Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.78 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT
LÁNG HẠ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NĂM 2004 CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ.
3.1.1. Nguồn vốn huy động.
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ xây dựng
năm 2004 là : 5.400 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 900 tỷ đồng.
- Nguồn vốn nội tệ: Kế hoạch nguồn vốn nội tệ năm 2004 xây dựng 4.480 tỷ
đồng, tăng so với năm 2003 là 960 tỷ đồng.
+, Tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế năm 2004 xây dựng là
2.730 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 710 tỷ đồng.
+, Nguồn vốn từ các tổ chức Tín dụng dự tính tăng 50 tỷ đồng so với năm
2003.
- Nguồn vốn ngoại tệ: Kế hoạch nguồn vốn ngoại tệ năm 2004 xây dựng 920
tỷ VNĐ tương đương 56.834 nghìn USD.
+, Tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế năm 2004 xây dựng là
870 tỷ đồng tương đương 55.619 nghìn USD, tăng so với năm 2003 là 70 tỷ đồng.
+, Nguồn vốn từ các tổ chức Tín dụng chủ yếu từ các nhân hàng bạn dự
tính không tăng so với năm 2003.
3.1.2. Sử dụng vốn.
Tổng dư nợ kế hoạch xây dựng năm 2004 là 2.190 tỷ đồng, tăng so với năm
2003là 614 tỷ đồng. Trong đó:
+, Nội tệ: Kế hoạch là 1.557 tỷ đồng so với năm 2003 tăng 484 tỷ đồng
chiếm 71% trong tổng dự nợ.
+, Ngoại tệ: Kế hoạch là 633 tỷ đồng so với năm 2003 tăng 130 tỷ đồng
chiếm 29% trong tổng dự nợ.
- Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn kế hoạch năm 2004 là 920 tỷ đồng, tăng
so với năm 2003 là 349 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn chiếm 42% trong tổng dư nợ.
Trong đó:
+, Dư nợ nội tệ 587 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng dư nợ ngắn hạn.


+, Dư nợ ngoại tệ 333 tỷ đồng chiếm 36% trong tổng dư nợ
ngắn hạn.
- Dư nợ trung hạn: Kế hoạch dư nợ trung hạn năm 2004 là 45 tỷ đồng, tăng so
với năm 2003 là 15 tỷ đồng. Dư nợ trung hạn chiếm 2% trong tổng dư nợ. Trong
đó:
+, Dư nợ nội tệ 45 tỷ đồng, chiếm 100% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
- Dư nợ dài hạn: Kế hoạch dư nợ dài hạn năm 2004 là 1.225 tỷ đồng, tăng so
với năm 2003 là 250 tỷ đồng. Dư nợ dài hạn chiếm 56% trong tổng dư nợ. Trong
đó:
+, Dư nợ nội tệ 925 tỷ đồng, chiếm 76% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
+, Dư nợ ngoại tệ 300 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
3.1.3. Biện pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2004.
 Về công tác huy động vốn:
Tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền
thống, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn
nhàn rỗi từ các tổ chức này. Ngoài việc tăng trưởng nguồn vốn của mình, Chi
nhánh còn góp phần tăng trưởng nguồn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nông
nghiệp v Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời linh hoạt
trong phạm vi quyền hạn được phép của Chi nhánh, vừa đáp ứng dược yêu cầu thị
trường vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh.
- Mở thêm Chi nhánh thành viên,các phòng giao dịch để thu hút nguồn tiền
gửi từ dân cư.
- Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị thu hút khách hàng, áp dụng cơ chế linh hoạt
đối với khách hàng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phát triển ổn định và lâu dài.
- Đa dạng hoá khâu thanh toán: Thanh toán thẻ, thẻ Tín dụng … Trang bị máy
móc, xây dựng phần mềm đảm bảo để tăng thu dịch vụ thanh toán, thanh toán
nhanh, chính xác, an toàn, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của khách hàng.
- Mở rộng các dịch vụ thuạn tiện cho khách hàng. Thực hiện giao dịch theo ca.
Mở rộng việc trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản cá nhân. Triển khai dịch

