Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNGVÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.51 KB, 23 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNGVÀ KẾ TOÁN CHO
VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Ngân hàng Thương mại và hoạt động tín dụng của nó trong nền kinh
tế thị trường
1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đã
được thành lập theo quy định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ,
làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín
dụng, cung ứng các dịch vụ khác của Ngân hàng…”
Như vậy có thể hiểu NHTM là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ thanh toán,
các nghiệp vụ khác có liên quan.
NHTM là trung gian tài chính, là cầu nối giữa những người thừa vốn và
những người thiếu vốn, là trung gian tài chính điều hoà lượng tiền thừa thiếu trong
dân cư.
NHTM sử dụng vốn đem cho vay hoặc tài trợ cho các hoạt động sản xuất, các
dự án đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ để rồi Ngân hàng thu về một
khoản lãi nhất định để bù đắp các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của
mình và thêm một phần lợi nhuận.
1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã
hội: giữa chủ thể kinh doanh tạm thời thừa một vốn với chủ thể khác có nhu cầu bổ
sung vốn. Để cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng một cách có hiệu quả tín
dụng ra đời như một cầu nối giữa nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư xã hội.
Với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động tín dụng, không ngừng phát triển
và hoàn thiện trở thành hình thức tín dụng Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng là quan
hệ chuyển nhượng vốn giữa Ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội,
trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung


gian-Ngân hàng thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. Khác với
hình thức tín dụng trực tiếp, nguồn vốn của tín dụng Ngân hàng chủ yếu là nguồn
vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời gian khác nhau, do đó nó có thể
thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như thời hạn và mục đích
sử dụng. Sự tin tưởng có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ
tín dụng Ngân hàng.
1.3 Các hình thức cấp tín dụng
Theo Điều 49 Luật các TCTD có các hình thức cấp tín dụng chủ yếu:
* Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân
Đây là hình thức cấp tín dụng phổ biến của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế. Các Ngân hàng hiện nay chủ yếu huy động tiền gửi để cho vay,
nhưng việc huy động này lại chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn.
* Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá là nghiệp vụ tín dụng ngắn
hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng giấy tờ đó cho Ngân hàng để đổi lấy một
số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu và các giấy tờ có giá trừ đi lãi suất chiết
khấu và hoa hồng phí (nếu có).
*Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn, trong đó theo yêu cầu sử dụng
của bên đi thuê tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng trong
khoảng thời gian nhất định và bên sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên sở
hữu theo kì hạn thoả thuận.
Hoạt động cho thuê tài chính ra đời là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều
kiện cho các Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh.
* Bảo lãnh
Bảo lãnh Ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua
cam kết bằng văn bản của TCTD với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
2. Vai trò nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng

2.1 Vai trò nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng
Vai trò kế toán Ngân hàng
- Kế toán Ngân hàng tiến hành thu thập, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ.
- Kế toán Ngân hàng phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Kế toán Ngân hàng cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản
lý hoạt động tiền tệ Ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô, cung cấp thông tin cho các tổ
chức, cá nhân theo qui định của pháp luật.
Nhiệm vụ kế toán Ngân hàng
- Ghi chép kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
của mỗi Ngân hàng theo đúng những chuẩn mực kế toán thống nhất do Nhà nước,
Ngân hàng nhà nước qui định.
- Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của bản thân Ngân hàng và của
xã hội thông qua các khâu kiểm soát của kế toán, góp phần tăng cường kỷ luật tài
chính, củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong Ngân hàng cũng như trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
- Tổng hợp số liệu kế toán theo những tiêu thức nhất định để cung cấp thông
tin phục vụ sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cấp quản lý Ngân hàng và phục vụ sự chỉ
đạo thực thi chính sách tiền tệ- tín dụng nói riêng và chính sách tài chính nói
chung.
- Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt chiến lược
khách hàng của mỗi Ngân hàng.
2.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay trong NHTM
2.2.1 Vai trò
Việc áp dụng chính thức hệ thống kế toán mới trong tất cả các TCTD ở Việt
Nam từ cuối năm 1998 là bằng chứng kiểm định tầm quan trọng của công tác kế
toán trong công tác quản trị Ngân hàng. Trong kế toán Ngân hàng thì kế toán cho
vay là một mảng nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ mật thiết đến hoạt động tín dụng,
là đầu mối quan trọng có thể cung cấp mảng thông tin kế toán quản trị cho nhà

