Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn - Chi nhánh Hà Nội thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.56 KB, 61 trang )

Báo cáo thực tập chuyên đề
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 là một năm khó khăn đối với tất cả các nền kinh tế trên thế
giới. Khủng hoảng kinh tế đã tác động lên hoạt động của các công ty cũng
như đời sống của người dân. Do khó khăn nên hầu hết các công ty đều phải
thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động để tiết kiệm chi phí vì tiền lương cũng là
một khoản chi phí tương đối lớn. Ngoài ra các công ty đều cắt giảm tiền
lương của cán bộ công nhân viên. Điều này gây ra tâm lý không tốt cho người
lao động. Từ đó có thể thấy tiền lương là một trong nhiều đòn bẩy quan trọng
góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh vì
hình thức trả lương là một động lực thúc đẩy người lao động hăng, có ý thức
trách nhiệm trong thực thi. Việc trả lương trong điều kiện hiện nay phải đáp
ứng được cả hai mặt, vừa trả công cho lao động quá khứ, vừa trả công cho lao
động hiện tại của người lao động nhưng phải căn cứ vào hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh để làm căn cứ trả lương.
Có thể thấy tác động qua lại giữa chi phí lương và kết quả kinh doanh.
Để có thể tính được kết quả kinh doanh thì cần phải tính được chi phí tiền
lương, tuy nhiên một tiêu chí để tính và thanh toán tiền lương lại là kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do vậy kiểm toán chu trình tiền lương có
vai trò tương đối quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Sau một thời gian thực tập ở công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn, em
đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương nhân
viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện”.
Báo cáo của em gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn.
Phần 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong kiểm
toán BCTC do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Hà Nội thực hiện.
Phần 3: Đánh giá và kiến nghị để hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền
lương nhân viên trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn thực hiện.


Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
1
Báo cáo thực tập chuyên đề
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn (A&C) và chi nhánh ở Hà Nội
1.1.1/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn được biết đến là một trong
những công ty kiểm toán đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Công ty được biết
đến với các dịch vụ kiểm toán và tư vấn với hơn 16 năm kinh nghiệm. Khởi
đầu là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 140 TC/QĐ/
TCCB ngày 26/3/1992 của Bộ trưởng Bộ tài chính và hoạt động như một chi
nhánh nhỏ của công ty kiểm toán Việt Nam VACO. Đến năm 1995 công ty
A&C đã trở thành một công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam theo quyết
định số 107 TC/QĐ/TCCB do nhu cầu về kiểm toán trong các doanh nghiệp
trong nước tăng lên mạnh mẽ. Công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C chính thức
đi vào hoạt động sau khi nhận được giấy phép kinh doanh số 102218 ngày
13/3/1995 của uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Năm 2003, theo quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30/6/2003 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty
Kiểm toán và Tư vấn đã chuyển đổi thành công từ hình thức doanh nghiệp
nhà nước thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần A&C được sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh số 4103001964
ngày 9/12/2003 để tiếp tục hoạt động kiểm toán tại Việt Nam với tên gọi và
hình thức sở hữu mới.
Tuy nhiên đến năm 2007, theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày
30/4/2004 và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B

2
Báo cáo thực tập chuyên đề
về kiểm toán độc lập, công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn đã thực hiện chuyển
đổi hình thức sở hữu lần thứ hai thành công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn.
Cùng với hình thức sở hữu mới và tên gọi mới, công ty cũng được sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh số 4102047448
ngày 06/2/2007 với số vốn điều lệ của công ty là 7 tỷ đồng.
Những thành tựu mà A&C đã đạt được có thể kể đến như:
- A&C hiện nay có khoảng 2500 khách hàng lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh
vực kinh doanh trên thị trường bao gồm cả khách hàng thường niên cũng như
khách hàng không thường niên của công ty.
- A&C là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên được Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước chấp nhận cho phép kiểm toán các công ty phát hành
và kinh doanh chứng khoán trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
- A&C cũng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp nhận cho phép
kiểm toán các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Về mặt doanh thu ta có thể thấy sự lớn mạnh của A&C trong những
năm trở lại đây :
Đơn vị: Tỷ đồng
42.6
1.6
57.2
1.6
68.6
2.5
0
10
20
30
40

50
60
70
2006 2007 2008
doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Biểu số 1.1 : kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của công ty
Qua đồ thị trên ta có thể thấy được sự lớn mạnh của A&C. Doanh thu của
năm 2007 tăng vượt bậc so với năm 2006, doanh thu năm 2007 tăng xấp xỉ
1,35 lần so với năm 2006. Mặc dù doanh thu của công ty tăng với mức lớn
nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại không đạt được so với mục tiêu ban
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
3
Báo cáo thực tập chuyên đề
đầu đề ra. Trong năm đó, A&C đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư cho
máy móc, thiết bị, nhân sự… để xây dựng chương trình kiểm toán mới và áp
dụng vào năm sau. Do có sự đổi mới về chương trình kiểm toán trong năm
2007 nên mặc dù gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng A&C vẫn giữ
vững tốc độ tăng tương đối doanh thu năm 2008 của mình so với năm trước.
Doanh thu của năm 2008 bằng 1,2 lần so với năm 2007. Mặc dù doanh thu
của công ty tăng không nhiều song lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng lên
khá lớn vì chi phí của công ty trong năm 2008 không nhiều. Chương trình
kiểm toán mới đã được đưa vào áp dụng và đem lại những thành công cho
A&C. Lợi nhuậu sau thuế của công ty đã tăng lên 1,5 lần so với năm trước.
Sự phát triển của A&C, kèm theo đó là sự tăng lên của doanh thu và lợi
nhuận sau thuế đã làm thu nhập bình quân cán bộ, công nhân viên trong công
ty đã được tăng lên đáng kể. Từ mức thu nhập 5 triệu đồng/1người (năm
2006) đã tăng lên 5,3 triệu đồng/1người (năm 2007) đến nay đã đạt 5,7 triệu
đồng/1người (năm 2008). Bên cạnh đó, số tiền nộp ngân sách Nhà nước cũng
không ngừng tăng qua các năm. Con số này trong năm 2006 chỉ là 515 triệu

