Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đề cương Văn hóa dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 71 trang )

ĐỀ CƯƠNG
VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
DÂN TỘC THÁI .......................................................................................................................................... 2
NHÀ SÀN: .................................................................................................................................................... 2
3.1 XƠI (khảu ón) ......................................................................................................................................... 4
3.2. CƠM LAM (khảu làm) .......................................................................................................................... 5
IV. VĂN HOÁ TINH THẦN ..................................................................................................................... 7
3.1. TẾT ĂN CÁ (Dân tộc Thái – Thanh Hoá ).......................................................................................... 9
3.2. TẾT RỬA MẶT:................................................................................................................................. 10
3.3. HỘI HOA BAN ................................................................................................................................. 10
4.1 KHẮP:.................................................................................................................................................. 11
4.2. HẠN KHUỐNG: ................................................................................................................................ 12
4.3. MÚA XOÈ: .......................................................................................................................................... 13
5.2. Khèn bè: ............................................................................................................................................... 15
V. TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN TỘC THÁI .................................................................................................. 15
A. Thiết bản mường .................................................................................................................................... 15
1- Quan hệ dịng họ, gia đình ...................................................................................................................... 16
3. Xin ngày cưới .......................................................................................................................................... 18
4. Lễ cưới .................................................................................................................................................... 18
2. Lễ vấn danh ............................................................................................................................................. 19
5.Lễ lại mặt ................................................................................................................................................. 19
a. Dân tộc Thái (Nghệ An) .......................................................................................................................... 19
DÂN TỘC BANA..................................................................................................................................... 21
DÂN TỘC KHMER ................................................................................................................................... 36
DÂN TỘC CHĂM ...................................................................................................................................... 50


DÂN TỘC THÁI
- NHÀ SÀN:
Là nhà sàn nên nhà người Thái cũng có 3 mặt bằng chồng lên nhau như nhà
sàn Tày,Nùng hay Mường :


“Tê đa” hay còn gọi là “ thản hạnh”(trần nhà)
“Hạn cang” hay cịn gọi là “chng cang”(sàn nhà)
“Pựn lang”(nền nhà) Bên cạnh nhà thường trồng 1 khóm chuối hay khóm
mía tượng trưng cho yếu tố nén-sức sống vươn thẳng từ mặt đất,còn mặt đất là yếu
tố minh. Minh, nén là 1 khái niệm trừu tượng được cụ thể hốnhư 1 điểm tựa của
“hồn” là nền móng của sự sống trong tâm thức của người Thái,bắt nguồn từ đất
mẹ.
+Nhần có 2 cửa đi lại. Hai cửa được mở ở chính giữa 2 đầu hồi,2 cửa đi lại
này có 2 tên gọi khác nhau: Cửa “chán” và cửa “quản”. Cửa “chán” là cửa mở từ
trong nhà ra phía “chán”,”cửa quản” là cửa mở ra phía “ qủan”. Thường thường
cửa “ chán” nhìn về phía nào thì đó là hướng của ngôi nhà.
Hai cửa “quản” và “ chán” đối diện nhau qua giữa nhà,phân chia bên nhà ra
làm 2 nửa bằng nhau: Nửa trên và nưa dưới.Phía Bắc cầu thang lên là nửa dưới,nửa
còn lại là nưa trên.Nửa trên và nửa dưới hồn tồn khơng có gì ngăn cách,đường
ranh giới chỉ là sự ứoc lệ nhưng đối với đòng bào thì rất rõ rang. Ranh giới ở đây là
đường thẳng tượng trưng nối giữa 2 cửa đi lại.
Theo phong tục đồng bào Thái,nửa trên của nhà dành làm chỗ thờvà chỗ ngủ
của mọi thành viên trong gia đình.Khách khơng bao giờ được đi lại qua nửa
này.Tính từ bên cưa “quản” vào,gian thứ nhất là “hoỏng coóng”-gian thờ.Gian này
có “xau hoóng”-nơi trú ngụ của tổ tiên .”phi hướn” – ma nhà,cho nên đồng bào
dành gian này để thờ.Gian này thường trống trải,khơng có đồ đạc,ít khi qt
dọn,bụi bặm bámnhiều làm tăng thêm vẻ hiu quạnh,lạnh lẽo-khơng gian đó gợi cho
ta ấn tượng của 1 thế giới hư vơ.Khi có việc ,ơng chủ nhà hoặc năm giới trong nhà
có thể đến gian này.Khách tuyệt nhiên không được đến.
Theo phong tục đồng bào Thái,nửa trên của nhà dành làm chỗ thờvà chỗ ngủ
của mọi thành viên trong gia đình.Khách khơng bao giờ được đi lại qua nửa
này.Tính từ bên cưa “quản” vào,gian thứ nhất là “hoỏng coóng”-gian thờ.Gian này
có “xau hoóng”-nơi trú ngụ của tổ tiên .”phi hướn” – ma nhà,cho nên đồng bào
dành gian này để thờ.Gian này thường trống trải,không có đồ đạc,ít khi qt
dọn,bụi bặm bámnhiều làm tăng thêm vẻ hiu quạnh,lạnh lẽo-khơng gian đó gợi cho

ta ấn tượng của 1 thế giới hư vơ.Khi có việc ,ơng chủ nhà hoặc năm giới trong nhà
có thể đến gian này.Khách tuyệt nhiên khơng được đến.
- Đi từ phía “chán” vào nhà,gian đầu tiên là gian bếp. Hàng ngày,bếp này
dành cho việc nấu cám lợn,khi trong nhà có việc cưới xin,lễ tết… cần nấu nướng


nhiếu người ta cũng dùng bếp này.Trong trường hợp nhà có người sinh con nhỏ thì
người mẹ phải nằm cạnh bếp sưởi khoảng 5 ngày đêm lien tục.
+Bếp nữa bếp thứ 2 thường được đặt ở gian giáp với gian ngủ của chủ nhà –
gian có “xau hẹ”(cột cái).Đây là bếp dùng để đồ cơm nếp và nấu nướng thức ăn
hàng ngày,và người chủ nhà cũng tiếp khách ở quanh bếp này.Bếp và quanh bếp là
điểm hội tụ của sinh hoạt văn hố gia đình.
Gần bếp phía giáp với gian ngủ của chủ nhà có “xau hẹ”(cột cái).Sát “xau hẹ”
là nơi đặt cái ninh (được làm băng đồng,hình thù phần dưới giống nhưcái nồi đồng
cao nhưng phần miệng làm gờ lo era như cái giá đỡ lấy cái chõ.Khi đồ cơm
nếp,người ta vo gạo cho vào đó rồi đặt chõ lên ninh),cái ninh chỉ đặt ở đó.Cái ninh
là đồ dùng hàng ngày để đồ cơm nếp cho nên nó là vật tượng trưng cho cuộc sống
ấm no,đầy đủ.
Giữa 2 bếp có 1 khoảng khơng gian rộng dành cho sinh hoạt ăn uống trong gia
đình.
Trong ngơi nhà cịn có khoảng sàn trống từ bếp giữa nhà đến vách đầu bên
“quản”.Thông thường nơi sát bếp là nơi tiếp khách.Ở đây thường đặt bộ ấm chén
uống
nước

ống
điếu
cày
cổ
truyền.

Mặt sàn khác găn liền với nhà sàn trong nhà,nằm dưới mái nhà nhưng lại ở bên
ngoài cửa phía “quản” gọi là “tang quản”.Chức năng của “táng quản” là chỗ ngủ
của rể “quản”,là rể mới được nhận đến ở.Thời gian đầu này,rể phải nằm ngủ riêng
1 mình ở ngoài “quản”.
Mặt bằng sinh hoạt khác gắn liền với mặt nhà sàn nhưng ở ngoài nhà và hoàn
toàn nằm dưới mái nhà,gọi là “túng chán”,là để phơi phóng lương thực và quần
áo.Ngồi ra,1số cơng cụ lao động như cuốc cũng được móc vào lan can,để cái
bung,ống
mương
gánh
nước.
Ở trên “tang chánh” bên mép lan can,đồng bào hay dùng than cây gỗ to đục
rỗng than,cho đất vào làm nơi trồng hành hoa,tỏi ớt,thì là …
Diện tích mặt bằng dưới gầm nhà sàn ở được đồng bào tận dụng làm nơi để công
cụ sản xuất (cày,bừa…),chuồng gà,chuồng ngựa


