Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.63 KB, 13 trang )

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HỒN THIỆN KIỂM TỐN CHU TRÌNH
TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CÔNG TY
A&C THỰC HIỆN
3.1/ Nhận xét chung về tổ chức kiểm tốn tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn
và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội.
3.1.1/ Về tổ chức bộ máy
Công ty A&C chi nhánh tại Hà Nội hiện nay có bộ máy quản lý hết sức gọn
nhẹ phù hợp với hình thức là một chi nhánh của Cơng ty TNHH, nhưng khơng vì lí
do đó mà làm giảm đi hiệu quả tổ chức hoạt động của chi nhánh, không những vậy
càng tạo cho chi nhánh có sự linh hoạt, nhạy bén trong các biến đổi về nhu cầu của
thị trường. Bộ máy tổ chức của chi nhánh đã có cách quản lý điều hành đạt hiệu
quả cao nhằm giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp ở
Hà Nội và các vùng lân cận. Không những vậy ban lãnh đạo của chi nhánh là
những người giàu kinh nghiệm trong nghề và trong công tác quản lý điều này
không những tạo được niềm tin cho đội ngũ nhân viên trong cơng ty mà cịn chiếm
được lịng tin từ phía khách hàng. Ban lãnh đạo của cơng ty đều là những người
được cấp chứng chỉ Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm và
có trình độ chun mơn cao trong lĩnh vực Kiểm tốn, tài chính, kế tốn.
Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa
học và hiệu quả. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chun
mơn hóa trong cơng việc đem lại hiệu quả cao trong công việc.Trong mọi cuộc
kiểm tốn thì ban lãnh đạo ln giám sát chặt chẽ cơng việc kiểm tốn và thường là
những người trực tiếp tham gia vào các giai đoạn chính của cuộc kiểm toán.
Trong điều kiện cạnh tranh ngay càng gay gắt như hiện nay thì để tồn tại và
phát triển, Chi nhánh A&C tại Hà Nội luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Vì
vậy, mọi cơng việc đều được lập kế hoạch chu đáo cùng với sự phân công rành
mạch và kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới. Khơng những vậy, các chính sách


đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân viên cũng như điều kiện làm việc của nhân
viên luôn được Chi nhánh cố gắng tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi có thể.


3.1.2/ Về tổ chức kiểm tốn.
Quy trình kiểm toán tại A&C được thực hiện qua 5 bước, về cơ bản thì 5 bước
này đã đáp ứng yêu cầu chung của một cuộc kiểm toán bao gồm lập kế hoạch kiểm
toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và đưa ra báo cáo kiểm toán. Tất cả
đều được thực hiện một cách lôgic và phù hợp.


Giai đoạn lập kế hoạch
A&C luôn chủ trương thực hiện ngay từ giai đoạn đầu. Do vậy ngay từ khi
tìm hiểu và chấp nhận khách hàng, Ban Giám đốc của A&C đã thực hiện việc
giám sát, kiểm tra thường xuyên. Việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện từ sơ
bộ đến chi tiết một cách đầy đủ. Cơng việc tìm hiểu khách hàng với chất lượng
tốt sau khi hoàn thành sẽ giúp việc lập kế hoạch kiểm toán đạt được hiệu quả cao,
tạo điều kiện cho sự thành cơng của tồn bộ cuộc kiểm tốn.
Hiện nay A&C đã xây dựng một chương trình kiểm toán chung theo tiêu
chuẩn quốc tế của HLB và phù hợp pháp luật cũng như doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng không phải đối với các khách hàng khác nhau đều có thể áp dụng được tồn
bộ chương trình kiểm tốn này, kiểm toán viên vận dụng một cách linh hoạt để đạt
được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian kiểm toán.
Tuy nhiên việc đánh giá hệ thống KSNB mới chỉ ở dạng liệt kê trên các giấy
tờ làm việc của kiểm tốn viên. Do vậy kiểm tốn viên khó đánh giá được hết các
điểm mạnh cũng như điểm yếu của hệ thống KSNB. Đặc biệt đối với những hệ
thống KSNB phức tạp, việc ghi chép này không mang lại được hiệu quả. Ngoài ra
đánh giá hệ thống KSNB dựa trên giấy tờ làm việc này sẽ gây khó khăn đối với
việc soát xét của các cấp lãnh đạo.