đồng, sang năm 2007 con số này là 625 triệu đồng và sang năm 2008 thì con
số này đã đạt được ở mức 705 triệu đồng. Đây là những con số không nhỏ
trong việc đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Sự lớn mạnh của A&C không chỉ được thể hiện trong nước còn được thể
hiện bằng việc A&C đang vươn thế giới một cách mạnh mẽ. A&C hiện nay
đã và đang là thành viên cũng như đại diện chính thức của tập đoàn HLB
International tại Việt Nam. HLB International là một tổ chức quốc tế về kế
toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm
1969 và có trụ sở chính tại Vương quốc Anh. HLB được xếp hạng 12 trong
nhóm các tập đoàn kế toán kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới
với doanh thu hạng năm khoảng 1 tỷ USD. Tư cách thành viên HLB của
A&C đã khẳng định vị thế của công ty trên trường quốc tế và là một lợi thế để
công ty nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm phục vụ khách hàng của mình.
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
4
Báo cáo thực tập chuyên đề
1.1.2/ Chi nhánh của A&C tại Hà Nội
Chi nhánh A&C ở Hà Nội là một trong ba chi nhánh của A&C với mục
tiêu mở rộng ranh giới hoạt động. Chi nhánh ở Hà Nội ra đời và hoạt động với
tiêu chí tăng thị phần và khách hàng ở phía Bắc cho công ty.
Chi nhánh ở Hà Nội được thành lập và hoạt động như một văn phòng
đại diện của công ty tại 41B Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Sau
Quyết định số 1144/QĐUB của UBND Thành Phố Hà Nội năm 2001 và giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh số 312448 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp ngày 16/3/2001, chi nhánh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động độc lập.
Năm 2003 công ty chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ nhất thành công ty cổ
phần, chi nhánh tại Hà Nội được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận kinh doanh mới số 0113003559 ngày 15/1/2004. Đến
năm 2007, khi công ty chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ hai thành công ty
TNHH, chi nhánh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh lần thứ hai số

0112030013 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
14/2/2007. Cùng với sự phát triển của mình và của công ty, chi nhánh tại Hà
Nội hiện nay đã chuyển về trụ sở mới tại địa chỉ 40 Giảng Võ - Đống Đa - Hà
Nội và hoạt động cho đến nay.
Trải qua những khó khăn trong buổi đầu mới thành lập, hiện nay chi
nhánh A&C ở Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và đóng góp không ít vào
doanh thu của toàn công ty.
35%
65%
chi nhánh Hà Nội
các chi nhánh khác

Biểu số 1.2: Tỉ lệ doanh thu của chi nhánh Hà Nội so với toàn công ty
năm 2008
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
5
Báo cáo thực tập chuyên đề
Doanh thu của chi nhánh trong năm qua chỉ đạt được ở mức 35% so với
toàn công ty. Đây là một con số khá khiêm tốn đối với một thị trường như Hà
Nội. Tuy nhiên con số này cũng cho thấy triển vọng về sự phát triển của chi
nhánh ở Hà Nội. Chỉ với con số khiêm tốn 83 người nhưng các nhân viên của
A&C Hà Nội đang cố gắng đưa chi nhánh ngày càng lớn mạnh và phát triển
hơn nữa cùng với sự phát triển của công ty.
1.2/ Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn (A&C).
1.2.1/ Tiêu chí hoạt động kinh doanh của A&C
Thứ nhất A&C hoạt động theo nguyên tắc độc lập khách quan chính trực
bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của
chính mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp.
Thứ hai A&C luôn không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp

tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong tiến trình
phát triển và hội nhập toàn cầu.
Thứ ba A&C luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất
lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp nhất.
Thứ tư A&C luôn chú trọng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách
hàng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thân thiện và chuẩn mực.
Thứ năm A&C luôn hỗ trợ tối đa để khách hàng gặt hái thành công trong
môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà
đầu tư và toàn xã hội là tiêu chí cuối cùng của A&C.
1.2.2/ Các lĩnh vực kinh doanh của A&C
1.2.2.1/ Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu của công ty với 1000 khách hàng
thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau và 70% doanh
thu của công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kiểm toán BCTC,
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
6
Báo cáo thực tập chuyên đề
công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu và luôn sẵn sàng
phục vụ các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Việc kiểm toán
hàng năm theo lịch trình thảo thuận với khách hàng.
1.2.2.2/ Dịch vụ thẩm định, kiểm toán đầu tư và XDCB
Hoạt động thẩm định kiểm toán quyết toán vốn đầu tư và quyết toán
các công trình XDCB là một trong những hoạt động nổi trội của A&C trong
một số năm gần đây. Các dịch vụ mà công ty đã đang và sẵn sàng cung cấp
cho khách hàng thuộc mọi lĩnh vực trên toàn quốc bao gồm: Kiểm toán báo
cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán công trình,
kiểm toán tuân thủ trong hoạt động đầu tư, thẩm tra dự án, lập và thẩm tra dự
toán công trình, xác định giá trị doanh nghiệp, vốn góp, vốn chuyển nhượng,
định giá tài sản (hàng hoá, nhà cửa, đất đai, máy móc…)