1

2

4

3

Tầng

Tầng

a


b
5

1. Gian để đồ dùng sinh hoạt
2-3. Gian ngủ
khách nữ
Gian thờ
khách nam
4. Gian ngủ của con gái

5. Gian tiếp khách
a. Bếp chán : Nấu và tiếp
b. Bếp quản: Nấu và tiếp
Cửa sổ

* Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Đen:
Phần nhà có các gian chính gọi là Hỏng tơ,gian chái là hỏng tụp,chái phụ là
hỏng tịp
Những gian nằm trong phạm vi hỏng tơ lại có tên riêng : Lấy cột “xau hẹ”
làm mốc ranh giới,về phía tay phải gọi là Táng quản. Phần này lại được chia theo
gian: hỏng hóng,hỏng quán.Gian chính giữa gọi là cang hướn.Phần nhà về phía tay
trái của cang hướn là tang chan.Táng chan lại được chia thành Hỏng lánh
ngái,hỏng chan và chan. Chan lại được chia thành : Chan vng và chan no.
Nhà cịn được chia theo chiều dọc,đường ranh giới qua bếp khách.Từ bếp này
trở về phía sau là hỏng non,về phía trước là mang tẩu.
3. Ẩm thực
3.1 XƠI (khảu ón)
Xơi được đồ từ gạo ngâm qua đem trong những chiếc chõ gỗ. Nồi để đồ xôi
là cái ninh (mỏ nưng) cao, bằng đồng. Xôi đồ chin được dỡ ra mâm bao giờ cũng

phải quạt cho nguội rồi mới cho lại vào chõ hay các giỏ xôi (ép khảu) để ăn hàng
ngày.
Xôi là khẩu phần lương thực thong dụng, và từ xôi người ta làm thành nhiều thứ có
giá trị như là quà bánh cho trẻ con, người già ăn lót dạ hay ăn cho ngon miệng. Các
món ăn này bao hàm trong đó có cạư quan tâm , tình cảm q mến mà người ta
dành cho người già và con trẻ, Có 3 loại q như vậy:
+Xơi
nướng
(khảu
chì)
Người ta nắm xơi thành nắm rồi đặt lên than hồng (gọi là lam lho);bóp xơi vo


thành cục năm vào đầu que hong trên than (gọi là mó);nắm xơi rồi ấn bẹt thành
hình quạt cắm vào đầu que hong than (gọi là vi);bóp xơi lăn thành thỏi dài căm vào
đầu que, bôi thêm mỡ hoặc mật mía rồi nướng xơi sẽ phồng , thơm(gọi là ống –
súng);nặn xơi thành thỏi rồi uốn nối 2 đầu dính vào nhau, tạo thành hình vịng tay
đặt trực tiếp trên than hồng gọi là póc khèn – vịng tay)
+Xơi cặp (bái khảu)
Xơi nặn thành hình đĩa cặp các thức ăn đã được nghiền nát hoặc xé vụn rồi
lăn thành nắm xơi có nhân. Có nhiều tên gọi xơi cặp, chẳng hạn: cặp chứng
luộc(bái xáy), cặp cá (bái pa), cặp ong non(bái to), cặp thịt xé hoặc ruốc(bái nhứa),
cặp đường mía(bái nặm ỏi)
+Xơi
vừng(khảu
lét
ngạ)
Đây là món xơi trộn cùng vừng đen, có vị ăn ngậy, mùi thơm,món xơi này trước
đây cịn được dùng như là 1 biểu hiện của sự tỏ tình, hay là muốn nhắc lại tình
cũ,nghĩa xưa.

3.2. CƠM LAM (khảu làm)
Cơm lam là loại cơm chín trong loại ống đặc biệt thuộc họ tre.Gạo đẻ làm
cơn phải là gạo nếp thơm và dẻo. Người ta chọn 1 loại ống bánh tẻ mà thành ruột
của nó có mùi thơm như hương cơm nếp để lam ống lam. Gạo được ngâm trước rồi
cho vào ống với 1 lượng nước vừa phải,sau đó đặt nghiêng trên ngọn lửa xoay đều
cho ống không bị cháy. Nước sơi và cạn thì dập lửa, nướng ống cơm trên than
hồng. Cơm chin lấy ra đẻ nguội, cạo bóc lớp vỏ, ăn rất dẻo thơm mà khơng ngán.
Món cơm lam này thường được làm cho sản phụ, nó cũng có giá trị như quà
bánh cho người già,trẻ con ,cho khách quý hay người thân đi xa nhà cần có lương
thực mang theo vài ba ngày.
Nếu xét dưới góc độ lịch sử thì cơm lam, đồ lam nói chung có thể là những
món ăn đã có từ rất sớm,vì các rừng nhiệt đới Việt Nam và Đông Nam Á rất sẵn tre
nứa…..
3.3.
Món Cá
Sống trong mơi trường thung lũng với hệ thống song suối dày đặc là nguồn
cung cấp thuỷ sản phong phú cho con người, Người Thái có câu tục nhữ “ Lúa ở
ruộng, cá ở nước” ( Khảu dú na, pa dú nặm) hay “ Miếng cơm trắng, khúc cá bạc”
(Khảu đón, tón pa khao) để nói về món cá trong kết cấu của bữa ăn. Ngay cả trong
ngôn ngữ văn chương, đẻ biểu thị mùa cá người ta vẫn dùng những “mùa lúa,mùa
cá” để thể hiện chu kì 1 năm hay nhiều năm. Cũng cần lưu ý rằng do làm ruộng
nước mà người ta có thể đánh bắt cá ngay trong các thửa ruộng, các cánh đồng của
mình.Đấy là chưa nói ở nhiều vùng người Thái có nghề nuôi cá ruộng, 1 nguồn lợi
lớn làm giàu thành phần đạm trong bữa ăn của họ.
. Trước hết là món cá sống, ăn gỏi ( tiếng Thái gọi là cỏi). Món này chỉ phổ
biến đối với đàn ơng. Người ta ăn gỏi với các loại cá chép nhỏ cỡ gần bằng 2 ngón
tay, cả con hoặc ăn gỏi loại cá chép to lọc lấy phần nạc nhất ở 2 bên lườn của nó.


Các món dùng cho ăn gỏi có nước chua, rau thơm, hành. ớt,hoa chuối thái nhỏ, các

loại lá chát. Ăn gỏi trở thành 1 thú ăn của đàn ông và người ta sánh gỏi cá ngang
với thịt chó: “Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn gỏi cá” (Xép nhứa kin nhứa
ma, Xép pa kin pa cỏi)
-Cá chín cũng có nhiều cách chế biến, trong đó món ăn được ưa thích là món
cá nướng (pa pinh).Người ta có thể nướng cá bằng cách hong trên than hay đặt trực
tiếp trên than hồng, hoặc lùi cá trong chất bùn dẻo vào đống tro than đang cháy
+Cá cũng được dùng để nấu canh, kho như nhiều dân tộc khác
+Người Thái rất thích ăn cá chua. Cá chua được làm từ cá con trộn với cơm
lên men cho vào ống nứa để 1 số ngày. Khi ăn đổ ra đun thành canh.
Ở các vùng Thái ( Thanh Hoá, Nghệ An) trước kia món cá chua (pa xỏm)
là một thứ khơng thể thiếu được trong các đồ sính lễ của cả quý tộc và bình dân
Mắm là món ăn dự trữ,đồng thời cũng là món gia giảm. Ở Sơn La đã nổi
tiếng về các mónmắm cá của người Mường Chiến,mắm “địng đong”(mắm lý) của
thị xã Sơn La. Người ta có thể để các loại mắm này hang năm. Mắm để lâu thường
ăn sống ngon hơn;măm mới làm thường phải chưng lên trước khi ăn.Có thể ăn xơi
chấm mắm cung các loại măng,rau ghém như:măng lay luộc,măng loi sống,quả
non và búp của cây vả,quả và lá cây sung…
- Khi kiếm được nhiều cá người ta sấy khơ để làm món ăn dần. Ở Tây Bắc ,cá
sấy khô là 1 thứ đồ dẫn cưới ,là lễ vật quý để thờ cúng tỏ tiên,biếu tặng bạn bè,
người than.
Bên cạnh cá,thịt cũng là món ăn được coi là quan trọng.Nguồn thức ăn thịt
là do chăn nuôi gia đình cung cấp,cũng có thể do săn bắn,đặt bẫy mà có được.
Trong các món ăn rất đặc trưng Thái cịn phải kể đến món nặm pia. Nặm pia là
nhủ tương trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ có vị vừa bùi,vừa đắng. Món
này có tác dụng kích thích dịch vị,dung để chấm lạp,chấm thịt luộc rất hợp.
Thịt nạc thái mỏng,để sống, ngâm vào nước măng chua cho tái rồi ăn thì gọi là
xa,là món ăn của những người đàn ông. Thịt băm nhỏ rồi nhúng tái hoặc rang chín
dậy mùi thơm,đỏ vào nước chua có các gia vị đã chuẩn bị sẵn để ănthì gọi là lạp
chin,thường dành cho phụ nữ và trẻ em.
Món thứ hai cũng rất Thái là món chéo. Thành phần khơng đổi của chéo là

muối và ơt giã,cùng tỏi,rau thơm,mùi,lá hành….có thể them gan gà luộc chín,ruột
cá,cá nướng…Có thể thêm các gia vị rồi giã nát để chấm thịt,cá,rau,măng. Có
nhiều loại chéo : Chéo ớt giã với muối gọi là chéo ượt cưa;nếu them tỏi để sống
hoặc tỏi nướng gọi là chéo hua hom;thêm rau thơm,tỏi,cá nướng gọi là chéo
pa.Mỗi món chéo như vậy ăn với 1 laọi thức ăn phù hợp nào đó.
Nười Thái ưa thích ăn có các vị : Cay,chua,chát,đắng,bùi,ít dùng các món ngọt,
lợ,đậm.nồng…hay uống rượu cần,cất rượu.
-Ngồi ra tục ăn trầu,hút thuốc lào cũng được người Thái biết đến như là
những tập quán quen thuộc của nhiều tộc người an hem. Tuy vậy,ở Tây Bắc hiện


nay tục ăn trầu hầu như đã gần mất hẳn,tục uống rượu cần cũng khơng phổ biến và
điển
hình
như

