Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.26 KB, 20 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN
1.1. TÍN DỤNG – CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Tín dụng đã xuất hiện trong thời kỳ phong kiến, tự cấp tự túc. Khi đó,
trong nền kinh tế đã có sự phân chia của cải. Phần lớn tư liệu sản xuất nằm
trong tay một số ít địa chủ. Nông dân chiếm đại đa số nhưng không có tư liệu
sản xuất họ phải làm thuê mà vẫn không đủ ăn. Để duy trì cuộc sống, họ phải đi
vay. Giai cấp thống trị nắm trong tay tư liệu sản xuất đã thực hiện quá trình
sản xuất và phát triển theo hướng có lợi cho họ, đó là nông dân vay nặng lãi.
Lãi suất cho vay lên tới 200 – 300% năm và lãi suất này đã chiếm toàn bộ phần
thặng dư. Tín dụng ra đời thời kỳ này lãi suất cao do sản xuất hàng hoá chưa
phát triển. Nhà nước chưa có sự điều tiết đối với quan hệ tín dụng nên người
cho vay tự ấn định mức lãi suất.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị
trường đã hình thành và phát triển nhiều loại hình sở hữu, có sự phân công lao
động, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Người thiếu vốn cần vay để giải
quyết nhu cầu, người thừa vốn lại muốn cho vay để tăng thêm lợi nhuận. Đây
chính là tiền đề tạo ra quan hệ tín dụng.
Vậy tín dụng là gì?
Có quan niệm cho rằng “tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ
thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng
trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết
hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận”.
Tuy nhiên, sự phát triển và biến đổi là hết sức đa dạng và phonh phú.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, có rất nhiều cách thức loại
hình của nghiệp vụ tín dụng. Việc đưa ra một khái niệm như thế sẽ là gò bó và
không linh hoạt. Vì vậy khái niệm tín dụng chỉ nên đưa ra một cách đơn giản
như sau:
“Tín dụng là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn của nhau một cách tạm thời
dựa trên nguyên tắc có hoàn trả và sự tin tưởng”.
Từ khái niệm trên. ta có thể hiểu tín dụng theo một số khía cạnh như sau:


Thứ nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụng vốn của
nhau giữa các chủ thể kinh tế. Vốn ở đây được hiểu theo nghĩa rộng trong đó
bao hàm cả tiền và tài sản. Các chủ thể có thể là hai hoặc nhiều bên cùng tham
gia vào hoạt động tín dụng - điều này giải thích khái niệm đồng tài trợ.
Thứ hai, vốn này chỉ được sử dụng một cách tạm thời nghĩa là có thời
hạn. Thời hạn ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên và khi hết
thời hạn này vốn phải được hoàn trả chủ sở hữu hoặc người cho vay.
Thứ ba, quan hệ tín dụng phải được dựa trên sự tin tưởng. Trên cơ sở có
sự tin tưởng mà một bên sẽ đồng ý cho bên kia sử dụng vốn của mình trong
một thời gian thoả thuận. Trường hợp cho vay không cần bảo đảm chính là đã
được dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu như bên cho vay không tin tưởng
bên đi vay thì họ sẽ yêu cầu đảm bảo bằng tài sản có giá trị tương đương - đây
là trường hợp cầm cố thế chấp bảo lãnh.
Trong quan hệ tín dụng có nhiều loại hình, chủ thể tham gia như: Nhà
nước, ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng và với mỗi loại chủ
thể có thể phát sinh nhiều loại quan hệ tín dụng khác nhau như tín dụng Nhà
nước, tín dụng thương mại, tín dụng hợp tác xã, tín dụng tiêu dùng, tín dụng
thuê bao.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng mà chủ thể tham gia gồm một
bên là Ngân hàng và một bên là phần còn lại của nền kinh tế – gồm tất cả các
tổ chức kinh tế xã hội, Nhà nước, cá nhân dân cư.
Các tổ chức Ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng với hai tư cách:
Ngân hàng đóng vai trò là người đi vay khi nó nhận tiền gửi của khách hàng,
phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng khác; ngân hàng đóng vai trò là người cho vay khi nó ứng vốn ra
nền kinh tế.
Về tính chất phức tạp của hoạt động cho vay nên khi nói đến tín dụng
người ta thường đề cập đến cho vay mà ít khi đề cập đến mặt thứ hai đó là đi
vay. trong khuôn khổ của chuyên đề, sinh viên thực hiện chỉ đề cập đến một
khía cạnh trong tín dụng cho vay là cho vay trung dài hạn.

