Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.29 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRƢƠNG THỊ HỒNG ÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRUNG ĐÔNG

Phản biện 1: TS. Nguyễn Huy Hồng
Phản biện 2: TS. Đinh Cơng Tiến

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp 207, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận


văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 10 - đường 3/2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 11 giờ 00, ngày 28 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định xây dựng nông thôn mới
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu phải triển khai thực
hiện trên cả nước. Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 04/6/2010
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 về Chương trình
mục tiêu xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 để triển
khai tại các vùng nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới đã tạo chuyển biến về
kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn
huyện, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn chỉnh, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân dần được nâng lên. Tuy nhiên, bên
cạnh các kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như:
cơng tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị cấp
huyện với nhau và với các xã chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nơng thơn mới hiệu quả
chưa cao; nhiều tiêu chí mức độ đạt thấp và thiếu bền vững; thu nhập
của người dân vẫn còn thấp; huy động nguồn lực từ xã hội tham gia

xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ
ngân sách thành phố.
Từ thực tiễn các năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Cần Giờ đã đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài
“Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần
Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một
số cơng trình, đề tài nghiên cứu có liên quan ở những góc độ khác
nhau, tiêu biểu là một số cơng trình sau: TS. Đặng Kim Sơn, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2008), “Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Việt Nam: Hôm nay và Mai sau”; PGS.TS. Bùi Quang
Dũng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (2015), “Chương trình xây
dựng nơng thơn mới: một cái nhìn từ lịch sử chính sách”; Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, Tạp chí Cộng sản (2014),
“Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm”; Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm,
Trưởng ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nơng
thơn mới, Tạp chí Khoa học Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh
(2016), “Bài học kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh trong việc
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới”...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với xây dựng nông thôn ở huyện Cần Giờ đến năm 2020 và trong

những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về xây
dựng nơng thơn mới. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với
xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ từ đó đánh giá những kết
quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

2


Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây
dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thể chế, chính sách, phương
pháp, cách thức, nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nơng thơn
mới để hồn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới
tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu những nội dung chính trong hoạt động
quản lý nhà nước nhằm thực hiện các tiêu chí về xây dựng nơng thơn
mới tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.2. Phạm vi về khơng gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Cần Giờ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
4.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm
2018, định hướng thực hiện đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải, quy nạp; phân
tích tài liệu thứ cấp; thu thập thông tin...

3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên
quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng
nông thôn ở huyện Cần Giờ trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn
và bền vững.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, vận dụng kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới và nghiên cứu thực tiễn về xây dựng nơng thơn mới ở
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng.
7. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng

nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1. Xây dựng nơng thơn mới
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Nông nghiệp là ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực
phẩm nông sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến,
marketing và phân phối các thực phẩm nông sản. Nông dân là những
người dân sống ở nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ khác nhau tuỳ theo khả năng và lợi thế so sánh của
họ. Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh
thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
1.1.1.2. Nơng thôn mới
Theo Nghị quyết 26-NQ/TW nông thôn mới được hiểu là:
nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao,
mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

1.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới:
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính
phủ đã tóm lược nội dung xây dựng nơng thôn mới là “xây dựng, tổ
chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại,

5


giữ gìn bản sắc văn hóa và mơi trường sinh thái gắn với phát triển đô
thị, thị trấn, thị tứ”.
1.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và đặc trưng xây
dựng nông thôn mới
1.1.2.1. Về quan điểm:
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là “xây dựng nông thôn
mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại”.
1.1.2.2. Về mục tiêu:
Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại...; xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được
nâng cao; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh
công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã
hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.3. Về nguyên tắc:
Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò
chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng
vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, đặt ra các chính sách, cơ

chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng
người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực
hiện và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.
1.1.2.4. Về đặc trưng:
Xây dựng nơng thơn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Xây dựng
6