miền
Tây
Thanh
Hố,
Nghệ
An.
Người Thái hút thuốc bằng điếu ống tre,nứa và châm bằng mảnh đóm tre
ngâm,khơ
nỏ.
Người Thái trắng trước khi hút cịn có lệ mời người xung quanh như trước khi
ăn.
3.4 Rượu cần
Là đồ uống quý chỉ dung trong dịp lễ tế thần linh,hội làng và đành đãi khách.
Ý nghĩa: bày tỏ ý niệm,ước vọng của bản thân với các thần linh,cầu mong cho

gia
đình
ấm
no,hạnh
phúc,mùa
màng
bội
thu…
IV. VĂN HỐ TINH THẦN
1. NGƠN NGỮ:
Là tài sản vơ giá của bất kỳ cộng đồng tộc người nào. Là công cụ giao tiếp
nhưng ngôn ngữ là sản phẩm của lao động,chỉ có con người mới có ngơn ngữ và
nhờ ngơn ngữ mà con người sống thành xã hội ,dân tộc.Ngôn ngữ người Thái được
coi là gía trị văn hố đặc biệt.
Người Thái cũng là tộc người có văn tự từ lâu đời.Tiếng Thái thuộc nhóm
ngơn ngữ Tày-Thái(Ngữ hệ Thái-Kađai),cịn chữ Thái thì thuộc dịng chữ
Phạn.Chính nhờ có văn tự mà cha ông họ đã ghi chép lại được rất nhiều truyện cổ
tích, truyền thuyết (quắm tố mường – kể chuyện bản mường ),gia phả của các dòng
họ,những lời răn dạy con người (quắm xon cốn), những quy định mang tính chất
luật tục của các mường (Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu), những truyện thơ,
do tác giả hữu danh, vô danh sáng tác (Xống chụ xon xao – Tiễn dặn người yêu,
Khun Lú náng Uả - Chàng Lú nàng Uá …Các tác phẩm văn học của người Kinh,
người Hán chuyển sang tiếng Thái và lưu truyền trong cộng đồng
2. TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO:
Khơng giống như người Mơng và người Dao, người Thái không theo một
tôn giáo cụ thể nào, mặc dù văn hoá của họ anhhr hưởng tư tưởng Phật giáo. Tín
ngưỡng dân gian Thái gắn với quan niệm: Van vật hữu linh: Mỗi ngơi nhà, bờ suối,
gốc cây, hịn đá, cánh rừng, các đồ vật xung quanh … đều có hồn ngụ ở đó và chịu
sự cai quản của Then luông. Người Thái cho rằng, không những con người mà mọi
vật dều có cuộc sống được quy định bởi các phi.

Phi có nhiều loại,trong những hồn cảnh cụ thể khác nhau về ý nghĩa, chức
năng trong đời sống tâm linh của cộng đồng : Phi Then – cai quản tất cả các phi;
Phi bản, phi mường cai quản cuộc sống của dân trong bản mường; phi hướn phù hộ
cho cuộc sống của mỗi gia đình; phi pà ná là ma rừng; phi ma là ma ruộng.
Bên cạnh ph, người Thái cịn có khái niệm mí khoăn (hồn). Mỗi cơ thể con
người đều có rất nhiều khoăn (khỏng 80 khoăn). Sự cân bằng của cơ thể do các
khoăn đảm nhiệm. Các khoăn ngụ ở các bộ phận khác nhau và có chức năng ,vai
trị khác nhau. Khi khoăn ở bộ phận nào đi vắng thì bộ phận đó sẽ có trcj trặc nhất


định, cơ thể sẽ bị đau ốm, mệt mỏi. Nếu khoăn đi xa khơng trở lại nữa thì cơ thể sẽ
chết, các khoăn sẽ biến thành phi.
Quan niệm của người Thái cũng cho rằng, có 2 thế giới tồn tại song song là
Mường Trời và Mường người. Mường người là thể giới thực mà người Thái đang
sinh sống. Mường trời là vùng rộng lớn của cõi trời, nơi ở của các then, trong đó
Then lng là then đứng đầu mường trời. Dưới then lng có các vị then tạo ra
quyền lực của phong tục và chuyên trừng trị những người làm sai trái, then tạo ra
nghèo túng, tạo sự sinh đẻ, điều khiển tuổi thọ, tạo sắc đẹp, tạo ra các hiện tượng
thời tiết …
Như vậy, người Thái tin rằng : các lực lượng siêu nhiên, then và phi đều có
ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống của họ. Hạnh phúc, may mắn hay bất hạnh, rủi
ro của con người đều do các lực lượng trên chi pjối. Chính vì vậy mà từ xưa người
Thái đã có tục thờ cúng để bày tỏ nguyện vọng, quan niệm của con người trong thể
giới thực tại và trong thế giới hư vơ.
+ Thờ cúng tổ tiên :
Người Thái thường có những khu vực thờ cúng riêng đối với từng tơng tộc,
dịng họ hay gia đình.
Người đúng đầu dịng họ thường được thờ ở nơi trang trọng trong khu vực thờ
dòng họ. Việc thờ cúng do trưởng họ đảm nhiệm.
Những người sống chung trong một gia đình thì cùng thờ chung ma nhà ( phi

hướn), người chủ gia đình thay mặt cả gia đình cúng ơng bà tổ tiên.
Bàn thờ là mộ ngơi nhà sàn nhỏ (tượng trưng) bằng tre nứa có vách, có sàn đan
hình đi cá. Bàn thờ này thờ tổ tiên ba đời của chủ nhà. Người Thái quan niệm
ma nhà ln ở bên cạnh con cháu, chăm sóc đến mọi mặt của đời sống gia đình.
Những ma tổ tiên ở trên mường trời hay ngồi rừng khơng có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của con cháu chỉ trong các dịp lễ tết đồng bào mới khấn mời về.
+ Các nghi lễ nông nghiệp:
Thường được tổ chức vào tháng 8, khi những đàn chim màu đen bay xuống
ăn sâu ở ruộng lúa, đồng bào Thái thường làm một lễ nhỏ ngay tại ruộng. Họ dựng
một cái miếu con ngay giữa ruộng và sửa soạn một mâm cơm cúng gồm: một con
lợn, cơm, rượu, đồng thời nhổ một khóm lúa đặt bên cạnh mâm cúng với mong
ước lúa sẽ tốt tươi, trnhá được sâu bệnh.
Lễ này cũng có ý nghĩa cám ơn những con chim màu đen đã giúp người
nông dân trừ được sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
+ Cột lắc mường biểu thị vận mệnh của mường :
Vận mệnh của toàn mường và chúa đất phụ thuộc vào vận mệnh chiếc nhà sàn
tượng trưng được dựng lên nhân dịp chúa đất lên cầm quyền. Nhà nằm trong lòng
đất,cột chính ngơi nhà này gọi là cột lắc mường nhơ lên khỏi mặt đất.Người Thái
tin rằng Then Luông ngồi trên trời giữ lấy dây mường nối với cột lắc mường:


Nếu cột lắc mường vững chắc ấy là Then Luông cịn giữvững chắc dây
mường, khi đó chắc chắn bản mường hưng thịnh.
Nếu Then Lng bng dây mường, khi đó cột lắc mường lung lay,bao nhiêu
thiên tai địch hoạ sẽ đổ xuống bản mường.
+Tục đón tiếng sấm đầu mùa
Việc thờ cúng trời đất, tổ tiên của người Thái diễn ra hang năm theo chu kỳ sản
xuất nông nghiệp và lồng vào các nghi lễ nông nghiệp chủ yếu nhằm cầu xin trời
đất bảo vệ mùa màng. Theo đó, tiếng sấm đầu mùa rất quan trọng. Nó báo hiệu
cuọc sống vạn vật bắt đầu một chu kì mới sau những ngày đơng tháng giá.Cũng là

lúc khởi đầu cho công việc đồng áng năm mới.
Tại đây người ta tổ chức các lễ xên mường, xên bản, Xên hươn mời Then và
các vị thần đất,thần ruộng,thần song và tổ tiên về dự.Nhiều hội hè vui chơi diễn ra
trong ngày đón tiếng sấm đầu mùa.
+ Lễ ăn mừng cơm mới và tục cúng hồn lúa
Người Thái làm các lễ cúng ma ruộng mỗi khi cày bừa,khi gieo mạ,khi gặt
hái.Khi bắt đầu lúa chín cũng là lúc mọi người tiến hành lễ cúng cơm mới.
Chủ nhà hái vài lượm lúa về treo trên vách bàn thờ ma nhà hay cột nhà
chính.Sau đó mọi người tiến hành ăn mứng cơm mới.
Người Thái ở sơng Mã,Thanh Hố,Nghệ An có tục cúng hồn lúa.Người ta
làm mâm cúng đặt lên chân rạ,khấn cảm ơn hồn lúa.Rồi họ bện bù nhìn rơm tượng
trưng cho hồn lúa,rước về nhà,đặt lên bịch thóc.Hồn lúa sẽ ngủ lại trong nhà suốt
mùa đông giá rét,đợi đến ngày sấm đầu mùa chủ nhà sẽ đánh thức hồn lúa dậy.
3.Lễ tết:
3.1. TẾT ĂN CÁ (Dân tộc Thái – Thanh Hố )
Vùng Cổ Lũng có tục ăn tết phải chuyên dùng món cá.Từ ngày 29 tháng
Chạp,dân làng đổ ra song suối đi bắt cá không kể con nhỏ con to.Cá đưa về chuẩn
bị thành mâm cỗ.
Con cá to nhất đem nướng riêng,gọi là cá đầu mâm.
Còn các loại cá khác thì dung biện thành 3 món : Cá độn cơm,cá mọc, cá
nướng.
+ Cá độn cơm là cá nướng vàng ,đồ lên như xôi,vứt hết xương,vảy rồi độn
với
xôi
nếp
cái
+ Cá mọc là cá dùng làm nhân bỏ vào trong bánh bột gạo nếp,gọi là mọc. Có
mọc 9,mọc 7,mọc 5 và mọc 3. Những con số này chỉ lượng cá dùng làm nhân.Mọc
9


bánh
mọc
dung
đến
9
con

để
làm
nhân.
+ Cá nướng thì để riêng,kẹp trong que thành từng gắp.Có gắp 9 con,gắp 7 con
… đem nướng trên than rồi đem đồ.
Mâm cỗ cá:Cá đầu mâm để giữa,các gắp cá nướng,cá độn cơm ,cá mọc để
xung
quanh.


