT thể lực (mềm
dẻo) thì mới mang lại hiệu quả tập luyện kỹ thuật.
Có thể khẳng định BTBT chuyên môn vừa là một phương tiện giúp người tập

luyện nắn bắt kỹ thuật phức tạp và có độ khó cao, vừa là phương tiện thử nghiệm
để thúc đấy quá trình hoàn thiện nâng cao trình độ kỹ năng vận động cho người tập.
21
1.4. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO.
Trong GDTC nói chung và dạy học vận động (TDTT) nói riêng thì nhiệm vụ
chính của BTBT được coi là một phương tiện “ giúp cho người học tạo ra vốn vận
động ban đầu làm cơ sở cho việc học tập các kỹ thuật tiếp sau ”…Đồng thời trong
quá trình dạy học, người thầy có thể sử dụng các BTBT làm phương tiện tác động
có chủ đích đến sự nâng cao kỹ thuật và phát triển thể chất.[9], [18], [20], [25].
Trong võ thuật nói chung và Taekwondo nói riêng thì bất kỳ một kỹ thuật động tác
nào cũng phải hội đủ 3 yếu tố: nhanh, mạnh, chính xác, ngoài ra tính thẩm mỹ, sự
chuẩn xác về góc độ thực hiện kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao. Do đó, việc
dạy võ sẽ rất khó khăn và mất thời gian để hoàn thành tốt nếu như không biết vận
dụng các BTBT kỹ thuật cũng như các BTBT thể lực một cách hợp lý. Vì vậy có
thể nói BTBT có vai trò rất quan trọng trong dạy học các kỹ thuật đòn chân của
Taekwondo. Trong dạy học Taekwondo, nếu sử dụng một cách hợp lý và phong
phú các BTBT sẽ giúp cho người học nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật riêng lẻ,
đồng thời tránh được những sai sót và sự nhàm chán trong tập luyện, từ đó tiết
kiệm được thời gian, sức lực. Bên cạnh đó có thể bổ sung kịp thời những mặt yếu
về kỹ thuật thể lực tạo điều kiện để chuyển tốt kỹ xảo vận động giúp giải quyết
được những nhiệm vụ chuyển dịch trình độ của người tập lên một trình độ cao hơn.
Hiệu quả dạy học TDTT nói chung và dạy võ Taekwondo nói riêng, chỉ được nâng
cao khi việc lựa chọn sử dụng các bài tập có nội dung và LVĐ hợp lý.
Tóm lại, trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo các BTBT có vai
trò hết sức quan trọng giúp cho người học nhanh chóng nắm vững kỹ thuật động
tác chính xác, hoàn thiện và nâng cao các năng lực, tố chất còn yếu kém từ đó nâng
cao trình độ tập luyện cũng như hình thức thi đấu.
1.5. QUI LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG HỌC ĐÒN CHÂN
TAEKWONDO.

22
Theo các nhà huấn luyện thể thao như Harre (1996), Diên Phong (1999), thì
người học tập thể thao nói chung và người học kỹ thuật Taekwondo nói riêng đề
có quá trình nắm vững, thành thạo kỹ năng các kỹ thuật đòn chân phải được trải
qua 3 giai đoạn: Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác, giai đoạn cải tiến và nâng cao
kỹ thuật, giai đoạn củng cố và tự động hóa [10], [12].
- Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác.
Thông thường ở giai đoạn này, người dạy học thông qua việc giảng giải phân
tích làm mẫu động tác giúp cho người học sơ bộ nắm được yếu lĩnh kỹ thuật và
hình thành dần biểu tượng động tác. Sau đó, thông qua quá trình tập luyện lặp lại
và sự nhắc nhở uốn nắn của người dạy, giúp cho người học bước đầu hình thành
mối liên hệ tạp thời cá phản xạ có điều kiện trên vỏ đại não. Tuy vậy ở giai đoạn
này sự hưng phấn còn đang lan tỏa, động tac thường có biểu hiện căng thẳng với sự
tập chung co độ của ý chí, không có tính nhịp điệu, còn nhiều động tác thừa, ví dụ
trong động tác rút gối và vung chân đá vào mục tiêu người học thường rút gối
không đúng góc độ và không đẩy hết hông để vận dụng lực phát ra từ đâu cũng như
phát huy hết chiều dài của đòn đá. Trong giai đoạn lan tỏa này, người dạy cần nhắc
nhở những khâu trọng điểm và then chốt của kỹ thuật. Tuy nhiên, không nên yêu
cầu quá cao về các chi tiết của động tác.
Trong giai đoạn này làm mẫu động tác cần phải chuẩn mực (hoặc cho xem tranh
ảnh, băng hình kỹ thuật để làm cho người học sơ bộ hiểu và hình thành được biểu
tượng động tác đúng.
Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp, do đó các kỹ thuật đòn chân
phải được thực hiện với một sức mạnh bột phát và tốc độ tối đa cho nên người giáo
viên cần nhác nhở người học trong quá trình tập luyện cần tránh những chấn
thương có thể xảy ra.
- Giai đoạn hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật động tác.
23
Ở giai đoạn này, người học tiến hành sửa chữa những sai sót và nắm vững
động tác chính xác, nâng cao tính nhịp điệu và chất lượng động tác. Thông qua tập