nông thôn mới trên nền tảng của làng, xã truyền thống. Bị ràng buộc
bởi các tiêu chí chung của nơng thơn mới, nhưng mang tính đặc thù
của địa phương. Được thực hiện chủ yếu theo phương châm “Nhà
nước và Nhân dân cùng làm”.
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động
tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; là tập
hợp tất cả các hoạt động cơ quan nhà nước tác động vào khu vực
nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm đem lại đời sống ấm no
hạnh phúc cho người dân khu vực nông thôn.
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với xây dựng
nông thôn mới:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước: can thiệp bằng các
cơ chế, chính sách, khung pháp lý để kiểm sốt xã hội nông thôn,
thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chăm lo thực hiện các chính
sách an sinh xã hội cho người dân nông thôn.
Xuất phát từ thực tế quản lý nhà nước đối với xây dựng nông
thôn mới và những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới hiện nay:
phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát

triển; sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi
mới; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn…
1.2.3. Cơ sở pháp lý và phân cấp quản lý nhà nước đối với
xây dựng nông thôn mới
1.2.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước đối với xây dựng
nông thôn mới
Trên cơ sở Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 16/4/2009 của
7


Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nông dân,
nông thôn, Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, Quyết định số 193/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020;… các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai trên cả nước.
1.2.3.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với xây dựng nơng
thơn mới
Gồm: Văn phịng điều phối Trung ương Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, Văn phịng Điều phối thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới cấp
tỉnh, Văn phịng điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Công chức cấp xã chuyên
trách về xây dựng nông thôn mới.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng nông
thôn mới:
1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới:
Là việc định ra mục tiêu, nội dung, giải pháp ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn trong xây dựng nơng thơn mới. Cần có kế hoạch tổng

thể để định hướng thực hiện ngay từ đầu, đảm bảo các cơng việc,
nhiệm vụ triển khai thống nhất, đúng trình tự, thời gian quy định.
Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư.
1.2.4.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý
nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ
thống các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới để
8


hướng dẫn các địa phương thực hiện; thông qua hệ thống các văn bản
quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới sẽ đảm
bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng
nơng thôn mới được triển khai đạt kết quả cao trong thực tiễn.
1.2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới
Tổ chức bộ máy quản lý trong xây dựng nơng thơn mới
chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước
thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nông thôn mới một cách
thống nhất, khoa học; gồm các Ban Chỉ đạo ở Trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã.
1.2.4.4. Chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ
chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Tăng cường
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Quản lý các vấn đề xã
hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn. Huy động các nguồn lực
cho xây dựng nông thôn mới.
1.2.4.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
Là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay khơng
đạt các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới; kịp thời phát hiện những

sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh; xử lý các vi phạm; nhân rộng
những kinh nghiệm, cách làm hay; biểu dương khen thưởng, tạo
động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới:
Sự lãnh đạo của Đảng; vai trị quản lý, năng lực của bộ máy
chính quyền các cấp; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đồn thể quần
chúng; sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn.
9


1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông
thôn mới ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Cần
Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới ở một số tỉnh, thành phố trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị. Xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội từ
huyện đến cơ sở. Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính
quyền cơ sở; đảm bảo sâu sát tình hình thực tiễn cơ sở. Người đứng
đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Coi trọng, làm tốt
công tác tuyên truyền. Tập trung phát triển sản xuất nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Phải có quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị. Coi
trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các

cấp. Xây dựng hệ thống các quy định của các cấp phải thống nhất,
đồng bộ. Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát q trình khai thác
và sử dụng các nguồn lực. Tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ
thể trong xây dựng nơng thơn mới. Vận dụng linh hoạt có hiệu quả
các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
1.3.1.3. Kinh nghiệm ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy
động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Coi trọng công tác
xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức nịng cốt ở các cấp,
10


nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Phải dựa trên nguyện vọng chính đáng
của nhân dân. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư, khuyến khích nhân
dân cùng tham gia. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân. Thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đã giao.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây
dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ
Thứ nhất, phải thống nhất trong hệ thống chính trị từ huyện
đến xã về nhận thức và hành động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực
hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện.
Thứ hai, phải làm tốt công tác quán triệt, thông tin tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng những quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước về chương trình xây dựng nơng
thơn mới đến hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Thứ ba, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai để
nhân dân cùng bàn bạc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị
và sự đồng thuận của nhân dân.
Thứ tư, việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có

cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp điều kiện đặc thù từng xã.
Thứ năm, phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua,
kip thời sơ kết, tổng kết và khen thưởng, biểu dương, nhân rộng
những gương điển hình, những mơ hình hay, những sáng kiến mới.
Thứ sáu, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các cấp ủy
đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai
thực hiện chương trình.

