NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁNTIÊU THỤ
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠICÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỨC THỊNH
3.1. Một số nhận xét về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh là công ty sản xuất
và kinh doanh trên một phạm vi thị trường rộng, đa dạng, có tiềm năng lớn vì
vậy sản phẩm của công ty cũng đa dạng về chủng loại, mẫu mã do vậy cách
thức tiêu thụ hàng hóa cũng đa dạng. Công tác kế toán tại công ty cũng phải
đòi hỏi tính thường xuyên, liên tục,chính xác, kịp thời trong việc tổ chức hạch
toán kế toán, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan nhằm cung
cấp thông tin Kế toán-Tài chính phục vụ cho công tác quản trị của nhà quản lý
và cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp quan tâm.
Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh được tiến hành dựa trên
đặc điểm tình hình thực tế của Công ty cùng với sự vận dụng đúng nguyên tắc
và sáng tạo các chế độ,quy định hiện hành. Công ty tiến hành quản lý thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và hạch toán chính xác quá trình tiêu thụ, tập hợp
đầy đủ chi phí để từ đó hạch toán chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức
Thịnh, nghiên cứu phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh em nhận thấy một số mặt mà công ty đã đạt được và những mặt còn
tồn tại, hạn chế như sau :
Những mặt mà Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh đã đạt
được:
Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Tài Chính về
quản lý thành phẩm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kế toán thành phẩm.
Công ty sử dụng các chứng từ nhập xuất kho theo đúng quy định hiện hành
trên cơ sở tình hình hoạt động thực tế của công ty. Công ty sử dụng phương
pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán tổng hợp thành phẩm đảm bảo độ
chính xác và cung cấp thông tin kịp thời về vận động của thành phẩm.
Cơ sở vật chất, hệ thống kho tàng của Công ty không nhiều (kho nguyên
liệu và kho thành phẩm) do vậy việc đối chiếu số liệu về sự biến động của
thành phẩm giữa kho và phòng kế toán được thường xuyên với nhau. Từ đó
đảm bảo quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ tránh được hao hụt về mặt hiện
vật (số lượng)
Từ đặc điểm thành phẩm tiêu thụ của Công ty, kế toán tiêu thụ đã vận
dụng linh hoạt giữa lý luận và thực tế để đưa ra hệ thống ghi chép quá trình
tiêu thụ, đảm bảo xác định chính xác doanh thu bán hàng trong kỳ từ đó làm
căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của Công ty và làm nghĩa vụ nộp thuế
cho Nhà nước.
Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, ngân hàng...kế toán
còn cung cấp kip thời đầy đủ thông tin cho Ban lãnh đạo Công ty giúp Ban
lãnh đạo có những quyết định đúng đắn trong việc sản xuất và tiêu thụ trong
các kỳ tiếp theo.
Mặt khác kế toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty đã tiến hành theo dõi
tình hình tiêu thụ của từng chủng loại thành phẩm và theo dõi tình hình thanh
toán của từng khách hàng một cách chặt chẽ. Đối với các khách hàng lớn, đại
đa số đều trả chậm. Vì vậy, Công ty phải có những biện pháp thích hợp vừa
mềm dẻo vừa cứng rắn. Tuy nhiên các biện pháp đó phải đảm bảo nguyên tắc,
lợi ích của Công ty đồng thời không để mất bạn hàng đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay việc giữ bạn hàng là điều hết sức quan trọng và quyết định đến
sự sống còn của Công ty.
Công tác kế toán tiêu thụ cũng chú trọng đến việc quản lý và lưu giữ
chứng từ gốc bởi đó là cơ sở pháp lý cho việc ghi chép sổ sách kế toán và là tài
liệu quan trọng khi Ban Giám Đốc hoặc thanh tra cần đến.
Việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được tiến hành vào cuối
tháng một cách chính xác và kịp thời. Các khoản chi phí bán hàng, chi phí
QLDN được tập hợp và theo dõi chặt chẽ cụ thể đảm bảo cho các khoản chi là
hợp lý và tiết kiệm.
Phương pháp đánh giá thành phẩm: Kế toán sử dụng nguyên tắc giá gốc để
đánh giá thành phẩm nhập kho, điều này giúp cho việc xác định trị giá thực tế
nhập kho thành phẩm chính xác tránh được sự hao hụt tổn thất. Luôn phản ánh
đúng giá trị thực tế thành phẩm nhập kho. Công ty sử dụng phương pháp Bình
quân gia quyền để tính đơn giá bình quân xuất kho, phương pháp này đơn giản
dễ áp dụng, phù hợp với trình độ kế toán của cán bộ nhân viên kế toán.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt làm được mà Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Đức Thịnh đã đạt được thì còn tồn tại một số mặt còn hạn chế đó là:
Công ty có rất nhiều chủng loại thành phẩm. Việc xác định giá trị thực tế
của thành phẩm xuất kho cần phải chính xác, nhanh gon, kịp thời. Vì vậy, kế
toán theo dõi thành phẩm xuất kho sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cùng lúc
kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán.