Sau khi cúng lễ,gia đình quây quần bên mâm cá liên hoan.Trước khi ăn phải có
lời chúc tụng bằng tiếng Thái,tạm dịch như sau :

ăn
cơm
độn

Chú
ăn

độn
cơm
Cho

cánh
tay
vắt
sừng
trâu
ra
nước
Cho
bàn
chân
đạp
mảnh
bát
ra
lửa
Tay
trỏ
vào
rừng
hổ
cụp
đi
Chân
đạp
xuống
nước,thuồng
luồng
tróc
vảy
Mùa tết tới khoẻ hơn tết này.

3.2. TẾT RỬA MẶT:
Tục này tiếng Thái gọi là Xuôi ná pi mớ.
Ngày đầu năm già trẻ gaí trai trong bản đổ xơ ra suối hoặc các mó nước
.Trên đường đi,họ với tay bẻ lấy 1 cành cây,thường là cành cây ổi,hoặc cây bông
(hoa).Mỗi người cúi xuống hớp 1 ngụm nước suối xúc miệng,rồi rửa mặt. Đoạn họ
nhúng cành ổi xuống suối,vẩy (khốt) nước rải lên mình,vừa vẩy vừa đọc lẩm
nhẩm những câu ca. Lúc rửa mặt thì đọc câu:
Mặt
ta
bẩn
ta
đến
rửa
Ta
dậy
sớm
trước
chim
Ta
đến
rửa
mặt
trước
chuột
Người
trên
thấy
họ
thương
Người khơn thấy họ mến.

Khi khốt nước vào mình họ đọc:
Ta đến kéo cái xấu trong người ta ra
Ta đến đỏ cái xấu trong người đi sạch
Thiên
hạ
làm
bùa

ta
phủi
Ơng
tạo
bỏ
thuốc
độc
ta
phủi
Gái

nói
điều
xấu
ta
phủi
Ta
phủi

trơi
theo
con

suối
Ta rũ cho sạch hết xấu xa
Trẻ em chưa biết kể,biết nói thì người lớn kể giùm.Sau đó họ bng cành ổi
cho trơi theo dịng nước.Rửa mặt xong,mọi người mới ra về bắt tay vào công việc
của ngày tết.
3.3. HỘI HOA BAN
Hằng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch ,thời tiết nắng ấm,ở vùng Tây Bắc hoa
ban bắt đầu nở trắng núi,trắng rừng.Lúc này cũng là thời kì lúa chime gặp mưa
xuân xanh mơn mởn trên các cánh đồng lúa nước
Ở Sơn La,cứ sang xuân ,hoa ban nở,nam nữ thanh niên trong các bản
mường lại rủ nhau đi hội chơi núi,hái hoa mừng xuân,cũng là dịp nam nữ thanh
niên vui chơi,ca hát ,đánh đàn tính,thổi kèn,múa x,trao và đón nhận tình u.


Từ sáng tinh mơ,tiếng trống,tiếng chiêng âm vang truyền lan núi rừng
.Các bếp nhà sàn lửa đỏ :đồ xôi ,thái măng;có nhà mổ lợn bày cỗ .Rượu cần từng
vị lớn ,nhỏ được bê ra để chuẩn bị đãi khách .Đó là cơng việc của lớp trung niên
và người già.Cịn những chàng trai cơ gái thì áo quần,khăn váy chỉnh tề ,gọi nhau í
ới và đổ ra đường dẫn đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở .Họ chọn những
cành hoa đẹp nhất để tặng người yêu và biếu cho bố mẹ.
Cũng trong ngày hội này ,trên dòng Nậm Na, diễn ra các cuộc hát giao
duyên của nam nữ trên thuyền.Các cô gái duyên dáng che ô ngồi ở mũi thuyền
,bên cạnh những bó hoa ban tươi thắm vừa mới hái,cất lên tiếng hát những bài dân
ca mượt mà ,giãi bày cảm xúc và tâm trạng riêng tư,trong khi các chàng trai ngồi ở
phía dưới đi thuyền ,vừa lái thuyền vừa đánh đàn tính,thổi sáo.
Người Thái ở huyện Mai Châu (Hồ Bình)lại có thủ tục mở hội Xên bản,xên
mường .Hội mở vào dịp hoa ban nở ,nên có tên là hội Hoa ban.Hội tổ chức định kì
hàng năm nhưng quy mơ to hay nhỏ cịn tuỳ thuộc vào thời tiết có liên quan đến sự
được mất của mùa màng năm đó .Vào khoảng tháng giêng .người Thái rất chú
trọng đến tiếng sấm là dấu hiệu linh thiêng ,là “lời phán quyết của vua trời” có liên

quan đến cuộc sống của bản,mường,của mùa màng năm đó.
Tiếp theo hội là một số ngày kiêng kị.Nhà nào nhà nấy đều đóng cửa ,cài cành
lá xanh,người trong nhà nghỉ đi rừng,đi rẫy và không tiếp khách lạ.
Hội Xên bản xên mường mở vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa,cầu phúc của
người Thái.Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc song bình yên ,no
ấm nơi bản mường,đồng thời cũng là dịp thi tài,vui chơi ,trai gái tìm hiểu,tâm tình
qua tiếng hát,tiếng đàn….
4. DÂN CA - NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
4.1 KHẮP:
Khắp ( hoặc là khặp ) là 1 loại dân ca của người Thái. Khắp có nghĩa là
hát,hát để kể lẻ tâm tình, để động viên lao đọng, để vui chơi. Chưa có sự nghiên
cứu phân loại nào về kho tàng của khắp ta chỉ thấy ở từng địa phương thường ghép
thuật ngữ khắp vào lời ca điệu hát của mình để gọi thành tên cho dễ.
Ví dụ :
- Ở các vùng Tây Bắc,tại Mường Lay ta gọi là Khắp Tảy Lay,tại Mường Xo
(Phong Thổ) gọi là Khắp Tảy Xo; Ở Quỳnh Nhai là Khắp Tảy Chiên; ở Thuận
Châu là Khắp Tảy Muổi, ở mỘC Châu là Khắp Tảy Xang.
- Ở Thanh Hoá ,nếu là người Thái ở Lang Chánh hát thì gọi là Khắp Mường
Chánh, ở Thường Xuân thì gọi là Khắp Mường Hương. Đi bè trên sông Mầm hát
thì gọi là Khắp lóng má,trên sơng Chu gọi là Khắp lóng xăm. Ngay ở 1 bản mường
,người mạn dưới hát gọi là Khắp pọng tớ, ở mạn trên hát gọi là Khắp pọng nưa.
Những bài hát khắp ở từng môi trường sinh hoạt cũng được đặt tên khac
nhau.Hát ở tiệc rượu gọi là khắp mú lẩu; Hát trong đám cưới gọi là khắp tỏn pạn
xóng nảng (đón đưa nàng), hát tỏ tình trai gái giọ là khắp báo xao.


Có khi người ta nghe theo điệu cao thấp,nghe theo người hát mà đặt tên. Bài
hát du dương của đôi trai gái tự tình gọi là khắp xon láy. Hát cần cao giọng cho
tiếng hát vang xa gọi làv khắp ơi! Bà táy hát gọi là khắp mụt, ông mo hát gọi là
khắp mùn . Hát đố là khắp thả, hát ghẹo là khắp kẹo hoặc khắp cưa.