11


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tác động đến
quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 60km. Có 06 xã và 01 thị
trấn. Địa hình có dạng trũng thấp, lầy phân bố phía Bắc. Thổ nhưỡng
chủ yếu là đất phèn và đất mặn. Khí hậu có 02 mùa mưa và mùa khơ.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 10%/năm. Cơ cấu kinh
tế đã dần chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ
và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp. Lao động
có việc làm thường xun chiếm 96,23%. Thu nhập bình quân đạt
43,79 triệu đồng/người/năm.

2.1.2. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn
mới ở huyện Cần Giờ
2.1.2.1. Những thuận lợi
Có vị trí rất quan trọng thực hiện chiến lược phát triển của
thành phố. Có nguồn tài nguyên rừng và biển có giá trị rất lớn. Còn
nhiều quỹ đất chưa được đầu tư khai thác, nằm gần các vùng phát
triển kinh tế động lực, tạo điều kiện cho huyện trong quản lý và xây
12


dựng quy hoạch nông thôn mới, thu hút nguồn lực đầu tư, tạo sự đột
phá trong xây dựng nông thôn mới.
2.1.2.1. Những khó khăn
Kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Địa hình là vùng trũng thấp, thổ
nhưỡng là phèn và mặn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời
gian dài, nhiều giai đoạn, vốn đầu tư lớn. Địa bàn rộng, dân cư phân
bố thưa thớt gây khó khăn trong tuyên truyền và đảm bảo an ninh trật
tự. Chưa có hệ thống giao thơng đường bộ kết nối với thành phố nên
việc thu hút nguồn lực đầu tư rất khó khăn. Chất lượng nguồn nhân
lực chưa đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng nông thôn mới. Công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa cao.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2018
2.2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ
Đến tháng 4/2016, có 6/6 xã được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới giai đoạn 2013 - 2015. Huyện Cần Giờ chưa được công
nhận đạt chuẩn nông thơn mới do cịn hạn chế trong xây dựng quy
hoạch mạng lưới thủy lợi, ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập,

thốt nghèo bền vững. Đến cuối năm 2018, bình quân/xã đạt 14,5/19
tiêu chí. Huyện đã đạt 03/09 tiêu chí; cịn lại 06/09 tiêu chí chưa đạt.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cần Giờ
2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới:
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện đến năm 2025 đã
được thành phố phê duyệt ngày 15/9/2012; tuy nhiên, đến năm 2017,
thành phố có chủ trương điều chỉnh; hiện đang lựa chọn đơn vị tư
vấn thực hiện ý tưởng đồ án; đã thực hiện rà soát các quy hoạch
13


ngành (sản xuất muối, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, vùng ni chim
yến trong nhà) trình thành phố điều chỉnh, bổ sung. Các xã đã hoàn
thành việc lập Đồ án quy hoạch chung và Quy định quản lý quy
hoạch nông thôn mới, đã công bố và niêm yết. Tuy nhiên, tiến độ
thực hiện chậm, còn lúng túng, phải chỉnh sửa nhiều lần.
2.2.2.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý
nhà nước và chính sách về xây dựng nơng thơn mới
Huyện khơng ban hành các cơ chế, chính sách riêng mà triển
khai, vận dụng các chính sách của Trung ương và Thành phố. Đã ban
hành hơn 460 văn bản để cụ thể hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành
xây dựng nông thôn mới. Đã tập trung lãnh đạo cơng tác qn triệt,
tun truyền, phổ biến với hình thức: tổ chức hội nghị quán triệt
hàng năm và các lớp đào tạo, tập huấn; phổ biến lồng ghép thông qua
các cuộc họp. Tuy nhiên chưa chủ yếu là tuyên truyền lồng ghép nên
chưa thật sự hiệu quả.
2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới
Ban Chỉ đạo của huyện được thành lập tháng 6/2009, hiện

nay gồm 40 thành viên; quy chế hoạt động ban hành tháng 2/2012.
Giai đoạn 2010 - 2015, Phòng Kinh tế là cơ quan thường trực, cuối
năm 2015 đã thành lập Văn phịng Điều phối nơng thơn mới với 10
thành viên, quy chế hoạt động ban hành tháng 7/2016. Các xã thành
lập Ban Quản lý, có ban hành Quy chế hoạt động và phân công
nhiệm vụ. Ban phát triển nông thôn mới được thành lập tại 28 ấp,
bình qn có từ 8 - 10 người. Tuy nhiên, việc ban hành quy chế hoạt
động cịn chậm; cơng tác tham mưu cịn hạn chế. Đội ngũ cán bộ,
cơng chức ngày càng trẻ hóa, tăng về chất lượng; tỷ lệ cán bộ, cơng
chức có trình độ dưới đại học của cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm
14