Tín dụng trung dài hạn là khoản cho vay có thời hạn phát sinh khi người
vay có nhu cầu sử dụng vốn trong một thời gian dài. Tín dụng trung – dài hạn
nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm máy mọc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất
của một doang nghiệp. Đôi khi nó cũng được sử dụng như một bộ phận của
vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở khái niệm tín dụng trên đây, vậy thì một khoản như thế nào
được coi là có hay không đạt được chất lượng tín dụng?.
Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa là vố cho vay của Ngân
hàng được khách hàng sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ... để
tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hàon trả ngân hàng gốc và lãi trang trải chi
phí và có lợi nhuận. Như vậy, qua một quá trình chu chuyển vốn T-H-T

như
trên, ngân hàng sẽ thu hồi vốn gốc và có lãi còn khách hàng sử dụng vốn có
hiệu quả. Xét về tổng thể Ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế, vùa tạo
ra được hiệu quả xã hội.
Trên cơ sở đó, khi cho vay, ngân hàng phải tính toán cân nhắc để vừa đảm
bảo không vi phạm luật vừa giải quyết được đầu ra. Để thực hiện được điều
này các Ngân hàng phải nghiên cứu kỹ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả
năng tài chính, mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Đây chính là các cơ sở
chủ yếu cho việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Như vậy chất lượng được hình
thành và đảm bảo từ hai phía: Ngân hàng và khách hàng.
Và như thế, hoạt động tín dụng sẽ mang lại hiệu quả khi mà nó càng ngày
càng thực hiện được nhiều món vay có chất lượng cao, góp phần tích cực cho
sự phát triển không chỉ riêng cho bản thân ngân hàng mà là cả sự phát triển
của nênf kinh tế xã hội. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng cao thể hiện
mức độ đóng góp của hoạt động ngân hàng đối với xã hội ngày càng lớn. Điều
đó cũng có nghĩa hoạt động tín dụng hiệu quả khi nó đạt được sự tăng trưởng
quy mô và nằm trong tầm quản lý của Ngân hàng để giữ ổn định chất lượng
tín dụng. Trong cơ chế thị trường hiệu quả hoạt động tín dụng là điều kiện tiên

quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng mà trước hết là các tổ
chức tín dụng là nơi trực tiếp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.
1.1.2. Các loại hình tín dụng.
Tín dụng cho vay tồn tại dưới rất nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy
nhiên, căn cứ vào một số các tiêu thức mà người ta có thể phân loại các loại
hình như sau:
1.1.2.1. Phân loại theo mụch đích:
- Cho vay bất động sản là cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp thương
mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
- Cho vay nông nghiệp là cho vay để trang trải các kinh phí sản xuất như
bón phân, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, lao động...
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm các vận dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn cho vay để trang trải
các khoản chi phí thông thường của đơi sống thông dụng dưới tên gọi là tín
dụng tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng là một ví dụ.
- Thuê mua và các loại tín dụng khác.
1.1.2.2. Phân loại theo thời hạn.
Theo cách này tín dụng cho vay phân làm ba loại:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được
dùng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn. Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay trung hạn thường là cố định. Trước
đây theo thời hạn của ngân hàng nhà nước thì thời hạn cho vay trung hạn là 1-
3 năm. Tuy nhiên cho đến nay, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay của các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại đã đưa thời hạn cuối cùng của vay trung
hạn lên 5 năm giải quyết được hai vấn đề. Thứ nhất là đáp ứng tốt hơn nhu

cầu của doanh nghiệp bởi lẽ đối với một số tài sản nhất định thời hạn sử dụng
của chúng tương đối dài nên cần phải có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có
thể hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng. Thứ hai là tránh tình trạng tiền cho vay
của ngân hàng bị chuyển vào nợ quá hạn chỉ vì thể chế và quy định gây ra,
trong khi doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi và có đầt đủ khả năng trả nợ. Còn đối
với các nước trên thế giới, loại cho vay này có thời hạn lên tới 7 năm. Tín dụng
trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi
mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh xây dựng các dự án mới có quy
mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất... Trong nông nghiệp, cho vay trung
hạn chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng như máy cày, máy bơm nước, xây
dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều...
- Cho vay dài hạn là loại cho vay mà thời hạn của nó là dài hơn đối với cho
vay trung hạn. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn
như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn xây
dựng xí nghiệp nhà máy mới, các dự án đầu tư phát triển như cơ sở hạ tầng.
1.1.2.3. Phân loại theo căn cứ đảm bảo.
- Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín. Đối với
khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh,
quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không đòi hỏi
nguồn thu nợ bổ sung.
- Cho vay có bảo đảm là loại cho vay được ngân hàng cung cấp với điều
kiện phải có tài sản thế chấp hoặc cần có bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với
khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, thì khi vay vốn đòi hỏi phải
có bảo đảm. Sự bảo đảm này căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn
thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn nhằm bù lại khoản
tiền vay trong trường hợp nguươì vay vốn không có khả năng trả nợ.
1.1.2.4. Phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay:
Theo cách này thì khoản cho vay có thể được hoàn trả theo hai cách. Cách
thứ nhất là trả một lần cả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Hai là khoản tiền vay sẽ