Ở Nghệ Tĩnh,người hát lại chia ra :
-Khắp xư: dành để kể câu chuyện đời xưa.
-Khắp ơi: hát khi đi rừng làm nương ( chỉ 1 người hát)
-Khắp ọt èo : điệu hát riêng của các thanh niên ( người già
không hát )
-Khắp ảm pùn,khắp phả ái : điệu hát khi say,muốn xin miễn
không phải uống nữa.
Lời hát trong khắp là những lời được sắp xếp có vần, điệu như những câu
thơ. Hình như chủ yếu là loại thơ 7 chữ,5 chữ đôi khi có thên bớt.Khơng thấy
những câu lục bát hay tương tự lục bát như ở dân tộc Kinh và cũng không gặp
những bài kiểu bát cú,tứ tuyệt như ở dân tộc Tày.Vàn thường gặp là vầm lưng,rơi
vào chữ thứ 3 ,thứ 5 trong câu 7 chữ.Vần thường đặt theo lối gieo vần gián
cách,song nhiều khi chỉ chú trọng chuyển thanh hơn là theo đúng vần .
Lời khắp có thể hát đơn ca hoặc tốp ca . Âm điệu thường réo rắt ,gợi cảm
.Khắp ơi thường có âm điệu cao, ngân xa,son láy thiên về trầm.Một số đoạn trong
khắp xứ có khúc thức gọn mạnh mẽ lôi cuốn. Trên sông nước một vài đoạn lóng
má,lóng xăm,có giặm thêm ca những tiếng dơ,hầy … Khắp có thể được các nhạc
cụ đệm theo. Đi kéo gỗ có thể mang cả cồng chiêng đệm cho lời hát.Trong các
buổi diễn xướng nghi lễ,các ông bà khắp mùn.khắp mụt vẫn co cồng chiêng phụ
hoạ cho những bài khắp hoặc những lời mo. Khắp còn được hát với khèn loại pí pé
( khèn bè),hát với sáo loại pi – khúi ( sáo dọc )
Khắp khơng có thủ tục nhưhát ghẹo,hát quan họ ,hát đúm; khơng có thể thức
riêng như hát lẻ,hát cuộc; cũng không dành chuyên cho 1nghề nghiệp,1 sinh hoạt
riêng nào. Khắp không phải chủ yếu là trữ tình như xướng nhưng loại khắp báo
xao lại rất tình tứ,hấp dẫn.Những đoạn trong cả bài như Xống chụ xon xao vẫn
được dùng để hát khắp.Nhiều địa phương cũng có hát đối đáp bằng những bài hát
khắp để vừa tỏ tình,vừa kiểm tra tri thức bên nam bên nữ.
4.2. HẠN KHUỐNG:
Là một loại diễn xướng dân gian,chủ yếu là hát đối đáp,giao duyên của
người Thái ( Tây Bắc)

Vào mùa thu,mùa đong ,những mùa khô ráo và tương đối nhàn rỗi,người
Thái lại tổ chức sàn hoa Hạn khuống.
Sàn hoa cao khoảng 1,5 m ,dài từ 5-6 m ,lan can tre nứa,xung quanh đan hoa
văn mềm mại .Một cây nêu dựng ở cính giữa sân khấu và 4 cây khác dựng ở 4 góc
.Trên cây nêu troe chim mng,ve sầu và những dây xích đanbằng lạt nhuộm màu
ngũ sắc.Tất cả các đốt trên cây đều được tiện gọt khá cầu kì,sơn xanh đỏ.Các góc


sàn đều bắc cầu thang lên xuống bằng những ống bương ghép lại.Những cầu thang
này khơng chỉ có gía trị sử dụng mà còn được dùng như một đạo cụ sân khấu
(thang chỉ bắc xuống khi các chàng trai hát đối đáp thắng)
Điều khiển hạn khuống là 5 cô thiếu nữ xinh đẹp,khéo léo.Bốn cô điều khiển
cây “Lắc xáy” gọi là “sao lắc xáy”,cịn cơ đảm nhiệm cây lắc xáy gốc gọi là “sao
tổn khuống”.
Khoảng 8-9h tối hát đối đáp giao duyên của sân khấu hạn khuống bắt
đầu.Mỗi hồi trống,chiêng,chũm chọc rung lên người đánh trống liên tục thay đổi tư
thế,nhún nhảy say sưa.Người điều khiển chiêng trống thật uyển chuyển,mềm mại
còn người chơi chũm choẹ khi ngồi xổm,khi đứng dậy nhảy múa thật hấp dẫn.
Dứt hồi trống chiêng,sao tổn khuống mời 1 cụ già có uy tín nhất lên mở màn
đêm hạn khuống.Các cô gái “sao lắc xáy” ngồi quanh bếp lửa hạn khuống,các cụ
già hát lời chào mừng và các cơ gái đáp lễ .Sau đó các cụ già xe chỉ, đan lưới ,kể
chuyện cho con cháu nghe,các cơ gái thì quay sa,kéo sợi .têm trầu.Thang đượ rút
về đựt bên bếp lửa.Các chàng trai tìm đến hát với các cô gái “sao lắc xáy”,nếu
thắng cuộc thang mới được bắc để các chàng trai lên.Cuộc hát đối đáp không chỉ là
cuộc thử tài mà cịn mang cả tính kịch nữa.Nếu các cơ “sao lắc xáy “bằng lịng ,họ
múa khăn để biểu lộ sự đồng ý,nếu các cô múa điệu chèo thuyền thì thang khơng
được bắc và các chàng trai khơng thể lên sàn hạn khuống.Bởi vậy ,phải có nyhững
lời hát nào đó để các cơ chấp thuận.
Khi thang được bắc lên,các chàng trai phải hát đối đáp sao cho có thể được
ghế ngồi, được mời nước,mời thuốc.Nếu thắng,các chàng trai phải hát đối với “sao

tổn khuống”.Các khán giả của hạn khuống luuôn chia làm 2 phe,người ủng hộ các
cô gái,người ủng hộ các chàng trai và tìm cách nhắc bài cho người hát đối đáp mà
mình ưa thích.
Cứ thế bên ánh lửa,cuộc hát đối đáp thâu đêm,hết ngày này sang ngày
khác.Sinh hoạt hạn khuống không đêm nào giống đêm nào,với thời gian có thể kéo
dài suốt mùa thu sang mùa đơng và nó có sức cuốn hút kì lạ.
4.3. MÚA XOÈ:
Xoè là hình thức sinh hoạt văn nghệ cộng đòng phát triển mạnh mẽ ở người
Thái Tây Bắc. Xoè Thái Mai Châu vừa mang tính phổ biến chung của xoè Tây Bắc
vừa mang những nét riêng của địa phương.
Bên cạnh các hình thức múa đơn như: Xoè đánh trống, xoè đánh chiêng …
+ Xoè ồng bổng :
Là loại xoè cổ nhất chỉ dành cho nam giới
Người ta nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa hay vò rượu cần trong cuộc vui.
Động tác của loại xoè này mạnh mẽ, khoẻ khoắn nhưng đơn giản ,khơng có
nhạc đệm.
+ X chá:


Là điệu múa trong lễ chá chiêng. Trước khi mổ thịt con vật cúng, ông mùn và
mọi người thường múa hát xung quanh con vật đó để xin phép Then được dâng
cúng con vật đó trong lễ cầu phúc.
Xoè chá còn được biểu diễn vào buổi tối quanh vò rượu cần và cây hoa chá.
Xoè chá có thể múa theo từng tốp nhỏ và múa tập thể theo nhịp gõ của ống
bương (bóng mu).
+ X vịng :
Là điệu x được múa trong dịp lễ hội lớn, tập trung đông người trong
bản,trong mưòng tạo thành một vòng tròn.Mỗi vòng xoè thường xen kẽ nam nữ
nắm tay nhau cùng nhún nhảy, nhịp tay vung lên, hạ xuống theo nhịp trống
,chiêng.

+Xoè đánh máng:
Là loại xoè chỉ dành riêng cho phụ nữ
Cách xoè như sau: một tốp 6 người chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm 2 chày gõ
vào thành chiếc máng giã lúa, nhịp đnánh cưc nhanh và mạnh dần.
Hình thức này thường được người phụ nữ gõ khi có nguyệt thực. Họ đánh
máng để cổ vũ cho ếch chiến đấu với mặt trăng chiếm lại cây đũa thần ( theo
truyện Ếch ăn trăng của người Thái Mai Châu)
+Xoè kiếm:
Là loại xoè thường được trình diễn trong những lễ cúng mo lớn như lễ chá
chiếng, trong đó ơngmoi và những người giúp việc cho ông thực hiện những đọng
tác múa kiếm theo nhịp mo.

5. NHẠC CỤ:
5.1.T ính tẩu:
Có nơi gọi là đàn then vì sử dụng trong sinh hoạt hát
then.Ta thường gọi là đnà tính là khơng chuẩn,bởi lẽ tính
tức là đàn,tẩu tức là quả bầu.Tính tẩu là đàn làm bằng quả
bầu khơ.Tính tẩu là đàn dây gảy của các dân tộc
Thái.Tày,Nùng ở Tây Bắc - Việt Bắc.
Hộp đàn làm bằng nửa vỏ quả bầu khơ.Có kht lỗ
thốt âm mang hình hoa thị.Mặt đàn bằng gỗ,xốp,mỏng,nhẹ
khơng sơn,cần đàn dài khơng có phím. Đi đàn uốn cong
ra đằng sau ,có treo những quả nhạc vừa để trang trívừa để
khui9 cần thì hồ nhịp,giữ nhịp theo bài ca.Xưa kia dây tính tẩu làm bằng sợi tơ xe
lăn,ngày nay người ta dùng sợi ni lơng.Tính tẩu của người Thái mắc 2 dây,của
người Tày ,Nùng mắc 3 dây, ở giữa là dây trầm.Người ta dùng ngón trỏ (tay phải)
để gảy đàn,tay trái nhấn lướt trên cần đàn tuỳ theo cung bậc cao thấp khác nhau, có