21,9%, cơng chức cấp phịng chiếm 24,4%, cán bộ, cơng chức cấp xã
chiếm 51%. Chất lượng nhân sự chỉ mới cơ bản đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
2.2.2.4. Chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
Phát triển các mơ hình sản xuất thâm canh, ứng dụng cơng
nghệ cao, thí điểm và phát triển các mơ hình ni tơm ứng dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến; khai thác thế mạnh về thủy sản, nuôi
chim yến lấy tổ. Phát triển các hình thức sản xuất liên kết cộng đồng
với loại hình kinh tế tập thể.
Tiếp tục khai thác, bảo quản 163 cơng trình đã đầu tư giai
đoạn 2013 - 2015, thực hiện thủ tục đầu tư 177 công được duyệt
trong giai đoạn 2016 - 2020 để khởi cơng trong năm 2019 và 2020.
Cơ bản hồn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100%
học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học và trung học cơ sở,
99% tốt nghiệp bậc trung học phổ thông; lao động qua đào tạo
82,73%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,59%; hộ nghèo giảm xuống
cịn 5,78%; có 96,9% hộ có nhà vệ sinh hợp quy cách, 100% hộ sử

dụng nước sạch; phạm pháp hình sự hàng năm kéo giảm từ 10 - 20%.
Hàng năm, tổ chức chương trình Tiếng hát nơng thơn mới,
Ngày hội Văn hóa - Thể thao quần chúng xây dựng nông thôn mới
và thông tin trên hệ thống truyền thanh, treo dán các pano, băng
rơn… từ đó, huy động các nguồn lực, trọng tâm là nhân dân để xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên nguồn lực huy động còn hạn chế.
2.2.2.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
Huyện ủy đã tổ chức 15 cuộc kiểm tra đối với Đảng ủy xã;
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện tổ chức
14 cuộc giám sát chuyên đề; ngoài ra Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức
trên 60 cuộc họp và 05 buổi kiểm tra thực địa … định kỳ hàng tháng,
15


quý, năm họp đánh giá và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, kiểm tra,
giám sát chuyên đề và thực tế còn ít; một số đơn vị, thành viên chưa
nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo làm ảnh hưởng đến việc cập
nhật, quản lý dữ liệu kết quả xây dựng nông thôn mới.
2.3. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nơng thơn mới đã
có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chú trọng đến sự tham
gia góp ý của người dân. Cơng tác thơng tin, qn triệt các văn bản,
chính sách về xây dựng nông thôn mới được thực hiện kịp thời; quan
tâm cập nhật để triển khai, vận dụng. Công tác kiện toàn, củng cố và
nâng cao hoạt động bộ máy quản lý nhà nước được quan tâm, đáp
ứng kịp thời yêu cầu công tác lãnh chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Việc chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nơng thơn mới có sự
tập trung, bám sát thực tiễn để. Thực hiện tốt công tác huy động

nguồn lực, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn
mới. Kiểm tra, giám sát kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc
và chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.
2.3.1.2. Những nguyên nhân đạt được kết quả trên
Luôn coi trọng công tác quy hoạch, nêu cao vai trò của nhân
dân trong việc lập quy hoạch. Chủ động triển khai quán triệt các chủ
trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, linh hoạt trong triển
khai thực hiện. Tăng cường tuyên truyền, phát huy vai trò gương
mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên trong vận động nhân dân. Huy
động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, xây dựng chương trình,
kế hoạch để cụ thể hóa nhiệm vụ thực hiện. Ln chú trọng cơng tác
kiểm tra, giám sát, đặc biệt là của các xã.
16