được trả làm nhiều lần theo nhiều kỳ nợ.
1.1.2.5. Phân loại theo hình thức giá tự có.
Một là cho vay bằng tiền, đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng
được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau.
Hai là cho vay bằng tài sản – loại này được áp dụng phổ biến dưới hình
thức tài trờ thuê mua.
1.1.3. Các đặc trưng của tín dụng trung dài hạn.
Tín dụng trung dài hạn là một loại trong số các loại hình tín dụng và nó
được phân biệt với các loại hình tín dụng khác qua một số đặc trưng cơ bản
sau đây:
Thời hạn cho vay:
Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên giữa tín dụng trung dài hạn và tín dụng
ngắn hạn là thời hạn cho vay. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận vay theo
hai loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ
sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng như không quá 12
tháng.
- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn
thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất
nguồn vốn của ngân hàng cho vay. Trong đó:
* Thời hạn cho vay trung hạn là trên 12 tháng đến 36 tháng hoặc 60
tháng tuỳ theo quy định của từng ngân hàng.
* Thời hạn cho vay dài hạn là trên 36 tháng hoặc 60 tháng.
Đối tượng cho vay:
Đối tượng cho vay trung dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong
tổng mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục,
thay thế, đổi mới kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất
kinh doanh.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, đối tượng cho vay trung dài hạn là
các công trình, hạng mục công trình hoặc dự án đầu tư xây dựng mua sắm,

sửa chữa tài sản cố định,... của các đơn vị kinh tế, cơ bản luận chứng kinh tế kỹ
thuật tốt, xác thực và bản tổng dự toán đã phê duyệt. Như vậy ngân hàng cho
vay nhằm trang trải các chi phí về máy mọc thiết bị, công nghệ chuyển giao,
sáng chế phát minh, chi phí nhân công, giá thuê, chuyển nhượng đất đai, giá trị
các hợp đồng thuê, mua tài sản cố định trong khuôn khổ pháp luật, chi phí mua
bảo hiểm tài sản cố định thuộc dự án đầu tư và các chi phí liên quan khác.
Nguyên tắc và điều kiện cho vay vốn.
Khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải đảm bảo được ba nguyên tắc
tín dụng cơ bản sau:
- Sử dụng vốn vay mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi
vay trung dài hạn người vay phải soạn thảo dự án, chương trình sản xuất kinh
doanh. các dự án, chương trình này phải thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng việc
sử dụng vốn theo các mục đích cụ thể. Để đảm bảo cho dự án được thực hiện
cần có sự thông qua cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Đối với các
phương án cải tiến kỹ thuật, công nghệ , mở rộng sản xuất cần có sự kết hợp,
thoả thuận chặt chẽ giữa ngân hàng và các nhà quản lý doanh nghiệp để tránh
việc sử dụng vốn sai mục đích.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay dúng hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
- Phải đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của chính phủ và ngân hàng
nhà nước.
Trên cơ sở các nguyên tắc tín dụng cơ bản là mỗi ngân hàng sẽ đề ra các
điều kiện ràng buộc các quy định mang tính bắt buộc để có thể thực hiện vay
vốn ngân hàng. Các đối tượng cho vay thường có thời hạn sử dụng lâu dài,
thời hạn thu hồi vốn lâu theo mức độ hao mòn thực tế của tài sản đầu tư. Mức
vốn đầu tư thường rất lớn theo giá trị của đối tượng vay vốn và như thế mức
độ rủi ro sẽ cao. Theo quyết định 367/QĐNH1 của Thống đốc ngân hàng nhà
nước Việt Nam về “Ban hàng thể lệ tín dụng trung dài hạn” ngày 21/12/1997
đã quy định các điều kiện cho vay như sau:
- Doanh nghiệp vay vốn phải là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, có vốn

tham gia tối thiểu bằng 20% tổng dự toán công trình đầu tư.
- Doanh nghiệp vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước
về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thể lệ tín dụng trung và dài hnạ của
ngân hàng.
- Doanh nghiệp vay vốn phải mua bảo hiểm tài sản hình thành bằng vốn
vay tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Đối với các công trình xây dựng mới phải có đầy đủ các điều kiện.
+ Phải có giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụng đất do các cơ quan có
thẩm quyền cấp.

×