lãnh đạo một cách hữu hiệu nhất.
Có nhiều công cụ phục vụ quản lý hoạt động cho vay, ngăn ngừa rủi ro. Trong
đó kế toán cho vay là công cụ ghi chép, phản ánh các khoản cho vay, thu nợ, theo
dõi nợ, trên cơ sở đó hình thành thông tin phục vụ quản lý khoản cho vay có sinh
lời, chỉ đạo đưa ra một chính sách cho vay đạt hiệu quả cao, bảo vệ tài sản của
Ngân hàng.
2.2.2 Nhiệm vụ
+Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ khoản
cho vay, thu nợ, theo dõi nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó
hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay.
+ Quản lí hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, chuyển
nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.
+ Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời.
+ Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài
khoản tiền gửi và tài khoản cho vay.
+ Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kế
toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng.
3. Các phương thức cho vay
Theo điều 16, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế
cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng, hiện nay có các phương thức cho
vay:
1. Cho vay từng lần.
2. Cho vay theo hạn mức tín dụng.
3. Cho vay theo dự án đầu tư.
4. Cho vay hợp vốn.
5. Cho vay trả góp.
6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
8. Cho vay theo hạn mức thấu chi.
9. Cho vay khác

Mặc dù có 9 phương thức cho vay như trên, nhưng trong thực tế các NHTM
thực hiện 2 phương thức cho vay chủ yếu là: cho vay từng lần và cho vay theo hạn
mức tín dụng:
*Phương thức cho vay từng lần (cho vay ngắn hạn theo món)
Đặc điểm của phương thức cho vay này là:
+ Thường áp dụng với những người vay không có nhu cầu thường xuyên hoặc
cho vay có tính chất thời vụ. Ngân hàng xét duyệt cho vay từng lần theo từng đối
tượng cho vay cụ thể.
+ Giải ngân một lần hoặc toàn bộ hạn mức tín dụng.
+ Định kỳ hạn nợ cụ thể cho các khoản vay; Người vay trả nợ một lần khi đáo
hạn.
Ưu điểm của phương thức này:
+ Đảm bảo an toàn vốn vay: Khi nào khách hàng có nhu cầu vay vốn, Ngân
hàng mới xem xét và đáp ứng. Mỗi lần vay, Ngân hàng đều định thời hạn cho
khoản vay đó, đến hạn trả nợ, người vay có trách nhiệm trả Ngân hàng. Như vậy,
qua phương thức này, Ngân hàng có quản lí chặt chẽ từng món vay, tính toán được
hiệu quả kinh tế của từng đối tượng vay, từ đó đảm bảo an toàn vốn cho Ngân
hàng.
+ Ngân hàng có kế hoạch được nguồn vốn của mình bằng cách thông qua việc
định kỳ hạn cho mỗi món vay, từ đó Ngân hàng có kế hoạch cho những món vay
tiếp theo một cách hợp lý đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời, tránh tình
trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả của hoạt động cho vay.
+ Việc tính và thu nợ, thu lãi của kế toán cho vay được thực hiện đơn giản
hơn, căn cứ vào số liệu, thông tin trên hợp đồng tín dụng các kế toán viên có thể
hạch toán dễ dàng.
Nhược điểm của phương thức này:
+ Thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp gây khó khăn và mất thời gian cho
khách hàng đến vay vốn Ngân hàng, mỗi lần vay phải làm đơn xin vay và đều phải
làm thủ tục, giấy tờ để Ngân hàng xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách
hàng trước khi ra quyết định cho vay.

+ Việc định kỳ hạn nợ đối với các khoản vay đôi khi còn mang tính chủ quan,
đặc biệt khi đối tượng cho vay là các thiết bị, vật tư, hàng hoá của các công ty
thương mại.
*Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:
Nội dung chủ yếu của phương thức này là giữa Ngân hàng và khách hàng xác
định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định theo chu
kỳ sản xuất kinh doanh.
Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm:
+ Chỉ áp dụng cho khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng
quay vốn lưu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và có uy tín với ngân
hàng. Nhu cầu vay thường là để tài trợ cho nguồn vốn lưu động thiếu hụt.
+ Không định kỳ nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ
hạn mức tín dụng còn thực hiện.
Ưu điểm của phương thức này:
+ Các hồ sơ xin vay vốn đơn giản thường được các Ngân hàng giải quyết cho
vay nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn.
+ Thông qua việc rút tiền, gửi tiền trong tài khoản của khách hàng Ngân hàng
có thể biết được các khoản thu nhập có thường xuyên và ổn định hay không, và
đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là năng lực tài chính và khả
năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, Ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho
vay tiếp theo đối với khách hàng.
Nhược điểm của phương thức này:
+ Vì không biết chính xác khách hàng sẽ đến rút tiền vào khi nào chính vì vậy
Ngân hàng có thể bị động trong việc sử dụng vốn. Nếu khách hàng không sử dụng
hết hạn mức thì nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ đọng ở khoản cho vay đối với
khách hàng đó.
+ Việc quản lí khoản cho vay theo hạn mức tín dụng, đòi hỏi kế toán cho vay phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát một khối lượng chứng từ lớn.
4.Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay
4.1 Chứng từ kế toán cho vay

Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những loại giấy tờ, vật mang tin đảm
bảo về mặt pháp lý cho các khoản cho vay của Ngân hàng.
Chứng từ kế toán cho vay dùng để phục vụ cho công việc hạch toán và theo
dõi thu hồi nợ đồng thời là cơ sở giải quyết tranh chấp về các khoản vay hay trả nợ
giữa Ngân hàng với người vay.
Chứng từ gốc:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Hợp đồng tín dụng
+ Giấy nhận nợ
+ Các loại giấy tờ xác nhận tài sản thế chấp, cầm cố.
+ V.v…
Trong số các chứng từ gốc thì hợp đồng tín dụng (còn được sử dụng dưới hình
thức khế ước vay tiền, sổ cho vay) và giấy nhận nợ được kế toán quản lí tuyệt đối
an toàn.
Chứng từ ghi sổ
+ Nếu giải ngân bằng tiền mặt : dùng giấy lĩnh tiền mặt.
+ Nếu giải ngân bằng chuyển khoản: dùng các chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…
+ Nếu ngân hàng thu lãi hàng tháng theo phương pháp tích số thì dùng bảng
kê số dư để tính tích số.
+V.v…
4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản nội bảng
*Các tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay
TK 21: “Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước”. Bao gồm:
 211-Cho vay ngắn hạn VND
 212-Cho vay trung hạn VND
 213-Cho vay dài hạn VND
 214-Cho vay ngắn hạn ngoại tệ và vàng
 215-Cho vay trung hạn ngoại tệ và vàng

 216-Cho vay dài hạn ngoại tệ và vàng
Các tài khoản tổng hợp cấp II nêu trên được bố trí thành các tài khoản tổng
hợp cấp III để phục vụ việc phân loại nợ của NHTM.
Các tài khoản cấp III nêu trên có nội dung kinh tế cụ thể khác nhau nhưng
nhìn chung đều có kết cấu:
Bên Nợ ghi: Số tiền cho vay đối với các TCKT, cá nhân
Bên Có ghi: -Số tiền thu nợ từ các TCKT, cá nhân
-Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp theo qui định hiện hành về phân
loại nợ.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay theo loại nợ thích hợp
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân vay vốn.
* Tài khoản “ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” (Lãi cộng dồn dự thu) TK
394: Tài khoản này được bố trí thành các tài khoản cấp III
+ 3941-Lãi phải thu từ cho vay bằng VND
+ 3942-Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu tính trên các tài khoản cho vay
các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà TCTD sẽ nhận khi đáo hạn.
Kết cấu của tài khoản này
Bên Nợ ghi: Số tiền lãi phải thu tính trong kỳ.
Bên Có ghi: Số tiền lãi khách hàng đã trả
Số dư Nợ: Phản ánh số lãi cho vay mà TCTD chưa thanh toán.
* Tài khoản “ Thu lãi cho vay” (TK 702): Tài khoản này dùng để hạch toán số
tiền thu lãi từ cho vay các khách hàng. Tài khoản này có kết cấu:
Bên Có ghi: Số tiền thu lãi cho vay.
Bên Nợ ghi : Kết chuyển số dư có vào tài khoản “ Lợi nhuận năm nay” khi
thực hiện quyết toán năm.
Số dư Có : phản ánh số tiền thu nhập về lãi cho vay hiện có tại NH.
* Tài khoản “Dự phòng rủi ro tín dụng”: được phân thành 2 tài khoản tổng
hợp cấp III:
+ Tài khoản dự phòng cụ thể (2091, 2191, 2291, 2391)

+Tài khoản dự phòng chung (2092, 2192, 2292, 2392)
Các tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM theo qui định hiện hành về phân loại
nợ. Các tài khoản này có kết cấu chung :
Bên Có ghi: Số dự phòng được trích tính vào chi phí
Bên Nợ ghi: Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo qui định
Số dư Có: phản ánh số dự phòng hiện có
Hạch toán chi tiết:
+ Đối với tài khoản “dự phòng cụ thể”: Mở tài khoản chi tiết cho các nhóm nợ
vay
+ Đối với tài khoản “dự phòng chung”: Mở một tài khoản chi tiết
Tài khoản ngoại bảng
TK 94- Lãi cho vay quá hạn chưa thu được: Tài khoản này dùng để phản ánh
số lãi cho vay đã quá hạn TCTD chưa thu được. Tài khoản 94 được bố trí thành các
tài khoản cấp III:
941-Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VND
942-Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ

×