2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Tiến độ lập quy hoạch và đề án nông thôn mới chậm. Chất
lượng quy hoạch một số địa phương chưa cao. Công tác triển khai,
quán triệt các văn bản quản lý nhà nước và chính sách chủ yếu là
tuyên truyền lồng ghép; chưa chủ động đề xuất chủ trương, chính
sách phù hợp để hỗ trợ cho huyện thực hiện. Vai trò tham mưu điều
hành, triển khai thực hiện của thành viên cịn nhiều hạn chế; trình độ
của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được các yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chưa thường xuyên lãnh chỉ đạo
theo chuyên đề; huy động nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu
cầu. Chưa kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các tiêu chí;
hiệu quả chưa cao, ít đi khảo sát thực tế.
2.3.2.2. Những nguyên nhân hạn chế, yếu kém
Ban Quản lý các xã cịn lúng túng trong q trình triển khai

lập quy hoạch. Việc phối hợp xây dựng, hồn chỉnh, trình và phê
duyệt Đề án còn chưa chặt chẽ. Thời gian tuyên truyền còn hạn hẹp,
việc huy động nhân dân còn gặp khó khăn. Trình độ, năng lực, vai
trị tham mưu của cơ quan giúp việc còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp
giữa các ngành với các xã trong việc triển khai xây dựng nơng thơn
mới chưa chặt chẽ. Các đồn kiểm tra, giám sát tổ chức với số lượng
đông, thời gian ngắn nên khó khăn trong khảo sát thực tế.

17


Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Phƣơng hƣớng
3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Thành phố Hồ Chí
Minh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm
tiếp theo
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
Chương trình xây dựng nơng thơn mới; duy trì các tiêu chí đã đạt
được kết hợp với thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
các tiêu chí. Đến năm 2020 phấn đấu 100% các xã (56/56 xã) tiếp tục
giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.
Các xã sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tiếp
tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí và hướng tới xây dựng
xã nơng thơn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo
Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân
dân thành phố về Bộ tiêu chí xã nơng thơn mới kiểu mẫu trên địa bàn
vùng nơng thơn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018-2020.

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới
tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo
1. Phương hướng: Đảm bảo 100% số xã và huyện đạt và giữ
vững danh hiệu xã, huyện nông thôn mới. Tiếp tục xây dựng xã,
huyện nông thôn mới kiểu mẫu sau khi được công nhận đạt chuẩn.
18


2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Hàng năm có kế hoạch
thực hiện các tiêu chí theo lộ trình Đề án; chú trọng các tiêu chí về
sản xuất, thu nhập, hộ nghèo, văn hóa nơng thơn. Tăng cường qn
triệt, tun truyền chủ trương, chính sách xây dựng nơng thơn mới.
Phát huy và nâng cao vai trò bộ máy điều hành, quản lý xây dựng
nông thôn mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua và huy động các nguồn
lực nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Tổ chức đào tạo
nguồn nhân lực; tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ nâng cao
chất lượng các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới. Kiểm tra, giám sát
và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xây
dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ đến năm 2020 và những
năm tiếp theo
3.2.1. Quản lý chặt chẽ việc lập quy hoạch và thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện đến năm 2025
phải được cập nhật các nội dung quy hoạch bổ sung để đảm bảo kết
nối đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn. Xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ phê
duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung và các quy hoạch ngành.
Rà sốt quy hoạch trùng lắp, khơng phù hợp với thực tế để đề xuất
điều chỉnh. Chỉ đạo tốt công tác lập quy hoạch ngành nơng, lâm, ngư
nghiệp. Q trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

ngành, đơn vị. Thường xuyên bố trí vốn để thực hiện các yêu cầu về
công tác quy hoạch. Khi xây dựng đề án, kế hoạch phải rà soát, đánh