khi là độc tấu có khi là vừa hát vừa đệm,cũng có khi người ta vừa đánh tính tẩu

vừa múa.
5.2. Khèn bè:
Là loại nhạc cụ hơi của dân tộc Thái và 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.Khèn bè
là loại nhạc cụ đa thanh.Có loại khèn 10 ống,12 ống,hoặc 14 ống. Khèn bè làm
bắng ống sậy hoặc bằng ống nứa nhỏ.Tất xcả được xếp thành 2 hàng buộc với nhau
và xuyên qua 1 bầu gỗ.Mỗi ống đều có gắn lưỡi gà bằng đồng ở đoạn tiếp giáp với
bầu gỗ.Bầu gỗ đựt ở gần phần giữa các ống;phía đầu bầu có lỗ thổi.Khi nghệ nhân
thổi, ống nào được bấm sẽ phát ra nhiều âm cùng lúc tạo thành chồng âm thanh.
Âm thanh khèn bè tươi vui, đầy đặn,có khả năng thể hiện các bè cùng lúc.
Đêm rừng trăng sáng,các cô gái người Thái hát ,các chàng trai thì dùng khèn
bè đệm theo;tiếng khèn và tiếng hát quyện vào nhau rất tình tứ và thơ mộng.
V. TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN TỘC THÁI
A. Thiết bản mường
• Mỗi khu vực do chúa đất cai quản được gọi là mường, có một ranh giới nhất
định , có lịch sử được ghi lại trong các cuốn sử chép tay ở địa phương hay truyền
miệng , trong gia phả dịng họ chúa đất; có bộ máy cai trị, có lệ luật, có các nghi
thức, tơn giáo riêng…
• Mỗi mường lại bao gồm 1 mương trung tâm và các mường ngoại vi. Chúa
đất cai quản toàn mương lớn thông qua người con cả, người kế nghiệp tương lai
của mình, cai quản mường trung tâm và cử con cháu họ hàng hay chấp nhận các
thành viên trong các dịng họ q tộc trơng coi các mường phụ thuộc.
• Mỗi mường có nhiều bản, bao gồm nhiều đại và tiểu gia đình của nhiều dịng
họ khác nhau với những đường ranh giới rất cụ thể, với những lệ tục cổ truyền.
• Bộ máy cai trị tồn mường lớn tập trung ở 1 bản lớn giữa mường trung tâm,
thường được gọi là “Chiềng” – được xem như trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố
của mỗi mường.
• Mường lớn được tạo thành do sự hợp nhất nhiều mường vào một mường nào
đó có dân số đơng, chúa đất có thế lực. Sự hợp nhất đó có thể diễn ra theo 2 con
đường hoặc bạo lực hoặc tự nguyện, do yêu cầu của các mường nhỏ bé hơn được
sự che chở của một chúa đất để đảm bảo an ninh của mình.

• Cơ cấu một mường lớn thường có một mường trung tâm với nhiều Xổng và
những mường những lộng (mường nhỏ) ở xung quanh gọi là mường ngoài. Ranh
giới giữa các mường hàng châu thường biến đọng qua các quá trình lịch sử do sự
tranh chấp triền miên của các thế lực phong kiến địa phương.
• Thực tế cho thấy, chỉ có mường trung tâm là ít thay đổi, cịn các mường
ngoài hay mường phụ thuộc nay thuộc pham vi ảnh hưởng của chúa đất này mai
thuộc chúa đất khác.
• Trong xã hội Thái, về hình thức mà xét tất cả đất đai ruộng nương, nguồn
nước, thú rừng …đều thuộc quyền sở hữu cơng cộng. Nhưng qua q trình lịch sử,


tuỳ nơi sự diễn biến đó có khác nhau. Có nơi chúa đất thực chất là kẻ chiếm hữu
đất đai, ruộng nương.
• Tồn thể rng đất thuộc tồn mường, là ruộng công. Chúa đất đại diện cho
mường quản lý việc phân phối, định mức cho các loại ruộng. Đối với ruông chúa,
trong lệ qui định ai làm chúa đất được hưởng ruộng đó; ai mất chức quyền đó cũng
mất theo.
• B. Quan hệ dịng họ gia đình và hơn nhân
1- Quan hệ dịng họ, gia đình
* Trong một mường một bản có nhiều dịng họ cùng cư trú. Có dịng họ quý
tộc như: họ Cầm, Bạc, Xa, Đèo, Sầm,… ở Thanh Hố, Nghệ Tĩnh, có những dịng
họ gốc dân trở thành họ quý tộc, mang thêm chức vị được phong bên cạnh tên họ:
Hùn Vi, Mứn Qng,… có dịng họ dân gốc Thái như: Lò, Lộc, Lự, Quàng, Vi, Cà
hay Khả, Tịng, Lèo,…; có dịng họ dân gốc khác tộc: Nguyễn, Phùng, Lý, Sìn
(Trần), Mè, Lâm,… những dịng họ q tộc.
• Những dịng họ gốc Thái thường có một hèm liên quan đến một sinh vật,
một vật vô tri, hay hành động gì trùng tên với dịng họ.
• Ví dụ: - Họ Lò kiêng ăn thịt, giết chim táng lò, khơng ăn thứ măng lị…

- Họ Qng kiêng giết, ăn thịt hổ


- Họ Cà kiêng giết, ăn thịt chim cốt ca…

- Họ Vi kiêng dùng quạt (vi) để quạt sơi…
• Có khi những điều kiêng kị đó liên quan đến những vật không trùng tên họ
như: họ Quàng, Lự, Lường, Lộc khơng giết và ăn thịt hổ; họ Lị, Vi kiêng giết, ăn
thịt rắn, lươn; họ Lương kiêng “to” tức không ăn nấm mọc trên các gốc cây đã đẵn
trên rừng và khơng đụng đến các gốc cây đó.
Người Thái có 3 quan hệ về dịng họ:
• 1. Aỉ noong: là những thành viên trai của từng dòng họ, cùng tổ tiên, cùng
một tơtem hay có cùng tục kiêng hèm, cùng mộy thế hệ được thiết lập quan hệ hôn
nhân với người con gái thuộc những dòng họ được qui định.
• 2. Lung ta: là những thành viên của những dịng họ có quan hệ hơn nhân
với thành viên trai của Aỉ noong, nói cách khác là con gái về làm dâu bên ải noong.
• 3. Nhinh xao: là những thành viên trai của những dịng họ có quan hệ hôn
nhân với thành viên gái của ải noong tức là con trai về làm rể ải noong.
• Trong 3 quan hệ trên, quan hệ giữa những người Aỉ noong là căn bản. Đó là
quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự sinh tồn của dịng họ, chăm lo


đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. Quan hệ Lung ta rất quan
trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ơng cậu đối với các cháu ngoại.
Gia đình
• Đại gia đình: người đứng đầu đại gia đình lãnh trách nhiệm điều khiển mọi
cơng việc về mọi mặt về kinh tế, sinh hoạt, tín ngưỡng, cưới xin, ma chay trong gia
đình và thay mặt cho gia đình trước bản mường. Các thành viên thường sống hồ
thuận, có tài sản chung, tài sản riêng.
• Tiểu gia đình: là hình thức phổ biến ở xã hội Thái trước ngày giải phóng với
tính chất phụ quyền. Mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng chiếc cột chính ( sâu hẹ
hay sâu cốc). Ở đầu cột thường treo các vật linh thiêng. Người chủ nhà nằm ngay

cột chính, bên cạnh bàn thờ ma nhà. Chủ nhà là người đại diện duy nhất trong gia
đình có liên hệ với ma nhà, với các thành viên khác của tổ tiên.
• Người phụ nữ ở địa vị thấp kém hơn nam giới. Nếu đứng về mặt xã hội thì
họ khơng được coi là thành viên trong gia đình. Ở vùng Thái trắng (Lai Châu) con
gái ngủ ở gian khách. Con dâu phải đổi theo họ chồng. Họ không được tham gia
công việc xã hội, khơng được quyền tự quyết định, ngồi việc nội trợ và sinh đẻ.
Những người chê chồng hay bỏ chồng bị dư luận xã hội khinh thị.
• 2. Quan hệ hơn nhân
• Hơn nhân phụ quyền và mua bán mâu thuẫn với tình u tự nhiên của trai
gái. Đơi trẻ thường lợi dụng tình thương của bố mẹ để xin bố mẹ đổi ý kiến cho
phép lấy nhau. Nếu không được họ lợi dụng một vài tục lệ cổ truyền để phản kháng
:
• 1. Rủ nhau trốn sang mường khác hay trốn vào nhà chúa đất với điều kiện
chịu làm thân phân cơn hươn.
• 2. Nếu được nhà trai đồng ý, người con trai tổ chức cướp người yêu. Ban
chiều, anh ta tới nhà người yêu đón đi. Trước khi đi người con gái đặt miếng trầu,
đồng tiền và ít gạo vào chiếc ninh xôi với ý xin phép tổ tiên ( tổ tiên thường trú ngụ
ở bếp, ninh xôi là vật tượng trưng cho ma bếp ). Cuộc tìm kiếm thường chỉ là hình
thức. Người con gái tới nhà trai trình ma nhà và ở lại vài ngày. Sau đó người con
trai dẫn người con gái về nhà bố mẹ và xin ở rể. Nhà gái buộc phải bằng lòng.
4. Người con trai cứ mang chăn đến nhà người yêu xin ở rể, chịu đựng mọi sự
đối xử lạnh nhạt của gia đình nhà gái và cùng người yêu van nài đợi bố mẹ vợ ưng
thuận.
3. Tục hôn nhân của người Thái
a- Dân tộc Thái (Mai Châu)