luyện lặp lại nhiều lần, làm cho động tác nhịp nhàng và bớt được những động tác
thừa, không bị cứng trong khi thực hiện động tác. Qua việc tập luyện thì ở giai
đoạn này làm cho mối liên hệ tạm thời của các phản xạ có điều kiện trên võ đại não
sẽ được chuyển dần từ giai đoạn lan tỏa sang giai đoạn ức chế phân biệt. Nắm
vững đặc điểm của giai đoạn này người giáo viên cần phát hiện và xác định nguyên
nhân của những sai sót đồng thời tiến hành sửa chữa sai sót đó. Để nhanh chóng
nâng cao trình độ kỹ thuật động tác cho người học, giáo viên cần dùng phương
pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp để giúp người học nhận rõ được động
tác đúng sai và các chi tiết của động tác, làm cho ức chế phân biệt phát triển thêm
một bước giúp động tác ngày càng có độ chính xác cao hơn.
- Giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.
Sau khi người tập đã hình thành sơ bộ kỹ thuật (vẫn còn những sai sót nhỏ) thì
chuyển sang giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.
Đặc điểm của giai đoạn này là những kết quả của sự lặp đi lặp lại nhiều lần các
động tác kỹ thuật ở giai đoạn trước đó nên động tác đã đạt được trình độ tự động
hóa ngày càng cao hơn. Người học có thể vận dụng một cách hợp lý hơn, các giai
đoạn của động tác được chuyển tiếp trơn tru, không bị giật cục, khả năng vận dụng
lực của hông được tốt hơn.
Đối với giai đoạn này cần phải tăng cường khối lượng tập luyện và nâng cao
kỹ thuật chẳng hạn như các bài tập bổ trợ về thể lực kết hợp với việc tập luyện với
đích, tập với người cùng tập ví dụ bài tập rút gối nhanh, bài tập với đích di
chuyển…
Trong dạy học kỹ thuật Taekwondo, những người mới tập một kỹ thuật nào
đó thông thường đều phải trải qua ba giai đoạn trên. Tuy nhiên những người đã học
một kỹ thuật đòn đá nào đó rồi mà học tiếp kỹ thuật đòn khác thì có thể rút ngắn
24
thời gian ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 một cách thích đáng nhờ vào việc tận dụng sự
chuyển tót kỹ xảo vận động.
Ba giai đoạn dạy học kỹ thuật nói trên có mối liên hệ khăng khít với nhau.
Nó vừa phản ánh quá trình nhận thức kỹ thuật, nắm vững kỹ năng động tác sâu sắc

hơn, đồng thời cũng phản ánh quá trình biến đổi và nâng cao chức năng cơ thể của
người học.
Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các đối tượng học tập như: Thể chất, trình
độ tập luyện ban đầu, động cơ, ý thức tập luyện…cúng như các yếu tố khách quan
khác nên đối với từng đối tượng cụ thể thời gian ở 3 giai đoạn này cũng kéo dài ở
mức đọ khác nhau, mặt khác thời gian ở 3 giai đoạn này còn quan hệ chặt chẽ với
năng lực và kinh nghiệm dạy học của người thầy, nếu người thầy giỏi có kinh
nghiệm giảng dạy biết sử dụng hợp lý các phương pháp, tìm ra những điểm mấu
chốt trong kỹ thuật, phát hiện kịp thời và xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm,
đồng thời sử dụng đúng các giải pháp sửa chữa thì thời gian cần dùng để hoàn
thành mỗi giai đoạn sẽ rút ngắn lại. Từ đó mang lại hiệu xuất cao trong việc dạy
học kỹ thuật đòn chân.
1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒN
CHÂN TAEKWONDO.
1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập.
Tính khoa học hợp lý của các BTBT trong dạy các kỹ thuật đòn chân trước
hết ở chỗ các bài tập sử dụng có đảm bảo được các nguyên tắc trong giảng dạy kỹ
thuật hay không. Như chúng ta đã biết nguyên tắc giảng dạy là những điều nhận
thức được tổng kết, đúc rút ra từ mục đích giáo dục, quá trình dạy học và các qui
luật phát triển thể chất của người học, nó phản ánh các qui luật khách quan của quá
trình dạy học và cũng là các yêu cầu chỉ đạo cơ bản trong các khâu chuẩn bị nội
dung, bài tập, phương pháp phương tiện dạy học. Các nguyên tắc này sẽ chi phối,
25

×