1.2.2.3/ Dịch vụ tư vấn
Các chuyên gia tư vấn của A&C với kiến thức sâu rộng và am hiểu về
pháp luật cùng với kinh nghiệm làm việc thực tiễn đã đang cung cấp cho các
khách hàng những giải pháp tốt nhất giúp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ,
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các qui định của pháp luật. Bao gồm:
tư vấn về thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến kiểm toán, tư vấn tài chính và
quản trị doanh nghiệp, tư vấn về dịch vụ pháp lý, các hoạt động tư vấn khác.
1.2.2.4/ Đào tạo
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao kĩ năng và
trình độ chuyên môn cho nhân viên luôn được Ban Giám đốc các doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm. Ban lãnh đạo A&C hiểu được điều này kết hợp với
kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từ nhiều năm ở các trường đại học
cùng với các tiến sĩ, thạc sĩ, giáo viên và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
trong thực tiễn có khả năng xây dựng các chương trình huấn luyện, tổ chức
thành công các khoá học theo yêu cầu một cách hiệu quả nhất. Hoạt động đào
tạo của A&C bao gồm: đào tạo các lớp kế toán trưởng, đào tạo các chuyên đề
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
7
Báo cáo thực tập chuyên đề
về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và kiểm toán nội bộ, giám
đốc tài chính và kinh doanh chứng khoán,…
1.2.2.5/ Dịch vụ kế toán.
Với đội ngũ chuyên gia am hiểu về kế toán Việt Nam, các thông lệ kế
toán quốc tế và nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh
nghiệp, dịch vụ kế toán do A&C cung cấp luôn làm hài lòng các khách hàng.
Các dịch vụ kế toán của A&C bao gồm: ghi sổ kế toán, lập BCTC và các báo
cáo khác theo yêu cầu của khách hàng, thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành
hệ thống kiểm soát nội bộ, cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng...
1.2.2.6 Quản lý dự án
• Với lực lượng kĩ sư và thẩm định viên về giá chuyên nghiệp. Công ty

A&C luôn đáp ứng hiệu quả những yêu cầu của khách hàng trong công
tác quản lý dự án, bao gồm: tổ chức công tác đấu thầu, tổ chức công tác
giám sát (theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thu đơn vị được thuê giám
sát), tổ chức công tác kiểm định chất lượng công trình, tổ chức công tác
nghiệm thu, thực hiện các công việc khác hoàn tất đầu tư dự án.
1.2.3/ Doanh thu của các hoạt động kinh doanh
70%
25%
5%
kiểm toán BCTC
kiểm toán XDCB và thẩm
định giá trị DN
đào tạo, tư vấn và các dịch
vụ khác
Biểu số 1.3 : Cơ cấu doanh thu các dịch vụ năm 2008 của A&C
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được doanh thu chủ yếu của công ty là
kiểm toán các BCTC của khách hàng. Đây là dịch vụ chính mà công ty cung
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
8
Báo cáo thực tập chuyên đề
cấp cho khách hàng từ những ngày đầu mới thành lập nên có thể nói doanh
thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm tỉ lệ cơ cấu như vậy là không đáng
ngạc nhiên. Tuy vậy, hiện nay các công trình XDCB được thực hiện nhiều,
bên cạnh đó các doanh nghiệp đang có những nhu cầu cao trong việc thẩm
định giá trị doanh nghiệp hay tư vấn tài chính và đào tạo nhân lực nên các
dịch vụ khác hứa hẹn sẽ làm nên thành công cho A&C, thay đổi cơ cấu về
doanh thu của các dịch vụ trong những năm sau.
80%
17%
3%

Kiểm toán BCTC
Kiểm toán XDCB và thẩm
định GTDN
Đào tạo, tư vấn và các
dịch vụ khác
Biểu số 1.4 : Cơ cấu doanh thu các dịch vụ năm 2008 của chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội mới được thành lập nên dịch vụ cung cấp cho
khách hàng cũng chủ yếu là kiểm toán các BCTC. Tuy vậy cùng với sự phát
triển của toàn công ty, các dịch vụ kiểm toán XDCB, thẩm định GTDN, đào
tạo, tư vấn hứa hẹn sẽ đem lại sự thay đổi về cơ cấu của doanh thu trong
những năm tiếp theo.
1.3/ Đặc điểm tổ chức quản lý
1.3.1/ Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
Bộ máy công ty được xây dựng theo mô hình tập trung, Ban Tổng Giám
đốc điều hành tại trụ sở chính và các chi nhánh, mỗi chi nhánh có một bộ máy
hoạt động nhưng đều thuộc quyền chỉ đạo của một thành viên Ban Tổng Giám
đốc. Bộ máy của công ty được khái quát theo sơ đồ sau :
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
9
Báo cáo thực tập chuyên đề
Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy của công ty A&C
Quan hệ chỉ đạo
- Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Nhân
danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty.
- Ban Giám đốc là đại diện của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và hội đồng thành viên về hoạt động của công ty, trực tiếp
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng Quản trị tổng hợp thực hiện các chức năng như hành chính, thư ký…
- Phòng Kế toán có chức năng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty
đồng thời lên báo cáo kết quả kinh doanh để trình lên Ban Giám đốc.

Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
10
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN TỐNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
QUẢN
TRỊ
TỔNG
HỢP
PHÒN
G KẾ
TOÁN
PHÒN
G TƯ
VẤN,
ĐÀO
TẠO
PHÒNG
KIỂM
TOÁN
XDCB
CÁC
PHÒNG
KIỂM
TOÁN
BCTC
(Phòng
1,2,3,4,
5,6)
PHÒNG

DỊCH
VỤ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG

VẤN,
ĐÀO TẠO
CHI NHÁNH TẠI
HÀ NỘI
CHI NHÁNH TẠI
NHA TRANG
CHI NHÁNH TẠI
CẦN THƠ
CÔNG TY TNHH
ĐỒNG KHỞI
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Phòng Kiểm toán XDCB chịu trách nhiệm phân công và kiểm toán các
công trình XDCB.
- Phòng Kiểm toán BCTC thực hiện phân công và thực hiện kiểm toán
các BCTC của khách hàng. Đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
nên số lượng phòng và nhân viên thường xuyên được tăng cường để đáp ứng
yêu cầu của công việc.
- Phòng Dịch vụ điều hành và tiến hành cung cấp các dịch vụ của công ty.
- Các chi nhánh : hiện nay công ty có 3 chi nhánh và một công ty con
được quản lý bởi giám đốc của các chi nhánh và công ty con nhưng chịu sự
điều hành và kiểm tra của thành viên Ban Giám đốc.
o Giám đốc chi nhánh Hà Nội : Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh - Phó
Tổng Giám đốc.

o Giám đốc chi nhánh Cần Thơ : Ông Nguyễn Minh Trí - Phó Tổng
Giám đốc.
o Chi nhánh Nha Trang : Ông Nguyễn Văn Kiên - Phó Tổng Giám đốc.
o Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ kế toán và Tư vấn Đồng Khởi :
Ông Lê Minh Tài - Phó Tổng Giám đốc.
Đội ngũ nhân viên cũng là một trong những niềm tự hào của A&C. Hiện
nay, A&C có 350 nhân viên chuyên nghiệp. Trong đó có 71 người có chứng
chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA), 12 người có bằng cấp quốc tế về kế
toán (ACCA), 57 người là cử nhân có hai bằng đại học, 44 người là kĩ sư xây
dựng và chuyên viên thẩm định giá...Tuy nhiên, không dừng lại ở đây, A&C
vẫn đang cố gắng thu hút nhân tài và nâng cao trình độ thêm cho nhân viên để
đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hiện nay.
1.3.2/ Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn – Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập và hoạt động như một công ty con,
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
11
Báo cáo thực tập chuyên đề
được hạch toán kết quả kinh doanh nhưng chịu sự kiểm tra và giám sát của
ban giám đốc công ty. Chi nhánh ở Hà Nội do một giám đốc chịu trách
nhiệm. Giám đốc chi nhánh cũng là thành viên trong ban giám đốc, giữ chức
vụ phó tổng giám đốc.
Sơ đồ 1.2 : Bộ máy tổ chức của chi nhánh tại Hà Nội
Quan hệ chỉ đạo
- Giám đốc chi nhánh đồng thời cũng là thành viên của Ban Giám đốc, Phó
Tổng Giám đốc, uỷ viên của uỷ ban thành viên. Giám đốc trực tiếp điều hành
và chịu trách nhiệm về sự hoạt động của chi nhánh.
- Phó Giám đốc điều hành trực tiếp các bộ phận và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc phụ trách một phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC.
- Phòng Quản trị tổng hợp là phòng tập hợp quản lý các công tác hành

chính, thư kí, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ.
- Các phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC thực hiện việc phân công và
kiểm toán các BCTC của khách hàng. Mỗi phòng nghệp vụ có một trưởng
phòng chịu trách nhiệm về phòng nghiệp vụ của mình.
- Phòng Nghiệp vụ 3 chịu trách nhiệm kiểm toán các báo cáo quyết toán
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
12
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN TƯ VẤN, KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN
PHÒNG NGHIỆP VỤ 3
(KIỂM TOÁN XDCB)
CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC
(PHÒNG NGHIỆP VỤ 1, 2,4)
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP
GIÁM
ĐỐC
CHI
NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Báo cáo thực tập chuyên đề
đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định dự án…
- Bộ phận Kế toán thực hiện các công tác ghi sổ kế toán và định kì lập
báo cáo gửi cho giám đốc và công ty mẹ.
- Bộ phận Tư vấn và Kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm soát xét và
kiểm tra chất lượng của các cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó bộ phận này cũng
đảm nhiệm tư vấn cho khách hàng. Bộ phận này do các kiểm toán viên lâu