19


giá đúng, cụ thể thực trạng, thứ tự ưu tiên đầu tư và chú trọng vào
các tiêu chí phát triển thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác ban hành, tổ chức
thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây
dựng nông thôn mới
Cấp ủy đảng cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức
qn triệt, tun truyền cơ chế, chính sách phù hợp với từng xã, với
từng đối tượng (tập trung vào đối tượng là người dân) và theo từng
chuyên đề. Quán triệt nghiêm túc và vận dụng sáng tạo; ưu tiên giải
quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong dân. Phân công nhiệm vụ
tuyên truyền rõ ràng; tăng cường tổ chức tại ấp, các khu dân cư. Phải
có chủ trương, chính sách phù hợp để đa dạng hóa các nguồn lực xây
dựng nơng thơn mới tại địa phương. Kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc
bãi bỏ những văn bản khơng cịn phù hợp.
3.2.3. Củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ
máy quản lý; rà soát điều chỉnh, ban hành quy chế hoạt động, quy
chế phối hợp. Cải tiến lề lối làm việc, tăng cường đi thực tế; hướng
dẫn, đôn đốc các xã thực hiện theo đúng đồ án quy hoạch và đề án đã
được phê duyệt. Cần bố trí 01 chuyên viên Phòng Kinh tế chỉ phụ
trách xây dựng nông thôn mới và bổ sung 01 cán bộ chuyên trách tại
mỗi xã để cơng tác tham mưu có chiều sâu, kịp thời và hiệu quả hơn.
Căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng từng năm và từng giai đoạn. Phối hợp mở các lớp đại học hệ
20


vừa học vừa làm và các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, xây dựng nông thôn mới. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực,
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý và thực hiện quy hoạch.
Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các xã đã nâng chất và xây
dựng xã kiểu mẫu thành công.
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các nội dung xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
- Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung quản lý các vấn đề xã hội, xây dựng hệ thống tổ
chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
3.2.5. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới và quản lý xây dựng
nơng thơn mới
Cần có kế hoạch thường xun kiểm tra việc triển khai thực
hiện tại các xã, địa bàn dân cư; thực hiện theo chuyên đề. Đơn vị, cán
bộ được kiểm tra xây dựng kế hoạch khắc phục; tiến hành kiểm điểm
trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân sai phạm. Tăng cường hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể, Ban giám sát cộng đồng, cộng đồng dân cư. Coi trọng chỉ
đạo việc sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và chế độ báo cáo.
21



3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Trung ương:
- Ban hành chính sách đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ cán bộ,
cơng chức làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ theo hướng bố trí tăng một biên
chế công chức chuyên trách nông thôn mới.
3.3.2. Đối với thành phố:
Nghiên cứu rút ngắn trình tự thủ tục, thời gian thẩm định,
phê duyệt Đề án nông thôn mới tại xã, huyện trong giai đoạn tiếp
theo để các xã, huyện sớm có cơ sở và nguồn lực triển khai thực hiện
hiệu quả đề án.
Xem xét, chú ý đến xuất phát điểm và tình hình thực tế của
từng xã trên địa bàn huyện để phân bổ nguồn lực, đầu tư tài chính
vào xây dựng nơng thơn mới trong đó chú trọng vào khả năng huy
động nguồn lực của dân; trên cơ sở đó xem xét, đánh giá tiêu chí
nơng thơn mới đạt được của địa phương một cách chính xác, thực tế.
Ưu tiên phân bổ vốn hàng năm dựa trên cơ sở các tiêu chí đăng ký
hồn thành trong năm.
Sớm xem xét và thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung
huyện đến 2025 và các quy hoạch ngành của huyện để làm cơ sở
pháp lý quản lý các hoạt động.
Do đặc thù huyện Cần Giờ, các chợ nông thôn đều là chợ
truyền thống, loại 3, quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán,
trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất ra; nên việc xã hội hóa, kêu
22


gọi doanh nghiệp đầu tư gặp nhiều khó khăn do khả năng thu hồi vốn

chậm. Chính vì vậy đề xuất thành phố xem xét yếu tố đặc thù của các
huyện ngoại thành nói chung và Cần Giờ nói riêng ưu tiên sử dụng
ngân sách để xây dựng chợ nhằm đảm bảo yêu cầu văn minh trong
kinh doanh, thương mại, phù hợp chuẩn theo quy định.
3.3.3. Đối với huyện:
Nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất thành phố ban hành các
cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù địa bàn huyện để thu hút các
nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Các phòng ban huyện chủ động ban hành văn bản hướng dẫn
các xã về thực hiện tiêu chí nơng thơn mới do đơn vị phụ trách; trên
cơ sở đó tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá
kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã.
3.3.4. Đối với các xã:
Tăng cường công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò làm
chủ của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân thụ hưởng” trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Chủ động tham mưu, triển khai các biện pháp nhằm thu hút
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Quản lý chặt
chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
theo quy định.

23


×