Việc luân chuyển chứng từ liên quan đén tổng hợp thành phẩm chưa
được thực hiện kịp thời, các chứng từ nay chỉ đến cuối tháng mới được luân
chuyển lên phòng kế toán để theo dõi cả về số lượng và giá trị. Do vậy chưa
theo sát được chặt chẽ tình hình biến động của thành phẩm hàng ngày, mặt
khác công việc dồn nhiều vào cuối tháng gây khó khăn cho kế toán thành
phẩm.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm vẫn chưa theo dõi các tài khoản liên quan
đến tiêu thụ thành phẩm trên cơ sở chi tiết các tài khoản. Do vậy việc theo dõi,
đối chiếu giữa các sổ còn gặp nhiều khó khăn.
Việc tập hợp chi phí bán hàng cần được hạch toán cụ thể hơn (dựa vào
các sổ kế toán, sổ chi tiết có liên quan) chọn tiêu thức phân bổ hợp lý không
nên chi phí phát sinh đến đâu tập hợp và phân bổ đến đó. Việc hạch toán chính
xác chi phí bán hàng cho từng mặt hàng cũng là một trong những căn cứ để xác
định tính chính xác kết quả kinh doanh trong từng mặt hàng, để từ đó Công ty
có hướng kinh doanh, sản phẩm những mặt hàng có doanh số cao hơn.
Việc theo dõi hàng chi tiết vật tư, thành phẩm ở 2 bộ phận công việc là:
Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho, các chứng từ bán thành
phẩm, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. Kế toán chi tiết căn cứ vào sổ chi tiết, các
chứng từ Nhập-xuất, hóa đơn GTGT để ghi sổ chi tiết. Do đó việc đối chiếu số
liệu giữa thủ kho và kế toán chi tiết được thực hiện trên dòng số tổng cộng vào
cuối mỗi kỳ. Nếu có sự sai sót, chênh lệch thì việc tìm nguyên nhân sẽ gặp
nhiều khó khăn và phức tạp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành còn ít. Đặc biệt
là ứng dụng vào công tác kế toán bởi vì bộ phận kế toán đang sử dụng phầm
mềm kế toán do tự công ty tổ chức thiết kế nên chưa giảm tiện được công việc
ghi chép cũng như in ấn hằng ngày nhất là trong việc ứng dụng để tập hợp chi
phí giá thành sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa có phần mềm chuyên
dụng.
Bên cạnh những hạn chế riêng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
Đức Thịnh còn có những hạn chế chung của các doanh nghiệp trong thời điểm
hiện nay đó là công ty chưa có một bộ phận kế toán Quản trị và phân tích về :
Tài chính, thị trường, sản phẩm và hoạt động nội bộ của công ty, nhằm đánh
giá một cách khoa học.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức
Thịnh
Thứ nhất : Việc công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý, tuy nhiên công ty cần lưu ý
phương pháp kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu. Tuy nhiên, việc
ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán về mặt số lượng mất nhiều thời gian,
công sức. Công việc kiểm tra không thường xuyên mà chủ yếu vào cuối tháng,
điều này làm hạn chế chức năng kiểm tra trong kế toán, do đó phương pháp
này thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ nhập xuất hàng
hóa. Hiện nay do đặc thù công ty thì số lượng nghiệp vụ nhập, xuất nhiều nên
việc áp dụng phương pháp này chưa hoàn toàn hợp lý. Công ty nên áp dụng
phương pháp sổ số dư:
- ở kho: chỉ theo dõi về mặt số lượng.
- ở phòng kế toán: quản lý về mặt giá trị.
Phương pháp này giảm được khối lượng ghi chép hàng ngày, công việc kế
toán được tiến hành đều đặn.
Thứ hai: Thành phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích
thước nên việc tính giá vốn thành phẩm phải tính riêng với từng loại thành
phẩm. Công ty tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân gia
quyền trở nên phức tạp tốn công sức, dễ nhầm lẫn và vẫn tồn tại những mặt
hạn chế, không cho phép theo dõi kịp thời giá trị của thành phẩm xuất kho mà
chỉ đến cuối tháng khi đã tập hợp đầy đủ số lượng thành phẩm nhập kho và
xuất kho mới tính được giá vốn thành phẩm xuất kho nên không cung cấp kịp
thời thông tin về giá vốn thành phẩm xuất kho. Vì vậy, Công ty nên có thể sử
dụng một trong hai phương pháp tính giá thành phẩm thực tế xuất kho hiệu quả
hơn đó là giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập hoặc Giá thực tế đích danh.