 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên đã biết kết hợp các thủ tục kiểm toán khác nhau một cách hợp



lý. Việc kết hợp giữa thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết
đã giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian thực hiện cũng như chi phí đối với
cơng ty. Cụ thể kiểm tốn viên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để từ đó đưa ra
quy mơ của các thử nghiệm cơ bản, áp dụng thủ tục phân tích để đưa ra phạm vi
kiểm tra chi tiết.
Kiểm toán viên cũng đã kết hợp các quy trình kiểm tốn lại với nhau. Kết hợp
quy trình tiền lương nhân viên với các quy trình khác như bán hàng thu tiền, mua
hàng thanh toán... để tránh gây trùng lặp trong khi kiểm tốn.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đã vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm
tốn. Đối với khách hàng truyền thống của cơng ty, kiểm tốn viên có thể áp dụng
các thủ tục phân tích để xem xét sự biến động giữa năm nay so với năm trước.
Nhưng đối với những khách hàng mới, việc áp dụng các thủ tục phân tích sẽ khơng
khả thi, khơng đem lại hiệu quả, thay vào đó kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử
nghiệm cơ bản dựa trên đánh giá về hệ thống KSNB hoặc thực hiện phân tích sự
biến động giữa các tháng trong năm.


Kết thúc kiểm toán
Đây là bước cũng rất quan trọng đối với một cuộc kiểm tốn vì nó là bước
cuối cùng trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán. Do vậy trong bước này, nhóm
trưởng nhóm kiểm tốn thực hiện kiểm tra lại giấy tờ làm việc của các kiểm toán
viên khác, sốt xét và đánh tham chiếu. Nhóm trưởng cũng đã xem xét các sự kiện
phát sinh sau ngày lập BCTC đúng theo chuẩn mực kiểm tốn số 560. Chính nhờ
việc tuân thủ đúng các quy định cũng như các bước kiểm tốn nên trưởng nhóm sẽ
đưa ra được ý kiến một cách xác đáng trong báo cáo kiểm toán.
3.1.3/ Về kiểm soát chất lượng
Chất lượng kiểm toán hiện nay luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty kiểm
tốn. Đây có thể coi là một vấn đề then chốt để tạo niềm tin cho khách hàng cũng
như để cạnh tranh với các cơng ty khác. Chính vì vậy chi nhánh A&C đã có hẳn một



phịng để kiểm sốt chất lượng của mỗi cuộc kiểm tốn. Điều đó có thể thấy được sự
chun mơn hố trong khâu tổ chức bộ máy của A&C. Việc có một phịng kiểm sốt
chất lượng lập sổ và theo dõi kiểm toán ngay từ khi chấp nhận kiểm toán khách
hàng, cuối cùng là sốt xét hồ sơ đã góp phần giảm tải áp lực với Ban Giám đốc
cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tốn. Trưởng phịng kiểm sốt chất
lượng là một kiểm tốn viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ và bằng cấp cao đã giúp
đỡ các kiểm tốn viên thực hiện kiểm tốn, hồn thành hồ sơ đúng theo quy định về
chất lượng của công ty. Mặc dù hồ sơ kiểm toán được xem xét rất kĩ ở bộ phận kiểm
soát chất lượng nhưng trước khi phát hành ra báo cáo kiểm toán, tất cả các hồ sơ
kiểm tốn đều phải trình lên Ban Giám đốc để thực hiện sốt xét lần cuối. Quy trình
kiểm sốt chất lượng được thực hiện một cách khoa học và qua nhiều giai đoạn đảm
bảo chất lượng kiểm toán, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng.
3.2/ Đánh giá về cơng tác kiểm tốn chu trình tiền lương nhân viên trong
kiểm tốn báo cáo tài chính tại Chi nhánh A&C Hà Nội.
Chương trình kiểm tốn tiền lương và các khoản trích theo lương của A&C
được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm tốn quốc tế của HLB nhưng được áp
dụng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp của Việt
Nam. Chương trình kiểm tốn đã đảm bảo đầy đủ mục tiêu kiểm toán đối với chu
trình tiền lương nhân viên.
- Mục tiêu kiểm tốn chung: Kiểm tốn viên xem xét các chính sách kế tốn
áp dụng đối với chu trình tiền lương nhân viên đảm bảo các thông tin này phù hợp
với chế độ kế toán hiện hành như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ, Thơng tư số 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính,…
Ngồi ra kiểm tốn viên cịn xem xét tính nhất qn của các chính sách kế tốn,
nếu có thay đổi kiểm tốn viên kiểm tra xem có tn theo chuẩn mực kế tốn
VAS29 khơng.
- Mục tiêu hiện hữu: Kiểm toán viên thực hiện việc chọn mẫu kiểm toán.