năm, có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm trong công việc đảm nhiệm.
1.4 Đặc điểm về tổ chức kiểm toán
Để tổ chức thực hiện một cuộc kiểm toán, chi nhánh A&C Hà Nội thực
hiện theo một quy trình bao gồm các bước được thực hiện theo thứ tự sau
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán tại chi nhánh Hà Nội
Quan hệ chuyển tiếp
Các bước trong quy trình kiểm toán một khách hàng được trình bày cụ thể
ở phần hai về thực trạng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn.
1.4.1 Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
Khảo sát và chấp nhận khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán
Chứng kiến kiểm kê (nếu có)
Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Tổng hợp hồ sơ, lập Báo cáo kiểm
toán
13
Báo cáo thực tập chuyên đề
dụng và lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán ở A&C được lưu trữ ở hai dạng là hồ sơ
kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
a, Hồ sơ kiểm toán chung
Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin về khách hàng có liên
quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán chung thường bao
gồm các thông tin như: thông tin tổng hợp về khách hàng, thông tin về luật
pháp, thông tin về thuế, thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin
về hợp đồng và cam kết dài hạn, thông tin về các thủ tục kiểm soát nội bộ.
b, Hồ sơ kiểm toán năm
Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa định những thông tin về khách
hàng liên quan đến cuộc kiểm toán trong năm hiện tại. Hồ sơ kiểm toán năm gồm:

- Phần tổng hợp hồ sơ: đây là phần lưu BCTC của khách hàng trong năm
kiểm toán (bao gồm cả báo cáo trước và sau kiểm toán), soát xét và kiểm tra của
các thành viên Ban Giám đốc đối với hồ sơ kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán.
- Pần kiểm tra các khoản mục: chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc
và các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình
kiểm toán. Những giấy tờ này được lưu trữ theo các khoản mục trên BCTC.
1.4.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại chi nhánh A&C Hà Nội.
Để thuận tiện cho việc kiểm soát các nhóm kiểm toán, việc lưu trữ file
kiểm toán và báo cáo kiểm toán khi phát hành ra có rủi ro thấp, Giám đốc chi
nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội đã quy định về
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán áp dụng tại Chi nhánh Hà Nội bằng
một quy định cụ thể. Theo quy định mọi dự thảo biên bản kiểm toán và báo
cáo kiểm toán phải được các cấp soát xét đọc cùng hồ sơ kiểm toán.
•Quy định về thời hạn nộp hồ sơ.
•Quy định về nội dung hồ sơ.
•Quy định về trả lời câu hỏi phát sinh khi soát xét hồ sơ.
•Quy định về sửa đổi dự thảo BCTC, thay đổi BTĐC theo đề nghị của
khách hàng.
•Quy định về phát hành báo cáo kiểm toán
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
14
Báo cáo thực tập chuyên đề
Manager, Partner chỉ ký phiếu đề nghị phát hành báo cáo khi có đủ thư
giải trình, phiếu lấy ý kiến khách hàng.
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
15
Báo cáo thực tập chuyên đề
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG
NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C – CHI NHÁNH
HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến kiểm toán chu trình tiền
lương nhân viên trong kiểm toán BCTC.
Công ty A&C là một trong những công ty kiểm toán uy tín hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán BCTC. Với kinh nghiệm lâu năm của
mình, công ty A&C luôn đảm bảo đưa ra một báo cáo kiểm toán đáng tin cậy
cho khách hàng. Trong những ngày đầu mới thành lập, tận dụng là một chi
nhánh nhỏ của VACO, công ty A&C đã tiếp nhận những kiến thức kiểm toán
của nước ngoài. Sau khi tách khỏi VACO và hoạt động độc lập, A&C đã tự
xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán riêng dựa trên những kinh
nghiệm và kiến thức đã thu nhận được. Sau khi là thành viên của HLB, A&C
đã xây dựng một chương trình kiểm toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng
phù hợp với pháp luật ở Việt Nam. Năm 2008, chương trình kiểm toán mới
được áp dụng và đã đem lại những thành công bước đầu cho A&C. Với
chương trình kiểm toán mới này không những giúp kiểm toán viên thực hiện
kiểm toán được thuận tiện mà còn giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời
gian kiểm toán. Chương trình kiểm toán mới cũng giúp cho các kiểm toán
viên mới dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc của A&C.
Đối với chu trình tiền lương nhân viên, công ty A&C đã thiết kế một
chương trình kiểm toán cụ thể. Chương trình kiểm toán này được chia thành
các bước công việc. Tuỳ vào đặc điểm của công ty khách hàng mà kiểm toán
viên có thể áp dụng các bước trong chương trình. Chương trình kiểm toán
giúp kiểm toán viên kiểm soát được các công việc đã, đang và chưa thực hiện
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
16
Báo cáo thực tập chuyên đề
để đảm bảo thời gian của cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán cũng đảm
bảo các mục tiêu kiểm toán đối với chu trình tiền lương nhân viên. Ngoài ra
chương trình kiểm toán cũng giúp Ban Giám đốc dễ dàng trong việc soát xét