1. Đi dạm tiếng (pay tham đo)
Khi đôi trai gái đã đồng ý tiến tới hơn nhân, gia đình nhà trai nhờ một bà
trong họ mang 2 gói chè đến nhà bố mẹ cơ gái ướn hỏi, Nếu gia đình nhà gái ưng

thuận thì ngày sau trả lời.
2. Đi dạm hỏi ( pay xo quản hụ)
Ông mối thay mặt nhà trai mang theo 4 chai rượu, 100 bánh nếp, 2 gói trầu,
2 gó chè tươi dến nhà gái hỏi ý kiến.
3. Xin ngày cưới
Ơng mối và đồn người nhà trai mang: 200 bánh nếp, 4 chai rượu, trầu, chè,
vỏ, cau, một phần tiệc cưới, một váy đẹp, hai vòng tay bằng bạc để tặng mẹ vợ.
Được sự đồng ý của nhà gái chú rể tương lai sẽ đến nhà gái ở giúp cơng việc gia
đình cho tới ngày cưới.
4. Lễ cưới
Nhà trai mang một lợn, tám lạng bạc, ba vò rượu ba tạ gạo… đến nhà gái rồi
tự tay nấu nướng thết đãi nhà gái và khách khứa để làm bữa xin dâu. Trong ngày
này, ông bác, ông cậu cô gái rrất được coi trọng, có quyền bắt bẻ hà trai và quyền
quyết định cho đón dâu.
Sau liên hoan và cuộc vui hát đối đáp, nhà trai chọn giờ tốt xin phép đưa dâu
về. Trước lúc xuống cầu thang, nhà gái làm lễ nhạn rể và trao đổi của hồi môn
(đệm, chăn, gối, quần áo, vàng bạc), rồi cô dâu theo chú rể về nhà chồng. tớ nhà
trai, nhà gái làm lễ cất nón (nộp tượng trưng cho các trẻ nhà trai ít tiền) rồi mới
được lên nhà.
5. Lễ nhập phịng
• ở nhà trai đến ngày thứ 3, chú rể đưa vợ về nhà (mang theo gà, rượu). Nhà
gái làm cơm đón dâu rể và làm lễ nhập phịg cho họ chung chăn gối. Việc trải
chiếu đệm do một bà già nhiều con đảm nhận.
• Khi đã nên vợ chồng, chú rể phải ở nhà vợ từ 1 đến 3 năm mới được đón vợ
về nhà mình.

b- Dân tộc Thái (Nghệ An)
1. Lễ đi thăm
• Khi đơi trai gái đã quý mến nhau và được cha mẹ đồng ý, nhà trai tìm một
người mối (phải quen biết hoặc có họ với cả 2 bên). Nếu chồng là ơng mối thì vợ

cũng là bà mối của cuộc hơn nhân đó. Ơng mối mang trầu cau, chai rượu, tám cái
bánh rừng sang nhà gái để đánh tiếng.
• Cuộc hơn nhân này muốn thành công phải được sự ủng hộ của 2 ông cậu của
cả 2 bên.


2. Lễ vấn danh
• Tháng sau ơng mối lại đưa tiếp lễ vật tới đẻ tim hiểu thêm về người con gái
và đặt mối quan hệ cho gia đình.
3. Lễ ăn hỏi (bết họ)
Đến tháng thứ 3, ông mối dẫn nhà trai sang nhà gái, mang theo: một con lợn,
hai con gà, hai chia rưọu, trầu csu, bánh rừng (nhà giàu có thêm nén bạc). Xong lễ,
chú rể ở lại nhà gái 7-8 ngày để mở đầu cho thời gian ở rể. từ nay trở đi, chú rể mỗi
tháng sang ở bên nhà vợ từ 10 đến 15 ngày đẻ giúp công việc. Thời kỳ này kéo dài
trong 2 đến 3 năm. Nếu có tiền cho nhà gái thì có thể rút ngắn thời gian hoặc
không phải ở rể.
4. Lễ cưới
• Khi đã hết thời gian ở rể, nhà trai tến hành rước dâu.
• Trước khi đưa dâu, nhà gái phải làm lễ trình diễn của hồi mơn…
• Khi đến nhà chồng, trước khi bước lên cầu thang đôi vợ chồng mới được
ông mối làm lễ rửa chân. Cô dâu được mẹ chồng đón và đưa vào phịng riêng. Đại
diện nhà trai bưng khay trầu, rượu ra xin cất nón cho nhà gái gọi là lễ bốt cúp.
• Trong buồng chú rể đã có sẵn một mâm cỗ để ơng mối lam vía cho 2 vợ
chồng.
• Cơ dâu ra khỏi buồng ăn mâm cỗ mừng dâu. Sau khi cô dâu ăn một miéng
khai mạc thì họ hàng nhà gái được mời vào tiếp tục ăn. Sau đó, cơ dâu được ông
mối dẫn đến nơi bàn thờ làm lễ nhập ma nhà. Cơ dâu tự để áo của mình lên bàn thờ
rồi quỳ xuống lạy. Xong lễ cô dau đi mời rượu nhà chồng.
5.Lễ lại mặt
• Sau 3 ngày, đơi vợ chồng trẻ mang nếp, gà, trầu, cau trở về nhà vợ để làm lễ

xin ma nhà vợ cho con gái theo chồng.
4. Tang ma
a. Dân tộc Thái (Nghệ An)
• Người chết được khiêng đặt dọc theo hạ nhà rồi mới vuốt mặt và buộc chân
tay. Người ta giết một con gà để cúng thết đãi ngưòi nhà trời về dẫn hồn người chết
đi.
• Ở đầu quan tài thường đặt một con dao nhọn để yểm bùa khơng cho ma
ngồi cướp mất thi hài.
• Thầy mo cúng trong đám ma có nhiều bài nhưng khơng thể thiếu bài “xống”
(đưa) người chết.
• Trước khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, có một hồi chuông và tiếng hú dài
báo hiệu. Quan tài khiêng ra ngồi cửa thì người con trai cả ngồi xuống ngáng


đường cho thi hài đi qua. Tới gần huyệt lại ngồi như thế một lần nữa. Trên quan tài
thường phuỷ một tấm khăn thêu, nếu là đàn ơng thì để một cái quần ở cuối quan
tài, nếu là đàn bà thì để một chiếc váy.
• Người Thái có tục lấy quả trứng gà để tìm đặt đào huyệt.
• Trên mộ người chết, người ta dựng một nhà sàn nhỏ, bậc cầu thang lên nhà
mồ thường là chẵn. Những vật dụng hằng ngày của người sống đều có một phần
cho người chết. Ngồi ra cịn có xơi thịt và trầu cau.
• Ngày thứ 2, tất cả con cái ra thăm mộ. Sang ngày thứ 3, con trai hay con rể
mang đĩa trầu cau ra để mở cửa nhà mồ, mời ma về làm ma xó.
Trong 3 tháng để tang, con cái không được ca hát, đồ trang sức phải cất hết đi.
Sau 3 tháng, thì được thay áo. Sau 9 tháng thìmọi sinh hoạt diễn ra bình thường.


DÂN TỘC BANA
I.GIỚI THIỆU CHUNG.
Tên

tự
gọi:
Ba
Na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kơng, Kpang Kơng, Bana dưới
núi,
Bana
trên
núi,

ngao,
Y
Lăng,
...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem
Phân bố: chủ yếu ở Kon Tum, Gia Rai, Bình Định, Phú n….
Ngơn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường
Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có
dân số đơng nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở
các cao nguyên miền Trung nước ta.
II.KINH TẾ.
Người Bana sinh sống nhờ nông nghiệp , chủ yếu là trồng rẫy. Do sinh sống
ở các địa hình khác nhau , người Bana có nhiều loại hình trồng trọt , phổ biến nhất
là rẫy (mir) và ruộng (ôr). Họ sử dụng phương thức đao canh hỏa chủng, chờ mưa (
có 2 mùa mưa), và ko sử dụng sức kéo.
Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có ni gia cầm, gia súc như trâu, bị,
dê, lợn, gà. Chó cũng được ni nhưng không bị giết thịt. Trâu ko dùng làm sức
kéo mà để đánh giá giàu nghèo
Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn giản

Phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Người Bân ko có khung cửi cố
định, khổ vải dệt to, trang trí hoa văn theo chiều dọc của vải
Trong thời kì nơng nhàn chủ yếu đàn ơng đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ,
mủng...
Ngồi ra họ cịn săn bắt hái lượm, có 2 cách : săn rình và săn đuổi.


Việc mua bán theo nguyên tắc hàng đổi hàng, xác định giá trị bằng gà, rìu, gùi
thóc, lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v..
III.VĂN HÓA VẬT CHẤT.
1, Nhà ở.
Ở mỗi làng có một nhà cơng cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông
cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp
bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến
hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.
Nhà của người Bana thuộc loại hình nhà sàn. Nhà sàn thường dài từ 7m đến
15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m. Từ An
Khê trở ra Nghĩa Bình , người Bana ở đây đã sống gần người Việt từ rất lâu, song
ở ngôi nhà của họ vẫn giữ lại được những nét đặc trưng rất đáng chú ý : nóc nhà có
hai bộ sừng trang trí ở hai đầu dốc, vách che nghiêng, thang nhỏ đặt vào một sàn
nhỏ trước mặt nhà, trên sàn để cối giã gạo. Cối gỗ dưới đáy có một cái “ngõng” để
khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ của một thanh gỗ đặt trên mặt
sàn. Hiện tượng này , không thể không nghĩ đến cảnh giã gạo trên sàn được khắc
trên trống đồng Đơng Sơn.
Nóc nhà hình mai rùa hoặc chỉ cịn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum
- dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu
khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu".
Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chơn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một
sàn lộ thiên trước cửa nhà.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Có làm vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột.