Kiểm toán viên chọn ra một vài nhân viên trên bảng thanh toán lương để kiểm tra
hợp đồng lao động, bảng chấm cơng, bảng hạch tốn tiền lương, bảng thanh tốn
tiền lương xem có ký nhận hay khơng. Việc này giúp kiểm toán viên khảo sát được
tiền lương khống qua nhân viên khống và thời gian khống.
- Mục tiêu trọn vẹn: Thông qua hợp đồng lao động hay những quyết định về
lương của cơng ty khách hàng, kiểm tốn viên tính tốn lại việc trích lương và xem
xét việc ghi sổ kế toán đối với tiền lương đảm bảo tất cả các nghiệp vụ về tiền
lương đều được ghi chép đầy đủ trên sổ sách cũng như trên BCTC.
- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: việc kiểm tra tính lương, hạch tốn lương,
thanh tốn lương, hạch tốn các khoản trích theo lương... để xem đơn vị có thực
hiện đúng chế độ tài chính hiện hành khơng.
- Mục tiêu tính giá: Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu một số nhân viên để
kiểm tra việc tính và chi trả lương có đúng với số lương cần trả hay khơng. Việc tính
tốn này cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc lập các bản báo cáo các khoản thuế
phải nộp và các khoản phải nộp có liên quan đến tiền lương.
- Mục tiêu phân loại và trình bày: Kiểm tốn viên đối chiếu số liệu trên sổ
sách với bảng lương hàng tháng đảm bảo việc phân loại chi phí lương phù hợp
(tiền lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp
sản xuất, bộ phận sản xuất chung,…).
Ngồi ra kiểm tốn viên cũng kiểm tra việc thanh tốn lương sau ngày kết
thúc năm tài chính để đảm bảo các khoản phải trả người lao động tại thời điểm
cuối năm là hợp lý.
Tuy nhiên, quy trình kiểm tốn của cơng ty vẫn cịn một số hạn chế. Có thể kể
đến đó là chưa áp dụng thủ tục phân tích trong q trình kiểm tốn, đối với những
khách hàng cũ chưa thực hiện đánh giá tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm tốn, đánh
giá HTKSNB cịn đơn giản.
3.3/ Một số kiến nghị nhằm hồn thiện kiểm tốn chu trình tiền lương



nhân viên trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại Chi nhánh A&C Hà Nội
3.3.1 Kiến nghị về việc xem xét chấp nhận kiểm toán đối với những khách
hàng năm trước đã thực hiện kiểm toán
Một thực tế đang tồn tại ở công ty A&C trong giai đoạn xây dựng kế hoạch
kiểm toán đối với những khách hàng đã kiểm tốn năm trước đó là chưa đánh giá
chấp nhận tiếp tục kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về lập
kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán là những định hướng cơ bản cho một cuộc
kiểm toán dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình hoạt động kinh doanh
của khách hàng và trọng tâm của cuộc kiểm toán. Do vậy giai đoạn lập kế hoạch
kiểm tốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với một cuộc kiểm tốn cụ thể. Tuy nhiên
để có thể thực hiện được bước này, kiểm toán viên cần xem xét xem liệu có nên
tiếp tục chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm tốn cho khách hàng hay khơng nếu việc
này làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm tốn viên và uy tín, hình ảnh của cơng
ty.
Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, đầu tiên kiểm toán viên nên
xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng. Điều quan trọng là thiết lập các chính sách
và thủ tục về khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các chính sách đó
phải đảm bảo thích đáng rằng khả năng chấp nhận một khách hàng có ban quản lý
thiếu liêm chính là nhỏ nhất. Tóm lại kiểm tốn viên cần xem xét tính độc lập, khả
năng phục vụ tốt khách hàng.
Thứ hai, kiểm toán viên cần xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc cơng
ty khách hàng vì tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt
của môi trường kiểm soát và là nền tảng cho các bộ phận của HTKSNB.
Thứ ba, kiểm tốn viên cần cập nhật thơng tin về khách hàng, đánh giá xem
có rủi ro nào khiến kiểm toán viên ngừng cung cấp dịch vụ kiểm tốn hay khơng,
xem xét những mâu thuẫn với khách hàng.