hồ sơ kiểm toán.
Có thể nói, công ty A&C đã chú trọng phát triển thế mạnh của mình là
kiểm toán BCTC bằng việc không ngừng cải tiến chương trình kiểm toán.
Điều này sẽ giúp cho A&C nâng cao chất lượng kiểm toán và thực hiện kiểm
toán một cách chuyên nghiệp.
2.2 Kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong kiểm toán BCTC
được thực hiện tại khách hàng ABC.
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Khách hàng ABC là khách hàng thường xuyên của công ty trong nhiều
năm trở lại đây. Mọi thông tin về khách hàng ABC đều được lưu đầy đủ trong
hồ sơ kiểm toán chung. Sau nhiều năm kiểm toán và đem lại niềm tin cho
khách hang cùng với chất lượng kiểm toán không ngừng được nâng cao, công
ty A&C đã được ABC tiếp tục lựa chọn và kí hợp đồng thực hiện kiểm toán
BCTC năm 2008.
Khách hàng ABC tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi
sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Quyết định số
0670/2004/QĐ-BTM ngày 28/05/2004 của Bộ thương mại. Công ty đang hoạt
động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01030044973 ngày 05
tháng 08 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trong
quá trình hoạt động, công ty ABC được cấp bổ sung giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh lần thứ hai ngày 12 tháng 06 năm 2007 về việc tăng vốn điều
lệ và bổ sung ngành nghề kinh doanh. Hiện nay công ty ABC là công ty cổ
phần có số vốn điều lệ là 15.966.600.000 với 31.10% số vốn của Nhà nước và
68.90% số vốn của các cổ đông trong công ty. Trụ sở chính của công ty được
đặt ở Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có các chi
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
17
Báo cáo thực tập chuyên đề
nhánh ở các thành phố lớn khác trong cả nước như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà
Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh…

* Thông tin về kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của ABC bao gồm
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ
trong nước;
+ Kinh doanh hóa chất công nghiệp, chất dẻo, phụ gia cao su, dung môi,
các loại vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
+ Kinh doanh các loại vật tư khoa học kỹ thuật: hóa chất thí nghiệm,
máy thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng sản xuất, các mặt hàng phục vụ
cho y tế, máy, trang thiết bị. dụng cụ phân tích hóa lý, phân tích sinh hóa,
dụng cụ thủy tinh, nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thực phẩm đã qua
chế biến, dây và thanh bằng đồng, nhôm, tôn silic phục vụ sản xuất đồ điện,
hàng trang trí nội thất, nhà ở.
+ Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hàng
bạch kim, các mặt hàng dụng cụ thủy tinh phục vụ nghiên cứu thí nghiệm.
+ Dịch vụ cho thuê: kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng làm việc,
thi công xây lắp các công trình thiết bị công nghiệp, vật tư khoa học kỹ thuật
công nghệ cao.
+ Xây dựng các công trình và nhà ở và xử lý môt trường.
+ Sản xuất, gia công chế biến các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mĩ nghệ
cáp điện dụng cụ thiết bị điện lắp ráp các sản phẩm điện tử máy tính.
+ Sản xuất các sản phẩm hóa chất tinh khiết.
+ Liên doanh liên kết tổ chức sản xuất chuyển giao công nghệ khoa học
kĩ thuật làm đại lí cho các hãng công ty trong và ngoài nước nhằm giới thiệu
và bán sản phẩm hàng hóa.
- Hệ thống hoạt động kinh doanh của công ty tại Hà Nội :
+ Hai phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
18
Báo cáo thực tập chuyên đề
+ Xí nghiệp sản xuất gỗ

+ Trung tâm kinh doanh tổng hợp.
+ Trung tâm dịch vụ kĩ thuật.
+ Và các cửa hàng.
* Thông tin về tổ chức
ABC là công ty cổ phần nên đứng đầu là Hội đồng quản trị của công ty, đây
là nơi quyết định mọi chuyện quan trọng ảnh hưởng lớn đến công ty. Tại đây
hàng năm đều có cuộc họp của các cổ đông để đánh giá chất lượng hoạt động
của công ty, bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ của các thành viên trong Ban
Giám đốc. Ban Giám đốc gồm một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám
đốc. Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu
trách nhiệm của mình trước Hội đồng quản trị. Để đảm bảo hoạt động của các
thành viên trong Ban Giám đốc đem lại lợi ích cho công ty, Hội đồng quản trị
đã thành lập ra một Ban Kiểm soát để giám sát hoạt động của toàn công ty và
báo cáo kịp thời mọi thay đổi. Ban Kiểm soát gồm 6 thành viên trong đó có
một trưởng ban, hai phó trưởng ban và ba thành viên.
* Thông tin về kế toán:
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty ABC theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/3/2006. Công ty ABC sử dụng hình thức sổ nhật kí chung. Niên độ
kế toán là từ 1/1 – 31/12. BCTC được lập với đơn vị là VNĐ.
* Thông tin về nhân sự:
Công ty ABC có một chế độ tuyển dụng trải qua nhiều công đoạn và khá chặt
chẽ. Mỗi nhân viên làm việc tại công ty ABC đều có hồ sơ cá nhân và lý lịch
rõ ràng. Hợp đồng lao động ở đây được kí kết có thời hạn không xác định tuỳ
thuộc vào khả năng lao động của từng người. Nói chung hợp đồng lao động
phù hợp với các quy định về lao động của pháp luật Việt Nam. Công ty ABC
hạch toán tiền lương dựa trên quyết định số 08/QĐ – HĐQT ngày 14/9/2004
của Hội đồng quản trị công ty.
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
19
Báo cáo thực tập chuyên đề