Tổ chức mặt bằng đơn giản : Nhà nào trước mặt cũng có một sàn lộ thiên hay có
mái che (pra) , với một cầu thang lên xuống. Trong nhà thường chia làm ba phần.
Phần đầu hồi mé Đông, được quan niệm là phía của sự sống, chỗ ở của vợ chồng
chủ nhà. Tại đó, bên bếp lửa, có đặt một hòn đá (huđơm) được coi như một bảo
vật, thần bản mệnh của gia đình. Đó là tàn tích của hình thức thờ cúng thần thị tộc
mẫu hệ. Gian giữa là nơi tiếp khách. Ở đó có một bếp lớn và là chỗ ngủ của những
đàn bà đến tuổi trưởng thành trở lên. Xung quanh bếp là nơi để những gia cụ : gùi ,
mẹt , khung dệt … và các ché rượu. Mé Tây la gian của các cặp vợ chồng , con cái
nhỏ và con trai chưa đến tuổi tập trung ra nhà rông.
2, Trang phục.
Trang phục nam: nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc
tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang
khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần


mơng. Ngày rét, họ mang theo tấm chồng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh
đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ
bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lơng chim cơng. Nam cũng thường
mang vịng tay bằng đồng.
Trang phục nữ: Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, cổ thuyền, ngắn
thân. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường là ngắn hơn váy của
người Ê Đê, ngày nay thì dài như nhau. Quanh bụng cịn đeo những vịng đồng và
cài tẩu hút thọc vào đó.
Về tạo hình áo váy, người Ba Na khơng có gì khác biệt mấy so với dân tộc Giarai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn,
bố cục trên áo váy của người Ba Na. Theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều
ngang thân người, dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện
tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa
văn với các màu trắng đỏ), nền chàm cịn lại của áo váy khơng đáng kể so với diện
tích hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu, được thắt và
buông thõng dài hai đầu sang hai bên hơng.

Phụ nữ khơng chít khăn mà chỉ quấn đầu bằng một chiếc dây vải hay vòng hạt
cườm. Phụ nữ Bana vung An Khê, Măng Giang, và sau này ở các nơi khác thường
chít khăn chùm kín đầu. Xưa kia khi trời nắng gắt hay lúc ra mưa, họ đội nón
(doan). Đó là loại nón hình vng hoặc trịn, mặt trên xoa sáp ong hoặc dầu để
khỏi thấm nước. Đôi khi còn thấy chiếc áo tơi ( iốp) vừa mặc, vừa để che đầu. Họ
thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy
tay (theo kiểu hình nón cụt).
Nam nữ thường đeo các chuỗi hạt cườm (aram) ở cổ. Đàn ông đeo vòng tay
bằng đồng ; đàn bà đeo những vòng đồng soắn ốc, hay tròn tới tân khuỷu tay. Ở
một số nơi, phụ nữ đeo vòng cổ. Nhẫn được dùng phổ biến, đeo ở hai, ba ngón tay,
có khi cả mười ngón.
Tục xỏ tai phổ biến, vùa có mục đích làm đồ trang sức, lại vừa mang ý nghĩa
tôn giáo. Hoa tai làm bằng kim khí hay là bằng một đoạn que tre. Người Bana có
tục cà răng mang ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn là trang sức. Họ cà sáu chiếc răng của
hàm trên vào tuổi thành đinh. Khi cà xong hai ham răng được nhuộm bằng nhựa
cây long pnhec, vừa đen vừa có tác dụng cầm máu.

3, Ẩm thực.


Người Bana ăn cơm tẻ. Một số vùng ăn cơm nếp. Xưa kia họ thường hay
nấu bằng những ống lồ nay phổ biến nấu bằng nồi. Ngày có hai bữa sáng và tối,
một số nơi có thêm bữa trưa. Ngồi lúa họ còn ăn bắp, khoai, sắn. Đồng bào
thường ngày chỉ ăn cơm với rau và các thứ do lượm hái, săn bắn được. Thịt gia
cầm hay gia súc thường chỉ dùng trong các dịp lễ bái. Các con vật thường bị thui.
Đồng bào ưa ăn tái, nướng hay luộc. Cách chế biến cũng có những đặc sắc riêng.
Đặc biệt, có một số món ăn giống món ăn của người Việt và nhiều cư dân khác.
Người Bana cũng thích ăn phèo trâu, bò, dê. Họ lấy phần ruột non chứa nước sữa
trắng gần cồ hũ rồi cột hai đầu lại luộc chín, thái ra từng miếng như thái dồi. Phần
ruột già thì ướp với thịt cồ hũ , ướp xả, muối, hành để ăn. Đây là món ăn quý của

đồng bào. Họ cịn có tục ăn bùn non (por ktớp), ăn đất trên thân cây leo, hay ăn các
mảnh gốm non
Người Bana còn ăn một số loại sâu như : sâu cây dẻ, sâu chít…; dế, cào cào;
ong non; kiến non; ếch; nhái; nịng nọc; tơm; tép; và một số nhuyễn thể sống dưới
nước.
Người Bana cịn có món ăn nổi tiếng là Gié bò (ruột non của bò) và bánh đót
(bánh tam giác)
Thường ngày đồng bào uống nước lã hay rượu cần. Rượu có loại ủ bằng gạo,
kê, ngơ , nay thường làm bằng sắn.
Thuốc lá là thức hút quen thuộc, từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến con
trẻ. Nếu nghiện nặng , đồng bào còn ngậm thuốc bằng cách nhét lá thuốc vào
những kẽ răng, hoặc ăn thuốc giã với vôi
4, Nhạc cụ.
Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng kết cấu đa dạng, đàn: t'rưng, brọ, khinh khung,
gôông, klông pút, kơni, kèn: tơ nốt, arơng, tơ tiếp, ... Nghệ thuật chạm khắc gỗ
phát triển. Các trường ca Đam San, Xinh Nhã nổi tiếng (có tài liệu cho là của
người Ê Đê hay người Gia Rai).
Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các
điệu múa trong những ngày hội hay các nghi lễ tơn giáo. Những hình thức trang trí
sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ v.v... mộc mạc, đơn sơ,
nhưng tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
IV. VĂN HÓA TINH THẦN.
1, Tơn giáo, tín ngưỡng.
Người Bana có quan niệm “Vạn vật hữu linh ”. Tất cả các sự vật hiện tượng
trong tự nhiên và chính bản thân con người đều có linh hồn. Trong thế giới có một


lực lượng vơ hình ảnh hưởng quyết định tới cuộc sống của con người đó là Yang.
Các Yang thường được đồng bào nhắc tới nhiều là: Yang Dak (Thần nước), Yang
Công (Thần núi), Yang Nam (Thần nhà), Yang Rông (Thần nhà rông), Yang

Chiêng (Thần cồng chiêng), Yang T’rưng v.v. đặc biệt Bok Keidei là vị thần tối
cao. ở đây, mối quan hệ giữa người với các Yang rất bình đẳng, tác động qua lại,
gắn bó với nhau một cách bền vững tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên của cuộc sống.
2, Lễ hội
Hoạt động Lễ hội ở đây cịn mang tính nguyên hợp. Không gian lễ hội diễn
ra từ trong mỗi gia đình, nhà rơng, nương rẫy và xung quanh khu nghĩa địa. Lễ hội
gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, cộng đồng plei trong quá trình hoạt
động
thực
tiễn,
lịch
sử.
Múa: hoạt động nhảy múa người Bana gọi là Soang. Tiêu biểu cho nghệ thuật
múa truyền thống của người Bana là các điệu: soang Khiêl, soang Tap sơgơ, soang
Grong Atâu…
 Lễ hội đâm trâu:
Là sinh hoạt - văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, nhằm
mục đích suy tơn Giàng, tế thần linh hoặc những người đã có cơng chủ trì thành
lập bn làng, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay các sự kiện quan trọng
khác.
Trong hội đâm trâu, có điệu múa hùng tráng của người già làng và thanh
niên, trai tráng vây quanh con vật hiến tế để đâm ngã nó.
Lễ hội được tổ chức trước sân nhà Rông của làng, khi mùa màng được thu
hoạch xong hay gặp lúc thiên tai, dịch họa (từ tháng chạp đến tháng 3 âm lịch).
Chuẩn bị trâu là khâu quan trọng nhất. Heo, gà, rượu cần, rượu nếp… tất
cả đều do dân lành đóng góp.
Trong khi diễn ra nghi thức đâm trâu, có 3 lễ cúng khơng thể thiếu:
- Cúng trồng cây nêu : lễ vật là một con gà.
- Cúng đổ đất (nơi diễn ra lễ hội) : lễ vật là một con heo
- Cúng vào trâu (cúng đưa trâu vào cột) : lễ vật là một con gà.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày: 2 ngày đầu tại giàn tế(gưng) ; ngày
cuối ở sân nhà Rông.
 Hội bỏ mả :


×