Thứ tư, kiểm tốn viên cũng cần xem xét có nhân tố nào làm giảm tính độc
lập của cơng ty đối với việc kiểm tốn BCTC cho khách hàng khơng. Có thể xem

xét một số một số ảnh hưởng đến tính độc lập của cơng ty và kiểm tốn viên như:
có bất cứ Partner hay nhân viên trong cơng ty và người nhà có quan hệ cá nhân với
khách hang hay khơng, có bất cứ Partner (hay người nhà) nắm giữ cổ phần của
khách hàng hay khơng,…
Ngồi ra kiểm tốn viên cũng cần chú ý đến mức phí kiểm tốn đối với khách
hàng, thời gian thanh tốn phí kiểm tốn và khả năng kiểm toán được BCTC cho
khách hàng.
Lập kế hoạch có vai t² 耀 rất quan trọng đối với một cuộc kiểm tốn. Nếu
khơng đánh giá hoặc đánh giá thiếu thận trọng về việc tiếp tục chấp nhận khách
hàng, kiểm tốn viên cũng như cơng ty sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như: rủi
ro kiểm toán cao vì những gian lận trong bộ máy của khách hàng hay khơng đảm
bảo tính độc lập của kiểm tốn viên có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty,
hoặc xảy ra những bất đồng với khách hàng, khơng thực hiện kiểm tốn được
BCTC cho khách hàng, nếu có thì thời gian kiểm tốn cũng kéo dài...
3.3.2 Kiến nghị về việc tăng cường đánh giá HTKSNB
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải đánh giá HTKSNB và rủi ro
kiểm sốt khơng chỉ để xác minh tính hữu hiệu của HTKSNB mà còn làm cơ sở
cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp
vụ của khách hàng.
Để đánh giá HTKSNB kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết về HTKSNB và
mô tả chi tiết HTKSNB trên giấy tờ làm việc. Sau đó, kiểm tốn viên đưa ra đánh
giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC.
Công việc quan trọng nhất của kiểm toán viên là thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
Cuối cùng kiểm toán viên cần lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ.


Ngoài việc thực hiện đánh giá HTKSNB chung đối với tất cả hoạt động của
khách hàng, kiểm toán cũng cần thực hiện đánh giá chi tiết đối với từng chu trình,
khoản mục. Cụ thể đối với chu trình tiền lương nhân viên, kiểm toán viên cần xem
xét HTKSNB của đơn vị như

+ Các nghiệp vụ về phê duyệt: việc tuyển chọn lao động vào cơng ty có theo
một tiêu chí rõ ràng và được phê duyệt hay không để tránh việc tuyển dụng phải
lao động kém về năng lực cũng như phẩm chất. Các thay đổi về mức lương và các
quyết định khen thưởng có được ban hành bằng văn bản hay khơng,… Điều này sẽ
giúp kiểm tốn viên trong việc khảo sát tiền lương khống cũng như tính chính xác
trong việc hạch toán tiền lương của đơn vị.
+ Ghi sổ sách về tiền lương: việc ghi chép các khoản phải thanh tốn cho
người lao động có được ghi chép chính xác, đúng kì và được phân loại hợp lý hay
khơng. Ban Kiểm sốt của đơn vị thực hiện kiểm sốt việc ghi chép này như thế
nào, có kiểm tra sự thống nhất quan hệ giữa bảng chấm công, bảng tổng hợp chi
phí lương, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 334 khơng,… Điều này giúp kiểm tốn
viên trong việc kiểm tra việc phân loại chi phí lương và tính chính xác trong việc
hạch tốn tiền lương.
+ Thực chi: việc thanh tốn lương có được ghi nhận trước khi thanh tốn hay
khơng. Nếu việc chi lương là bất thường thì việc chi lương này có được phê duyệt
hay khơng, việc chi lương này có kèm theo biên bản bàn giao hồn thành và
nghiệm thu cơng việc hay khơng. Việc này cũng giúp kiểm tốn viên giảm thiểu
cơng việc trong việc kiểm tra tiền lương khống.
+ Phân công, phân nhiệm: bộ phận nhân sự có tách biệt trong việc tính toán, lập
bảng thanh toán trong việc giám sát thời gian lao động và dịch vụ hoàn thành.
Để thực hiện việc đánh giá HTKSNB đối với tiền lương của khách hang, kiểm
tốn viên có thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan như kế
tốn trưởng, kế tốn tiền lương, thủ quỹ, giám đốc đơn vị, quản đốc, người chấm