vụ thu tiền tại đơn vị, nối mạng với các đơn vị lớn.
- Mở rộng phát triển dịch vụ bảo lãnh, đại lý bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm
qua Ngân hàng …
 Về công tác Tín dụng:
- Tiến hành giải ngân các dự án đầu tư đã ký như: Dự án của các Tổng công ty
và công ty như: Tổng công ty Sông Đà, công ty Gang thép Thái Nguyên, công ty
LILAMA Hà Nội …
- Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với khách hàng lắng nghe ý kiến đề xuất từ
các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ chức Tín dụng khác, từ đó
chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng, cùng
có lợi.
- Làm tốt công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra
định hướng đầu tư cho từng khách hàng cụ thể.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức, phong cách cho cán bộ
Tín dụng, đồng thời bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn.
- Chi nhánh hướng vào mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm
đa dạng hoá các thành phần kinh tế. Giảm việc tập trung đầu tư vào các doanh
nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hoá các đối tượng đầu tư
để phân tán rủi ro. Mở rộng hình thức cho vay phục vụ đời sống, cầm cố giấy tờ có
giá cho các cá nhân và hộ gia đình.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT
LÁNG HẠ.
Để thực hiện mục tiêu, định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, của Chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng, đòi hỏi Chi nhánh NHNo&PTNT
Láng Hạ phải giải quyết nhiều vấn đề, một trong những vấn đề quan
trọng nhất là nâng cao hiệu quả công tác Quản trị Tài chính của Ngân
hàng.

Công tác Quản trị Tài chính của Ngân hàng có vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có quản lý tốt công tác này
Ngân hàng mới có thể phát triển theo định hướng mà Ngân hàng đã đặt
ra, đạt được những mục tiêu mong muốn của Ngân hàng. Vì vậy, nâng
cao hiệu quả công tác Tài chính của Ngân hàng là giải pháp quan trọng
giúp Ngân hàng đạt được những mục tiêu định hướng của mình. Sau
đây ta đi xem xét những nội dung chính nhằm nâng cao công tác Tài
chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
3.2.1. Đẩy nhanh tốc độ lành mạnh hoá tình hình Tài chính, tăng
tiềm lực Tài chính cho Ngân hàng.
Để đẩy nhanh tốc độ lành mạnh hoá tình hình Tài chính của Ngân
hàng thì Ngân hàng thực hiện những vấn đề sau:
- Giải quyết nhanh dứt điểm các khoản nợ xấu, làm trong sạch
bảng tổng kết tài sản.
- Những điểm cần phải được nhấn mạnh trong quá trình kiểm tra
khoản vay bao gồm: (1) Phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay
có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng; (2) Tăng cường chỉ đạo và khuyến
khích cán bộ Tín dụng theo dõi và báo cáo về sự suy giảm chất lợng
của những khoản vay mà họ theo dõi; (3) Thực hiện thiết lập và quản lý
thống nhất bộ hồ sơ; (4) Chấp hành tốt chính sách cho vay, luật và các
quy chế về hoạt động ngân hàng; (5) Đảm bảo thông tin chính xác kịp
thời cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị về tình hình sử dụng của
danh mục cho vay; (6) Thiết lập và sử dụng các khoản dự trữ tổn thất
cho vay một cách hợp lý.
- Không sử dụng biện pháp bằng treo nợ đối với các khoản nợ khó đòi bởi vì
sử dụng biện pháp này không có tác dụng làm lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản
của Ngân hàng, thực chất tài sản đã bị mất và cha đợc xử lý cho nên nguy cơ phá
sản của Ngân hàng luôn luôn bị đe doạ.
- Cần khai thác triệt để giá trị, khối lợng tài sản đã nhận thế chấp, cầm cố.
Cần phân loại các tài sản thế chấp, cầm cố, xác định trên cơ sở pháp lý nhằm

làm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý cho phù
hợp.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: địa chính, Tài chính, Ngân hàng trong việc
xác định giá trị tài sản đặc biệt là giá trị tài sản thế chấp và đăng ký thế chấp nhằm
tránh các trờng hợp một tài sản đem đi thế chấp ở nhiều Ngân hàng.
- Sử dụng tốt các quỹ rủi ro hàng năm, hàng năm cần trích một
phần bù đắp rủi ro, quỹ này rất quan trọng, Ngân hàng cần tăng quỹ
này lên các năm nhằm đáp ứng những rủi ro bất thưườngxảy ra trong
Ngân hàng.
- Những khoản nợ xấu cần có chính sách khuyến khích các đơn vị trả gốc
trớc, trả lãi sau, những đơn vị tích cực trả gốc đợc xem xét giảm đi một phần lãi.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, sẽ tạo cho Ngân hàng có thêm vốn
trong hoạt động, tăng cờng uy tín của Ngân hàng.
3.2.2. Xây dựng chiến lợc huy động vốn phù hợp, đảm bảo sử dụng vốn với chi
phí thấp nhất.
Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm 3 nguồn chính. Trong khi đó
Ngân hàng tập trung những nguồn vốn lớn sau:
 Vay Ngân hàng Trung Ương: Đây là nguồn vốn để đáp ứng
những nhu cầu của Ngân hàng như nhu cầu chi trả thường nhật của các Ngân
hàng, nhu cầu đáp ứng cho vay theo thời vụ hoặc khi Ngân hàng gặp khó
khăn nghiêm trọng về khả năng thanh toán.

×