Ngoài các thông tin đã được lưu ở hồ sơ kiểm toán chung, để thực hiện
kiểm toán cho năm tài chính 2008, kiểm toán viên cần thu thập thêm một số
thông tin bổ sung về khách hàng ABC như báo cáo kiểm toán năm 2007 (do
A&C thực hiện), BCTC và biên bản họp Hội đồng quản trị năm 2008.
* Thực hiện đánh giá sơ bộ
Sau khi đã thu thập các thông tin mới về khách hàng, kiểm toán viên
thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được để lập
kế hoạch kiểm toán về thời gian và các thủ tục kiểm toán cần sử dụng để thu
thập bằng chứng. Thông qua thủ tục phân tích dọc (phân tích các tỷ suất tài
chính) và phân tích ngang (so sánh số liệu của kì này với kì trước, so sánh số
thực tế với số dự toán,...) kiểm toán viên đã đánh giá và đưa ra kết luận không
có biến động quan trọng trong kế toán cũng như hoạt động kinh doanh tại
công ty ABC kể từ lần kiểm toán trước.
* Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng ABC:
ABC là khách hàng năm trước đã được kiểm toán bởi A&C. Hệ thống
kiểm soát nội bộ ở đây được đánh giá cao, có khả năng ngăn chặn được các
gian lận và rủi ro ở mức cao. Rủi ro kiểm soát ở mức thấp. Điều này có thể
thấy được qua việc tổ chức một ban kiểm soát riêng. Ban Giám đốc cũng là
những người có trình độ chuyên môn cao, có thể đảm nhận tốt vai trò của
mình. Phòng kế toán cũng có trình độ chuyên môn cao, tất cả các thành viên
trong phòng đều có trình độ đại học chuyên ngành kế toán trở lên.
Năm nay, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán, kiểm toán
viên chỉ xem xét những sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty mà không đánh giá lại từ đầu. Năm 2008 tổ chức nhân sự của công ty không
có thay đổi lớn. Hệ thống kiểm soát nội bộ tiếp tục được đánh giá tốt và rủi ro
ở kiểm soát thấp. Do đó có thể giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết.
* Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
- Đánh giá mức trọng yếu :
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
20

Báo cáo thực tập chuyên đề
Để đánh giá mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC của công ty ABC,
kiểm toán viên dựa trên ba chỉ tiêu là tổng tài sản (trên BCĐKT), doanh thu
và lợi nhuận trước thuế (trên BCKQKD)
Dự kiến BCTC năm nay
Tổng tài sản 169.997.508.020
1% 1.699.975.080
2% 3.399.950.160
Doanh thu 368.216.631.035
0.5% 1.841.081.805
1% 3.682.163.610
Lợi nhuận sau thuế 3.890.822.824
5% 194.541.141
10% 389.082.282
Bảng 2.1: Đánh giá mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng ABC
Để đánh giá mức độ trọng yếu kiểm toán cần đưa ra số tiền có giá trị
nhỏ nhất đó là 5% lợi nhuận sau thuế. Như vậy mức trọng yếu đối với toàn bộ
BCTC là 195.000.000.
Đối với các khoản mục trên BCĐKT, mức trọng yếu sẽ được đánh giá
bằng 75% mức trọng yếu của toàn bộ BCTC. Cụ thể mức trọng yếu đối với
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là 146.250.000.
- Đánh giá rủi ro kiểm toán
Mức rủi ro kiểm toán được đưa ra đối với công ty ABC là 3%. Với mức
trọng yếu đối với từng khoản mục 146.250.000 thì khoảng cách giữa các mẫu
chọn để kiểm toán sẽ là 48.750.000. Khoản mục tiền lương và các khoản trích
theo lương cũng có khoảng cách mẫu chọn là 48.750.000.
* Thiết kế chương trình kiểm toán.
Dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết kế trước của công ty,
kiểm toán viên đánh giá và áp dụng các bước công việc trong chương trình
cho phù hợp với công ty khách hàng. Tuy nhiên, kiểm toán viên vẫn cần tuân

thủ một số bước để thực hiện các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
21
Báo cáo thực tập chuyên đề
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
* Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
• Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và
các khoản phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng
trợ cấp mất việc làm.
• Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động.
• Quyết định giao quỹ lương, đơn giá tiền lương.
• Các qui định, chính sách có liên quan đến tiền lương.
• Bảng tính lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm.
• Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận.
• Biên bản quyết toán BHXH, BHYT.
• Chứng từ ngân hàng, chứng từ chi trả lương và trợ cấp mất việc làm.
* Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán
Để đảm bảo thời gian thực hiện và phát hành báo cáo kiểm toán đối với
BCTC của công ty ABC, Ban Giám đốc của A&C đã phân công công việc
cho nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên bao gồm một trưởng nhóm chịu trách
nhiệm về cuộc kiểm toán và thường xuyên báo cáo tình hình cho Ban Giám
đốc, hai kiểm toán viên chính và hai trợ lý kiểm toán viên. Dựa vào các khoản
mục trên BCTC, trưởng nhóm phân công công việc cụ thể cho từng thành
viên trong nhóm.
* Kiểm toán chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tài khoản 334:
Để thực hiện công việc kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên cần ghi
nhận các đặc điểm về việc tính và trả lương cho CBCNV của công ty ABC.
Mọi đặc điểm của khoản mục này đều được kiểm toán ghi nhận và giấy làm
việc của mình.