cơng và người lao động. Hoặc kiểm tốn viên có thể trực tiếp quan sát điều này ở
đơn vị.
Việc đánh giá HTKSNB của khách hàng một cách chi tiết sẽ giúp kiểm toán
viên đánh giá được rủi ro kiểm soát, từ đó kiểm tốn viên sẽ xem xét đưa ra ý kiến
thực hiện kiểm toán hay từ chối, rút khỏi hợp đồng. Ngoài ra, việc đánh giá

HTKSNNB sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra số lượng các thử nghiệm cơ bản. Bên
cạnh đó, việc thiết lập và đưa ra các đánh giá chi tiết về HTKSNB sẽ giúp công ty
tư vấn thêm cho khách hàng trong việc hoàn thiện HTKSNB trong việc giảm thiểu
tối đa các sai phạm. Việc tư vấn hoàn thiện HTKSNB cho khách hàng sẽ đem lại
uy tín cho cơng ty, tiếp tục duy trì khách hàng trong những năm tiếp theo cũng như
giảm thiểu việc kiểm tra, đánh giá HTKSNB, thực hiện kiểm toán trong những
năm tới nếu công ty vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho khách
hàng.
3.3.3 Kiến nghị về việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, thủ tục phân tích giúp kiểm
tốn viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm tốn khác.
Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng
thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát
hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Quy trình phân tích để
kiểm tra tồn bộ báo cáo tài chính trong khâu sốt xét cuối cùng của cuộc kiểm
toán.
Kiểm toán viên cần chú ý đối tượng và u cầu kiểm tốn để áp dụng các loại
hình phân tích một cách hợp lý như đánh giá tính hợp lý (so sánh giá trị trên sổ với
ước tính của kiểm tốn viên), phân tích xu hướng (phân tích những thay đổi của
một số dư tài khoản cụ thể hoặc nghiệp vụ theo thời gian), phân tích tỷ suất.
Hiện nay tại cơng ty A&C, thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng đó là ước


tính chi phí tiền lương từ các chỉ tiêu khác có liên quan như số lượng cơng nhân
bình qn, tiền lương bình qn,... Tuy nhiên cơng ty A&C nên áp dụng tăng
cường các thủ tục phân tích trong q trình lập kế hoạch kiểm tốn và trong q
trình thực hiện kiểm toán.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nên tiến hành thực hiện việc đánh
giá sơ bộ một cách chi tiết hơn. Kiểm toán viên nên thực hiện phân tích trên nhiều