Client: công ty ABC Prepared by: NTTD date 14/3/2009
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
22
Báo cáo thực tập chuyên đề
Note of account: tài khoản 334 Review by: date
1. Công ty ABC chia lương thành ba khối là khối văn phòng, khối kinh
doanh và khối sản xuất có mức lương khác nhau.
Đối với khối kinh doanh thì Quỹ lương = 55% (Tổng DT - Tổng CP chưa
có lương)
Đối với khối sản xuất thì Quỹ lương = 85% (Tổng DT - Tổng CP chưa có
lương)
Đối với khối văn phòng Quỹ lương = 1,4 quỹ lương BQ toàn công ty và
được quyết toán riêng.
Nếu đơn vị bị lỗ thì sẽ được hưởng lương theo mức tối thiểu do Nhà nước
quy định trong thời điểm hiện tại.
2. Hệ số lương kinh doanh từ 2.5 – 12 tuỳ thuộc vào lợi nhuận của bộ phận
đó và chức vụ của mỗi cá nhân.
3. Quyết toán lương (năm) = Tỉ lệ % lương KH * (tổng thu - tổng chi chưa
có lương) * tỉ lệ % thực hiện KH lợi nhuận năm.
4. Đơn vị trả lương theo 2 phần
- Phần 1: lương cơ bản (NĐ26/CP) + phụ cấp (nếu có) và được trả vào ngày
đầu tháng.
- Phần 2: lương kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của từng
đơn vị. Riêng khối văn phòng phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của toàn
công ty. Lương kinh doanh được trả vào 10 – 15 tháng sau (sau khi quyết
toán tháng kinh doanh).
Biểu 2.1 : Ghi nhận các đặc điểm riêng của TK 334
Trước khi đi vào kiểm toán, kiểm toán viên cần đọc lướt qua một lượt sổ
tổng hợp tài khoản 334. Mục đích của việc này là kiểm tra các nghiệp vụ bất
thường xảy ra và tìm hiểu nguyên nhân.

Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
23
Báo cáo thực tập chuyên đề
TK đối ứng
Tên tài khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1111 Tiền mặt VNĐ 6.691.626.392
1121
Tiền gửi NH
VNĐ
335.054
136 Phải thu nội bộ 106.972.360
138 Phải thu khác 308.473
141 Tạm ứng 22.880.000
338
Phải trả, phải nộp
khác
29.310.583
627
CP sản xuất
chung
131.496.750
641 CP bán hàng 6.772.344.037
Biểu 2.2: Tổng hợp phát sinh tài khoản 334
Qua biểu trên ta thấy có hai tài khoản phát sinh đối ứng với 334 được coi
là phát sinh lạ, đó là tài khoản 112 (đơn vị trả lương bằng tiền mặt) và tài
khoản 136. Qua phỏng vấn kế toán tiền lương, kiểm toán viên được giải thích
như sau: đối với tài khoản 112 đây là lãi chậm nộp BHXH theo thông báo của

BHXH tháng 12/2008, còn với tài khoản 136 là lương quản lý chi nhánh phải
nộp về công ty.
Kiểm toán viên lập biểu tổng hợp tài khoản 334. Mục đích của việc này
là đối chiếu số liệu. Trên biểu tổng hợp kiểm toán viên sẽ đối chiếu số đầu
năm với báo cáo kiểm toán năm trước do A&C thực hiện, đối chiếu số cuối
năm với sổ chi tiết tài khoản và bảng cân đối số phát sinh.
Client: Công ty ABC Prepared by: NTTD date 14/03/2009
Subject: Tổng hợp số liệu TK 334 Review by: date

Số dư đầu năm: 1.393.256.178 OB
Số phát sinh nợ: 6.851.432.862
Số phát sinh có: 6.903.840.787
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
24
Báo cáo thực tập chuyên đề
Số dư cuối kì: 1.445.664.103 B/S, BNL
OB: đã đối chiếu với BCKT năm trước do A&C thực hiện
B/S: đã đối chiếu với BCĐKT
BNL: đã đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh
Biểu 2.3: Tổng hợp số liệu TK 334
* Thực hiện các thủ tục phân tích
Kiểm toán viên không áp dụng thủ tục phân tích tại công ty ABC.
* Kiểm tra chi tiết:
- Công việc đầu tiên mà kiểm toán viên thực hiện là tính toán quỹ lương
mà công ty ABC có thể trích theo nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Client: công ty ABC Prepared by: NTTD date 14/03/2009
Subject: ước tính quỹ lương Review by: date
1. Lợi nhuận gộp (a + b + c - d): 29.377.781.278
a.Doanh thu thuần: 377.548.595.915
b.Doanh thu tài chính: 5.052.285.678

c.Thu nhập khác: 446.772.560
d. Giá vốn: 353.669.872.875
2. Tổng chi phí chưa kể lương (a + b + c – d): 18.940.880.635
a. CP bán hàng: 18.690.088.673
b. CP quản lý DN: 3.064.173.179
c. CP tài chính: 4.133.361.770
d. CP lương: 6.946.742.987
3. Chênh lệch (1 - 2): 10.436.900.642
a. Khối sản xuất: 1.599.998.019
b. Khối kinh doanh: 8.836.902.623
4. Quỹ tiền lương của đơn vị: 8.051.717.431
Nguyễn Thành Tâm Kiểm toán 47B
25

×