tiêu chí, nhiều tỉ suất để thấy được những thay đổi bất thường. Từ đó tăng cường
các thủ tục kiểm tốn đối với những chu trình và khoản mục liên quan. Ngồi việc
phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, kiểm tốn viên cũng cần
xem xét các chỉ tiêu như tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và các tỉ suất thanh tốn.
Áp dụng phân tích sơ bộ tại công ty ABC, doanh thu năm nay tăng khơng
nhiều so với năm ngối (1,7%), đây có thể là một điều dễ hiểu đối với nền kinh tế
trong năm vừa qua, một số bộ phận đã khơng hồn thành kế hoạch đặt ra nên
doanh thu đã tăng không nhiều. Tuy nhiên có biến động bất thường xảy ra đó là
CPBH và CPQLDN của đơn vị lại tăng 13% và 5% trong khi công ty ABC lại là
đơn vị hạch tốn lương theo doanh thu, điều này có thể do đơn vị đang ghi tăng chi
phí, cần kiểm tra kĩ khi kiểm tốn. Ngồi ra lợi nhuận của đơn vị cũng có biến
động lớn, lợi nhuận tăng 13% trong khi doanh thu tăng ít và CPBH, CPQLDN đều
tăng, khi kiểm toán kiểm toán viên cần kiểm tra doanh thu khác và doanh thu hoạt
động tài chính. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 28% do lợi nhuận tăng 13%
trong khi doanh thu lại không tăng đánh kể. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng
4,7% vì lợi nhuận tăng 13% trong khi vốn CSH tăng 2,4%. Tỉ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản tăng 11% vì lợi nhuận tăng 13% trong khi tổng tài sản chỉ tăng 1%.
Khả năng thanh toán tức thời giảm 0,04 lần do tiền giảm 1% còn nợ ngắn hạn tăng
19%.
Áp dụng thủ tục phân tích trong phân tích sơ bộ tại cơng ty XYZ. Kiểm toán


viên cũng tính tốn về các nhóm tỉ suất về tài chính như tỉ suất về khả năng thanh
tốn, về cấu trúc tài chính và về khả năng sinh lời để đánh giá được cụ thể hơn về
khách hàng mới cũng như để so sánh tính hợp lý của các tỉ suất này đối với các
doanh nghiệp khác kinh doanh cũng ngành. Nhóm tỉ suất về khả năng thanh tốn từ
0,2 – 0,7 rất phù hợp với doanh nghiệp thương mại như cơng ty XYZ, nhưng nhóm
tỉ suất về cấu trúc tài chính của đơn vị chưa hợp lý, tỉ suất đầu tư vào TSCĐ là 0,7
như vậy là quá lớn đối với một doanh nghiệp như XYZ.

Thủ tục phân tích cũng cần được áp dụng trong q trình thực hiện kiểm tốn
đối với tất cả các chu trình và khoản mục để thấy được sự biến động bất thường
cũng như qua đó tăng cường các thủ tục kiểm tốn cần thiết đối với các khoản
mục, chu trình đó. Cụ thể kiểm tốn viên có thể so sánh số dư các khoản phải trả
người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ cuối năm nay/kỳ này so với năm trước; so
sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận của năm nay/kỳ này so
với năm/kỳ trước và với kế hoạch; so sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương
của từng bộ phận giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Sao đó kiểm tốn viên cần
xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Thủ tục phân tích có ý nghĩa đặc biệt lớn trong đánh giá khái quát tính hợp lý
chung của các xu hướng biến động. Khi áp dụng các thủ tục phân tích kiểm tốn
viên sẽ thu thập được những biến động bất thường và thu thập được giải trình của
kế tốn. Ngồi ra, nếu có biến động bất thường, kiểm toán viên cần tăng cường
kiểm tra chi tiết và ngược lại số lượng kiểm tra sẽ giảm nếu biến động bình thường
phù hợp với xu hướng.



KẾT LUẬN
Chu trình tiền lương là một trong những chu trình quan trọng. Do vậy tiền
lương và các khoản trích theo lương thường là các chỉ tiêu được kiểm toán viên
quan tâm đến trong một cuộc kiểm toán BCTC. Do vậy kiểm tốn chu trình tiền
lương có ý nghĩa quan trọng nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của tiền
lương và các khoản liên quan xét trên các khía cạnh trọng yếu. Chu trình này bắt
đầu từ khi tuyển dụng lao động và kết thúc bằng việc thanh toán tiền lương.
Với kinh nghiệm nhiều năm kiểm toán và chương trình kiểm tốn quốc tế của
HLB, cơng ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn chi nhánh Hà Nội đã thực hiện kiểm
tốn nhiều BCTC trong đó có kiểm tốn chu trình tiền lương nhân viên. Cơng ty
A&C ln đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao
nhất.

Báo cáo thực tập của em nghiên cứu về thực trạng kiểm tốn chu trình tiền
lương nhân viên trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty A&C chi nhánh Hà nội và một
số đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm tốn chu trình này.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Bùi Minh Hải và các anh chị tại công ty
A&C đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập.



×